- Tưởng Nhớ Thầy
- Cây Cầu Giải Nghiệp
- Đi Tìm Linh Dược
- Tấm Lòng Nghĩa Hiệp
- Tâm Bất Biến
- Dặm Nẻo Đường
- Uống Trà Tri Kỷ
- Vòng Xoáy Cuộc Đời
- Còn Gì Trên Đỉnh Thời Gian
- Ảo Mộng - Trần Gian
- Thân Phận Lá Vàng
- Nỗi Lòng – Hạt Mưa Lake Wales
- Trà Ấm Tình Nồng
- Khúc Nhạc Sầu
- Ai Đã Thầm Lặng?
- Hư Hư – Thật Thật?
- Cội Tùng – Hai Nhánh
- Bầu Trời Bình Yên
- Hồi Chuông - Cảnh Tỉnh?
- Đò Chiều - Lỡ Chuyến (Xe - Metro)
- An Trong - Bất An (Covid – 19)
- Thành Phố - (đìu hiu) Dõi Theo - Covid – 19
- Thiện - Ác & Đại Dịch (Covid – 19)
- Tình Người Trong Cơn Đại Dịch
- Lỗi Người và Lỗi Ta
- Mẹ!
- Về Tác Giả
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation
NỖI LÒNG
HẠT MƯA LAKE WALES *
Có những đêm tôi không ngủ được, ngoài trời vẫn đổ mưa, cơn mưa triền miên nhìn những giọt mưa rơi qua khung cửa kiếng, mưa rơi tí tách mưa rơi triền miên, mưa cho nhân tình thái thế! Mưa cho lòng người khôn nguôi, mưa ơi! là mưa, mưa nhớ ai, mưa ơi! Mưa mang bao niềm vui hay bao sầu thương phải chăng mưa trong lòng ta! Mưa ngoài biên cương hay mưa trong chiến trường, mưa trong bão táp sa mạc, mưa trong lòng người đầy tham đắm. Hỡi ơi!!! Mưa ơi, là mưa ơi!
Đúng thế, mưa không những là mưa bình thường mà mưa trong lòng người tha phương viễn xứ, nơi khung trời xa lạ, ở đấy chỉ toàn là rừng núi mênh mông, cây rừng bao phủ, tịch mịch giữa chốn an nhiên tịch tịnh phải chăng, nơi đây đêm đêm thường mưa hay mưa trong đêm trường u minh - tịch tĩnh -lặng thinh. Ta ngồi tịnh tâm nghe rõ từng giọt mưa, mưa rơi nhỏ xuống thật thấm thiết vô cùng. Ôi! những hạt mưa ấy còn tâm tư trò chuyện với ta suốt thâu đêm trường! Nơi “ấy” đã gói trọn và đưa ta đến tận cảnh giới phiêu bồng lãng đãng - chu du khắp nơi nơi. Ai trầm lặng, ai người trầm lặng…Ta đây cũng thế! Phút giây tĩnh lặng hồn phiêu nơi nào?
Nếu ai đó chưa từng nếm trải qua, cũng nên thử nghiệm qua một lần, sẽ hiểu ngay sống đời đơn độc núi rừng bao la - hẻo lánh, “một mình - một cõi” hiểu ngay “tâm” mình. Tu hành như thế có an ổn không? Hay cần ở những nơi đô thị “náo nhiệt” mới tốt, nhưng mỗi hoàn cảnh đều có những (ưu hay phiền) tuy khác nhau. Nhưng chúng ta cũng cần phải thích nghi theo hoàn cảnh sở tại. Đó cũng là điểm son “thử thách” bước đường hành đạo của chính mình. Thật là quý hóa vô cùng, ngày xưa chư tổ luôn tìm những nơi thật là nguy hiểm, hùm lang thú dữ dấn thân tới đó mà tu hành, hàng phục ác thú… Còn ngày nay chúng ta tu hành thì ra sao? Mỗi người mỗi hoàn cảnh, không thể so sánh được…! Vâng! Lý luận cũng chỉ là lý luận…!
Ở đây cảnh thiếu thốn khó khăn, về quá như ngày xưa chỉ có một, không có hai, con đường nào chọn lựa chỉ tiến chớ không có đường lùi.
Sơ lược qua xóm làng chung quanh nơi chỗ tôi đang ở thật là thú vị vô cùng, cây rừng xanh thẳm hồ nước bao la cá sấu tung tăng bơi lội đó là thế giới an bình của chúng, không ai được quyền bất khả xâm phạm. Bởi thế, người xưa thường nói:
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Dân bản xứ ở đây họ sống, không như những người ở phố thị phồn vinh ồ ào náo nhiệt, mà họ lại thích chọn một nơi rất tịch mịch yên lặng và sâu thẳm trong rừng hoang vu xa hẳn thế giới giả tạo bên ngoài. Đời sống của họ rất yên ổn, nhà này cách nhà kia ít nhất gầm 300 foot, đi bộ thật là mỏi chân hay nói một cách khác là băng qua một cánh rừng nho nhỏ toàn cây cối um tùm trông rất thơ mộng và hữu tình. Chẳng khác nào những cảnh tượng xinh đẹp mà ta thường thấy trên phim ảnh, cây cối rất xanh tươi và mát mẻ. Ở đây có những lúc tôi ngỡ rằng mình đã quay về lại những chuỗi ngày xa xưa của những năm tháng. Thập niên 40 hoặc 50 gì đó về những thế hệ trước, những lối sống của người tiền sử, không ồn ào không bon chen, mặc cho thế sự bên ngoài đảo điên. Họ sống giống như những bậc tu hành ẩn mật trong rừng sâu lánh xa cõi hồng trần. Có những lúc tôi nhìn thấy họ, lái xe chạy qua lại trên con đường nhựa nhỏ hẹp vừa đủ cho hai chiếc xe nghịch chiều. Nhìn cho kỹ những chiếc xe này qua lại, trông giống robot không bon chen, không bóp còi, không chen lấn từ từ mà đi, thật chậm rãi nhàn hạ, xe này nối đuôi xe kia.
Thú vị thật, vô cùng rất ư! Trật tự như xe không người lái, tôi không thể tưởng tưởng tượng được cảnh lái xe kiểu này, chẳng ai than phiền hay bực dọc, bực tức với ai cả cũng chả cần gấp gáp chạy đua với chiếc đồng hồ. Chẳng khác nào như những bậc sa môn ôm bình bát đi hành thiền trên đường phố. Từ từ rồi lại từ từ chỉ thêm câu niệm Phật nữa, là đủ đạo tràng robot bằng xe nhịp nhàng...đó ư!
Chính vì, họ là những người bản xứ đã sống lâu đời trên mảnh đất tổ tiên này, có lối sống tĩnh lặng như thế, tôi cố nhìn cho kỹ thấy họ vẫn còn trẻ trung năng nỗ như ai chớ không phải hạng người chờ ngày đi du lịch không gian. Hay họ sẽ đi gặp tiên tổ nơi suối vàng nào đó! Thật đáng kính! Họ sống vô cùng thầm lặng: “gần bùn mà chẳng hôi tanh bùn”.
Họ vẫn có gia đình con cái hẳn hoi, đời sống sao mà quá ư lạnh nhạt, phải chăng họ rập khuôn của ai đó chăng?
Tâm tánh họ không vội vàng vì danh - vì lợi cũng đã thấu hiểu được sự đời rồi nên chỉ biết “tri túc” sống đủ mà thôi. Họ cũng đâu có biết gì về giáo lý đà của Phật Giáo mình đâu? Mà sống im lặng như “bụt” Thật là tội nghiệp!
Thiết nghĩ, sống vội vàng chỉ vì cơm áo gạo tiền chạy đua với thời gian cũng mệt mỏi. Đời sống của những người này cũng thế không ngoài lo cho mọi sinh hoạt hằng ngày...mà sao tôi có cảm nhận được họ sống rất bình thản không chút lo toan, vội vả chạy theo thời gian, năm tháng. Có những lúc tôi cứ ngỡ rằng họ sống ở đây như là người máy, trong một xã hội đương đại.
Miền quê xứ Mỹ yêu kiều, khác hẳn những thành phố xa hoa nhộn nhịp, phồn vinh, bon chen và náo nhiệt xe cộ chen chúc nhau. Không ai nhường ai, mặc dù luật lệ đã có sẵn, cảnh sát giao thông dẫy đầy cộng thêm những chiếc máy camera thu hình nhưng họ vẫn ngang nhiên không chút sợ hãi. Tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào, hậu quả khó lường cho bản thân họ...!
Thật vậy, đời sống ở đâu thì quen theo nấy, tóm lại tâm an bình dù chân trời góc biển đâu đâu cũng thế. Đức Phật đã dạy:
“Bình thường tâm thị đạo”
Đúng vậy, “tâm” chúng ta không bình thì làm sao thế giới này bình an được. Mọi việc trong gia đình hay hội đoàn, đoàn thể, chùa chiền, nhà thờ, giáo đường trường học chưa bình yên được huống hồ thế giới đại đồng...Không ai chịu thua ai, chỉ có ta là “số một” vậy ai chấp nhận làm số “hai” ở đây. Mãi mãi như thế này rồi sẽ có một ngày nào đó thế giới sẽ nổ tung lên, thì chừng ấy chúng sẽ thốt lên rằng:
“À hé...!” Thật ra, mình không nhịn được họ, lùi một bước mà không chịu, chỉ muốn gây thêm sóng gió mới thôi.
“Lùi một bước, biển rộng - trời cao...”
Nói như thế, mà làm được như vậy thì thế giới đã an lành rồi, lo chi chiến tranh, sự phát triển bây giờ của thế giới hiện đại, khoa học kỹ thuật điện năng đa chiều đã khiến cho không biết bao nhiêu người lao vào “vòng xoáy” nguyên tử lực. Bạn muốn thâu tóm thiên hạ! Về một mối cho quốc gia mình, thật là “đại họa” vô cùng, khiếp đảm thay! Nói tóm lại trái đất này “nó” nhỏ lắm, vỏn vẹn trong lòng bàn tay bạn mà thôi!
Chúng ta phải biết trân trọng “nó” chớ đừng vì lòng tham lam vô độ mà phá cho “nó” nổ tung ra. Thật đáng tiếc vô cùng, trái đất là một kỳ quan trong đó có rất nhiều cảnh đẹp thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Dùng nguyên tử lực mà phá hủy trái đất, thật là điều oái ăm, không thể nghĩ bàn! Nếu chúng ta có thể dùng “thần thông biến hóa” mà bước ra khỏi quả địa cầu này, lúc bấy giờ bạn mới thấy rõ quanh ta, còn có biết bao nhiêu vũ trụ khác đang quay quanh trái đất, chớ không riêng gì quả địa cầu “yêu quý” này đâu?
Thử tưởng tượng lại, chúng ta hiện giờ chẳng khác nào con kiến bò trong lòng chén. Vũ trụ bao la, tinh tú bao la vô cùng vô tận tính sao cho hết số lượng. Trong mỗi hành tinh đều có sự sống khác nhau. Ngay ở trên quả đất này chúng ta còn chưa biết hết được, địa dư và phong cảnh của các nước huống hồ chi thế giới bên ngoài hành tinh.
Bạn thử nghĩ, mình chỉ là hạt cát “nhỏ” trong sa mạc, mà cứ ngỡ mình là trùm cả “thiên hạ” này. Nếu tưởng tượng như vậy mình chỉ là sống trong ảo giác, chẳng khác nào mình đang “đồng hóa” giữa tiên và phàm hay khoa học viễn tưởng, trong giáo lý Phật đà gọi là “lấy vọng - làm chơn” nếu sống như thế thì quá điên rồ rồi. Cuộc sống xưa nay bình lặng quá ư nhàm chán…! Cho nên thế giới bây giờ văn minh, con người chạy theo quá mệt mỏi. Tất cả tiện nghi chỉ thêm bận rộn trí não. Nếu đuổi không kịp “chúng” mọi người sẽ cho mình là lạc hậu.
Cho nên mọi sự hiện hữu trên màn ảnh vô tuyến (intrenet) người chỉ cần nhắc chuột là có thể lạc vào thế giới mê cung, sa vào ảo giác sẽ không có lối ra. Nhất là trẻ em bây giờ hầu như chúng rất mê “games”ở đâu cũng vậy, quên ăn – quên ngủ…! “Lợi bất cập hại” Các bậc phụ huynh cần lưu tâm, sống trong thời đại tân tiến cũng nên tìm hiểu, theo dõi và hướng dẫn bọn trẻ (game nào là tốt, game nào không tốt..) trò chơi trên màn ảnh điện tử...! Sự phát triển thế giới văn minh là tốt, nhưng chúng vẫn có hai mặt, thận trọng là tốt hơn. Sống phải thực tế, luôn luôn biết yêu thương – chia sẽ mọi người chung quanh khi gặp khốn khó…!
Ngày nay thế giới đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ sự lợi hại của thế giới điện toán (internet)...Thế giới bây giờ nằm gọn trong chiếc điện thoại (cell phone). Vậy đến bao giờ thế giới sẽ phát minh thêm những thứ tối tân hơn bây giờ, chúng ta hãy đợi đó mà xem..? Càng văn minh con người càng mất hết đạo đức và tình người. Chỉ biết chạy theo sự phát triển của máy móc mà thôi. Thật là khiếp đảm vô cùng mỗi khi nghĩ tới.
Theo tôi nghĩ đời sống mà biết áp dụng đem đạo vào đời, chẳng hạn như: “Bát Chánh Đạo” trong giáo lý Phật đà gồm: “…Chính Ngữ, Chánh Tư Duy, Chánh Nghiệp, Chánh Định...” Nếu biết áp dụng giáo pháp ấy, sẽ giúp chúng ta phát triển chớ không phải làm cho chúng ta cằn cõi - như một trong tám bước tuyệt đối, cần thiết trên con đường giác ngộ?
Do đó, theo tôi thiết nghĩ việc tìm nghề nghiệp cho bản thân chính cho mình đang sống trong xã hội này trên thế giới ngày nay là một pháp môn quan trọng khi ta sống biết áp dụng con đường Bát Chánh Đạo cho đúng nghĩa. Vậy chúng ta, sẽ phát triển tâm linh vững vàng hiểu rõ cội nguồn của sự sinh tử luân hồi. Luôn luôn hướng về phía trước phải làm việc cho đúng với lương tâm mình không mưu lợi tư riêng hoặc kiếm cách phá hoại những sự êm đẹp trong đoàn thể cũng như xã hội đại đồng này. Có như thế những “hạt mưa” kia sẽ rửa sạch bao nhiêu ưu phiền, phiền não trong cuộc sống, mưa cũng là hạt nước cam lồ tưới tẩm lòng người viễn xứ trong ngày khô khan nắng hạn.
Tóm lại nói một cách khác chúng ta cần nổ lực, trọn vẹn toàn tâm, toàn ý trong nghề nghiệp của chính mình không xem sự đời thật buồn tẻ chán nản mà gây sự xao lãng trong lòng người viễn xứ cũng như nỗi lòng hạt mưa bé nhỏ tại Lake Wales.
FL, Lake Wales, ngày 30/10/2019
(*)
Theo Wikipedia, Lake Wales là thị trấn nhỏ thuộc Polk County, Florida, United States. Dân số khoảng 14,225 ngươi vào năm 2010. Vào năm 2019, dân số là 16,759. Thị trấn cách thành phố Orlando nơi có đông đảo người Việt định cư khoảng 1 giờ lái xe. (54 miles)
.