Thiền Sư Hải Bình Bảo Tạng Với Những Danh Lam Miền Duyên Hải

31/05/20233:03 CH(Xem: 2906)
Thiền Sư Hải Bình Bảo Tạng Với Những Danh Lam Miền Duyên Hải

THIỀN SƯ HẢI BÌNH BẢO TẠNG
VỚI NHỮNG DANH LAM MIỀN DUYÊN HẢI
THÍCH THÁNH MINH

I Ngát Hương Thiền Trên Sông Biển Việt Nam

Việt Nam có biển dài sông rộng, thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hóatôn giáo với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. Vào những thế kỷ đầu Công Nguyên, những đoàn thuyền của thương nhân Ấn Độ đã đến giao lưu buôn bán tại Luy Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) và miền duyên hải của đất Phương Nam xưa thuộc xứ Chămpa; đi theo họ còn có những Tăng lữ Phật Giáo và những Phật tử đến để trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa và truyền bá chánh pháp. Phât giáo được truyền vào Việt Nam do hai nhà sư Ma Ha Kỳ Vực ( Mahajivaka) và Chi Khương Lương (Kalaruci ). Tác phẩm Phật giáo sớm nhất là “Lý hoặc Luận” của Mâu Tử. Đáng lưu ý về việc phụng thờ Tứ Pháp trong chùa Dâu; Bộ ván in "Cổ Châu Phật Bản Hạnh" và những giải mã về văn bia Phật giáo vùng duyên hải như:

“Bia Võ Cạnh (Khánh Hòa), bia An Thái (Quảng Nam), bia Đại Hữu và bia động Phong Nha (Quảng Bình), bia Phú Quý và bia Bakul (Phan Rang), bia Nhan Biểu (Quảng Trị), bia Đồng Dương (Quảng Nam). Những bia Phật giáo này phân bố đều trong vương quốc Champa, nhất là vùng Amaravati. Trong số đó, bia Võ Cạnh (làng Võ Cạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) rất có giá trị. Bia này làm bằng đá hoa cương, niên đại cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III. (PHẬT GIÁO CHAMPA TỪ TƯ LIỆU ĐẾN NHẬN THỨC - QUẢNG VĂN SƠN)

Khảo cứu về bia Võ Cạnh, nhà nghiên cứu L. Finot cho biết : “Nhà vua dựng bia để thể hiện ý thức về sự bất thường của cuộc đời, về lòng trất ẩn đối với chúng sanh, sự hy sinh của cải mình cho lợi ích chung…” và cho biết thêm “ Phật giáo là tôn giáo chủ đạo xung quanh khu vực trung tâm của xứ kauthara. Sự sùng bái đạo Phật có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng cộng đồng Chămpa đương thời”.

 Dựa vào khảo cổ trên cho ta biết: Đạo Phật  từ Ấn Độ  truyền đến Việt Nam bằng đường thuỷ trước khi đến Trung Hoa và đã nhanh chóng hoà nhập vào văn hoá Việt Nam.

 Vào năm 987, Lý Giác được Tống Hy Tông phong làm Quốc tử giám sai đi sứ để thăm dò Đại Việt. Lê Đại Hành cử thiền sư Đỗ Thuận người học rộng và có tài  để đón tiếp. Thiền sư cải trang làm người lái đò. Gặp khi có hai con ngỗng bơi trên sông, Lý Giác ngâm rằng: Nga nga lưỡng nga nga, Ngưỡng diện hướng thiên nha. (Song song ngỗng một đôi Ngửa mặt ngó ven trời). Sư Đỗ Thuận đang cầm chèo, ngâm đáp tiếp: Bạch mao phô lục thủy, Hồng trạo bãi thanh ba. (Lông trắng phô dòng biếc Sóng xanh chân hồng bơi). Tuy bài thơ tả ngỗng đơn giản nhưng có tiếng bắt nạt của sứ giả phương Bắc và có lời đáp trả vang rền binh khí của  “người lái đò” phương Nam làm cho đối phương thán phục. Bài thơ này được xem là văn bản ngoại giao đầu tiên của nước Việt chúng ta. Thiền sư Đỗ Thuận giải trình cho triều đình về vận nước :

 “Vận nước như mây quấn
Trời Nam mở thái bình
Vô vi trên địa các
Xứ xứ hết đao binh”.

 

Trên bước đường Nam tiến mở rộng lãnh thổ, Phật giáo Việt Nam đã thể hiện tinh thần “đồng hành cùng dân tộc” và các thiền sư giữ vai tròHộ quốc an dân”, góp phần xây dựng đất nước cường thịnh. Phật giáo đã in đậm nét son trên dòng sử Việt những hình ảnh tuyệt đẹp như lời thơ của Chúc Phổ Từ Xuân Lãnh đã ca ngợi:

Trên dòng sử Việt lung linh
Nét vàng muôn thủa bóng hình thiền sư!

Phật giáo Việt Nam không chỉ lưu lại nét đẹp của nhà sư với hình ảnh những ngôi chùa, những con đò, trên từng bến nước dòng sông mà còn có hình bóng của các thiền sư hoà mình với biển cả mông trên những chiếc thuyền lênh đênh trên sóng nước để tầm sư học đạotrở thành một thiền sư lỗi lạc, khai sáng một dòng thiền đậm nét văn hóa Việt Nam đó là thiền sư Thiệt Diệu Liễu Quán với bài kệ truyền pháp nổi tiếng từ thế kỷ thứ 17, được kế tục truyền thừa cho đến hôm nay và đèn thuyền chánh pháp sẽ mãi được thắp sáng đến ngàn sau:

 Thật tế đại đao
 Tánh hải thanh trừng
 Tâm nguyên quảng nhuận
 Đức bổn từ phong…
 ( Kệ truyền thừa - Thiền Sư Liễu Quán)

 

Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng thuộc thế hệ thứ 6 của dòng thiền Liễu Quán, nối tiếp sự nghiệp của tiền nhân đã hy hiến đời mình cho đạo pháp, cho dân tộc đã khai sơn nhiều di tích danh lam ở miền duyên hải :

 Dong buồn vượt biển vào đây

 Thuyền sư ghé lại những ngày hoang sơ

 Hai trăm năm lẻ đến giờ

 Đạo phong vẫn toả xoá mờ thương đau.

