Bilingual. 108. From the Director of the U.S. Information Agency. Murrow: Some sympathy for the U.S. dilemma in Viet-Nam has emerged in the last week, particularly in Western Europe, but most comment is still critical of U.S. policies. There is virtually no sympathy for the Diem regime, except in South Korea and the Philippines where officials see Diem as the only available anti-communist bulwark. This applies to some extent to Thailand as well. Buddhist groups in Thailand, Burma and Cambodia continue to agitate against GVN treatment of Buddhists. De Gaulle proposal for unification has drawn little attention. Three leading Indian newspapers split sharply, one opposing and two supporting it.// Gửi từ Giám đốc Sở Thông tin Hoa Kỳ. Murrow: Một số thông cảm đối với tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ ở Việt Nam đã xuất hiện trong tuần qua, đặc biệt là ở Tây Âu, nhưng hầu hết các bình luận vẫn chỉ trích các chính sách của Mỹ. Hầu như không có thiện cảm nào với chế độ Diệm, ngoại trừ ở Nam Hàn và Philippines, nơi các quan chức coi Diệm là bức tường thành chống cộng duy nhất hiện có. Điều này một phần nào cũng thấy ở Thái Lan. Các tổ chức Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện và Campuchia tiếp tục vận động phản đối cách đối xử của Chính phủ VN đối với Phật tử VN. Đề xuất thống nhất VN của De Gaulle ít thu hút được sự chú ý. Ba tờ báo hàng đầu của Ấn Độ chia rẽ gay gắt, một phản đối và hai ủng hộ.
108. Memorandum From the Director of the United States Information Agency (Murrow) to the President’s Special Assistant for National Security Affairs (Bundy)1
Washington, September 14, 1963.
SUBJECT
World Reaction to Developments in Viet-Nam
Some sympathy for the U.S. dilemma in Viet-Nam has emerged in the last week, particularly in Western Europe, but most comment is still critical of U.S. policies. There is virtually no sympathy for the Diem regime, except in South Korea and the Philippines where officials see Diem as the only available anti-communist bulwark. This applies to some extent to Thailand as well.
De Gaulle’s oral intervention2 was criticized widely in France except by the papers traditionally supporting him. It drew only limited comment elsewhere.
FAR EAST
The situation in Viet-Nam continues to receive major news play but editorial comment has slackened during past week. Available comment, both media and official, has tended to focus on the question of continued U.S. support for the Diem regime. Reference to the possibility of a neutralized Viet-Nam, as implied by De Gaulle, has been limited. Buddhist groups in Thailand, Burma and Cambodia continue to agitate against GVN treatment of Buddhists. Peking and Hanoi reports now reflect belief that U.S. may eventually replace Diem but that this will not affect the war.
WESTERN EUROPE
Viet-Nam crisis remains the subject of continuing and extensive news coverage and considerable editorial comment in the West European press. Comment has been almost totally critical of the Diem family regime. Though not uncritical of some American moves, the majority of non-Communist papers display considerable sympathy for the U.S. dilemma, and have offered few concrete suggestions for remedies. Recent news coverage has played up U.S. alleged participation in anti-Diem moves but editorial comment on this subject is not yet available.
NEAR EAST-SOUTH ASIA
Crisis continues receive substantial news play though volume has dwindled somewhat since the wave of reaction following the imposition of martial law and attack on pagodas on August 21. Scattered editorials and backgrounders in media are relentlessly critical of the Diem regime and continue to view its removal as the only answer if the war against the Viet Cong is to be won. Criticism of U.S. policy has softened somewhat, most editorial comment viewing U.S. as faced with necessity of dealing with “difficult and corrupt” regime with which it has little sympathy while responding to the longer range necessity of fighting the Viet Cong. De Gaulle proposal for unification has drawn little attention. Three leading Indian newspapers split sharply, one opposing and two supporting it.
AFRICA
Only light and scattered coverage of Viet-Nam issue. Except for Algeria, very little comment specifically condemns the U.S. Some Africans view South Vietnamese events in terms of Catholic oppression during the Middle Ages. Neutralization of the country is offered as a possible solution in Tunisia’s Jeune Afrique.
LATIN AMERICA
South Viet-Nam situation receiving moderate news treatment. Editorial comment scarce. News treatment often appeared under headlines which point up the disagreement between Washington and Saigon.
Conclusion:
Virtually no sympathy or support for Diem regime except as noted above. Some sympathy for U.S. dilemma in Viet-Nam. [I would expect this note of sympathy and understanding to increase unless new and violent acts of suppression occur in South Viet-Nam.]3
I conclude that the degree of the dilemma and the complexity of the issues involved is almost as well understood abroad as it is in Washington!4
Edward R. Murrow
NOTES:
(1) Source: Kennedy Library, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Confidential.
(2) See footnote 7, Document 26.
(3) Brackets in the source text.
(4) The exclamation point was added by hand, presumably by Murrow.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d108
.... o ....
108. Bản ghi nhớ của Giám đốc Sở Thông tin Hoa Kỳ (Edward Murrow) gửi Phụ tá Đặc biệt của Tổng thống về các vấn đề An ninh Quốc gia (McGeorge Bundy)(1)
Washington, ngày 14 tháng 9 năm 1963.
CHỦ ĐỀ
Phản ứng của Thế giới trước những diễn biến ở Việt Nam
Một số thông cảm đối với tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ ở Việt Nam đã xuất hiện trong tuần qua, đặc biệt là ở Tây Âu, nhưng hầu hết các bình luận vẫn chỉ trích các chính sách của Mỹ. Hầu như không có thiện cảm nào với chế độ Diệm, ngoại trừ ở Nam Hàn và Philippines, nơi các quan chức coi Diệm là bức tường thành chống cộng duy nhất hiện có. Điều này một phần nào cũng thấy ở Thái Lan.
Sự can thiệp bằng lời nói của De Gaulle(2) đã bị chỉ trích rộng rãi ở Pháp ngoại trừ các tờ báo có truyền thống ủng hộ ông. Nó chỉ thu hút được bình luận hạn chế ở nơi khác.
VIỄN ĐÔNG
Tình hình ở Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều tin tức quan trọng nhưng bình luận của các ban biên tập báo chí đã giảm bớt trong tuần qua. Những bình luận sẵn có, cả trên phương tiện truyền thông lẫn chính thức, có xu hướng tập trung vào vấn đề Hoa Kỳ có tiếp tục hỗ trợ chế độ Diệm hay không. Việc đề cập đến khả năng một Việt Nam được trung lập hóa, như De Gaulle ngụ ý, đã bị hạn chế. Các tổ chức Phật giáo ở Thái Lan, Miến Điện và Campuchia tiếp tục vận động phản đối cách đối xử của Chính phủ VN đối với Phật tử VN. Các báo cáo của Bắc Kinh và Hà Nội hiện phản ánh niềm tin rằng Mỹ cuối cùng có thể thay thế Diệm nhưng điều này sẽ không ảnh hưởng đến cuộc chiến.
TÂY ÂU
Khủng hoảng Việt Nam vẫn là chủ đề được đưa tin liên tục và rộng rãi cũng như bình luận xã luận đáng kể trên báo chí Tây Âu. Bình luận hầu như chỉ trích hoàn toàn chế độ gia đình Diệm. Mặc dù không phải là không phê phán một số hành động của Mỹ, nhưng phần lớn các tờ báo không theo chủ nghĩa CS đều bày tỏ sự thông cảm đáng kể đối với tình thế tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ và đưa ra một số đề xuất cụ thể về các biện pháp khắc phục. Tin tức gần đây đưa tin về việc Mỹ bị cáo buộc tham gia vào các hành động chống Diệm nhưng vẫn chưa có các bài xã luận nhận định về chủ đề này.
CẬN ĐÔNG- NAM Á
Khủng hoảng tiếp tục nhận được tin tức đáng kể mặc dù lượng tin tức đã giảm đi phần nào kể từ làn sóng phản ứng sau việc áp đặt thiết quân luật và tấn công các chùa vào ngày 21 tháng 8. Các bài xã luận rải rác và những người đưa tin trên các phương tiện truyền thông không ngừng chỉ trích chế độ Diệm và tiếp tục coi việc loại bỏ chính phủ Diệm là câu trả lời duy nhất để cuộc chiến chống VC thắng lợi. Sự chỉ trích đối với chính sách của Hoa Kỳ đã dịu đi phần nào, hầu hết các bài xã luận đều coi Hoa Kỳ đang phải đối mặt với sự cần thiết phải đối phó với một chế độ “khó khăn và tham nhũng” mà nước này không mấy thiện cảm trong khi đáp ứng nhu cầu lâu dài hơn là phải chống VC. Đề xuất thống nhất VN của De Gaulle ít thu hút được sự chú ý. Ba tờ báo hàng đầu của Ấn Độ chia rẽ gay gắt, một phản đối và hai ủng hộ.
CHÂU PHI
Chỉ đưa tin rất ít và rải rác về vấn đề Việt Nam. Ngoại trừ Algeria, rất ít bình luận lên án cụ thể Hoa Kỳ. Một số người châu Phi xem các sự kiện ở miền Nam Việt Nam dưới góc độ đàn áp Công giáo trong thời Trung cổ. Báo Jeune Afrique của Tunisia nhận định rằng trung lập hóa VN có thể là một giải pháp khả thi.
MỸ LA-TINH
Tình hình miền Nam Việt Nam không được chú ý lắm trên các báo Mỹ La Tinh. Bình luận hiếm hoi. Tin tức thường xuất hiện dưới những nhan đề chỉ ra sự bất đồng giữa Washington và Sài Gòn.
Phần kết luận:
Hầu như không có dư luận thiện cảm hay ủng hộ nào đối với chế độ Diệm ngoại trừ những điều đã nói ở trên. Một số thông cảm cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của Mỹ ở Việt Nam. [Tôi mong rằng sự thông cảm và hiểu biết này sẽ tăng lên trừ phi có những hành động đàn áp mới và bạo lực xảy ra ở miền Nam VN.](3)
Tôi kết luận rằng mức độ tiến thoái lưỡng nan và tính phức tạp của các vấn đề liên quan gần như được hiểu rõ ở nước ngoài cũng như ở Washington!(4)
Edward R. Murrow
(Giám đốc Phòng Thông Tin USIA)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, National Security Files, Meetings and Memoranda Series, Meetings on Vietnam. Bảo mật.
(2) Xem chú thích 7, Văn bản 26.
(3) Dấu ngoặc trong văn bản nguồn.
(4) Dấu chấm than được thêm bằng tay, có lẽ là của Murrow.
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu