Kiếp Nhân Sinh

10/11/20239:41 SA(Xem: 2842)
Kiếp Nhân Sinh
KIẾP NHÂN SINH
Thích Nhuận Hùng
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Kiep Nhan SinhPDF icon (4)Kiếp Nhân Sinh - Thích Nhuận Hùng Final PDF

https://www.amazon.com/dp/1087974062/ Sách in
amazon arrow (2)

LỜI GIỚI THIỆU

KHI NHÀ SƯ CẦM BÚT!

 

Tôi có cơ duyên gặp Thầy Thích Nhuận Hùng từ nhiều thập niên qua. Hình ảnh tôi có về Thầy, thường nhất, là tay cầm búa, cầm đinh, cầm dụng cụ xây dựng… Bất kể khi có khách tới thăm chùa, Thầy vẫn lặng lẽ cúi đầu làm việc, như dường không buồn nhìn sang những chuyện phân tâm khác. Đó là những gì tôi thấy mỗi lần thăm Chùa Bảo Quang, khi Thầy Thích Quảng Thanh còn sinh tiền. Thầy Thích Nhuận Hùng đã gánh vác những việc nặng nhọc như thế cho Chùa Bảo Quang. Nói như thế, không có nghĩa là tôi kỳ thị việc này hay việc kia nặng hay nhẹ, hay hàm ý phân biệt việc này hay việc kia thích nghi hay không thích nghi. Chỉ có ý nói rằng đời người vô thường, tôi sẽ vui hơn nếu tới chùa và thấy Thầy có nhiều thời gian hơn để ngồi tụng kinh hay đọc sách.

Cho tới vài năm gần đây, tôi mới thấy một hình ảnh mới: Thầy Thích Nhuận Hùng viết văn. Lòng tôi vui lặng lẽ khi đọc văn của Thầy. Đúng ra, bất kỳ nhà sư nào cầm bút, dù làm thơ hay viết truyện, dù viết bài cho báo đời thường hay viết bài để nghiên cứu thâm sâu, khi với chủ đềChánh pháp, như thế mới là làm theo lời Đức Phật dạy. Tương tự, dù tụng kinh lớn tiếng, hay lặng lẽ đọc các luận thư, hay lên mạng hay lên đài thuyết pháp, như thế mới là làm theo lời Đức Phật dạy. Thực sự, Thầy Thích Nhuận Hùng (và tôi, dĩ nhiên) viết truyện không thơ mộng, không thâm sâu, và không có tác dụng lớn như Thầy Thích Nhất Hạnh. Nhưng phải thấy, nếu không cầm bút lên, sẽ không bao giờ có tác phẩm hay hơn.

Mặt khác, chính ngay nơi hành động viết, khi chú tâmcân nhắc vào từng chữ, khi chọn chữ sao cho phù hợp Chánh pháp, đó cũng là một pháp tu. Thời xưa chưa có chữ viết, nên chỉ dùng ngôn ngữ để nói; bây giờ đã có chữ viết, nên viết cũng chính là thảo luận về Pháp. Đức Phật ngày xưa từng nói, hãy nói trong Chánh pháp, và khi không nói thì hãy giữ im lặng bậc thánh. Bây giờ chúng ta có thể bổ túc thêm lời Phật dạy, rằng hãy nói và hãy viết trong Chánh Pháp, và khi không nói hay không viết thì hãy giữ im lặng bậc thánh. Chỉ có hai việc như thế cần ưu tiên làm thôi.

Kinh Trung Bộ MN 26 ghi lời Đức Phật, qua bản dịch của Thầy Minh Châu: “Này các Tỷ-kheo, lành thay khi Thiện nam tử các Người, vì lòng tin xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, cùng nhau hội họp để luận bàn đạo pháp. Này các Tỷ-kheo, khi các Người hội họp với nhau, có hai việc cần phải làm: luận bàn đạo pháp hay giữ sự im lặng của bậc Thánh.”

Trong những gì tôi biết về Thầy Nhuận Hùng, những gì Thầy nói và viết đều trong các chủ đề về Chánh pháp. Thầy không viết những bài báo vớ vẩn đời thường như tôi và nhiều nhà văn khác. Tôi không thể biết rằng Thầy Nhuận Hùng đã có sự im lặng của bậc Thánh chưa, bởi vì chữ “noble silence” (im lặng bậc thánh) là chỉ cho “nhị Thiền” (khi tầm và tứ biến mất, khi niệm biến mất trong cái biết lặng lẽ - trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm). Nhưng ít nhất, Thầy Nhuận Hùng đang ra sức làm theo lời Đức Phật dạy.

Nhìn cho đúng, có nhiều việc rất đa đoan khi Thầy Thích Nhuận Hùng đang góp sức gìn giữ một ngôi chùa lớn giữa nơi rất đông người Việt ở Quận Cam thuộc miền Nam California. Ngôi Chùa Bảo Quang có một bảo tàng viện rất lớn do cố Hòa Thượng Thích Quảng Thanh để lại. Rồi các thời tụng niệm hàng ngày, hàng tuần. Rồi tương lai sẽ có các lớp ngày Chủ Nhật cho trẻ em. Và nhiều chuyện bận rộn khác nữa. Khi Thầy Thích Nhuận Hùng cầm bút, hiển nhiên là một thiện pháp rất đáng trân trọng.

Trong cương vị một nhà văn, và là một độc giả - tôi rất hân hạnh được Thầy cho đọc trước bản thảo sách này để ghi Lời giới thiệu. Xin phép nói rõ rằng, bản thân tôi không là gì để giới thiệu về một nhà sư đang cầm bút lên để viết về Chánh pháp và đang đặt bút xuống để giữ sự im lặng bậc thánh. Tôi chỉ nói được như một độc giả, rằng hoan hỷ chúc mừng Thầy Thích Nhuận Hùng với các trang sách mới được viết ra để lưu giữ Chánh pháp.

Cư sĩ Nguyên Giác

 

MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu (Nguyên Giác)
Ngôi Chùa Vắng Bóng Người Nay Đã Hồi Sinh (Tịnh Thủy)
Tưởng Nhớ Ân Sư !!!
Bất – Chánh Niệm
Định Lực & Trí Lực
Động – Trong -  Bất Động
Hoa Ưu Đàm Lại Nở
Dư  Âm Ngày Đó
Đường Lên Dốc Núi
Hãy Buông Gánh Xuống ?
Hãy Tự Cứu Mình!
Khổ Đau Hay Hạnh Phúc
Hổ Quy Phật
Họa - Phước
Hương Xuân Viễn Xứ
Khổ Lại Càng Thêm Khổ
Khói Lam - Chiều Tà
Kiếp Nhân Sinh
Lời Nói Thật Là Gì?
Mãnh Hổ So Tài
Mưa !!! (Trong Cơn Đại Dịch)
Ngỡ Như Hôm Qua!
Nhìn Lại - Chính Mình
Nửa Bức Mật Đồ
Bồ Tát - Nhiệm Mầu
Sát Thủ Vô Hình
Tại Sao Gọi Bóng Thời Gian?
Tâm!!!
Tảng Đá  Kỳ Diệu!
Thế Nào Gọi Là “Độc Cư”?
Thiền Sư & Biển Cả
Tôn Tượng Quán  Âm Cứu Nạn
Trên Con Đường!


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 1985)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.