 

II Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng (1818 - 1872)

Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng
Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng

Giữa thế kỷ 18,  tại Phú Yên nhiều danh Tăng xuất hiện như: Tăng cang Đạo Viên Trí Giác chùa Kim Cang, Tăng cang Tánh Thông Giác Ngộ chùa Bát Nhãđặc biệt nhất có thiền sư Diệu Nghiêm chùa Từ Quang đã đào tạo lớp người thừa kế tài giỏi là hưng thịnh cho đạo Phật Việt Nam như các thiền sư: Toàn Thể Linh Nguyên, Toàn Nhật  Quang Đài, Toàn Đức Thiệu Long, Toàn Nghĩa Chơn Thường, Tòan Đạo Viên Đàm v.v...Chư Tăng từ những thiền phái khác cũng đến cầu học và được đắc Pháp như các thiền sư: Liễu Diệu Chánh Quang chùa Triều Tôn, Liễu Năng Đức Chất chùa Phước Sơn, Liễu Căn Thiện Đức  chùa Bảo Sơnđặc biệtthiền sư Tánh Thông Giác Ngộ khai sơn chùa Bát Nhã là bổn sư của ngài Hải Bình Bảo Tạng. Sau khi thiền sư Diệu Nghiêm viên tịch, hàng đệ tử đứng ra vận động khắc bảng các tác phẩm do tổ Diệu Nghiêm chú giải kinh điển. Từ đó phong trào học Phật ở đất Phú Yên phát triển mạnh, ảnh hưởng lớn đến các tỉnh miền Trung xuyên suốt từ thế kỷ thứ 18 đến đầu thế kỷ 20. Nên trong dân gian thường truyền tụng rằng: “ Muốn tu Phật về Phú Yên, muốn tu Tiên lên Bảy Núi” hay là: “ Quan Quảng Ngãi, Sãi Phú Yên”. Phật giáo Phú Yên đã sản sinh rất nhiều danh Tăng trong đó có Thiền sư Bảo Tạng đã khai sáng nhiều danh lam ở miền duyên hải Việt Nam.

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước với nhiều đe dọa ngày càng gia tăng của Pháp. Đỉnh điểm là trận cửa biển Đà Nẵng vào năm 1847, quân Pháp bắn chìm 5 chiếc thuyền đồng của thủy quân Đại Nam. Trước những thách thức lịch sử, thiền sư Bảo Tạng vẫn giữ tâm đạo tiến tu giác ngộ. Tên tuổi của ngài gắn liền với nhiều ngôi cổ tự linh thiêngcâu chuyện khai sơn lập chùa mầu nhiệm. Nhiều đại giới đàn tại các tỉnh duyên hải miền Trung và Bà Rịa Vũng Tàu đều mang tôn hiệu  Bảo Tạng. Hằng năm vào ngày 25 tháng 5 âm lịch nhiều ngôi chùa ở các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận đều long trọng cử hành lễ tưởng niệm húy nhật của thiền sư Bảo Tạng. Hạnh nguyện của ngài quả thật là quá đặc biệt trong dòng sử truyền thừa.

Thiền sư Bảo Tạng, húy Hải Bình, đời 40 dòng Lâm  Tế, thuộc thế hệ thứ 6 của chi phái thiền Liễu Quán, được truyền thừa theo chi nhánh của thiền sư Tế Nhơn Hữu Bùi như sau:

Thế hệ thứ nhất: Thiền Sư Thiệt Diệu Liễu Quán

Thế hệ thứ hai: Thiền Sư Tế Nhơn Hữu Bùi

Thế hệ thứ ba : Đại Nguyệt Linh Chiếu

Thế hệ thứ tư: Thiền sư Đạo Dụng Đức Quảng

Thế hệ thứ năm: Thiền sư Tánh Thông Giác Ngộ

Thế hệ thứ sáu:Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng.

 

Căn cứ vào long vị và những di cảo ở chùa Bát Nhã Phú Yên ta biết thiền sư Bảo Tạng thế danh là Huỳnh Văn Yết, cha là Huỳnh Văn Xưa và mẹ là Trần Thị Tấn. Sinh ngày 14 tháng 8 năm Mậu Dần 1818 dưới triều Vua Gia Long  tại thôn Phú Nhiêu, xã Hoà Mỹ, huyệnTuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

 Thuở nhỏ ngài xuất giađắc pháp với Tăng cang Tánh Thông Giác Ngộ một danh Tăng triều Vua Minh Mạng. Sách Việt Nam Phật Giáo Sử Lược, hòa thượng Mật Thể viết về thiền sư Giác Ngộ như sau:

