Lỗi Người và Lỗi Ta

02/08/20204:10 SA(Xem: 3826)
Lỗi Người và Lỗi Ta
VÒNG XOÁY CUỘC ĐỜI
TUYỂN TẬP VĂN
THÍCH NHUẬN HÙNG
Thư Viện Hoa Sen
Nhà Xuất Bản Ananda Viet Foundation

 

LỖI NGƯỜI & LỖI TA 

Thông thường, chúng ta sanh ra trong thế gian này, dù hoàn hảo hay bất hoàn hảo về đời sống...Có nghĩa là từ lúc chào đời bập bẹ…trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, theo thời gian năm tháng lớn lên, rời mái trường thân yêu bước vào đường đời. Trải qua chu kỳ dài như thế…! Có ai không ngoảnh mặt nhìn lại dòng đời, chông chênh, gập ghềnh dù là:

 

“Ngựa bốn chân qua đèo vẫn còn vấp…”

 

Huống hồ, chúng ta sống trên cõi đời này, ai mà chẳng có lỗi. Nhưng khi có “lỗi” ta tự biết “ăn năn sám hối”, nếu không biết thì người khác có thể chỉ vẻ “lỗi lầm” cho ta, từ đó hổ thẹn mà sửa lấy lỗi sai. Làm được như thế mới đúng là người “hướng thiện” đáng kính phục. Biết lỗi mà sửa là người tốt, ai ai cũng có lỗi cả trên đời này không ai hoàn hảo cả, chỉ trừ bậc Thánh Nhân – Bồ Tát. Ngược lại,  ai đó luôn luôn

 

“Vạch lá tìm sâu, soi mói lỗi người…”

 

Không bao giờ nhìn lại chính bản thân mình, “có lỗi hay không?” Chẳng cần biết, luôn chỉ trích “lỗi” người khác, quý vị nghĩ sao đây?

 

Vậy trong thế gian này, hiện có rất nhiều chuyện xảy ra thật là phức tạp vô cùng…! Trước mắt chúng ta không thể nào giải quyết được. Dẫu biết rằng, việc ấy hoàn toàn đúng 100 % nhưng theo  ta thì đúng ở phương diện này. Còn người kia cho là sai, vì họ đang đứng ở góc độ khác. Bởi thế, sanh ra mâu thuẩn rất nhiều, không khéo dẫn đến tình trạng “bất tôn luật pháp” làm cho xã hội rối bời, khiến kẻ ngông cuồng dễ tác quai, tác quái giặc cướp hoành hành dân chúng bất anđời sống đảo điên.

 

Nếu chúng ta không vận dụng trí tuệ để thấu tình đạt lý, không chịu dụng tâm suy nghĩ nhiều khía cạnh khác nhau, mà cứ khăng khăng cố chấp lấy những điều mình nói, “là đúng” hơn người khác, đưa ra luận lý bảo thủ thì dĩ nhiên dẫn đến chỗ tranh cãi. (Bất phân thắng bại) thật là việc “buồn cười”. Đó có phải là việc “lo bao đồng” hay không? Các bạn ạ!

 

Theo tôi, được biết thời gian vừa qua sau vụ đại dịch “Corona virus hay gọi là Covid - 19” tiếp theo là vụ “nhóm da màu…” bạo động trên nước Mỹ có rất nhiều Tiểu Bang cũng bị thiệt hại do nhóm người “xấu’ gây ra đập phá, hôi của cướp bóc rất nhiều tài sản từ những cửa tiệm buôn bán lớn nhỏ…Chúng ta thấy ngay kẻ xấu luôn luôn thừa cơ hội làm càng, rồi chỉ lỗi cho người khác. Vậy ai là đúng, ai là người sai???

 

Đứng trên bình diện nhân sinh mà nhìn từ nhiều góc cạnh, chúng ta là những người đã từng sống hơn nữa cuộc đời có người đã bước vào ngưỡng cửa “thất thập cổ lai…”, vậy thì đã có quá nhiều kinh nghiệm sống rồi. (Ai đúng – ai sai) đều biết cả, chỉ có tuổi trẻ ăn chưa no lo chưa tới, lao vào như những con “thiêu thân” bị kẻ xấu lợi dụng “tấm lòng non dại của tuổi trẻ” chưa trải qua kinh nghiệm trường đời.

 

Chỉ nhìn sự kiện xảy ra (…) đơn thuần cho là không công bằng hay thiếu bình đẳng. Tạm gọi là kỳ thị chủng tộc, màu da mà dẫn đến nhiều sự kiện, thật đáng tiếc đã xảy ra trên đất Mỹ trong đó có cả con cháu chúng ta quá hời hợt theo lời lừa phỉnh của kẻ xấu, dùng lòng tốt của thanh thiếu niên làm điều bất lợi cho xã hội, tạo nên hình ảnh không đẹp cho đất đang yên lành. Mà mọi người trên thế giới đều kính phục đất nước này đã có truyền thống “thượng tôn pháp luật” mà nay đã bị lung lay. Như vậy, quý vị nghĩ có buồn hay không?

