"Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Tự" (Chùa Đá Lố-Nha Trang)

15/12/20235:27 CH(Xem: 2537)
"Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Tự" (Chùa Đá Lố-Nha Trang)

blank
Giới thiệu sơ lược về
TÒNG LÂM LÔ SƠN TỊNH ĐỘ TỰ

 

 

         Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Độ Tự, tọa lạc tại núi Đá Lố, thôn Như Xuân, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, còn được gọi với tên dân gian mộc mạc là chùa Đá Lố.

         Chùa do Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Ký, Thượng thủ Tăng già Phật giáo Khánh Hoà khai sơn vào năm Đinh Dậu 1957 trên diện tích rộng hơn 5ha, toạ lạc ở lưng chừng núi Đá Lố. Thuở ban sơ, như nhiều ngôi sơn tự khác, chùa được dựng lên với mái tranh vách lá đơn sơ được an danh là: Tòng Lâm Lô Sơn Tịnh Nghiệp Tự.

        Trải qua những năm tháng chiến tranh loạn lạc, những biến cố lịch sử  thăng trầm với tháng ngày Pháp nạn bi hùng, ngôi thờ phụng Tam Bảo bình dị trên triền núi Đá Lố ngày càng điêu tàn hoang lạnh, không một bóng người lên xuống vào ra thăm viếng, hương đăng leo lét, hoa quả héo khô…

         Đến năm Ất Hợi (1995), Ban Trị Sự GHPGVN tỉnh Khánh Hòa đã bổ nhiệm Thượng tọa Thích Trừng Thi về Đá Lố đảm nhận trọng trách trụ trì ngôi già lam hoang lạnh đang hấp hối giữa chung quanh là một bải mìn trên 600 quả còn ẩn hình dưới mặt đất đá cỏ sậy...

         Kiên trìlặng lẽ vượt qua cuộc thử thách với nhiều hiểm nguy gian khổ, chật vật thiếu thốn suốt 7 năm ròng, đến tháng 7 năm Nhâm Ngọ (2002) Thượng tọa Thích Trừng Thi chính thức làm lễ động thổ, đặt đá trùng hưng ngôi chùa xưa cũ nát, đã từng ngày vô uý phát đại nguyện, từng bước kiên định để xây dựng kiến thiết dưới sự gia ân hộ trì của Tam Bảo, cùng sự hợp lực thành tâm kính tín của thập phương đại chúng.

        Ngôi già lam Tòng Lâm Lô Sơn đã dần dần hiển hiện, hoàn thiện, ánh sáng của Phật Pháp đã toả chiếu, bao người con Phật ở khắp gần xa đã nghe biết đến phương danh.

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

        Lên đến ngôi chùa thanh tịnh trên triền núi nhiều đá tảng đan xen cùng cây cao bóng mát, ta có thể chiêm bái được cảnh sắc uy nghiêm trầm mặc qua Vườn Lộc Uyển, bảo điện Quán Thế Âm với đôi rồng chầu phún thuỷ, khu bảo tháp thờ phụng chư vị tôn túc cao tăng…
        Đến vãng cảnh ở Chùa Đá Lố mà không ngắm nghía săm soi những tảng đá đỏ, hòn đá, cục đá, lố đá chồng lên đá... thì thiệt là thiếu sót!

        Đáng kể nhất là tôn tượng Đức Phật A Di Đà lộ thiên trong khuôn viên có  chiều cao 48 mét, đường kính của Đài (đế) là 20 mét, đứng trên lưng chừng ngọn núi, nhìn về hướng Đông, lòng bàn tay trái nâng một đoá liên hoa "Ban Vui", lòng bàn tay phải duỗi thả xuống phóng quang tiếp độ "Cứu Khổ", được xác lâp kỷ lục này là tượng Phật lộ thiên cao nhất Việt Nam.

        Tại ngôi chùa này, với sự quan tâm sâu sát của những bậc tôn túc trưởng thượng đối với hàng hậu duệ hậu học, ta còn thấy có cơ sở giáo dục Tăng Ni sinh mang tên Lớp Sơ Cấp Phật Học Huyện Diên Khánh.

       Thượng toạ Trừng Thi trụ trì chùa Đá Lố năm xưa, nay đã là Hoà thượng Phó Thường trực Ban Trị Sự, kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Khánh Hoà, là đệ tử của Tổ Thanh Ân- Minh Quang, tự Hoằng Pháp, tông môn Tổ đình Phú Phong (Phú Cấp- Diên Phú), hiện Ngài có nhiều môn đồ đệ tử truyền thừa khắp nơi (như chùa Tân Long-xã Diên Phú, chùa Diên Tân- xã Diên Tân...) trong công cuộc hoằng dương Đạo Pháp bao năm qua…

 Tâm Không Vĩnh Hữu

blankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblankblank

blank
HT. Thích Trừng Thi và thị giả

 

 

Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11238)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…