“ Ngài hiệu là Sơn Nhân, người tỉnh Gia Định, nguyên trước đi làm việc quan đập đá xây thành. Một hôm phát hiện trong viên đá có một tượng Phật, Ngài xin thôi việc, mang tượng vào rừng, không giao thiệp với người đời nữa và không ai biết đi đâu. Được ít lâu sau, người trong tỉnh Phú Yên thoạt thấy Sơn Nhân ở trong chùa Hang xóm núi. Xóm ấy vốn nhiều cọp, người trong xóm lập chùa mà không dám đến lễ. Lúc thấy Sơn Nhân ở đó, ai cũng thất kinh, hỏi ngài sao không sợ cọp. Ngài đáp: Cọp mặc cọp, mình mặc mình, can chi mà sợ. Ngài thường ăn rau cỏ, không dùng cơm, lấy vỏ cây làm áo. Một hôm dịch khí nổi lên, ở các nơi người chết rất nhiều, người trong xóm xin ngài cầu đảo cho nên được yên. Họ đem việc ấy trình quan. Vừa lúc ấy, quan Tuần vũ trong tỉnh có người con đau bụng, thầy thuốc chữa không khỏi. Quan liền khiến hai viên đội đi mời Sơn Nhân. Ngài hỏi: Tỉnh ở ngã nào? Họ chỉ về hướng đông. Ngài bảo họ đi trước. Hai viên đội cỡi ngựa về tỉnh thì đã thấy Ngài đến rồi. Quan mời Ngài vào thăm bệnh cho con, Ngài liền đọc một câu chú, thình lình nghe một tiếng xạc, và thấy một cái bóng như tấm lụa từ trong buồng vụt ra, tức thì con quan lành bệnh. Quan tỉnh đem việc ấy tâu về triều. Vua Minh Mạng sắc triệu Ngài về “Nội”, hỏi việc đầu đuôi, Vua thưởng rất hậu. Ngài đều từ tạ không lấy. Vua khen rằng:

“Thuần nhất bất tạp là Hòa, Vạn loại xưng tôn là Thượng”.  Liền ban hiệu là “Sơn Nhân hòa thượng”. Vua sắc mời Ngài ở chùa Giác Hoàng, nhưng được một tháng, Ngài tâu xin về núi. Qua khảo cứu lịch sử, chúng ta biết thêm một số chi tiết:

Hòa thượng Giác Ngộ sinh năm 1744. Chưa biết ngài thế phát xuất gia với tổ Đạo Dụng năm nào? tại đâu? năm 1802 xây dựng chùa Bát Nhã,  1804 đúc đại hồng chung. Năm 1816 thiền Sư Giác Ngộ chứng minh chú nguyện đúc Đại Hồng Chung cho chùa Liên Trì Phan Thiết cùng với quý hòa thượng Linh Nguyên, Thiệu Longhòa thượng Chánh Quang chú nguyện. Năm 1829,  đóng góp công đức trong việc khắc in Kinh Vô Lượng Nghĩa. Năm 1832 góp phần công đức in kinh Phương Tiện Phật Báo Ân. Năm 1838 được vua mời về kinh đô. Năm 1839 chùa Giác Hoàng Huế khánh thành và cung thỉnh hoà thượng  Giác Ngộ về trụ trì. Năm 1840  Giác Ngộ được vua Minh Mạng phong chức Tăng Cang trong dịp lễ Vu Lanlễ an vị Phật tại chùa Giác Hoàng. Và đặc biệt trong “ Hứa Sử Vãn Truyện”  là tập thơ chữ nôm gồm hơn bốn ngàn câu thơ, Thiền sư Toàn Nhật san bổ và khắc in. Sách này do giáo sư Lê Mạnh Thát tìm được tại chùa Long Sơn Vạn Giả. Trong quyển sách ấy có ghi phương danh 8 vị hòa thượng hỗ trợ ấn tống: Giác Ngộ, Linh Nguyên, Vân Đàm, Thiệu Long v.v..

Hòa thượng Giác Ngộ viên tịch vào ngày 2 tháng 11 năm Nhâm Dần 1842, thọ tám mươi bảy tuổi, đồ chúng lập tháp thờ ở chùa Bát Nhã. Trên bia tháp ghi: Sắc tứ Tăng Cang Hoà Thượng Giác Ngộ đệ nhất Tổ Khai Sơn Bảo Tháp. Thiền sư Giác Ngộ có nhiều đệ tử nổi danh như: Hải Hội Bảo Chất, Hải Lưu Mật Niệm, Hải Chánh Bảo Thanh, Hải Bình Bảo Tạng, Hải Lâm Bảo Kế,  Bảo Chân v.v..có nhiều công đức trong việc hoằng dương Phật pháp ở các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh miền Đông Nam bộ.

Một trong những đệ tử đắc pháp với hoà thượng Giác Ngộ ở chùa Bát Nhãthiền sư Hải Bình Bảo Tạng, ham mê đọc kinh sách nhất là tác phẩm: “ Hứa Sử Truyện Vãn” và những tác phẩm của thiền sư Toàn Nhật giúp ngài tường lãm những yếu chỉ thiền tông. Nhờ đọc kinh Kim Cang, thiền sư Bảo Tạng  đã dung thông được lẽ sắc không Bát Nhã qua bài thơ xuất gia của thiền sư Toàn Nhật Quang Đài:

Trần duyên đoạn hậu tự tiêu dung
Thanh tịnh phương tư sắc thị không
Phật tức tâm hề tâm tức Phật
Thanh sơn chỉ tại bạch vân trung.

Nguyễn Bá Chung dịch thơ:

Dứt duyên đời thật thong dong
Lòng thanh tịnh, sắc tức không chẳng lầm
Tâm là Phật, Phật là tâm
Ẩn trong mây trắng rạng tầm núi xanh.

Sam Hamill đã dịch thơ bằng Anh ngữ:

The Bonds of this word ended. Relaxed at leisure,
Pure and easy to bonder: form is emptiness.
Buddha is the heart; the heard is Buddha.
In the midst of white clouds, the blue mountain.

Sau khi ẩn tu và nhập định ở Thạch Động trên núi Chớp Chài, thiền sư  Bảo Tạng cùng hai sư huynh là Bảo Thanh và Bảo Chân đã phát nguyện lên đường, vượt biển vào phương Nam hoằng hoá. Nơi dừng chân đầu tiên là cửa biển Ninh Thuận,  chọn động Đông Giang lập thảo am tu hành về sau thành Đông Nhạc Tự. Sau đó đến núi Chà Bang tên gọi theo thổ âm của người Chămpa nhận thấy nơi đây có nhiều hang động đẹp, phong cảnh thiền vị, thiền sư Bảo Tạng đã khai sơn chùa Linh Sơn và sau đó trùng tu chùa Thiền Lâm từ năm 1848 đến 1854. Tiếp tục du hóa đến núi Trà Bang (làng Bình An, Phú Quí, Phan Rang) tu hành. Sau đó, thiền sư Bảo Tạng đến vùng Vĩnh Hảo, lập chùa Linh Sơn để hoằng dương Phật pháp ở vùng Phan Rang, Phan Rí. Năm 1845, ngài đến hoằng hóa ở núi Cổ Thạch. Hương hào Hồ Công Điểm không có con, gặp thiền sư  xin cầu tự, sau đó vợ ông Điểm sanh một trai và một gái. Mang ơn đó, và quy y với bổn sư Bảo Tạng ông Điểm phát tâm xây dựng một ngôi chùa bằng cây, lợp lá rất khang trang ở Cổ Thạch. Sau một thời gian ngắn ở chùa Cổ Thạch, thiền sư lại tiếp tục vào phương Nam bằng đường biển. Ngài đến Bào Trâm, gần mũi Kê Gà (Hàm Tân) hoằng dương Phật pháp. Sư Thông Ân khai sơn chùa Kim Quang nghe danh tiếng thiền sư Bảo Tạng nên đến thỉnh  về chùa và xin thọ giới Cụ túc và được ban pháp danh là Hữu Đức.

chua co thachTrong tác phẩm “Tổ Hữu Đức Tổ Khai  Sáng Núi Trà Cú Và Chư Hậu Tổ”. Đại lão hòa thượng Thích Hưng Từ đã viết:

“ Quý thay! Duyên lành đã gặp từ Phú Yên, hòa thượng Bảo Tạng đi hóa đạo miền Duyên Hải, ngang xứ Bàu Trâm. Tổ Thông Ân được tin liền đến đảnh lễ cung thỉnh hòa thượng về chùa Kim Quang và ngõ ý xin cầu hòa thượng truyền trao Đại giới. Hòa thượng hoan hỷ nhận lời, cho hòa hợp Tăng chúng, thiết lập giới đàn, truyền Cụ Túc giớiBồ Tát giới đồng thời phú pháp cho Tổ hiệu là HỮU ĐỨC . Trong thời gian hoằng hóa ở Bàu Trâm, thiền sư Bảo Tạng đã phát hiện đường hầm vào núi Trà Cú và nhận thấy núi Trà Cú là một địa linh có nhiều lông mạch hội tụ, thiền sư Bảo Tạng đã  chọn một hang đá gần đỉnh núi phía dưới hang có mạch nước trong mát tiếp tục hạ thủ công phu tu tập lúc bấy giờ Trà Cú là rừng sâu hoang vắng, còn nhiều loài cọp sói. Thiền sư xuống bàn thạch dưới hang tọa thiền, khi đói chỉ dùng rau rừng qua ngày. Ngài tu như thế trải mấy năm dài, dần dần cọp sói trở thànhbạn thân thiết với Ngài.  Sau đó, do những người đi rừng phát giác được chỗ Ngài tu, họ về xóm gần núi báo tin cho nhau hay, rồi rủ nhau lên núi đảnh lễ Ngài và chặt cây bện tranh cất cho Ngài một chiếc am để ở tu. Khi ra khỏi hang thì râu tóc Ngài dài lượt thượt và hạnh tu của ngài rất giống hòa thượng Sơn Nhân bổn sư của ngài trên núi Long Sơn Bát Nhã:

Một mãnh hình hài với gió sương
Vỏ cây là khố đá làm giường
Rau rừng nước suối qua ngày tháng
Đắc đạo tiếng đồn đến đế Vương.
( Tứ Tuyệt Hoài Cảm – Từ Xuân Lãnh)

Picture3
Thời gian sau, Ngài rời am theo đường biển vào phía Nam, truyền thừa lại cho đệ tử là Hữu Đức kế thừa  về sau trở thành chùa Linh Sơn Trường Thọ. Thiền sư Bảo Tạng đến núi Châu Viên ở Phước Hải (Đất Đỏ, Bà Rịa) lập chùa để hoằng hóa, đặt tên Châu Viên Sơn Tự, ngài ra còn trùng tu  nhiều chùa khác ở vùng Bà Rịa như chùa Long An, chùa Bửu An, chùa Long Hưng...

III Thiền Sư Hải Bình Bảo Tạng Với  Việc Trước Tác In Kinh

 

Cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20, tổ đình Từ Quangtrung tâm Phật học  tỉnh Phú Yên. Được giáo sư Lê Mạnh Thát đánh giá thiền sư Diệu Nghiêm khai sơn chùa Từ Quang là nhà văn hóa của xứ đàng trong, tề danh với nhà bác học Lê Quý Đôn ở xứ đàng ngoài. Với nhiều tác phẩm: Tam bảo biện hoặc luận, Đại học chi thư, Đại phương tiện Phật báo ân kinh chú nghĩa, Diệu Nghiêm Lão Tổ Thi Tập,  Chiết Nghi Luận Tái Trị, Thiện Ác Quy Cảnh Lục, Tam Bảo Cố Sự,  Địa Tạng Kinh Chú Giải, Quy Nguyên Trực Chỉ Âm Nghĩa, Tỳ Ni Sa Di Oai Nghi Cảnh Sách Âm Chú Yếu Lược, Tam Bảo Pháp Số, Tam Bảo Danh Nghĩa, Chư Kinh Sám Nghi, Hoằng Giới Đại Học Chi Thư, Phật Tổ Đích Truyền Nhất Thống....và nhiều khắc mộc bảng được gọi là “Từ Quang tàng bảng” đã được ấn loát, cho ra đời những tập kinh, luật, chú giải, được truyền bá khắp nơi. Phần lớn những khắc mộc bảng ấn loát kinh điển đều do thiền sư Toàn Nhật viết lời bạc giới thiệu những tác phẩm của Tổ Diệu Nghiêm để hậu bối tham cứu, học tập, và trở thành danh sư trong số đó có thiền sư Hải Bình Bảo Tạng.

 

Năm Nhâm Ngọ 1858, thiền sư Bảo Tạng ở chùa núi Châu Viên in lại  “Kim Cang Chú Giải ”. Sách này do Tôn giả Qui Pháp chú giảiTôn giả Qui Phật tập chú. Trang đầu ghi: Kim Cang Chú Giải, Tự Đức, Mậu Ngọ trung thu cát nhựt trùng tuyên. Trang 2 ghi: Châu Viên Sơn Tự, Bảo Tạng thiền Sư phát khởi. Hoàng Đồ cũng cố, đế đạo hà xương, Phật nhật tăng huy, pháp luân thường chuyển. Long Sa cư sĩ, Từ Bi Đại Sư kính sao. Trang 3 ghi: Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh, Dao Tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch, Quy Pháp Tôn Giả trực giải, Quy Phật Tôn Giả tập chú. Châu Viên Sơn Tự trụ trì tự Bảo Tạng phát khởi tạo bảng. Chứa Chan Tự, hòa thượng Bảo Thanh trùng khắc. Long Điền thôn, cư sĩ húy Liễu Quang, tự Thái Bình thiệm lục. Bài tựa Kinh Kim Cang Chú Giải do thiền Sư Bảo Tạng viết được dịch Việt do thượng tọa Định Ngộ và giáo sư Nguyễn Hiền Đức, được đăng trong Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong với nội dung sau:

“ Được nghe, thuyền từ rộng độ, bè báu đồng lên. Từ xưa đến nay, Pháp bảo không gì bằng giáo kinh Kim Cang. Cho nên thời bấy giờ, vì người phát tâm tối thượng thừa mà nói pháp, mà sự truyền pháp này thật là sự thành tựu hiếm có thứ nhất. Biết rõ nghĩa lý thâm sâu vô cùng, chí lý khó cùng tận, cho nên kinh này, khi đạo Phật truyền vào Trung Quốc, ban đầu có một, hai  quyển, cho đến đời nhà Đường thịnh trị, người dịch thì ít. Sau này chú giải thêm nhiều, cốt mở rộng nghĩa chơn không mà lại hại nghĩa chơn thật. Nay xem “ Tập Đức Đường”, hai vị tôn giả Quy Tập và Quy Phật chú giải nghĩa thật của Kinh Kim Cang, tuy không sâu không nhiệm, chỉ đạt lý mà thôi, Muốn cho đời hậu lai, có Bồ Tát biết và thực hành dễ dàng, chính yếu không ngoài việc tu tâm giác tánh mà thôi. Nay tôi may mắn được kinh này, còn sót lại một quyển gọi là “ Kim Cang Chú Giải”, trong đó lời chú giải ý nghĩa đầy đủ. Từ đời Khang Hy thứ 59 (1720) đến nay không thấy bản nào được như vậy. Vì vậy tôi thiết nghĩ, Phật pháp khó được, giáo pháp khó nghe, dù trong ngàn vạn kiếp cũng khó gặp được. Ý nguyệnkế tiếp đời trước, sữa chữa, sao chép, khắc bảng, lấy công việc đó làm việc thiện truyền lại cho muôn đời. Tâm thành của tôi là muốn các Bồ Tát đời vị lai đều thấy được tâm chỉ của đức Như Lai. Trân trọng tựa đề. Chùa núi Châu Viên, bần đạo tên Bảo Tạng kính đề tựa”.

Phần cuối sách ghi rõ: Mậu Ngọ, quý Đông, thượng hoằng kỉnh lục hườn, thập phương chư sơn hiệp đồng chứng minh trùng khắc. KIM CANG CHÚ GIẢI KINH đồng đăng Bát Nhã bửu phiệt cộng chứng Bồ Đề. Vân Sơn tự trụ trì, liêm lý Chứa Chan Sơn Tự, Long Bàn Tự, Bảo Thanh hòa thượng trọng phán. Châu Viên Tự, trụ trì, liêm lý Long An tự, Bửu An tự, Long Hưng tự, Bảo Tạng thiền sư phát khởi tạo bản. Và phần cuối cùng ghi rõ phương danh chư Tăng miền Trung và miền Nam đã phát tâm góp phần công đức khắc bản in kinh như: Hòa thượng Chánh Trí chùa Đại Giác, đại sư Chánh Quý chùa Long Bàng, đại sư Từ Lâm chùa Chúc Thọ, đại sư Minh Giác chùa Kim Chương, sắc tứ Phổ Quang, Thiên Trường, hòa thượng Liễu Nghĩa chùa sắc tứ Vạn An, đại sư Từ Quới chùa Hưng Long, hòa thượng Chánh Đắc chùa Tập Phước, đại sư Quảng Thông chùa sắc tứ Từ Ân, đại sư Từ Tánh chùa sắc tứ Thập Tháp Di Đà Tự v.v..

 Sau đó, thiền sư Bảo Tạng về trụ trì chùa Thạch Sơn, Phú Yên. Năm Tân Dậu 1861, ngài khắc chữ lên bảng gỗ để in sách Kim Cang Diễn Nghĩa. Trên kinh ghi: Đại Nam quốc, Phú Yên đạo, Đồng Xuân huyện, Xuân Nông tổng, Phước Sơn tự Bảo Kế hộ bản, Thạch Sơn tự Bảo Tạng khắc bảng, Chơn Niệm hòa thượng, chư sơn đồng trợ.

Picture4


IV Thiền Sư Hải Bình Bảo Tạng Với Những Danh Lam Miền Duyên Hải

 

1 Chùa Bát Nhã: Tọa lạc trên núi Long Sơn, thôn Mỹ Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Thường gọi là chùa Tổ hay Sắc tứ Long Sơn Bát Nhã. Đây là một di tích nơi mà thiền sư  Bảo Tạng đã xuất gia hành đạođắc pháp với Tăng Cang Giác Ngộ. Trong Châu bản triều Nguyễn: Ngày 18 tháng 10 năm Minh Mạng thứ 21 (1840) ghi: Thiền sư  Nguyễn Giác Ngộ, trụ trì chùa Bát Nhã ở Long Sơn, là người tịnh tâm tu luyện, tịch cốc đã hơn bốn mươi năm. Tu hành khổ hạnh, đức hạnh cao phong như thế thật quí trọng. Truyền cấp cho một văn bằng Tăng cang, lại gia ân thưởng cho hai mươi lạng bạc, tăng phục và áo quần vải màu, mỗi thứ năm bộ, cho ngựa trạm đưa về chùa cũ trụ trì. Trên đường đi qua, các quan quản hạt phải phái người hộ tống để đường đi được an toàn tốt đẹp. Lại truyền cho quan tỉnh Phú Yên xuất tiền công mua sắm vật liệu, thuê dân phu sửa sang chùa chiền nơi Nguyễn Giác Ngộ hiện đang trụ trì cho được tráng lệ đẹp đẽ. Số dân phu thuê bao nhiêu người, truyền cấp cho mỗi người mỗi tháng bốn quan tiền và một vuông gạo để cho họ vui vẻ làm cho sớm hoàn thành công việc. Sau  khi  tổ Giác Ngộ viên tịch đệ tửthiền sư Hải Hội Bảo Chất kế thừa tổ đình Bát Nhã. Kế thừa tổ đình Bát Nhã đời thứ 3 là thiền sư  Thanh Lân Viên Thông, đời thứ 4: Trừng Đức Tịnh Bửu là bổn sư của ngài Tâm Đạo Từ Nhãn và Từ Hiếu kế thừa chùa Quang Long Đại Tập, Ninh Thân, Ninh Hòa. Đời thứ 5 là hòa thượng Tâm Đạo Từ Nhãn, đời thứ 6 là  hòa thượng Nguyên Chơn Khế Hội Trí Thành đã truyền trao ngọn đuốc chánh pháp cho hơn 20 đệ tử. Trong số đó có những vị nổi danh như: Hòa thượng Thích Quảng Hiển viện chủ Đại Tòng LâmTu viện Hộ Pháp, hòa thượng Thích Quảng Phát kế thừa chùa Bát Nhã, hòa thượng  Quảng Đàm, hòa thượng Quảng Niệm kế thừa chùa Từ Quang Đá Trắng, hòa thượng Quảng Định chùa Từ Hiếu và hòa thượng Quảng Mẫn ở Hoa Kỳ v.v…

 

2 Chùa Minh Sơn: Thạch Sơn tự là tên xưa của chùa Minh Sơn còn  gọi là chùa Hang. Năm Tân Dậu 1861, thiền sư Bảo Tạng lại  khắc bảng gỗ in Kinh Kim Cang Diễn Nghĩa tại đây. Thiên nhiên cấu tạo sẵn những tảng đá to dựng thẳng đứng tạo thành vách và mái che rất kín đáo; phía ngoài cửa vào chùa Minh Sơn có hai tảng đá nhoài ra với mái che bằng phẳng như một hành lang trước khi bước vào chánh điện. Thiền sư Bảo Tạng đã chọn nơi đây để mai danh ẩn tích, hạ thủ công phu tu tập nơi non cao, hang vắng ăn lá khoai trái rừng, uống nước suối tu chứng đạo giải thoát. Thạch Sơn Tự  tọa lạc trên núi Chóp Chài còn là Qui Sơn và dân gian gọi là hòn Cổ Rùa. Theo các nhà phong thuỷ học thì sông Đà Rằng là con rồng uốn khúc, đầu ở thượng nguồn, đuôi vắt ngang qua núi Chóp Chài là con rùa khổng lồ vươn mình ra biển Đông. Chính thế đất Long Qui giao hoà nên nhiều người nghĩ rằng Phú Yên là nơi phát sinh ra  nhân tài, là vùng địa linh nhân kiệt. Trên lưng đồi núi có các chùa Khánh Sơn, Hòa SơnBảo Lâm.