 

Chúng ta, thử nghĩ lại xem này sự kiện…! “Black live Matter (BLV)” là bắt nguồn từ đâu, ai là kẻ đứng sau lưng giựt dây, kết cuộc đi về đâu? Thế lực vô minh (đen tối) tiếp tay cho giặc, chúng luôn rình rập chúng làm nhiều điều bất lương để hại người. Chúng ta, ai ai cũng rõ, sống trên đất Mỹ, nhứt là người Việt tỵ nạn Cộng Sản, chúng ta đều biết hễ mỗi kỳ bầu cử (Tổng Thống) bốn năm một lần, là có không biết bao nhiêu sự tranh luận với nhau. Ngay cả trong gia đình cũng thế giữa cha – mẹ và con cái cũng đã khác lập trường rồi. Chỉ có hai đảng phái để làm cán cân công lý cho toàn nước Mỹ. Chúng ta ai cũng rõ, nếu một đảng trọn quyềnquyết định sanh – sát cho mọi người, thì chẳng khác nào đảng Cộng Sản – độc quyền đảng trị thì còn bầu cử làm chi nữa, ai mà muốn ra tranh cử. Bởi đất nước Hoa Kỳ từ thời lập quốc đến nay họ luôn luôn dùng lá phiếu cạnh tranh để làm việc. Hành Pháp – Lập Pháp  và Tư Pháp còn có cả Thượng Viện và Hạ Viện coi như vậy guồng máy làm việc của nước Mỹ rõ ràng- rành mạch như thế ai mà chẳng biết. “Dân giàu thì nước mạnh” Nền dân chủ cần phải rõ ràng dân chúng mới tuân thủ theo.

 

Chúng ta là người Việt tỵ nạn trên đất Mỹ gần nửa thế kỷ rồi dĩ nhiên ai cũng hiểu điều đó. Gần đây nhiều gia đình người Việt chúng ta cũng phải nhức đầu vì những đứa trẻ chưa hiểu thấu sự đời nên hay chống đối lại bậc phụ huynh làm cho nhiều người cũng rất ư phiền não. Theo tôi nghĩ, quý vị cũng nên nghĩ thoáng một chút để cho tâm hồn thong thả như đọc một bài thơ hay, hay tụng một câu kinh nguyện cầu cho thế giới an lành hoặc giả làm một việc nào đó…Khiến chúng tavui vẻ là đủ rồi, còn hơn là luôn luôn cạnh tranh với những điều vô bổ. Chẳng hạn, như ta luôn luôn tìm lỗi người mà không nhìn lại ta. Trên đời này giữa giàu và nghèo đã khác biệt rồi chưa kể là kẻ trí người ngây ngô, kẻ mạnh người yếu…! Là đều tất nhiên.

 

Nói đến công bằng trong thế gian này, thì việc đó còn bàn cãi dài dài…! Chúng ta chỉ sống trong tương đối là đủ rồi, còn tuyệt đối thì chưa quyết định được. Xã hội này nếu mà công bằng chính trực không có sự chèn ép hay phũ phàng hoặc là kẻ hở nào đó xuất hiện.  Thế gian này là cõi thần tiên rồi, đâu còn chiến tranh nữa.

 

Không chiến tranh thì các nước đâu cần chế tạo ra đủ loại vũ khí này - vũ khí nọ, cạnh tranh nhau mà thi thố trên không cũng như dưới biển cả. Một khi hỏa pháo hay bom nguyên tử “chúng” nổ tung ra , bầu trời rung chuyển sau đó biết bao nhiêu sanh mạng đã phơi thây nhà cửa – lầu đài dinh thự lần lượt ngã xuống cảnh điêu tàn, thật khủng kiếp vô cùng, cũng bởi  chiến tranh mà ra…Nhất là người Việt chúng ta, tại quê nhà những thập niên trước đã ngậm ngùi nuốt lệ đành bỏ nước ra đi cũng vì hai chữ “chiến tranh”. Đó các bạn trẻ ạ!

 

Bây giờ nơi quê người bình yên thái bình mà lại nghe tiếng pháo đạn nổ thì bạn sẽ nghĩ sao đây? Nói ra, thì chuyện rất dài dòng, chúng ta là những Phật Tử không nhiều thì ít cũng có thể hiểu được giáo lý Phật đà mà Đức Phật đã dạy rằng:

 

“Này các thiện nam - tín nữ  Như Lai sẽ giảng giải về mười nền tảng của đức tin chân chánh:

 

- Một là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

- Hai là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

- Ba là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

- Bốn là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay sách vở.

- Năm là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

- Sáu là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình.

- Bảy là, chớ vội tin một điều gì, khi mà điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

- Tám là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy phù hợp với định kiến của mình.

- Chín là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.


- Mười là, chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều ấy được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình tuyên thuyết”.

-  (Trong Kinh Tăng Chi Bộ III, HT Thích Minh Châu dịch)

 

Trong kinh Đức Phật dạy: Cái thấy đúng hay sai của chúng ta thường được lọc qua lăng kính của những điều trên. Chúng ta thu nhặt những dữ kiệntin tứcvăn hóatruyền thông, báo chí v.v...rồi nhào nặn, tái chế “chúng” qua những lời phán đoánnhận xét của “riêng”  để biến chúng trở thành cái đúng của mình! Cái sai của người. Cho nên nếu không xét kỹ qua những kinh nghiệm cụ thểchúng ta sẽ dễ dàng bị lừa đảo như câu chuyện dưới đây: 


“Có một vị đại tướng  (biệt hiệu) “Siêu Quần” nổi tiếng và quân lính của ông ta mệnh danh (bách chiến – bách thắng) đã đánh chiếm một phần lớn của miền Trung Á. Giờ đây quân đội của ông cũng đã mệt mỏi và nhớ nhà.  Ông ta muốn họ đánh tiếp để chiếm giữ thành phố lớn,  được biết đối phương phòng thủ nghiêm ngặt với số lượng quân lính gấp năm lần số lính của ông ta. Ông biết rằng họ có thể thắng nhưng quân sĩ của ông lại do dựmệt mỏi.

 

Ông biết được tâm lý, đức tin tín ngưỡng của binh lính, bèn dựng ngay lên bàn thờ thiêng trước doanh trại, để cho binh lính cầu xin lời chỉ dạy của thần linh. Trước khi chấm dứt buổi tế lễ, vị đại tướng cầm một đồng tiền vàng lớn và nói rằng: “Ta sẽ gieo một quẻ để xem thần linh dạy bảo như thế nào?”

 

- Nếu là mặt hình, quân ta sẽ thắng lớn.

 

Quẻ gieo ra mặt hình, và được khích lệ bởi lời dạy của thần linh, tất cả binh lính gieo quẻ đều hiện ra mặt hình. Bởi thế, binh lính ông tăng thêm sức mạnh, không còn sợ chết dễ dàng tiến chiếm thành phố lân cận. Sau đó một sĩ quan nói với vị đại tướng: Khi thần linh đứng về phe ta, không có gì có thể ngăn cản được..! Vị đại tướng cười lớn đồng tình và cho ông sĩ quan thân cận xem đồng tiền vàng có hai mặt hình giống nhau”.

 

Thế mới biết niềm tin có đôi lúc dễ dàng bị người khác lợi dụng và nếu mình không có kinh nghiệm tự thân thì rất dễ dàng bị lôi kéo. Nếu  niềm tin mang lại thành công như câu chuyện trên, chẳng nói gì.

 

Nhưng nếu thất bại thì mọi người bị lường gạt, như thế dễ dàng sanh tâm nghi ngờ

 

Cả hai kết quả đều không mang lại niềm tin chân chánh vì niềm tin chân chánh có được là do Chánh kiến, nương vào từ những trải nghiệm bản thân cụ thể trong cuộc sống. Việc đúng, việc sai “lỗi người & lỗi ta” cũng thế, thật ra chỉ là phiến diện vì tính cách chủ quan nên mình luôn cho ý mình là đúng đắn nhất.

 

Tóm lại, bài viết nói lên quan điểm của tác giả mà thôi, còn theo nhận định “lỗi người & lỗi ta” theo lẽ đời đó chỉ là phiến diện theo kiểu tà kiến đó chưa hẳn là chánh kiến trong giáo lý Phật đà. Có lẽ chúng ta đã quá rõ thế nào là chánh kiến và thế nào là tà kiếnlợi ích của chánh kiến ra sao?  Tai hại tà kiến là như thế nào?

 

Nhờ vào trí tuệ đích thực của Chư  Phật, Chư Tổ, chứ không phải dựa vào niềm tin mù quáng tạm cho gọi là tự ty, tự đại – tự ngã là sở hữu của ta…cho  là đúng theo  thiển ý của  bản thân mình.

 

Hơn nữa, đạo Phật vốn là  vô ngãphá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực, do đó, chấp nhận hay không chấp nhận những lời tuyên bố của Đức Phật hoàn toàn thuộc quyền tự do tư tưởngtín ngưỡng của mỗi chúng ta chứ không phải ai khác. Chính quyền tự do tư tưởng này mới là bản chất đích thực của  đạo Từ bi và Trí Tuệ.


FL Ngày July 6, 2020

 Nhuận Hùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
21/01/2018(Xem: 21210)
12/10/2016(Xem: 19156)
26/01/2020(Xem: 11787)
12/04/2018(Xem: 20007)
06/01/2020(Xem: 10872)
24/08/2018(Xem: 9384)
12/01/2023(Xem: 3806)
28/09/2016(Xem: 25058)
27/01/2015(Xem: 26119)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :