ĐỜI ĐÁNG YÊU HAY ĐÁNG GHÉT?
Trích từ tập sách "Ngày Gặp Phụ Vương"
của Cô Ni Trưởng Thích Nữ Cát Tường
Tâm Anh trích dẫn và chuyển ngữ
Ừ, nếu có ai cắc cớ hỏi: Đời đáng yêu hay đáng ghét? Chắc không biết trả lời cách nào?
Đời là gì? Trước khi trả lời ta cần suy luận chữ đời là sao?
Đời nói theo đúng nghĩa thông thường, là một khoảng thời gian từ khi sanh đến khi chết, gọi là hết đời, rồi đời…Trong khoảng ấy không nhất định lâu hay mau, ngắn hay dài, nếu thuận theo thời gian kiếp này mà nói, thì vào khoảng trăm năm là cùng, mà thật ra cũng ít ai sống đến trăm tuổi.
Đời đáng yêu hay đáng ghét? Họ nhận thấy đời là một bể khổ mênh mông nên họ chán đời, muốn tránh đời, họ tìm những nơi yên tĩnh ẩn dật cho qua ngày đoạn tháng; họ thấy đời dài quá, và đời dài bao nhiêu họ khổ bấy nhiêu, rồi họ hành hạ đày đọa xác thân họ cho mau chết, cho mau rồi đời.
Trái hẳn, phái lạc quan cho rằng đời đáng yêu, đời là một ân huệ, nếu mất nó đi thì nguy to, buồn hết chỗ nói, vì thế họ tha thiết yêu đời, rồi họ muốn khuếch trương đời họ cho rộng to, họ còn muốn đời vợ hoặc chồng họ cho đẹp cho oai, con họ cho ngoan cho hiếu, rồi nhà cao cửa kín nữa, và muốn thế thì phải cạnh tranh, một khi lòng cạnh tranh nổi dậy thì giàu có rồi ưa giàu có nữa, sang trọng rồi còn muốn sang trọng thêm. Nên từ đó đẻ ra chủ nghĩa khoái lạc, đến nỗi vợ bỏ chồng, con mắng cha, đuổi mẹ, anh em giết hại lẫn nhau, mất cả cương thường luân lý. Họ chỉ muốn làm sao cho đời họ, vợ chồng, con cái được sung sướng, ngoài ra không còn nghĩ gì đến ai, cho đến cha mẹ là người đại ân của họ, họ cũng làm lơ, nuôi cha mẹ một tháng họ đã nhăn nhó thở than mà cung phụng cho vợ hay chồng họ thì khó mấy cũng hy sinh, họ muốn khuếch trương đời họ cho rộng bao nhiêu thì họ muốn phá hoại đời kẻ khác bấy nhiêu.
Những khi họ ngồi trên xe hơi bóng nhoáng bên người vợ đẹp, bên đàn con ngoan, vợ họ đeo hột xoàn thật lớn, chồng họ mặc âu phục thật sang, đời họ lúc ấy cũng đáng yêu thật đấy. Vì lúc ấy là cả một "bài thơ đẹp" kia mà.
Nhưng mỗi khi lòng dục vọng nổi dậy họ ưa chuyện này còn ưa chuyện khác, rồi họ còn nằm co ro bên bàn thuốc phiện, ngất nghểu trong quán rượu tiệc trà hay say sưa theo con bài lá bạc, rồi nợ đòi, rồi nhà bán, rồi ngồi tù v.v…thì lúc ấy đời là một ách nạn, một tai hại, chẳng những đáng ghét mà lại đáng thù nữa.
Vậy ai làm cho đời đáng yêu? Ai phá hoại cho đời đáng ghét?
Tại trời hay tại ông thổ địa?
Đạo phật khác hẳn hai phái trên. Đạo Phật không ghét cay ghét đắng đời như phái bi quan, nên họ không hành hạ xác thân, không ở lì trong rừng núi, mà họ thường sát cánh với muôn loài.
Họ không yêu đời thiết tha như phái lạc quan, nên họ không khuếch trương đời họ cho to rộng, để làm hại đời ai. Nhưng đạo Phật vẫn cảm thông với đời, đem đời cá nhân của mình hòa đồng cùng đời chung của quần chúng, đi trong đời hiện tại để làm các việc phải. Người con Phật chơn chánh không đeo hột xoàn sáng lòe nhưng tâm hồn họ là một khối kim cương nhẹ tỏa ánh sáng từ bi hỷ xả. Thân họ không dùng tơ lụa, nhưng tấm lòng họ thương yêu tất cả chúng sanh, còn mềm dịu hơn nhung, tươi đẹp hơn gấm. Đời như vậy chẳng những đáng yêu mà còn đáng quý nữa.
Nhớ thuở xa xưa, khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Ngài đi giữa đồng hoang, gặp một đống xương khô, đức Phật liền cúi xuống đảnh lễ. A nan lấy làm lạ mới bạch Phật: "Kính lạy đấng đại giác, Ngài là bậc toàn đức, toàn trí, làm ruộng phước cho chín loài chúng sanh đảnh lễ. Vậy cớ sao hôm nay Phật lại đảnh lễ đống xương khô kia?"
Phật dạy: "Đống xương này là tiền thân của ta, đời ấy ta nhờ nó mà làm nhiều phước thiện lợi lạc cho tất cả chúng sanh, không một phước nhỏ nào ta bỏ qua, không một việc ác nhỏ nào ta dám phạm, tất cả các công đức ta nhờ đống xương khô này mà thành tựu, vì thế nên ta đảnh lễ". Xem thế thì đời đáng ghét hay đáng yêu, không phải tại ai mà chỉ tại mình vậy. Một dẫn chứng rõ ràng cho chúng ta thấy còn gần lắm cách đây mấy tháng, một chút xương của Phật không lớn bằng hạt gạo mà tất cả 650 triệu người ước ao náo nức, đảnh lễ cho được, xa mấy cũng đi, khó mấy cũng đến. Có ai chết đã gần 3.000 năm mà hàng triệu người không thân thuộc còn khóc sướt mướt như mưa? Đời như thế đâu phải đáng ghét? Đáng thù?
Vì thế đạo Phật chẳng những không chán ngán cuộc đời trăm tuổi, mà còn ao ước hết đời này qua đời khác, luôn tiến mạnh trên đường đạo để phục vụ chúng sanh.
Nếu chúng ta biết lợi dụng đời của chúng ta trong khi thân chưa bệnh, tuổi chưa già, đời còn vô sự đem cái khoảng thời gian mấy mươi năm đó để làm việc lợi ích cho mọi người xung quanh. Nếu được một cuộc đời như thế, thì ta dầu không yêu đời nhưng đời vẫn yêu ta, đời yêu ta mãi mãi.
IS LIFE LOVELY OR HATEFUL?
Tam Anh
Yes, If anyone has an ill - timed reason to ask: Is life lovely or hateful? Maybe you don't know how to answer?
What is life? Before answering we need to deduce what the word life means?
Life in the ordinary sense is a period of time from birth to death called the end of life ... .During the period of time, it is not necessarily long or short, short or long. If we follow this life, it is about a hundred years, but in fact very few people live to be a hundred years old.
Is life lovely or hateful? They realize that life is a vast ocean of suffering, so they are bored and want to avoid life. They look for quiet places to retreat to pass their days and months. They see that life is too long, the longer life is too long, the more they suffer, then they torment their bodies to die quickly, to end their lives quickly.
On the contrary, optimists think life is not only lovely but also a blessing. If we lose that, it will be in danger, without speaking, so they love life passionately. Then they want to expand their life to a larger extent, they also want their husband or wife's life to be beautiful and majestic, their children to be good and filial, then their house to be tall or spacious. Once the competitive spirit arises, you will be rich and want to be richer. If you are luxurious, you will want to be even more luxurious. Therefore, hedonism is born, to the point that wives divorce their husbands, children scold their fathers and chase their mothers away, brothers kill each other and lose all moral principles. They just want to make their lives, their spouses and their children happy. Other than that, they don't think about anyone else, even their parents who are their great benefactors, they ignore them and take care of them for a month, supporting their parents for a month, supporting their parents for a month makes them grimace and groan, but providing for their spouse is a sacrifice to matter how hard it is. The more they want to expand their lives, the more they want to destroy the lives of others.
When they sit in a shiny car with a beautiful wife, with good children, their wife wears big diamonds, their husband wears a luxurious suit, their life is really lovely at that time. Because that was a "beautiful poem".
But every time their desires arise, they like one thing or another, then they lie down at the opium table, get drunk at the tea party in the pub or get drunk on cards then debt reclaims, house sells, then to be in prison v.v… then at that time life is disastrous, misfortune, not only hateful but also detested.
So who makes life lovely? Who sabotages to make life hateful?
Is it because of Heaven or because of the God of the soil?
Buddhism is completely different from the above two sects. Buddhism does not hate life like pessimism, so they do not torture the body, do not stay in the mountains and forests but they often stand side by side with all living things.
They don't love life as passionately as the optimists, so they don't expand their lives to the point of harming anyone else's life. But Buddhism still sympathizes with life, brings one's personal life into harmony with the common life of the masses and walks in the present life to do right things. True Buddhists do not wear bright diamonds, but their soul is a light diamond radiating light of compassion, joy and forgiveness. Their bodies do not use silk, but their hearts love all living beings, softer than velvet, more beautiful than brocade, such a life is not only lovely but also precious.
Remember long ago, when Buddha was still alive. Oneday, He was walking in the wilderness and saw a heap of dried bones. The Buddha immediately bowed down and paid him respects. A Nan was surprised and asked the Buddha: "Respect to the enlightened One you are a person of perfect, virtue and omniscience cultivating a field of blessings for the nine species of sentient beings to pay homage to. So why does the Buddha pay homage to the pile of dried bones.today.?
Buddha taught: "This pile of bones is predecessor. In that life, thanks to it I did many good and beneficial things for all sentient beings. I did not ignore any small merit and did not dare to do any small evil deed committed All my merits were achieved thanks to these dry bones, so I pay my respects. If you look at it like that whether life is hateful or lovely, it's not because of anyone but only because of you. A clear example shows us that it is still very close. A few months ago, a little bit of Buddha's bone was not as big as a grain of rice, but all 650 million people eagerly wished for it, bowed and worshiped, no matter how far away it was, no matter how difficult it came. Has anyone been dead for nearly 3.000 years then millions of people who are not familiar with are still crying like rain? Isn't such a life hateful or detested?
Therefore, Buddhism is not only not bored with the life of a hundred years old but also wishes to continue from life to life, always advancing on the path to serve sentient beings.
If we know how to take advantage of our lives while we are not sick, not old and life is still unsheathed, we can use these decades to work for the benefit of everyone around us. If we have a life like that then even though we don't love life, life still loves us, life forever loves us