Thư Viện Hoa Sen

Bilingual. 238. Us: Encouraging Diem And Nhu To Seek As Much Contact With The Correspondents As Possible / Hoa Kỳ: Khuyến Khích Diệm Và Nhu Liên Lạc Với Các Phóng Viên Mỹ Càng Nhiều Càng Tốt

11/08/20233:23 SA(Xem: 2092)
Bilingual. 238. Us: Encouraging Diem And Nhu To Seek As Much Contact With The Correspondents As Possible / Hoa Kỳ: Khuyến Khích Diệm Và Nhu Liên Lạc Với Các Phóng Viên Mỹ Càng Nhiều Càng Tốt

blankBilingual.
238. US: ENCOURAGING DIEM AND NHU

TO SEEK AS MUCH CONTACT WITH THE CORRESPONDENTS AS POSSIBLE /
HOA KỲ: KHUYẾN KHÍCH DIỆM VÀ NHU
LIÊN LẠC VỚI CÁC PHÓNG VIÊN MỸ CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT

 

Office-of-the-Historian-logo238. Memorandum of Conversation

 

Washington, July 26, 1963

 

PARTICIPANTS
Roger Hilsman
Robert Manning
Ambassador Henry Cabot Lodge

SUBJECT

Press Problems in Viet-Nam

Mr. Manning, who had just returned from a trip to Saigon, thought that the essence of the press problems lay in getting more of the members of the press corps in that city in frequent and meaningful touch with the “horse’s mouth”, i.e. the Ambassador and other top U.S. officials. This was certainly not the best press corps in the world [Page 530]nor the worst. It was divided between those who remained permanently in Saigon and who tended to be somewhat in-bred and to suffer from localitis and those coming in on trips from the outside who were more seasoned and had better perspective. Key reporters among. the first group were Halberstam of the New York Times and the AP and UPI correspondents. In the second group the leading reporters were Keyes Beech, Pepper Martin of U.S. News and World Report, and Jim Robinson of NBC.

Mr. Manning thought the main aspect in removing the dissatisfaction of some of these correspondents was to take them into our confidence more, give them an “in” feeling, and invite them more often not only to ritualistic type functions but specifically to say small dinners given by the Ambassador for Vietnamese officials and leading personalities including perhaps one correspondent at a time.

Ambassador Lodge indicated he intended to do just that, that one of the first things he planned to do was to have lunch with several of the key correspondents. Mr. Manning said as a whole the correspondents approved the program we are pursuing in Viet-Nam and supported our effort there—though they were unanimous in despising the Diem regime and in their conviction that we could not win with it.

The impasse between the GVN and the American press corps was well nigh insoluble. Diem’s and Nhu’s recent offers to have back-grounders with the American press, laudable as this offer was on their part, would almost certainly not result in changing the conviction of the correspondents that the government is doomed. Yet Mr. Manning thought that we should continue encouraging Diem and Nhu in this direction and to seek as much contact with the correspondents as possible. Ambassador Lodge indicated that he was well aware of this whole problem and very concerned about it. He was also concerned at the feeling among American intellectuals regarding the Diem government and had been harassed by communications on their part advocating that we change our policy on the Diem regime. He thought it likely he would try to return here after some six months in Saigon to make several speeches to improve the domestic atmosphere.

Mr. Manning suggested that Ambassador Lodge may wish to keep the present USIS team and the press attache in Saigon who he thought were handling the situation well. Ambassador Lodge agreed and indicated he did not intend to make personnel changes in this area.

Mr. Manning referred to Director of Information Dang Duc Khoi who is under Civic Action Secretary Hieu and who he said was very savvy. There had been some discussion in Saigon of sending Khoi to New York to endeavor to correct editorial impressions there on Viet-Nam. Mr. Manning thought this suggestion had merit.

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d238

 

 

238. BIÊN BẢN CUỘC NÓI CHUYỆN
TẠI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ

 

Washington, ngày 26 tháng 7 năm 1963

 

THAM DỰ CUỘC NÓI CHUYỆN:
Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về Viễn Đông)
Robert Manning (Phụ tá Ngoại Trưởng Hoa Kỳ về dư luận công chúng)
Henry Cabot Lodge (sẽ nhậm chức Đại sứ tại VN vào khoảng ngày 26/8/1963)

CHỦ ĐỀ

Vấn đề báo chíViệt Nam

Ông Manning, người vừa trở về từ một chuyến đi thăm Sài Gòn, nghĩ rằng bản chất của các vấn đề báo chí nằm ở việc thu hút nhiều hơn các phóng viên ở thành phố đó tiếp xúc thường xuyên và có ý nghĩa với “miệng ngựa”, tức là, [cho phóng viên gặp thường xuyên] Đại sứ và các quan chức hàng đầu khác của Hoa Kỳ. Đây chắc chắn không phải là các phóng viên báo chí xuất sắc nhất trên thế giới, nhưng cũng không phải là tệ nhất. Các phóng viên được phân chia giữa những người ở lại Sài Gòn lâu dài và những người có xu hướng phần nào trở thành người địa phương và nhìn gần như người địa phương, trong khi đó các phóng viên mới đến từ các chuyến đi từ bên ngoài VN, thường dày dạn kinh nghiệm hơn và có quan điểm khách quan [nhìn từ xa] hơn. Các phóng viên chủ chốt trong số nhóm đầu tiên là Halberstam của New York Times và các phóng viên của AP và UPI. Trong nhóm thứ hai, các phóng viên hàng đầu là Keyes Beech, Pepper Martin của U.S. News and World Report, và Jim Robinson của NBC.

Ông Manning nghĩ rằng khía cạnh chính trong việc loại bỏ sự không hài lòng của một số phóng viên này là khiến họ tin tưởng hơn vào chúng ta [Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ], mang lại cho họ cảm giác “trong cuộc” và mời họ thường xuyên hơn không chỉ đến các sự kiện mang tính nghi thứccụ thể là những bữa ăn tối nhỏ, do Đại sứ Hoa Kỳ mời các quan chức Việt Nam và các nhân vật hàng đầu, nên có lẽ có một phóng viên [Mỹ] tại bữa ăn đó.

Đại sứ Lodge cho biết ông dự định làm điều đó, rằng một trong những điều đầu tiên ông dự định làm là ăn trưa với một số phóng viên chủ chốt. Ông Manning cho biết nhìn chung các phóng viên đã tán thành chương trình chúng ta [Hoa Kỳ] đang theo đuổiViệt Namủng hộ nỗ lực của chúng ta ở đó – mặc dù họ đồng thuận coi thường chế độ Diệm và tin chắc rằng chúng ta [Hoa Kỳ] không thể giành chiến thắng với chế độ đó.

Sự bế tắc giữa Chính phủ Việt Nam và giới báo chí Mỹ gần như không thể giải quyết được. Những lời đề nghị gần đây của Diệm và Nhu để có những phóng viên Mỹ ủng hộ chế độ Diệm, đáng khen ngợi vì lời đề nghị này là từ phía họ, nhưng gần như chắc chắn sẽ không dẫn đến việc thay đổi niềm tin của các phóng viên Mỹ rằng chính phủ Diệm sẽ sụp đổ. Tuy nhiên, ông Manning nghĩ rằng chúng ta nên tiếp tục khuyến khích Diệm và Nhu theo hướng này và tìm cách tiếp xúc với các phóng viên càng nhiều càng tốt. Đại sứ Lodge chỉ ra rằng ông biết rõ toàn bộ vấn đề này và rất quan tâm đến nó. Ông cũng quan tâm đến cảm nghĩ của giới trí thức Hoa Kỳ về chính phủ Diệm và đã bị quấy rối bởi các truyền thông từ phía họ [trí thức Mỹ] muốn chúng ta [Hoa Kỳ] thay đổi chính sách của mình đối với chế độ Diệm. Lodge nghĩ có lẽ Lodge sẽ cố gắng trở lại Hoa Kỳ sau khoảng 6 tháng ở Sài Gòn để thực hiện vài bài phát biểu nhằm cải thiện dư luận tại Hoa Kỳ.

Ông Manning gợi ý rằng Đại sứ Lodge có thể muốn giữ lại nhóm USIS (Sở Thông Tin Hoa Kỳ: US Information Service) hiện tạitùy viên báo chí ở Sài Gòn, những người mà ông nghĩ là đang xử lý tình hình tốt. Đại sứ Lodge đồng ýcho biết ông không có ý định thay đổi nhân sự trong lãnh vực này.

Ông Manning đề cập đến Giám đốc Sở Thông tin Đặng Đức Khôi, người dưới quyền Bộ trưởng Công Dân Vụ Ngô Trọng Hiếu và là người mà ông nói là rất hiểu biết. Đã có một số cuộc thảo luận ở Sài Gòn về việc gửi Khôi đến New York để cố gắng giúp truyền thông Hoa Kỳ có những ấn tượng tốt đẹp về Chính phủ Việt Nam. Ông Manning nghĩ rằng gợi ý này có giá trị.

 

.... o ....

 

 




Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: