Hư Hư – Thật Thật?

02/08/20204:06 SA(Xem: 3421)
Hư Hư – Thật Thật?
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

HƯ HƯ THẬT THẬT

 

Trên đời này, có lắm lúc chúng ta tự hỏi? Không hiểu (ông, bà, anh, chị…) “ấy”, có “thật lòng” với mình hay không? Tạm gọi “hư hư – thật thật” Đúng vậy, một câu hỏi quá hay, nhưng câu  trả lời, lại “oái ăm” vô cùng, Chúng ta, ai cũng biết việc đó, nên để người trong cuộc trả lời thì mới phải đạo! Theo thiển ý tôi, người xưa đã từng nói rằng: 

 

“Tri nhân, tri diện bất tri tâm” 

(biết người, biết mặt mà không biết lòng)

 

Thật ra, mà nói để đi sâu vào vấn đề thì có rất nhiều đề tài chúng ta, có thể bàn đến hai chữ (hư và thật) chữ “hư” theo cách nghĩa đơn thuần của chúng ta, là những vật đã bị hư hỏng, không còn dùng được nữa. Còn “thật” nghĩ thoáng một chút là thành thật, hay thật lòng, không giả tạo…“hư hư – thật thật” không biết đâu là giả và cũng chẳng biết đâu là thật. Một trạng thái như thế rất khó cho người khác suy đoán.

 

Đứng trên bình diện khác chúng ta không thể nói như thế được. Một là chọn “hư” hay là “thật” vì hai vế này đối nghịch nhau. Chúng ta, cũng nên lạm bàn một chút, khi nhắc đến Tam Quốc Chí có đoạn như sau, để giải thích hai chữ “hư hư – thật thật”:

 

“Trong cuộc giao tranh này, Trương Tùng có thể đánh bại Tào Tháo và Dương Tu là bởi vì ông ta đã sử dụng phương pháp biện luận hư nghĩ thị ý pháp (phép biến cái không thành có).

"Hư nghĩ thị ý pháp" là đem cái vốn không có, làm cái có thật khách quan và làm cho đối phương lầm tưởng là sự thật khách quan. Thực thi biện pháp này gồm hai bước: “Hư nghĩ và thị y”. Hai bước đó liên hệ mật thiết với nhau. Nhưng hư nghĩ tương đối dễ hơn do người làm chủ, hư đến mức độ nào, nghĩ ra hình thức nào đều do bản thân anh quyết định (Hư là cái không có, nghĩ là bịa cái hư ra cái thật). Còn thị ý thì tương đối khó hơn, có mục đích làm cho đối phương tin tưởng, cái anh hư nghĩ ra. Nếu đối phương không tin tưởng, tin cái hư nghĩ trở thành vô ích. Cho nên hư nghĩ (hư cấu) là tiền đề mà thị ý (bảo người ta chấp nhận) cũng là then chốt chỗ đó.” (tìm đọc Tam Quốc Chí sẽ rõ)

 

Ở trên đời này chúng ta thường hay dùng lời nói đã giao tiếp với nhau. Nó cũng đóng vai trò chính trong mọi sinh hoạt hằng ngày. Người đời hay oán trời - trách đất thì dù chuyện tốt có đến cũng sẽ bị người ấy ép rời đi. Bởi vì khi nội tâm tràn ngập oán thù thì con mắt chỉ có thể nhìn mọi việc theo chiều hướng xấu mà thôi. Tâm niệm của con ngườihiện thực luôn hấp dẫn - lẫn nhau, những sự tình không may cũng theo tâm cảnh bi quan đó mà xảy ra. Trái lại, một người luôn có suy nghĩ vui tươi, vô tư, chính trựcnghĩa khí thì hoàn cảnh thực tế của người ấy cũng sẽ trở nên tươi đẹp hơn.

 

Trong cuộc sống, chúng ta thường xuyên chứng kiến những trận cãi vã không ai nhường ai. Xuất phát câu chuyện cũng từ đâu mà ra, có phải là từ ngôn ngữ của chúng ta hay không? Hay sự hiểu lầm nào đó chẳng hạng? Nếu thương một ai đó, thì lời nói dễ nghe có khác. Nhưng ghét hay tức giận thì ngôn ngữ của mình lúc ấy sẽ ra sao? Ngày hôm trước mình còn quý mến chiều chuộng, kính trọng họ thế mà chỉ trong vài ngày sau đó thì khác hẳn, cũng bởi vì một động lực nào đó thúc đẩy làm cho chúng ta quên đi rằng “người hôm trước đó là ai?”.

 

Mà hôm nay ta kết cho họ một cái tội thật là to tát. Nhẽ ra, sau này mọi việc sáng tỏa như ban ngày, ta có còn đủ can đảm dám tự mình nhận là có “lỗi” hay không?

 

Thật vậy, trong đời sống giao tiếp hằng ngày không ai tránh khỏi sự hiểu lầm cả. Thiết tưởng, nếu quý vị nào miệng cứ nói tôi đi chùa ba mươi năm hay bốn năm gì đó! Cũng đã có học chút ít giáo lý rồi, còn không thì cũng đã từng nghe quý thầy giảng dạy. Khẩu nghiệp là gì? Nghiệp khẩu là thế nào? Chắc quý vị cũng đã hiểu, không nhiều thì ít, đã đến chùa trước tiên, tâm chúng ta tự động hướng thiện, chưa kể đến những việc khác. Nếu nói về “khẩu nghiệp” trong giáo lý Phật đà rất ư là dài dòng. Hẹn kỳ khác có dịp sẽ chia sẽ cùng quý vị, cho nên bài viết này, tôi không đề cập đến. Chỉ bàn về “hư hư –thật thật” mà thôi. 

 

Chúng ta, cũng thường xuyên nghe thấy những tiếng than vãn, là kẻ được hưởng phúc, hay vô phúc, trên phương diện bạn bè, hay quan hệ cha mẹ con cái…Nhưng thật ra, những cãi vã và oán thán “ấy” này hoàn toàn có thể ngăn chặn được còn thuộc vào, tâm - cảnh của người trong cuộc.

 

Người hoạt bát, vui vẻ thật ra không phải là họ không có phiền não mà họ biết giải quyết phiền não. Có thể hóa giải phiền não thành vui vẻ, luôn cố gắng giữ cho (tâm thái an lạc). “Phiền Não tức Bồ Đề”. Nếu quý vị hiểu được như vậy là tốt lắm rồi. (Trong vui có buồn hay trong buồn có vui) Hai vế này luôn luôn có trong (tâm) chúng ta. Vui – buồn cũng chỉ là trạng thái mà thôi, hãy tìm hiểu giáo lý cho kỹ thì sẽ rõ ngay.

 

Người hay phiền não cũng không phải là không tốt, hoàn cảnh dù có tốt, mà tâm trạng không tốt cũng dễ sinh tâm phiền não.

 

Cho nên đối với họ, dù những chuyện đang vui vẻ gặp điều bất như ý xảy ra, cũng có thể dẫn có đến tâm trạng  không tốt.

 

Người có tâm địa tốt, thì khi nhìn nhận người khác, nhìn nhận sự việc đều lạc quan, tích cực, nhìn ra điểm tốt của người khác nên dễ dàng chấp nhận. Ngoài ra họ luôn luôn khoan dung, nhẫn nhịn, thận trọng trong mỗi việc làm, lạc quan yêu đời nên họ sống thọ hơn. Bởi vì tâm trạng và thái động tốt nên phần thiện của những người này thường nhiều hơn, luôn luôn mang tình yêu thương đến với người khác, như thế họ có thể kết được nhiều thiện duyên, vận tốt và tiền đồ của họ cũng rộng mở.

 

Bởi vậy, tấm lòng chân thật của họ dễ được chấp nhận hơn những người có tâm địa không được tốt.

 

Hai từ “hư hư – thật thật” nói lên những con người không có lập trường vững, chỉ biết (gió chiều nào thì theo chiều ấy) sống như thế dù làm tới bậc tài cao đức trọng, cùng tột. Nếu họ là chủ công ty hay lãnh đạo đảng phái nào đó? Những người thuộc hạ của họ chẳng mấy ai kính nể. Vì sống trong cảnh “hư hư – thật thật” không rõ ràng công việc, dễ gây hoang mang cho mọi người, đó là việc làm hoàn toàn giả tạo. Không xứng là bậc chính danh quân tử. Buộc chúng ta phải kính trọng. Người xưa có câu:

 

“Kim vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời”

 

Ai ai cũng muốn bảo vệ quan điểm cá nhân của mình, nhưng nếu vì “tự tôn” của bản thân mình mà chà đạp lên lòng “tự trọng” người khác, thì bạn sẽ là người gánh tai họa. Ví dụ như bạn muốn bảo vệ dự án làm ăn nào đó của bạn, vậy là bạn phải họp tất cả các phòng ban lại và bác bỏ hết tất cả ý kiến đóng góp của những người cộng sự chung với bạn, chỉ độc đoán ý kiến của riêng mình. Cuối cùng chuyện gì xảy ra? Rạn nứt ẩu đả với nhau, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả trong công việc làm ăn sau này mà thôi.

