Tập San Vô Ưu

16/10/20235:36 SA(Xem: 3834)
Tập San Vô Ưu
TẬP SAN VÔ ƯU 
TỈNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO ĐĂK LĂK
BAN THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG
CƠ QUAN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TỈNH ĐAK LAK
Tổng biên tập: HT. THÍCH CHÂU QUANG
Chịu trách nhiệm nội dung: ĐĐ. THÍCH NGUYÊN HUẤN
- Văn phòng: 117 Phan Bội Châu, TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đak Lak.
 - Bài viết xin gởi về theo địa chỉ Email:
phatgiaodaklak@gmail.com
Email của VP. Ban Trị Sự - Nơi tiếp nhận các văn bản, giấy tờ hành chánh Giáo Hội
vpbtsphatgiaodaklak@gmail.com

Screenshot (173)
PDF icon (4)
Tập San Vô Ưu số 77 Tập San Vô Ưu số 75 Tập San Vô Ưu số 75 Tập San Vô Ưu số 74
Tập San Vô Ưu số 73 Tập San Vô Ưu số 72 Tập San Vô Ưu Số 71 Tập San Vô Ưu Số 69
Tập San Vô Ưu Số 68 Tập San Vô Ưu Số 67 Tập San Vô Ưu Số 66 Tập San Vô Ưu Số 65
Tập San Vô Ưu số 64Tập San Vô Ưu Số 64 Tập San Vô Ưu số 63Tập San Vô Ưu Số 63 Tập San Vô Ưu số 62Tập San Vô Ưu Số 62 Tập San Vô Ưu Số 61
Tập San Vô Ưu Số 60 Tập San Vô Ưu Số 59 Tập San Vô Ưu Số 58 Tập San Vô Ưu Số 57
Tập San Vô Ưu Số 56 Tập San Vô Ưu Số 55 Tập San Vô Ưu số 54Tập San Vô Ưu Số 54 Tập San Vô Ưu số 53Tập San Vô Ưu Số 53
Tập San Vô Ưu số 52Tập San Vô Ưu Số 52 Tập San Vô Ưu số 51Tập San Vô Ưu Số 51    
Bia 48Tập San Vô Ưu Số 48 Bia47Tập San Vô Ưu Số 47 tap-san-vo-uu-46Tập San Vô Ưu Số 46 tap-san-vo-uu-45Tập San Vô Ưu Số 45
tap-san-vo-uu-44Tập San Vô Ưu Số 44 tap-san-vo-uu-4343 tap-san-vo-uu-42Tập San Vô Ưu Số 42  
Tập San Vô Ưu Số 40   tap-san-vo-uu-37Tập San Vô Ưu số 37  
  tap-san-vo-uu-34Tập San Vô Ưu Số 34 tap-san-vo-uu-32Tập San Vô Ưu Số 32 tap-san-vo-uu-31Tập San Vô Ưu Số 31
tap-san-vo-uu-30Tập San Vô Ưu Số 30 tap-san-vo-uu-29Tập San Vô Ưu Số 29
Tập San Vô Ưu Số 28  
       
      Tập San Vô Ưu Số 19
Tập San Vô Ưu Số 18 Tập San Vô Ưu Số 17 Tập San Vô Ưu Số 16  









.
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG
(Minh Mẫn)

 

Nếu bảo đời người là trăm năm, thì 25 năm đúng một phần tư thế kỷ. Nếu đời người 60 năm thì 25 năm non phân nửa, như thoáng chớp ngoài song!

Có nhìn lại mới thấy giấc ngủ đời người chưa no con mắt, thế mà bon chen cuộc thế trãi thảm đau thương.Sân khấu đời người là vậy, nhưng đâu phải ai cũng vậy.Ai từng tỉnh giấc Nam Kha mới tạo cho mình vỏ kén an thân, nương tựa chính ốc đảo tự thân tìm lần tánh giác, một bộ phận quá ít so với gần 7 tỷ người tràn đầy nghiệp lực áp lực nặng nề trên tinh cầu nhiều biến động.

Cũng có một bộ phận xây dựng niềm vui riêng, hoặc thanh cao, hoặc ô trọc cho quên đi kiếp dã tràng xe cát.Dĩ nhiên kiếp ô trọc lầm lủi như động vật đi vào bóng đêm, ngày mai chỉ là canh bạc, chung rượu…hôm nay. Một bộ phận nào đó gửi niềm tin lên đấng tối cao, cao bằng ý thức ngưỡng vọng. Một bộ phận phục vụ nhân sinh bằng kỷ thuật thực dụng, bằng khoa học vật lý; cũng không ít nhóm người thi vị hóa cuộc sống qua thơ văn, bút pháp, dẫu biết rằng hư hư thực thực vẫn làm như thực giữa cõi hư hư; đó là lối trốn chạy tao nhã. Nếu nghệ thuật văn hóa lồng vào văn hóa tôn giáo, văn hóa tín ngưỡng, lại là chắp cánh bềnh bồng vào lãnh vực thực thực hư hư!

Biết là hư hư, vẫn xây dựng hư hư làm thực thực cho đôi chân dẫm vào nghệ thuật thăng hoa cuộc sống.Ôi, cao nguyên nghìn trùng đất đỏ Lâm viên nuôi dưỡng những khối óc  sâu sắc, tư tưởng thanh tao từ dòng người trôi giạt, đeo theo đức tin kiên cố.Chọn bạt ngàn khí lạnh cho Buôn Ma nở hoa, một loại hoa không sắc lại có hương. 25 năm tồn tại giữa cao nguyên thiếu thốn như loài hoa mọc trên đá chênh vênh vẫn cố cho ra một sắc màu tươi nhuận, vẫn cố sống bằng dưỡng chất tình người.

Nhập thể vào hoa rừng mới cảm nhận sức sống kỳ diệu của rừng hoa,khác với hoa rừng, hoa Vô Ưu mãnh liệt với thời gian không như mỏng manh sớm nở chiều tàn. 25 năm cung cấp hương vị đa dạng với chất liệu thanh cao, hơi thở trong lành khỏe mạnh tung đi khắp nơi như dưỡng khí miễn phí. Giá trị như thế không đơn giản để tồn tại như thế. Anh em trong Ban biên tập đã trăn trở từng đêm cho mỗi kỳ báo; đầu tư não trạng nhiều hơn đi tìm chi phí in ấn.

Thấp thoáng hình bóng của những mạnh thường quân hỗ trợ ấn phí cũng như bao  tiêu, Trời sinh ra Huyền Lan sao còn sinh ra Vô Ưu để gắn vào nhau như một linh kiện cho Vô Ưu tồn tại. Sao quên được ngày nào anh Tạ Nam Trân, anh Lê Tất Sỹ xuống tận Sài gòn gõ cửa từng chùa khi Vô Ưu cụt vốn. Không cụt vốn sao được Mỹ An gặp nợ khó đòi.Người đòi nợ lắm khi vừa lái xe vừa lót dạ khoai sắn, bánh xôi…để rồi lại thui thủi ra về như người thất…Bấy giờ cái lạnh cao nguyên chưa bằng cái lạnh xót xa của anh em đối diện với tương lai của báo nhà.

Dù một phần tư đời người hay gần phân nửa kiếp sống, sự có mặt và tồn tại của Vô Ưu phải kể tuổi thọ đáng nói trong làng báo tự lập.Ơn nặng đọc giả, nghĩa nặng thầy trò Phước Hoa Long Thành, tình nặng cần mẫn của anh em Ban biên tập,trân quý những cây bút cho hương sắc đa dạng, nay được TT Giác Phổ kề vai gánh bớt một phần sức nặng, bấy nhiêu đủ cho Vô Ưu hãnh diện với thời gian, và dĩ nhiên, sự tồn tại của Vô Ưu không thể tính bằng thời gian mà tính bằng tình cảm những người đã dành cho sắc hương xứng với tên Vô Ưu của Phật giáo.

Một sân chơi lành mạnh tao nhã cho những cây bút yêu nghề, một mãnh vườn tiếp nhận mọi tình cảm cho Vô Ưu tồn tại, một công việc miệt mài của anh em điều tiết nội dung..ôi 25 năm xứng đáng cho bao tấm lòng hào hiệp.

Kỷ niệm sinh nhật 25 năm góp gió muôn phương cho ra hương sắc trân quý là việc đáng tôn vinh.

MINH MẪN

PL 2566 -  DL 2023


CHẶNG ĐƯỜNG ĐÃ QUA – CHẶNG ĐƯỜNG SẼ ĐẾN

 

Sáng nay vừa kết thúc chương trình kỷ niệm 25 năm ra đời của báo Vô Ưu tại Đaklak.

Hơn 100 vị cộng tác viên, đọc giả,khách mời trong và ngoài Tỉnh đã có mặt.

Sáng thứ bảy, ngày đầu tiên của chương trình, BTC đưa đoàn đến thăm vườn Thiền Ngọc Dũng của TT T. Giác Phổ và du lịch sông nước trên hồ Lăk. Thọ trai tại chỗ. Đầu giờ chiều cùng ngày, mở đầu bằng cuộc tọa đàm. Dĩ nhiên BBT và BTC muốn lắng nghe những ý kiến làm thế nào để phát triển báo và kinh phí được ổn định chứ không thể “ giựt gấu vá vai” như thời gian qua; phải nói TT Huyền Lan và Cty Hán Linh góp phần không nhỏ cho sự tồn tại suốt 25 năm qua.Thầy và cô Tâm Tuệ vừa hỗ trợ tiếp sức, vừa là nơi tiêu thụ số lớn mỗi lần báo ra lò.

Cái ưu điểm ai cũng biết nhưng cần bổ sung cái khuyết để đổi mới cho Vô Ưu chưa thấy bổ sung.

Buổi sáng ngày thứ hai trao bằng khen thưởng ghi công cho BBT, cộng tác viên, mạnh thường quân và những người có công cho sự tồn tại của Vô Ưu.

Kể từ khi TT Giác Phổ lãnh sứ mạng đứng mũi chịu sào cho tập thể Vô Ưu, BBT như được tiếp sức để Vô Ưu có thêm khí lực.Tuy sư vừa đảm nhiệm Phật sự cho Giáo hội, vừa trông nom cơ sở thừa kế của sư phụ, còn gánh vác báo Vô Ưu mà vẫn trông cứ như người thong dong đang “thỏng tay vào chợ”. Có trách nhiệm, có óc tổ chức, có trình độ chuyên môn, nhanh nhẹn nhưng tánh nóng.

Chỉ có vài báo của Phật giáo tồn tại lâu như Vô Ưu (đứng sau Giác Ngộ), chưa có BBT nào có số nhân sự tuổi đời trên dưới 80 mà vẫn nhiệt tình như Vô Ưu.

Một anh họ Tạ ( gia tộc đủ Tứ đại đồng đường giữa sự tôn ti đoàn kết ấm êm) tuổi trên 80 mà vẫn nhiệt tình lãnh đạo cũng là linh hồn của Vô Ưu qua một phần tư thế kỷ.Ai bảo trách nhiệm đó dễ như việc ăn cơm hẩm với muối ớt?

Dzạ Lữ Kiều, bê bánh mì bán cho học sinh, việc nhà như một ô sin chuyên nghiệp, lụ khụ thời gian đè nặng trên lưng còm , vẫn đảm trách chuyên mục thơ, sau cái vỏ củi mục dễ thương kia là một tâm hồn nhiễm nặng thơ Haiku từng được lãnh giải, cứ như chưa bao giờ biết yêu, nhưng đã yêu từng con chữ như lần đầu đã yêu ai đó…. và lão ria bạc, Sa Đà họ Lê kia, gần 20km từ DAKNONG về Buôn mê để soi từng con chữ của các cộng tác viên gửi về; thế mà đèo bòng làm lão nông cho một Tiên nữ “không tóc” ở lưng chừng non xanh. Lời thơ của lão chắc nịch như củ khoai trúng mùa trong lòng đất.lão nói chuyện như một thuyết khách nhưng chả có khách nào được lão thuyết.Thay vì làm “thị giả”, thì dùng thơ văn ca tụng “mẹ nó lên mây xanh.”

Một Phan Bá Sĩ luôn xuất hiện trên face book với phu nhân như đang trong “tuần trăng mật” trêu ghẹo anh em đang bù đầu tổ chức 25 năm, ngỡ chừng “đào ngũ “, đã xuất hiện đúng giờ khai mạc.

Tiến Thảo ư? Đồn rằng đã thất nghiệp làm thị giả cho nội tưởng nhưng còn đam mê với Vô Ưu.

Không riêng một chàng từng kinh qua thời gian làm thị giả cho nội tướng, hầu như các bạn già điều coi việc trong BBT thích thú hơn việc hầu hạ cơm nước cho lệnh bà.

Nói để cho các ông nở mày nở mặt, thật ra, một việc cũng vất vả không kém đó là đi “đòi nợ” của Trịnh Dung. Suốt 25 năm những cung đường mòn nhẵn bánh xe lăn qua với gói xôi củ sắn lót dạ đi đường,thế mà người phụ nữ cũng hầu hạ phu quân, trong nhà ngoài ngõ tươm tất không thua việc tươm tất cho công ăn việc làm! Đừng tưởng người ấy tươm tất lúc gặp con nợ khó đòi khi mua báo Vô Ưu. “Mua lạy bán dạ” phải chăng là sự kiên nhẫn lúc làm ăn không công như ai đó.

Cũng là phụ nữ phục vụ Vô Ưu, nhưng giọng hát líu lo như chim họa mi của nữ lưu xứ Huế Thu Cúc Ban mê cứ như kẻ vô sự, một “vô sự “ ẩn tàng khối sầu miên viễn lại là trang điểm cho Vô Ưu có trang nhạc sâu lắng.

Chưa đủ nếu chỉ nói có bấy nhiêu nhân vật và bấy nhiêu đặc tính của những nhân sự dường như không chuyên mà thật ra chuyên nghiệp đã trãi gần hết một cuộc đời .

Trở lại vấn đề kinh phí, phương cách tiêu thụ, phổ biếncải cách sau 25 năm. Đó là chuyện đường dài khó trình bày qua vài giòng nơi đây. Dẫu sao, qua cuộc lễ đã nói lên niềm thao thức của những nhân sự trong BBT rất dễ thương, tuổi đời rất mệt mỏi nhưng nhiệt tâm không mỏi mệt.

Trang trí hội trường , sân khấu văn nghệ, trình bày tư liệu ảnh và sách báo, tiếp đón sắp xếp nơi ăn chốn ở… cho cả trăm khách Tăng, bấy nhiêu đủ thấy tuổi thọ của Vô Ưu về lâu về dài cũng sẽ tươi sáng đầy triển vọng.

Gặp nhau lúc bộn bề công việc nhưng không tiếc cho nhau cái huých cùi chỏ , cái khóe mắt biết cười và những câu trách móc nặng mùi tình cảm.

Bữa cơm thịnh soạn để mọi người chia tay, món quà tình nghĩa lưu dấu chặng vừa bước; để lại cho Ban tổ chức bao bề bộn bàn ghế chén dĩa rác rưỡi báo hiệu cho bao bộn bề con đường đang đi và sắp tới của những con người dám gánh vác linh hồn văn hóa Phật giáo ngày nay nơi miền cao

 

MINH MẪN

15/10/2023

Mồng 1/9/Quý Mão ( trên đường về lại TP . Vừa qua Gia Nghĩa)




Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…