 

3 Chùa Long Quang: Chùa Long Quang tọa lạc tại khu phố Long Phước Đông, phường Xuân Phú thị xã Sông Cầu. Do thiền sư Hải Đạt Phổ Tịnh khai sơn năm 1861. Di cảo còn lưu giữ tại chùa Bát Nhã cho biết, thiền sư Bảo Tạng được cung thỉnh làm đường đầu hòa thượng tại giới đàn chùa Long Quang tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 5 năm Mậu Thìn (1868). “Giới đàn  chùa Long Quang  ngài Hoằng Ân làm đàn chủ, hòa thượng  chùa Từ Quang hộ giới đàn, hòa thượng  chùa Hồ Sơn sám chủ, pháp sư chùa Thiên Đức thuyết giới, Bảo Tạng chùa Long Quang làm hòa thượng  truyền giới, hòa thượng Bảo Nghiêm chùa Sơn Long Yết Ma, Viên Thông Thanh Lân chùa Long Sơn Bát Nhã giáo thọ, Huệ Tường chùa Cổ Lâm tôn chứng thứ nhất, Phổ Hóa của Bảo Lâm  tôn chứng thứ nhì, Thiền sư  Ấn Chánh Huệ Minh chùa Bảo Sơn  tôn chứng thứ ba, Vĩnh Thọ chùa Viên Quang tôn chứng thứ tư, Trí Chánh chùa Phổ Bảo tôn chứng thứ năm, thầy chùa Kim Sơn tôn chứng thứ sáu, Huệ Tuệ chùa Phước Quang tôn chứng thứ bảy”.

 

4 Các Di Tích tại tỉnh Ninh Thuận: Thiền sư Hải Bình Bảo Tạng  để lại dấu ấn truyền thừa như:  chùa Đông Nhạc, chùa Linh Sơn, chùa Phước Lâm và chùa Thiền Lâm. Chùa Đông Nhạc: Thôn Đông Giang, Ninh Hải, Ninh Thuận hiện còn long vị của thiền Sư Bảo Tạng. Xưa kia bên cửa biển có động Đông Giang một vùng đất trú phú. Dân ghe bàu Phú Yên vào sinh sống và lập nghiệp. Trong đoàn người ấy có thiền sư Bảo Tạng cùng hai sư huynh Bảo Chân và Bảo Thanh. Thiền sư Bảo Tạng đã dừng chân dựng thảo am tu hành sau phát triển thành Đông Nhạc Tự. Năm 1844 thiền sư Bảo Tạng khai sơn Chùa Linh Sơn Cà Đú tại chân Núi Cà Đú, thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải rồi truyền thừa cho đệ tử Thanh An Từ Phước kế vị . Và hiện nay là di tích lịch sử do hoà thượng Đổng Cơ trụ trì.  Căn cứ vào quyển “ Lịch Sử Tổ đình Thiền Lâm “ của hoà thượng Thích Hạnh Bình: Thiền sư Bảo Tạng đến trụ trì 1848 và trùng tu chùa mãi đến năm 1854 mới hoàn thành. Tiếp tục theo đường biển ngài theo ghe bầu đến vùng Vĩnh Hảo, Tuy Phong Bình Thuận ngài chọn một hang đá bên dòng suối Hàm Rồng tu tập thiền định nên dân làng đã cung thỉnh ngài lập chùa Linh Sơn.

 

5 Các Di Tích tại tỉnh Bình Thuận:

 

Chùa Cổ Thạch còn gọi là chùa Hang, chùa Đá Cổ là một điểm hành hương nổi tiếng. Năm 1835-1836, thiền sư Bảo Tạng đã khai sơntrụ trì được năm năm. Sau đó truyền lại cho các đệ tử qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa, chùa được khang trang. Với kiến trúc độc lạ trong một cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, một quần thể núi đá trùng điệp nằm trên vòng cung bờ biển bãi sỏi bảy màu trải tuyệt đẹp, chùa Cổ Thạch là một di tích, thắng cảnh Việt Nam. Vịnh Chùa Cổ Thạch:

Thạch Tự mấy từng chiếu ánh quang
Danh lam giục bước khách du nhàn
Cây chen gác trống, chen hoa núi
Đá đội lầu chuông đội gió ngàn
Sóng biển dạt dào reo mặt bãi
Chim rừng ríu rít nhộn lòng hang
Ai hay cảnh trí mang mầu Phật
Sự tích kiên cường biết mấy trang.
Mùa Hè 1985/Thu Lâm

 

Picture5Chùa núi Tà Cú hay Linh Sơn Trường Thọ Tự là một danh lam thắng cảnh của miền Trung. Chùa tọa lạc trên núi Tà Cú ở độ cao hơn 400 m, thuộc thị trấn Thuận Nam, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Chùa do thiền sư  Hữu Đức đệ tử của thiền sư Bảo Tạng khai sơn. Nhận thấy núi Tà Cú là nơi “địa linh”, có nhiều long mạch hội tụ, thiền sư Bảo Tạng đã chọn một hang đá gần đỉnh núi làm nơi tu hành, phía dưới hang có mạch nước trong mát, sau này được gọi là “hang Tổ”. Vua Tự Đức ban sắc tứ cho Linh Sơn Trường Thọ Tự. Thập niên 1960, hoà thượng Nhơn Bảo Vĩnh Thọ ân sư của hòa thượng Thích Chơn Thành ( United States), hòa thượng Thích Bổn Điền (Australia ) và hòa thượng Thích Bổn Đạt ( Canada)  phát nguyện tôn trí pho tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn dài 49 m trên đỉnh núi Tà Cú. Ngày 2-1-2006, tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn trên núi Tà Cú được tổ chức Kỷ lục Việt Nam / Vietkings xác nhậntượng Phật nằm dài nhất nước. Ngày 30-5-2013, Tổng Giám đốc Tổ chức Kỷ lục châu Á, ông Biswaroop Roy Chowdhury đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất châu Á.

 

6 Các Di Tích Danh Lam tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Thiền sư Bảo Tạng khai sơn trùng tutrụ trì nhiều chùa ở Bà Rịa như chùa Long An, chùa Bửu An, chùa Long Hưng và chùa Ngọc Tuyền trên núi Kỳ Vân là nơi có bảo tháp của thiền sư Hải Bình Bảo Tạng,  một danh tăng suốt đời phụng sự Phật pháp, tạo dựng rất nhiều chùa, hoằng dương chánh pháp, hóa độ chúng sanh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đạo pháp dân tộc. Đây là một di tích lịch danh lam, thuộc khu phố Hải Sơn, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Ngày 25 tháng 5 năm Nhâm Thân 1872, thiền sư Hải Bình Bảo Tạng viên tịch tại chùa Ngọc Tuyền. Bảo tháp của thiền sư với kiến trúc theo kiểu lục giác, gồm có 3 tầng, được xây dựng bằng đá xanh kết hợp với các nguyên liệu cổ truyền như cây ô dước, mật mía, vôi. Trải qua thời gian dài đã xuống cấp rất cần được trùng tu tái thiết. Chúng con mượn những vần thơ của Nguyễn Du và thành tâm dâng nén tâm hương, nhất tâm đảnh lễ giác linh thiền tọa thùy từ chứng giám :

 
Minh kính diệc phi đài, 
Bồ Đề bản vô thụ. 
Ngã độc Kim Cương thiên biến linh, 
Kì trung áo chỉ đa bất minh 
Cập đáo phân kinh thạch đài hạ, 
Chung tri vô tự thị chân kinh 
Sam Hamill đã dịch sang Anh ngữ:
That bright mirror stand, originally didn’t exist
The Boddhi tree, also non-existent;
I have read the Diamond sutra a thousand times.
Many profound matters I do not clearly understand.
Now at Sutra Division Stone Tower
I readlize it’s the non-word sutra that is read one.
Nguyễn Duy và Nguyễn Bá Chung dịch thơ:
Đài gương mộng tự bao giờ,
Cây Bồ Đề ảo mơ hồ khói sương,
Hơn ngàn lượt tụng Kim Cương,
Lắm đều kỳ ảo chưa tường trong ta,
Bấy giờ đến được đài hoa,
Mới hay “ Không chữ” ấy là chơn kinh.

Picture6
Và để tưởng nhớ ơn sâu mở đạo, ghi lòng nghĩa lớn truyền đăng, chúng ta cùng nắm tay nhau kết thành đài sen cúng dường giác linh thiền sư Hải Bình Bảo Tạng trong ngày tưởng niệm húy nhật lần thứ 151 và cùng hát bài thiền ca “Phật Giáo Việt Nam Lên Đường”. Thơ Phan Tấn Hải, nhạc Trần Chí Phúc:

Con về đây từ núi cao, từ biển xa
Với hồn thiêng rồng tiên ngàn năm quê hương Việt Nam.
Con về đây nghe chuông chùa lời mẹ ru giữ đời đời
Nguyện quy y Phật Pháp Tăng
Việc ác, con xa lià, việc lành, con vâng giữ
Trong sạch thân khẩu ý ghi lời Phật trong tâm.
Con lên đường, tới Trường Sơn, tới Biển Đông
Giữ quê hương một tấc đất không để lui
Con lên đường, lấy tình thương, bảo vệ dân
Vững ngàn năm, hộ trì Phật Giáo Việt Nam.

             Chùa Hội Phước New Mexico, mùa An Cư 2023

                                                              Thích Thánh Minh

 

 

 

 

 

 

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11135)
Thư Ngỏ của Tỳ kheo Thích Giác Tâm Thế danh: Trương Mậu Nam Hiện trụ trì tại: Chùa La, thôn Cẩm Liên, xã Cẩm La, Tx Quảng Yên, T Quảng Ninh, nước Việt Nam Do ảnh hưởng trực tiếp từ bão Yagi quá mạnh đổ bộ trực tiếp vào Quảng Ninh nên chùa con bị thiệt hại nặng nề. Trụ xứ chúng con có 9 chú tiểu là trẻ mồ côi con nhận cưu mang nuôi dưỡng, đang ở mái che tạm.
Đây là lần thứ hai tôi đến Tu Viện Gaden Shartse Thubten Dhargye Ling (còn được gọi là Chùa TDL) tại Thành Phố Long Beach, Miền Nam California, Hoa Kỳ. Lần đầu tôi đến đây cách nay vài năm để làm phóng sự cho pháp sự kiến tạo Mạn Đà La do chư Tăng từ Tu Viện Gaden Shartse Monastery tại Ấn Độ sang thực hiện.
Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Mỹ đã đến thăm Orange County và tổ chức buổi cơm chay "Gây Quỹ Xây Dựng Học Viện Phật Giáo Viên Giác tại Đức Quốc" vào thứ bảy ngày 5/10/2024 tại trung tâm Sangha, 7641 Talbert Avenue, thành phố Huntington Beach....Kiều Mỹ Duyên có buổi phỏng vấn Hòa Thượng Thích Như Điển và Hòa Thượng Thích Thông Triết vào thứ hai ngày 7/10/2024 trên đài truyền hình VBS 57.6 cùng cô Thu Anh, chuyên viên địa ốc.