 

Nói năng cần phải hàm xúc và phải để mà còn có đường lui cho mình nữa, không nên nói lời đoạn tuyệt người khác, là điều tối kỵ giữa con người với con người. Mình sống lúc này vương giả nhưng ngày mai sẽ ra sao? Bạn có dám đảm bảo hay không? Đường đời còn lắm chông gai, nấp quan tài chưa khép lại thì mình vẫn còn nhiều, nhiễu nhương lắm đó bạn ạ!...Những người sống (biết người - biết ta) sẽ không bao giờ nói lời tận ngôn, tuyệt tình như thế! Cổ nhân xưa có nói:

 

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

 

Nếu bạn còn chút lương tri hay chút hiểu biết nào đó, bạn sẽ để lại cho người khác một “lối thoát”, lưu lại chút “khẩu đức” cho bản thân mình thì tốt hơn.

 

Ngược lại, người trí huệ thì luôn chú trọng “khẩu đức” miệng luôn nói lời chân thật, nói những lời nhẹ nhàng êm dịu, dễ nghe. Trong tâm họ lúc nào cũng đầy thiện cảm, dùng lời ái ngữ dễ nghe, cũng giống như từ trường tốt đẹp mà phát xuất ra và từ đó họ sẽ có được phúc báo.

 

Cho nên biết rõ về mọi người, không cần phải bận tâm, hãy lưu lại cho người ta khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình, nói như thế còn có nghĩa là “thủ hạ lưu tình”.

 

-Trách một người không cần phải tận trách, hay biêu xấu trước mặt người khác, nhưng hãy lưu lại cho người ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút “độ lượng” cho mình về sau...!

 

-Có công không cần đòi hỏi, tận cùng của sự khen thưởng, hãy lưu lại cho người một phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút “khiêm nhường” cho chính mình.

 

Đúng lý, không cần đoạt tận, hãy lưu lại cho người nửa phần khoảng trống, đây cũng là lưu được chút “khoan dung” cho chính bản thân mình.

 

Nhắc lại, cổ hủ xa xưa và mê tín thì thời nào cũng có, nhưng chúng ta đang sống trong thời hiện đại, làm việc gì cũng nên tư duy rõ ràng, biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm, (phải- quấy) đều rõ ràng. Không thể hồ đồ- hổn độn. Bây giờ thời đại “4.0 rồi nhé”, chỉ chờ ngày thêm (.) chấm nữa bạn ạ! Chớ không phải thời thượng cổ muốn gán tội cho ai thì gán muốn xỉ vả ai thì xỉ vả, luật nhân quả hiện tiền, sẽ kề cận bên mình, không cần phải đợi kiếp khác mới có hiệu quả. Hãy thận trọng lời nóitốt hơn.

 

Tóm lại, bài viết này chỉ có thế thôi, xin quý vị hãy thận trọng, trên đường thênh thang bước tới “Chân - Thiện - Mỹ…”

 

Chúng ta cũng có thể làm thay đổi cục diện nào đó, và cũng có thể "thêm gai gốc" vào mình để bảo vệ bản thân. Nhưng cái chúng ta cần làm là biến mình thành một "con người chơn chất, thánh thiệnhoàn hảo ", chứ không phải trở thành con ngườikhông biết phân biệt - phải trái,” bất chấp…! chỉ biết hùa theo đám đông, nhìn một hướng tiêu cực, luôn xử trí một cách nông cạn. Thật khổ thay! Sau này, hối hận chuyện cũng đã muộn …!

 

Không nhìn ra vấn đề, (đâu là thật – đâu là giả.) Đừng rơi vào (bát quái đồ, mê hồng trận) khó mà thoát ra. “hư hư – thật thậtoan uổng vô cùng.

 

Mong lắm thay!!! Hãy tránh xa cường hào - bá đạo…!

Nên tỉnh tâm tu tập.

 

Bắc Cali ngày 25 -12-2019

 

Nhuận Hùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21207)
12/10/2016(Xem: 19154)
26/01/2020(Xem: 11786)
12/04/2018(Xem: 20003)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3802)
28/09/2016(Xem: 25051)
27/01/2015(Xem: 26116)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :