Bilingual: 196. From the Department: US urges Diem to fulfill his promise to Buddhism / Mỹ hối thúc Diệm thực hiện lời hứa với Phật Giáo

07/07/20234:38 SA(Xem: 1932)
Bilingual: 196. From the Department: US urges Diem to fulfill his promise to Buddhism / Mỹ hối thúc Diệm thực hiện lời hứa với Phật Giáo

 

blankBilingual:
196. FROM THE DEPARTMENT:
US URGES DIEM TO FULFILL HIS PROMISE TO BUDDHISM 
MỸ HỐI THÚC DIỆM THỰC HIỆN LỜI HỨA VỚI PHẬT GIÁO

 

us-state-department196. Telegram From the Department of State to the Embassy in Vietnam

 

Washington, July 1, 1963, 8:52 p.m.

4.

From Hilsman and Nolting to Trueheart.

Thinking here is that unless GVN has in the meantime made further forthright efforts to meet tensions, domestic and international reactions to another Buddhist protest suicide or further bloodshed in connection with Buddhist demonstrations would compel us to make public statement disassociating ourselves from GVN policy vis-à-vis Buddhists. We fully aware likely impact such statement on GVN internal stability and strength, but see no alternative. US cannot take responsibility in any way for GVN religious discrimination, real or alleged.

You should seek appointment with Diem (or alternatively work through Thuan) for following purpose:

For you to decide whether to tell Diem that we may have to make public statement unless GVN makes forthright effort. You should however impress on him that it may be too late to forestall demonstrations and that you instructed suggest urgently that he should make speech which will, if possible, have dramatic impact to succeed in bridging gap of misunderstanding and of improving mutual good faith between GVN and Buddhists.

You should make clear that while you understand importance he attaches to working closely with members his own family and essential contribution which Nhu has made to Strategic Hamlet program, it is U.S. view that certain public statements from sources close to GVN (e.g. Times Viet-Nam story Embtel 6)2 or such other incidents as you may wish to mention have convinced U.S. press and Congress that persons close to President are seeking undermine June 16 agreement.

You should make clear to Diem that rightly or wrongly there is widespread belief in U.S. and in other countries that religious persecution does now exist in Viet-Nam and that both U.S. and GVN need dramatic and sincere public move by Diem to counteract this widely held opinion.

We suggest you quietly provide Diem (perhaps through Thuan) a piece of paper containing statement or thoughts which Diem might wish consider incorporating in speech. We leave drafting this paper to you but it might contain:

1. some or all points your 1261;

2. announcement GVN intention establish National Religious Council (Deptel 1196);

3. invitation Buddhist leaders confer with him urgently;

4. announcement re appointment Buddhist Chaplains (Deptel 1196);

5. clear statement re freedom forthcoming national elections (including hint that Buddhists can seek election).

You should point out to Diem that, in giving this warning, we are acting to help him preserve his government. We do not believe GVN can survive prolongation of Buddhist crisis at same time it is engaged in life and death struggle with Viet Cong.

Ball

 

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d196

 

.... o ....

 

196. Công điện của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ
gửi Đại sứ quán Mỹ tại VN

 

Washington, ngày 1 tháng 7 năm 1963, lúc 8:52 giờ tối.

4. (số thứ tự công điện từ Ball)

Từ Hilsman và Nolting gửi đến Trueheart. (Roger Hilsman: Phụ tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ về Viễn Đông; Frederick Nolting: Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)

Điều suy nghĩ ở đây là trừ khi Chính phủ Việt Nam trong thời gian sớm có những nỗ lực đi xa hơn nữa để giải quyết căng thẳng, nếu không phản ứng trong nước và quốc tế đối với một cuộc biểu tình Phật giáo khác, hoặc nếu có tự thiêu hoặc đổ máu thêm liên quan đến các cuộc biểu tình của Phật giáo, tình hình đó sẽ buộc chúng tôi phải đưa ra tuyên bố công khai để tự tách mình chính phủ Mỹ ra khỏi chính sách của Chính phủ Việt Nam về các Phật tử. Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được khả năng tác động bất lợi của tuyên bố như vậy đối với sự ổn định và sức mạnh nội bộ của Chính phủ Việt Nam, nhưng không thấy giải pháp nào khác. Hoa Kỳ không thể chịu trách nhiệm dưới bất kỳ hình thức nào đối với sự phân biệt tôn giáo của Chính phủ Việt Nam, dù thực tế hay bị cáo buộc.

