Bilingual: The Quảng Đức Flame / Ngọn Lửa Quảng Đức

06/06/20233:36 SA(Xem: 2405)
Bilingual: The Quảng Đức Flame / Ngọn Lửa Quảng Đức

 

blankBilingual:
THE QUẢNG ĐỨC FLAME 
NGỌN LỬA QUẢNG ĐỨC

 Author: Venerable Thích Trí Quang
Translated by Nguyên Giác

 botatthichquangduc-03b

 

The Buddha instructed, "It's hard to get the human body." Self-immolation is only referenced in Mahayana Buddhism, however, the Lotus Sutra mentions it briefly but solemnly. The Bodhisattva Precepts of Phạm Võng, in particular, forbids visiting and staying in places with danger and accidents but also speaks of self-immolation. Both sutras mentioned above say that self-immolation is austerity. This asceticism comes from recognition and aspiration that have two aspects: pity for the persecuted Buddha Dharma and pity for the masses of people suffering. Ascetic self-immolation must be performed without the goal of committing suicide. Ascetic self-immolation includes not only burning the body but also the self-burning of a portion of the body. The self-burning of a part of the body is also for the sake of testing the inner strength and trying to endure austerities.

Others are not permitted to solicit or promote self-immolation, only to refrain from interfering. When determining whether an applicant for the bodhisattva vows can or cannot have a strong aspiration, only a teacher who administers the vows may at times make reference to the self-immolation of a body part. If the person applying for the vows lacks such courage, the teacher must instruct them to develop it before passing on the bodhisattva vows. Thus, the self-immolation of a part or all of the body stems from the power of aspiration, one of the powers mentioned in Buddhism.

Now, I would like to talk about Venerable Quảng Đức.

On the most drastic days, I received a letter from Venerable Quảng Đức. His letter was written on a little sheet of paper, for easy concealment. A Vietnamese journalist working for a foreign news agency carefully delivered the letter to me. Venerable Quảng Đức's letter was solemnly written, saying that in the midst of Buddhism's persecution, He was too elderly to do anything, therefore He would want to learn from the Medicine King, wishing to burn His body to pray for the Dharma's survival. He requested that the higher monks accept His wish compassionately and decide when to carry it out. I understood this was such an extremely serious choice, so I didn't dare to decide for myself. The leader of the Buddhist Sangha, the monks Trí Thủ, Thiện Siêu, Thiện Minh, and I convened for an urgent meeting.

Everyone in the meeting was moved, but they didn't make any decisions. Instead, they gave me the task of carefully considering whether to accept His will and, if so, when, in Saigon City, of course. Given this level of responsibility, I solemnly hold His letter in my body without making any decisions, even responding to Him. Then, while Từ Đàm Pagoda was under siege tightly, Mr. Đằng informed me secretly that Venerable Quảng Đức had decided to burn himself. The next day, Mr. Diệm invited the Buddhists to negotiate. Thus, His choice to self-immolate marked the beginning of a new era in the 1963 Campaign.

I had never met Him before, just once when He was the abbot of Phước Hòa Pagoda, and I knew He was devoted to reciting and honoring the Lotus Sutra. I only knew about the letter above before He burned himself. It was later revealed that He had prepared in a true, simple, and hidden manner before setting himself on fire. He continued to recite and revere Lotus Sutra every day while carrying on with His daily tasks. Only those who paid careful attention to Him would notice that He appeared to be going far away. Of the most important was His will. A new monk who lived close to Him only learned of His wish and will on the days He was preparing to self-immolate.

The will He wrote was simple, sincere, and most importantly, it contained realization. This realization was the source of His bodhisattva aspiration. He stated He would burn himself to beg for Diem's wisdom, without even resenting him... Besides the will, He also left a photo and a heart. Regarding the photograph, it was taken by a reporter when the fire spread almost entirely to His body. Only one shoulder remained, nearly half of His head was destroyed, and His forehead was also burned, leaving only His face. It was at such a time that His face was completely calm, transcendent, without a single wrinkle or strain. This photo won an international award. Again, it was said that fire broke out completely over His whole body, but He remained still. Until the fire went out, another picture showed Him sitting like a black bronze statue. After a while, He nodded His head as if bowing to Buddhist monastics and laypersons, then gently leaned back. He burned himself a few days before I entered Saigon. The situation in which He set himself on fire, which was described as extremely tragic, remains unprecedented.

I'll talk about His funeral in chapter 30. Let us now discuss the most crucial fact: His heart, "Quảng Đức's heart." The cremation of His body was presided over by Venerable Thiện Hòa. After cremating the deceased and subsequently removing it, the ashes contained a piece of meat that the location indicated was the heart. Venerable Thiện Hòa put it back in the crematorium and it still didn't burn. He then asked to try to burn again, but the gasoline ran out. Around then there were a lot of journalists present, so they helped by going out to get fuel. Only they could travel easily at the time. They found a few cans of super gasoline and burned the heart again thoroughly, but it could not be destroyed. This made me believe since ancient history tells that Venerable La Thập's tongue remained after his cremation. But here, there were no questions raised because there were many people on the spot witnessing. Because more than 50 journalists, the majority of whom were international journalists, not only witnessed but actually took part in this.

Near the end of this autobiography, I will also talk about this heart. It is simply stated here that following the cremation, I drafted a document for the Sangha's head to sign, making a statement. "I pray to the real-life bodhisattva to bless the Buddhist movement's accomplishment," I wrote at the end of the text. And I wrote, "Namo the great hero, the great toughness Bodhisattva Quảng Đức" (“Nam mô đại hùng đại lực Quảng Đức bồ tát”) -- the term Bodhisattva Quảng Đức has been around since then. Even materialists have been unable to deny the Bodhisattva Quảng Đức phenomenon up until this point. The existence of a bodhisattva was one of the campaign's immortals in 1963.

The self-immolation of Bodhisattva Quảng Đức, when it happened, made Mr. Diệm feel terrified. Then, a few hours later, the flames of His self-immolation flared out on television waves all over the world, particularly in the United States, destroying the image of Diệm and his dictatorship. The Quảng Đức flame merged and brightened up the high spirit, while Mr. Diem lost his cool over his attitude and policies.

The Vietnamese people have many extraordinary people. Meanwhile, Bodhisattva Quang Duc was both an extraordinary man and a superman.

  

…. o ….

 

 

NGỌN LỬA QUẢNG ĐỨC

 Tỷ Kheo Thích Trí Quang

 

“Thân người khó được,” đó là lời dạy toàn bộ Phật giáo. Chỉ trong Phật giáo đại thừa mới nói đến sự tự thiêu. Nói ít nhưng trang trọng là Pháp Hoa. Đặc biệt Bồ tát giới Phạm Võng cấm đi và ở những nơi nguy hiểm, tai nạn, nhưng cũng nói đến sự tự thiêu. Cả hai xuất xứ trên đây đều nói tự thiêukhổ hạnh. Khổ hạnh này xuất từ ý thức và tâm nguyện có hai đặc thái : xót xa Phật pháp điêu đứngxót thương quần chúng đau khổ. Khổ hạnh tự thiêu tuyệt đối phải là không phải tự sát. Khổ hạnh tự thiêu cũng không phải chỉ tự đốt thân thể, mà phụ thuộc việc này còn có những sự tự đốt một phần thân thể. Sự tự đốt một phần thân thể là vì muốn tự thử nghiệm nội lực, thử chịu khổ hạnh.

Phía người ngoài thì không ai được yêu cầu hay khuyến khích sự tự thiêu, được chăng chỉ có sự không trở ngại mà thôi. Chỉ có vị thầy truyền thọ Bồ tát giới mới có thể có lúc nói đến sự tự thiêu một phần thân thể để xét nghiệm người xin thọ Bồ tát giới có thể hay không thể có cái chí nguyện dũng mãnh. Không thể có thì vị Thầy phải đào luyện cho họ có thể có cái chí nguyện ấy mới truyền thọ Bồ tát giới. Tự thiêu một phần hay toàn thân thể, như vậy, là xuất từ nguyện lực, một trong những sức mạnhPhật giáo nói đến...

Nay nói về ngài Quảng Đức.

Chính trong những ngày quyết liệt nhất mà tôi nhận được thư của Ngài. Thư viết trên miếng giấy nhỏ, dĩ nhiên để dễ mang đi cho kín đáo. Thư do một ký giả người Việt làm cho một hãng thông tấn ngoại quốc cẩn trọng đưa tận tay tôi. Thư viết chữ nghiêm trang. Rằng đạo pháp trong cơn nguy khốn mà tôi tuổi già sức mọn, không làm gì được. Nên tôi xin học đức Dược Vương, nguyện thiêu thân mình để cầu cho đạo pháp trường tồn. Ngưỡng mong liệt vị trưởng thượng tôn túc từ bi hứa khả, và quyết định cho lúc nào thực hiện. Xét đây là việc trọng đại nên tôi không dám quyết định. Một cuộc họp được mở ra khẩn cấp, với sự hiện diện của ngài Hội chủ, các Thầy Trí Thủ, Thiện Siêu, Thiện Minh và tôi.

Ai cũng xúc động nhưng không quyết định gì, chỉ giao cho tôi xét kỹ nên chấp nhận ý nguyện của Ngài hay không, chấp nhận thì nên thực hiện vào lúc nào, dĩ nhiên là ở Sài gòn. Được giao như vậy, nhưng tôi trang trọng cất giữ trong người bức thư của Ngài mà chưa quyết định gì, kể cả việc phúc đáp cho Ngài. Thế rồi trong lúc Từ Đàm bị bao vây dữ dằng thì tin ngài tự thiêu được ông Đằng mật báo liền cho tôi. Liền hôm sau ông Diệm mời Phật giáo thương thuyết. Sự tự thiêu của Ngài như vậy là cái mốc của giai đoạn mới trong cuộc Vận động 1963.

Trước đây tôi không quen biết với Ngài, chỉ gặp một lần khi Ngài trù trì chùa Phước Hòa, biết Ngài chuyên tâm trì tụng và lễ bái Pháp Hoa. Giai đoạn trước khi Ngài tự thiêu tôi cũng chỉ biết mỗi một bức thư nói trên. Sau này mới biết, trước khi tự thiêu, Ngài chuẩn bị một cách chân thành, bình dị và kín đáo. Vẫn trì tụng lễ bái Pháp Hoa hằng ngày. Vẫn sinh hoạt bình thường. Tế nhị lắm mới thấy Ngài có vẻ như người sắp đi xa. Quan trọng nhất là di chúc của Ngài. Một vị tân tỷ kheo gần Ngài mà đến hôm Ngài sắp tự thiêu mới biết được ý nguyện và bản di chúc ấy.

Bản di chúc ấy bình dị, chân thành, quan trọng nhất là ý thức chứa đựng bên trong. Chính ý thức này chứa đựng tâm nguyện Bồ tát của Ngài. Không oán trách đến cả ông Diệm, ngài chỉ nói tự đốt thân mình để cầu cho ông sáng suốt...Ngoài di chúc, Ngài còn một tấm ảnh và một quả tim. Về tấm ảnh, một ký giả chụp được lúc ngọn lửa bùng lên gần khắp người Ngài rồi, còn lại chỉ có một bên vai, gần một nửa trên đầu, trán cũng đã có lửa, chỉ mặt còn nguyên. Chính trong lúc như vậy mà nét mặt Ngài hoàn toàn bình thản, siêu thoát, không một nét nhăn hay một chút ráng sức. Bức ảnh này được giải thưởng quốc tế. Lại nghe nói lửa bùng lên hoàn toàn mà Ngài vẫn an tọa. Cho đến lửa tắt, một tấm hình khác cho thấy Ngài ngồi như pho tượng đồng đen. Sau đó một lúc Ngài mới gật đầu xuống như thể cúi chào tăng ni Phật tử, rồi nhẹ nhàng bật ngửa người ra. Ngài tự thiêu mấy hôm rồi tôi mới vào Sài gòn. Tình trạng khi Ngài tự thiêu, nghe nói cực kỳ bi tráng, cho đến nay vẫn là không tiền khoáng hậu.

Về đám tang của Ngài, tôi sẽ nói đến trong chương 30. Nay hãy nói đến sự kiện quan trọng nhất là quả tim của Ngài, “quả tim Quảng Đức“. Việc hỏa thiêu nhục thân của Ngài là do thầy Thiện Hòa chủ trì. Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn còn một khối thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Hòa cho vào lò thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông ký giả hiện diện. Họ chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ, nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa, ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn còn. Nhưng ở đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không có được nữa. Vì đây là việc mà trên dưới 50 ký giả, đa số là ký giả quốc tế, không những cũng chứng kiến mà còn dự vào.

Về quả tim này tôi vẫn nói đến vào gần cuối bản tự ghi này. Ở đây chỉ nói khi hỏa thiêu ngài rồi, tôi thảo để ngài Hội chủ ký một thông bạch. Cuối thông bạch ấy tôi viết “cầu nguyện vị nhục thân Bồ tát gia hộ cho cuộc vận động của Phật giáo đựơc thành tựu“. Và niệm “Nam mô đại hùng đại lực Quảng Đức bồ tát”; Hồng danh Bồ tát Quảng Đức khởi đầu từ đó. Hồng danh ấy, và Bồ tát Quảng Đức, cho đến nay chính những người duy vật cũng không thể không công nhận. Một trong những sự bất diệt của cuộc vận động 1963 là sản xuất một vị Bồ tát.

Sự tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức ngay khi mới xảy ra đã làm cho ông Diệm rụng rời. Rồi mấy giờ sau, cả thế giới, nhất là ở Mỹ, ngọn lửa tự thiêu của Ngài rực lên trên máy truyền hình, đốt cháy tan tành hình ảnh ông Diệm và chế độ của ông. Ngọn lửa Quảng Đức chung đúc và làm sáng lên cái khí thế cao độ mà ông Diệm không còn giữ được gì về thái độ và chính sách của ông.

Dân tộc Việt Nam có lắm vĩ nhân. Nhưng Bồ tát Quảng Đức là vĩ nhân mà siêu nhân.

Nguồn:

https://thuvienhoasen.org/a13465/ngon-lua-quang-duc-ty-kheo-thich-tri-quang

 

 

…. o ….

 

 

 

 

 

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10441)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.