Bầu Trời Bình Yên

02/08/20204:07 SA(Xem: 3404)
Bầu Trời Bình Yên
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

BẦU TRỜI - BÌNH YÊN

 

Nói đến bình yên, là chúng ta nghĩ ngay đến những tháng ngày, mưa gió tầm tả hay phong ba bão tố cuồn cuộn nổi lên. Nói theo khoa học, một cách khác hơn là thời tiết biến chuyển, nghĩa là chiếc ghế trống của TT Trump không chịu ngồi vào, để lo cho toàn cầu về vấn đề này. Vắng đi  “chủ xị” thì thời tiết cũng đảo điên theo. Nơi thì lạnh buốt tuyết rơi quá độ, nơi không đáng lạnh cũng phải lạnh. Mưa gió bất hòa, trời đất đảo điên thử hỏi lòng người có yên ổn hay không? Không yên thì kinh tế thị trường làm gì sản xuất ra nhiều sản phẩm được…!

Đúng vậy, lòng người “không ổn” thì dù trời đất có yên ổn, cũng bằng thừa mà thôi! Chúng ta thường nghe người xưa nói: “Lòng dân là ý trời”. Vậy trời có thiên vị hay không quý vị ???

Đứng trên, bình diện nhân sinh quan hãy nhìn qua các nước lân cận, chẳng hạng về phương Đông, thí điểm Hồng Kông những ngày tháng qua, dân chúng bị chính quyền Trung Cộng đàn áp, biết bao triệu người đổ xuống đường biểu tình, mang khẩu trang thật là tội nghiệp vô cùng, trước sức đàn áp bằng vũ lực thật tàn tạ. Vậy bấy giờ người dân ở đó có yên hay không yên? Quý vị cũng biết đó, bị đàn áp như thế mà cho là bình yên thì thật là nghịch lý vô cùng? Có phải không quý vị? Nếu chính quyền sở tại ở đó mở ra chiến dịch “Thiên An Môn thứ II” thì lúc đó quý vị, sẽ thấy “biển máu” lai láng của người dân vô tội sẽ đổ ra ngay...! Ông trời ơi! Là ông trời! Ông có nghe không và ông sẽ nghĩ sao? Hay chỉ “lặng im” Ngồi nhìn những sự kiện chèn ép dân vô tội, chướng tai gai mắt xảy ra như thế hả ???

Bây giờ, chúng ta quay về thực tế, một cách khách quang hãy nhìn về phố Bolsa, tại Nam Cali, Mỹ quốc người Việt vào ngày 12/12/2019. Bão “lửa” cũng đã xảy ra tại “Bảo Quang Tự” hình ảnh ấy nhan nhản trên các đài truyền hình, truyền thanh “you tube” báo chí đăng tải, hàng loạt tất cả tin tức “hot” như thế nào? Quý vị thử xem ra sao? Trời Cali đang lạnh buốt tiết mùa Đông nhưng “lửa” vẫn hừng hực vậy ông trời có “bình yên hay không?” Nhắc đến hai chữ bình yên hay bình an, trước tiên tâm của chúng ta, “bình an” “bình yên” hay chưa? Cũng như trong kinh Hoa Nghiêm có đoạn đã nói:

“Kinh Hoa Nghiêm chú trọng vào sự nuôi dưỡng và khai triển Bồ Đề Tâm. Chỉ có diệt phiền não thôi thì chưa đủ và không cứu cánh. Như các vị A La Hán lậu tận, dứt hết phiền não, nhưng không thể thành Phật được. Thành Phật là do phát triển Bồ Đề Tâm. Nếu bạn nuôi dưỡng được một phần Bồ Đề Tâm thì tự nhiên, một phần phiền não sẽ rơi rụng mà bạn chẳng mệt nhọc diệt trừ. Ví dụ: Thay vì kìm hãm tánh giận dữ khi thấy kẻ khác lầm lỗi, cố giằng cơn nóng giận xuống thì bây giờ, mình tập tha thứ, tha lỗi cho họ. Tìm hiểu nhân quả (nguyên nhân) khiến họ sai lầm do đâu mà ra. Nhất là ta phải thấu suốt những nhân tố trong tình cảm, danh lợi, tài lộc, đẳng cấp, cao thấp trong xã hội…quan hệ nhiều khía cạnh để mình biết cách giúp đỡ “gở nút thắt trong lòng” cho họ. Tấm lòng biết tìm hiểu sự khó khăn của kẻ khác gọi là trí tuệ. Chỉ khi có trí tuệ hoặc (tuệ giác) sự tha thứ mới đem tới hiệu quả tích cực. Tha thứ hoài hoài mà chẳng bao giờ trách cứ ai: Đó chính là trạng thái của Bồ Đề Tâm. Biết nhận lỗi của mình là bước đầu để biết tha thứ và tha lỗi cho kẻ khác.” Làm được như thế mới đáng là Phật Tử hiếu đạo.

Còn nữa, Kinh Pháp Hoa cũng đã có đoạn viết rằng:

Tam giới vô an, du như hỏa trạch”

“Cảnh nhà cháy là ba cõi. Tam giới tỷ như tòa nhà bị hỏa hoạn. Chúng sanh ở trong ba cõi hằng bị thiêu đốt bởi các phiền não, các khổ lụy, cũng như người ta đang ở trong tòa nhà bị hỏa hoạn, vì vậy nên gọi là Tam giới hỏa trạch. Ngoài ra còn có cả lửa “tham –sân- si)…”

“Diệu Pháp Liên Hoa kinh, phẩm Thí dụ: Như thị đẳng chủng chư khổ, chúng sanh một tại kỳ trung, hoan hỷ du hành bất ý giác bất trí, bất kinh bất bố, diệc bất sanh yếm, bất cầu giải thoát! Ư thử Tam giới hỏa trạch, Đông Tây trì ẩn. Tuy tao đại khổ, bất dĩ vi hoạn:”

 Tạm dịch:

(Chúng sanh chìm đắm trong trong vô số nạn khổ như vậy, thế mà họ vui vẻ rong chơi, chẳng hay chẳng biết, chẳng kinh - chẳng sợ, chẳng hề biết chán, chẳng cần ra khỏi! Ở trong tam giới như cảnh nhà bị hỏa hoạn ấy, họ chạy nhảy tửng tửng bên nầy sang bên kia, trông thật nhố nhăn. Tuy gặp đại khổ, thế mà họ chẳng cho đó là nguy!)  (Hán Việt của Đoàn Trung Còn)

Cho chúng ta thấy “lửa” mà từ “tâm” của chúng ta đã khởi ra còn độc hơn cả lửa của thế gian nữa! Chúng ta, là những người có học giáo lý Phật đà, cũng nên sáng suốt nhìn sự việc chứ vì một chút gì đó…không hiểu rõ cội nguồn, mà lạc vào mê hồn trận, khi tĩnh thức có muốn thoát cũng không dễ chút nào đâu! Mỗi lỗi lầm khi đã xảy ra… Chúng taăn năn đi nữa, thì chuyện cũng đã muộn rồi. Dưới đây tôi xin kể cho quý vị một đoạn truyện ngắn:

“Thuở xa, ở một đất nước nọ, làng xã…có một nhóm họa sĩ thường hay vẽ tranh thi thố tài năng với nhau, rồi đem đến làng xã khác mà khoe tài…Dần dần những sự kiện ấy xảy ra trong dân gian thành thông lệ. Qua mấy triều đại vua chúa nhưng chỉ ở nơi dân dã mà thôi. Cho nên chẳng có gì là nổi bậc về làng nghệ thuật hội họa cả, mãi về sau này có một hoàng tử trẻ vừa mới đăng quang, được chính thức lên ngôi vị hoàng đế.

Năm ấy vị vua trẻ này cũng muốn trổ tài của mình trước mặtquan văn võ. Nhân vào dịp đầu năm lễ hội rất nhiều, nảy sinh ra tư tưởng mới, bèn họp quần thần trong nước lại và tuyên bố rằng:

-“Năm nay, là năm đầu tiên “trẫm” đăng quang muốn tổ chức một buổi thi hội họa, tuyển tranh vẽ từ trong dân gian như vậy các khang có đồng ý hay không?

Có một vị đại thần liền bước ra trước nghị luận, giữa sân rồng quỳ xuống tâu rằng:

-“Bẩm, bệ hạ theo ý của thần, bệ hạ phải nói ra điều luật trước như thế nào, cho thật rõ ràng thì chúng thần mới theo đó mà tuân thủ.

-“Được, khanh hãy đứng dậy, ta có cách”

Vị vua trẻ tiếp tục nói:

-“Thứ nhất ta sẽ chia làm hai vế, một thuận phía tay phải của ta còn bên tay trái là nghịch. Các khanh có đồng ý hay không?

Tất cả chúng đại thần đều quỳ rạp xuống đồng thanh nói:

-“Hoàng thượng anh minh, chúng thần đồng ý.

Nhưng chưa bình yên ở đó, có một vị quan đại thần thuộc hạng “công hầu kỳ cựu” râu tóc bạc phơ liền bước ra, quỳ xuống trước nghị luận thưa rằng:

“Bẩm, hoàng thượng ý theo ý của hạ thần, cho rằng về hội họa những quan thần trong triều, không ai mấy ưa thích tranh ảnh vẽ vời nhố nhăn…miễn cưỡng mà làm cho có lệ, vậy bệ hạ nghĩ sao?

Hoàng Thượng trẻ tuổi, vẫn không bực tứcvui vẻ nói rằng:

-“Được, việc đó dễ lắm trẫm có cách xử lý, ái khanh đừng lo cám ơn ngươi đã nhắc ta.

Bây giờ các khanh hãy chia làm ba hàng, bên phải thuận, bên trái chống và chính giữa làm trọng tài. Các khanh có đồng ý hay không? Lời vua nói ra không ai còn chống đối nữa.

-“Vâng, chúng thần đồng ý!”

-“Các khanh, tiến hành ngay lập tức, chỉ vài phút sau là đội hình của vua đề ra đã rõ ràng. Bên thuận cũng đông, mà bên chống cũng chẳng vừa. Cuối cùng bên không thuận, không chống, đứng vào hàng giữa nhìn lại chỉ có ba vị quan đại thần già nua mà thôi. Có nhiều vị quan đại thần sanh lòng đố kỵ không “tốt” cho lắm bèn kết tội ngay, cho là đám hoạn quan này là “kẻ” thiêu thân  “nịnh bợ” làm “trò hề” cho vị vua trẻ mặc sức tung hoành trước mặtquan văn –võ. Nhưng ngược lại thì khác:

-“Vị vua trẻ vẫn đầy đủ “dũng khí” lèo lái triều cương liền lớn tiếng cười kha khả. Sau đó đó dõng dạc tuyên bố rằng:

-“Buổi nghị luận hôm nay chấm dứt, “bãi triều” riêng ba vị ái khanh đứng vào thế trọng tài thì hãy thay mặt trẫm nhận chiếu chỉ đi vào làng xã tuyển chọn, những bức tranh hội họa thật đặc sắc, từ dân gian mang về đây triển lãm trong ngày đầu Xuân, cho đại thần cùng bá quan văn- võ thưởng ngoạn tranh hội họa của dân gian. Sau đó, tranh nào đoạt giải nhất sẽ bội hậu và các khanh có công lo chu toàn công việc cũng không ngoại lệ rõ chưa?

-Bẩm, bệ hạ chúng hạ thần tuân lệnh. Nhưng chủ đề tranh của bệ hạ đưa ra là gì?

-À! Các khanh hỏi cũng hay đó, chủ đề tranh năm nay là “Bầu Trời - Bình Yên” kỳ hẹn cho các họa sĩ vẽ cấp tốc tuần trăng tới là phải nộp lên, ban giám khảo định đoạt, trước khi ra triển lãm các khanh có biết không?

-“Bẩm bệ hạ, chúng thần đã hiểu, tuân lệnh ngay”.

-Bãi triều.

Đúng như hẹn, một buổi ra mắt tranh “hội họa nhân gian” tưng bừng trong hoàng cung, thật là náo nhiệt dân chúng đông đảo đến xem, nhưng không vào được bên trong vì an ninh, chỉ đợi chờ kết quả ngoài cổng thành. Ngược lại các quan trong triều, lúc đó quan đại thần  nào mặt mày cũng đỏ ửng, phập phồng lo sợ luôn đưa tay lên rờ cái cổ mình của mình còn hay mất! Vì xưa nay các vị vua chưa từng tổ chức thi thố vẽ vời hay hội họa gì đó…! Trong sân rồng hôm nay các vị quan trọng thần rất là lo lắng…Riêng nhà vua trẻ tuổi thật là phấn khởi…Bố trí mọi việc đâu vào đó, hoàng đế trẻ bước ra dõng dạc tuyên bố. Tất cả tranh ảnh được mang về đây, thật nhiều trẫm nhờ ban giám khảo tuyển chọn. Sau đó còn lại bốn bức các vị giám khảo trình lên cho trẫm. Tiếp theo là mời các đại thần chọn ra một bức tranhý nghĩa đưa vào triều để làm vật kỷ niệm, trong ngày đăng quang của trẫm có được không?

-“Hoàng thượng anh minh, vạn vạn tuế, vạn vạn tuế…

-“Chúng thần tuân lệnh.”

Sau vài giờ ban giám khảo làm việc chọn ra từ nghìn bức tranh khắp nơi mang về, các quan lớn, nhỏ ai nấy mồ hôi – mồ kê ướt đẫm cả áo. Cuối cùng chọn được bốn bức tranh vào vòng chung kết, nhưng chưa quyết định bức nào là giải nhất. Đành phải nhờ nhà vua quyết định, vua phán nói rằng:

-“Bức thứ nhất vẽ rất đẹp, thật bình yên không gì là chê trách cả, nhưng bị loại.” vì không nói lên được điểm “nào” là đặc biệt cả.

-Bức thứ hai, chiến tranh giặc giã nổi lên, cũng chưa gọi là bình yên.” loại ra.

-Bức thứ ba, sóng gió bão tố cuồng cuộn, chẳng có gì bình an cả.” cũng vậy, loại ra luôn.

Còn bức cuối cùng, các quan đại thần, càng lúc càng lo lắng vì tranh đã đưa ra hết, nhà vua vẫn chưa chọn được bức nào cả. Dĩ chi như vậy là quan đi tuyển chọn chắc sẽ ra đọan đầu đài “pháp trường” là chắc. Ai nấy cũng phập phồng lo sợ cho ba vị quan đó…! Nhưng đến bức tranh thứ tư thì khác, vua hớn hở vui vẻđắc ý nói rằng:

-Các khanh nghĩ sao về bức tranh này?”

Không ai dám hé môi nữa lời, chỉ hậm hực trong cổ, vì bức tranh cuối cùng này toàn cảnh hãi hùng kinh tởm, nào là giặc giã chiến loạn, ẩu đảo với nhau, sóng to gió lớn, bão tố tưng bừng biết đâu mà tìm ra điểm “an lành” mà chỉ cho nhà vua. Nếu phát biểu không xong là đầu rời khỏi cổ ngay lập tức. Trước bá quan văn võ không thể nào gọi là oan ức được. Nhưng vua trẻ này thì khác, vẫn đắc ý cười kha khả chọn bức này cho là giải nhất.

-“Các khanh có đồng ý không?”

Chẳng ai, dám lên tiếng cả, vì nói ra thì phải ra giải thích, giữa cảnh náo loạn như thế, mà nhà vua cho là bình an thật là vô lý, vô cùng, vô tận không thể nào là “bình yên” được, vậy mà nhà vua nhìn ra được. Phải chăng ngài có con mắt ‘tuệ nhãn” chăng! Đúng là bậc thiên tử, chẳng quan binh nào dám “anh hùng” đứng ra chịu chết một mình cả. Nếu có chết thì chết chung cả đám quan quân luôn một lúc…Chớ cá nhân không vị quan đại thần nào dám “can đảm” đứng đầu chịu “sào” giải thích chi tiết bức tranh này. Thấy vậy, nhà vua cười kha khả thật đắc chí mà phán rằng:

-“Đây chỉ là nghệ thuật hội họa giải trí chơi, thử tài nghệ của các ái khanh mà thôi! Chớ “trẫm” có giết chém “bắt tội” các ngươi đâu mà sợ hãi đến thế! Nếu các ngươi không tìm ra chỗ an lành- bình yên trên bầu trời này. Thì hãy lại đây xem, trẫm sẽ chỉ rõ từng điểm mà các ái khanh của ta phải sáng suốt nhìn cho thật kỹ, trước khi phán quyết mọi vấn đề, nhất là trong chủ đề tranh hội họa đặc thù có nét đẹp riêng trong dân gian là đây…” Đó là “bầu trời - bình yên”.

Sau đó các vị quan đại thần trong triều vây quanh nhà vua trố mắt nhìn thật kỹ. Vua từ từ dẫn giảng, này các khanh có thấy không? Trong chiến tranh khói lửa, trong bão tố, sấm chớp cũng còn có chỗ cho mình trú thân. Chớ không phải hết chỗ đâu mà lo sợ. Phải không các vị ái khanh của ta?

-“Vua nói lớn và chỉ vào bức tranh cho các quan đại thần thấy, đây là chỗ: Hai con chim nhỏ ẩn núp sau tàng cây lớn, chúng vẫn vui vẻ tung tăng mà sống, “chiến tranh thì mặc chiến tranh”, bão tố cũng vậy…Thôi thì mình là “chim con” phải tìm chỗ an toàn mà ẩn nấp, chớ đương đầu ra thì phải mất mạng như chơi, còn chỗ đâu để sống. Đây không phải là lúc “anh hùng” ra mặt, phải biết (tùy lúc, tùy thời). Anh hùng không đúng chỗ cũng chỉ là một cái thây ma mà thôi. Các ái khanh có thấy rõ không? Tác giả ngụ ý hai “con chim nhỏ” vẫn sống bình an trong trận địa đầy máu lửa, gươm đao mà các quan đại thần không nhìn ra hả? Thật là “tội” một đời làm quan chẳng biết thế sự ra sao, huống hồ giao vận mạng đất nước này cho các ngươi lèo lái. Thật là một đám quan “hổn độn” đắm chìm trong bã lợi danh, tình tài, sắc dục, tình ái lăng nhăng…quốc gia đại sự chẳng biết đâu mà rờ. Quan nào, quan nấy cũng đều may túi riêng mà đựng châu báu vàng ngọc của dân chúng…!

Trẫm thật là thất vọng vô cùng, bao năm chinh chiến mà các đại thần còn phiêu bồng trên mây, trên mưa chưa định hồn sao hả? Nhưng các quan đại thần không ai lên tiếng cả, chỉ cúi đầu gục mặt xuống đất mà thôi.

Thấy vậy, nhà vua không hỏi thêm lần nữa, liền tuyên bố bức tranh thứ tư này, là giải nhất các vị có đồng ý không? Ai chống thì bước ra, nhưng phải giải thích rõ ràng, nêu ra lý do cụ thể. Trẫm hứa sẽ không buộc tội các ái khanh đâu!

Giây phút chùng xuống như không gian ngừng lại, tiếng gió vẫn rì rào, mây vẫn trôi lơ lững trên bầu trời bình yên. Cuối cùng không ai phản đối điều gì cả, bức tranh đó được công nhận, vua đặt tên cho tác phẩm ấy là: “Bầu trời - bình yên” tràng pháo tay dài của các quan đại thần nổ tung lên liên hồi…!

-“Hoàng đế anh minh, hoàng đế vạn tuế, vạn tuế…vạn tuế. Bức tranh đó có ý nghĩa lắm, bệ hạ ơi!!!”

Cuộc triển lãm hôm đó, kết thúc sau buổi tiệc linh đình do nhà vua khoản đãi. Các quan đại thần hỷ hê một buổi yến tiệc, ai nấy cũng thở phào nhẹ nhõm và rờ lên cổ thấy “nó” vẫn còn nguyên. Đúng là vị vua tinh nghịch, dùng hội họa mà xử trí làm cho các quan đại thần, chết hụt một phen!

Tóm lại, bài viết này tôi chỉ diễn bày ra đây thôi, tùy quý vị định đoạt, tôi chỉ khuyên “tâm bình thì thế giới bình” Chúng ta luôn luôn sống với nhau an hòa là tốt rồi. Còn việc gì cũng nên tìm cho ra chân tướng cội nguồn chớ vội kết tội cho bất cứ một ai. Mong lắm thay!!!

Florida ngày 29/12/2019

Nhuận Hùng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21165)
12/10/2016(Xem: 19122)
26/01/2020(Xem: 11752)
12/04/2018(Xem: 19948)
06/01/2020(Xem: 10829)
24/08/2018(Xem: 9344)
12/01/2023(Xem: 3758)
28/09/2016(Xem: 25020)
27/01/2015(Xem: 26064)
11/04/2023(Xem: 3018)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.