Ông [Trueheart] nên hẹn gặp Tổng Thống Diệm (hoặc làm việc thông qua Bộ trưởng Nguyễn Đình Thuần) với mục đích sau:

Để ông [Trueheart] hãy tự quyết định có nên nói với ông Diệm rằng chúng tôi [Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ] có thể phải đưa ra tuyên bố công khai [về tách rời với chính phủ Diệm] trừ khi Chính phủ Diệm có nỗ lực giải quyết thẳng thắn. Tuy nhiên, ông nên gây ấn tượng với Diệm rằng có thể đã quá muộn để ngăn chặn các cuộc biểu tình và rằng ông đã được chỉ thị đề xuất khẩn cấp rằng Diệm nên có bài phát biểu, nếu có thể, sẽ có tác động đáng kể để thành công trong việc thu hẹp khoảng cách hiểu lầmcải thiện thiện chí lẫn nhau giữa Chính phủ Việt NamPhật tử.

Ông [Trueheart] nên làm rõ rằng mặc dù ông hiểu tầm quan trọng của việc Diệm hợp tác chặt chẽ với các thành viên trong gia đình Diệm và sự đóng góp thiết yếu mà Ngô Đình Nhu đã thực hiện cho chương trình Ấp chiến lược, nhưng theo quan điểm của Hoa Kỳ, một số tuyên bố công khai từ các nguồn thân cận với Chính phủ Việt Nam (ví dụ: bài viết trên báo Times of Viet-Nam của Nhu, đã nhắc trong Công điện Embtel 6 do Tòa Đại sứ gửi ngày 1 tháng 7/1963) hoặc các sự kiện khác mà ông có thể muốn đề cập đã thuyết phục báo chí và Quốc hội Hoa Kỳ rằng những người thân cận với Tổng thống Diệm đang tìm cách phá hoại thỏa thuận ngày 16 tháng 6 với Phật giáo.

Ông [Trueheart] nên nói rõ với ông Diệm rằng dù đúng hay sai, bây giờ đã có niềm tin phổ biến ở Hoa Kỳ và ở các quốc gia khác rằng đang có hiện tượng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam, và do vậy cả Hoa Kỳ và Chính phủ Việt Nam cần có hành động công khai mạnh mẽ và chân thành của ông Diệm để chống lại quan điểm phổ biến này .

Chúng tôi [Bộ Ngoại Giao Mỹ] đề nghị ông [Trueheart] lặng lẽ cung cấp cho Diệm (có lẽ thông qua Thuần) một trang giấy có chứa các tuyên bố hoặc suy nghĩ mà Diệm có thể muốn xem xét đưa vào bài phát biểu. Chúng tôi để lại việc soạn thảo trang giấy này cho ông [Trueheart] nhưng nó có thể có các điểm sau:

1. một số hoặc tất cả các điểm trong công điện 1261 của ông (số hồ sơ 193, do Trueheart gửi ngày 29/6);

2. Thông báo ý định của Chính phủ Việt Nam thành lập Hội đồng Tôn giáo Quốc gia (như nói trong Công điện Deptel 1196, số hồ sơ 159);

3. Mời các lãnh đạo Phật giáo khẩn cấp trao đổi với Ngài (Tổng Thống Diệm);

4. Thông báo tái bổ nhiệm Tuyên úy Phật giáo (đã nói trong Công điện Deptel 1196);

5. tuyên bố rõ ràng về cuộc bầu cử tự do trên toàn quốc sắp tới (kể cả gợi ý rằng Phật tử có thể ra ứng cử).

Ông [Trueheart] nên chỉ ra cho ông Diệm rằng, khi đưa ra lời cảnh báo này, chúng ta [Bộ Ngoại Giao Mỹ] đang hành động để giúp Diệm duy trì chính quyền của mình. Chúng tôi không tin rằng Chính phủ Việt Nam có thể tồn tại trong cuộc khủng hoảng Phật giáo kéo dài trong khi Chính phủ Miền Nam đang tham gia vào cuộc đấu tranh sinh tử với Việt Cộng.

Ball

(George Ball: Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ)

 

.... o ....










Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11041)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :