Bilingual. 143. Meeting on McNamara/Taylor Mission to South Vietnam. He thought that it would in fact be necessary for Secretary McNamara to see President Diem twice. In these visits he should press the need for reform and change as a pragmatic necessity and not as a moral judgment.

17/01/20243:44 SA(Xem: 1228)
Bilingual. 143. Meeting on McNamara/Taylor Mission to South Vietnam. He thought that it would in fact be necessary for Secretary McNamara to see President Diem twice. In these visits he should press the need for reform and change as a pragmatic necessity and not as a moral judgment.

blank
Bilingual. 143. Meeting on McNamara/Taylor Mission to South Vietnam.
He thought that it would in fact be necessary for Secretary McNamara to see President Diem twice. In these visits he should press the need for reform and change as a pragmatic necessity and not as a moral judgment. The President thought it would be desirable for some member of Secretary McNamara’s party-perhaps General Taylor-to press these same points with brother Nhu separately, especially if President Diem did not include his brother in meetings with Secretary McNamara. It would be important that the setting and background of any such meeting should be such as to minimize the danger of its use by Nhu as a proof of continuing American support for him. Mr. Ball suggested, and the President agreed, that a further effort be made to emphasize to the SVN government the folly of sending Mme. Nhu to the U.S. at this time. (In this connection the President noted that Mme. Nhu had now included “junior U.S. officers” under her fire; he remarked that as long as she had limited her criticism to the President, her opposition had not been serious but that an attack on subordinates of the Pentagon was obviously intolerable.) General Taylor thought it would be useful to work out a time schedule within which we expect to get this job done and to say plainly to Diem that we were not going to be able to stay beyond such and such a time with such and such forces, and that the war must be won in this time period. The President did not say “yes” or “no” to this proposal.// Họp về Phái đoàn McNamara/Taylor sẽ khảo sát tình hình tại Nam VN. Tổng thống Kennedy nghĩ rằng trên thực tế Bộ trưởng McNamara cần phải gặp Tổng thống Diệm hai lần. Trong những chuyến thăm này, McNamara nên nhấn mạnh nhu cầu cải cách và thay đổi như một sự cần thiết thực dụng chứ không phải như một phán xét đạo đức. Tổng thống nghĩ rằng nên để một số thành viên trong phái đoàn của Bộ trưởng McNamara - có lẽ nên là Tướng Taylor - nêu những điểm tương tự này với Ngô Đình Nhu một cách riêng biệt, đặc biệt nếu Tổng thống Diệm không mời Nhu tham gia các cuộc gặp với Bộ trưởng McNamara. Điều quan trọng là sắp xếp và bối cảnh của bất kỳ cuộc họp nào như vậy phải sao cho giảm thiểu nguy cơ Nhu sử dụng buổi họp như một bằng chứng về việc Mỹ tiếp tục ủng hộ Nhu. Ông Ball đề nghị, và Tổng thống đồng ý, rằng cần phải nỗ lực hơn nữa để nhấn mạnh với chính phủ Diệm về sự điên khùng khi cử Bà Nhu sang Mỹ vào thời điểm này. (Về vấn đề này, Tổng thống Kennedy lưu ý rằng Bà Nhu hiện đã chỉ trích cả “các sĩ quan cấp thấp của Mỹ”; TT Kennedy nói rằng khi bà Nhu chỉ trích Tổng thống Kennedy thì thái độ chống đối của bà Nhu không bị xem là nghiêm trọng, nhưng khi bà Nhu tấn công vào cấp dưới của Bộ Quốc Phòng Mỹ thì rõ ràng là không thể chấp nhận được.) Tướng Taylor nghĩ rằng sẽ rất hữu ích nếu vạch ra một lịch trình thời gian trong đó chúng ta mong đợi hoàn thành công việc này và nói rõ ràng với Diệm rằng chúng ta sẽ không thể [ở VN] vượt quá thời gian như vậy với tình trạng như vậy và với lực lượng như vậy, và rằng cuộc chiến phải thắng trong khoảng thời gian này. Tổng thống Kennedy không nói “có” hay “không” với đề nghị này.

 

department of defense143. Memorandum for the Record(1)

 

Washington, September 23, 1963, 10 a.m.

 

SUBJECT

Meeting on McNamara/Taylor Mission to South Vietnam

Present at the meeting at 10:00 a.m. this date were: President, Secretary McNamara, General Taylor, Acting Secretary Ball, Mr. McGeorge Bundy

The President signed the draft instructions to Secretary McNamara (2) and then supplemented those instructions by a number of comments.

1. He thought that it would in fact be necessary for Secretary McNamara to see President Diem twice. In these visits he should press the need for reform and change as a pragmatic necessity and not as a moral judgment. If the Secretary and General Taylor reach the conclusion from their own investigations that such change is essential for the winning of the war, they should press this conclusion strongly.

2. The President did not think that threats to cut off aid were likely to be effective. Since in fact only small changes were likely to be made in the immediate future, it would be better to let such adjustments speak for themselves.

3. The President thought that Diem would undoubtedly be aware of U.S. connections with his opposition and that Secretary McNamara and General Taylor should simply avoid such matters and concentrate upon the positive accomplishments of the last decade and upon the very high level of U.S. support and cooperation which has characterized the period as a whole. He also thought that General Taylor in particular could emphasize the affirmative decision of 1961 and the hopeful prospects as they appeared a year ago, as against the graver situation which has now developed.

4. The President thought it would be desirable for some member of Secretary McNamara’s party-perhaps General Taylor-to press these same points with brother Nhu separately, especially if President Diem did not include his brother in meetings with Secretary McNamara. It would be important that the setting and background of any such meeting should be such as to minimize the danger of its use by Nhu as a proof of continuing American support for him.

5. The President asked Secretary McNamara if the members of his expedition could be counted on for security vis-a-vis the press, and Secretary McNamara assured him that he planned to take most energetic measures to prevent leaks by members of his mission.

6. Mr. Ball suggested, and the President agreed, that a further effort be made to emphasize to the SVN government the folly of sending Mme. Nhu to the U.S. at this time. (In this connection the President noted that Mme. Nhu had now included “junior U.S. officers” under her fire; he remarked that as long as she had limited her criticism to the President, her opposition had not been serious but that an attack on subordinates of the Pentagon was obviously intolerable.)

7. The President emphasized to Secretary McNamara the importance of getting to the bottom of differences in reporting from U.S. representatives in Vietnam. Secretary McNamara agreed that this was a major element in his mission and said that his own judgment was more and more that the Ambassador and his associates were thinking in terms of the future course of the struggle in the light of the present behavior of the regime, while General Harkins and the military were reporting on the present or very recent military situation and discounting the possible impact of political events on the future course of operations. (This estimate coincided precisely with what the President himself had said some days earlier after reading Lodge’s major cable 478 from Saigon.)(3)

8. The President was sure that Diem would spend a good deal of time on his troubles with the press. He thought Secretary McNamara should agree that the press has not always been right in its accounts. (The President thought there was a great deal of truth in Joe Alsop’s column that morning(4) which dealt with the zealous spirit of criticism and complaint among certain newspapermen in Saigon.) But the only way to deal with such press criticism was to get on with the job. “The way to confound the press is to win the war.”

9. General Taylor thought it would be useful to work out a time schedule within which we expect to get this job done and to say plainly to Diem that we were not going to be able to stay beyond such and such a time with such and such forces, and that the war must be won in this time period. The President did not say “yes” or “no” to this proposal.

10. It was agreed that the President would send out to Saigon a draft letter to Diem, and in signing the memorandum of instructions he said that he believed the question of delivery of the letter could be settled by the Secretary with Ambassador Lodge, without further reference to him for approval.

McG.B.

NOTES:

(1) Source: Department of State, Central Files, ORG 7 OSD. Top Secret. Drafted by McGeorge Bundy who sent a copy to Rusk, Ball, Harriman, and Hilsman under cover of a memorandum, September 23, which noted: “The last sentence of the first paragraph of the instructions was inserted by the President after I reported the divergent views on it to him at Bob McNamara’s request.” The meeting was held at the White House.

(2) Document 142.

(3) Document 86.

(4) Joseph Alsop’s column, “Matter of Fact,” entitled “The Crusaders,” appeared in The Washington Post, September 23

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d143

 

.... o ....

 

143. Biên bản buổi họp(1)

 

Washington, ngày 23 tháng 9 năm 1963, lúc 10 giờ sáng.

 

CHỦ ĐỀ

Họp về Phái đoàn McNamara/Taylor sẽ khảo sát tình hình tại Nam VN.

Hiện diện tại buổi họp lúc 10h ngày hôm nay có: Tổng Thống Kennedy, Robert McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), Tướng Maxwell Taylor (Tham Mưu Trưởng Liên Quân), George Ball (Thứ Trưởng Ngoại Giao), McGeorge Bundy (Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia).

Tổng thống Kennedy đã ký vào bản sơ thảo các lời chỉ thị cho Bộ trưởng McNamara (2) và sau đó bổ sung một số ý kiến chỉ đạo đó.

1. Tổng thống Kennedy nghĩ rằng trên thực tế Bộ trưởng McNamara cần phải gặp Tổng thống Diệm hai lần. Trong những chuyến thăm này, McNamara nên nhấn mạnh nhu cầu cải cách và thay đổi như một sự cần thiết thực dụng chứ không phải như một phán xét đạo đức. Nếu Bộ trưởng McNamara và Tướng Taylor rút ra được kết luận từ các cuộc điều tra của chính 2 người rằng sự thay đổi đó là cần thiết để thắng trong cuộc chiến, thì 2 người nên áp lực mạnh ông Diệm vào kết luận này.

2. Tổng thống Kennedy không nghĩ rằng lời đe dọa cắt viện trợ sẽ có hiệu quả. Vì trên thực tế chỉ có những thay đổi nhỏ có thể được thực hiện trước mắt, nên tốt hơn là hãy để những điều chỉnh đó tự nói lên điều đó.

3. Tổng thống Kennedy nghĩ rằng Diệm chắc chắn sẽ nhận thức được mối liên hệ của Hoa Kỳ với phe đối lập [tại Sài Gòn] và rằng Bộ trưởng McNamara và Tướng Taylor nên tránh những vấn đề như vậy và tập trung vào những thành tựu tích cực trong thập niên qua cũng như mức độ viện trợ và hợp tác rất cao của Hoa Kỳ đã đặc trưng cho toàn bộ thời kỳ. TT Kennedy cũng nghĩ rằng Tướng Taylor nói riêng có thể nhấn mạnh đến quyết định khẳng định của năm 1961 và những triển vọng đầy hy vọng như chúng đã xuất hiện một năm trước, cũng như chống lại tình hình nghiêm trọng hơn hiện đang phát triển.

4. Tổng thống nghĩ rằng nên để một số thành viên trong phái đoàn của Bộ trưởng McNamara - có lẽ nên là Tướng Taylor - nêu những điểm tương tự này với Ngô Đình Nhu một cách riêng biệt, đặc biệt nếu Tổng thống Diệm không mời Nhu tham gia các cuộc gặp với Bộ trưởng McNamara. Điều quan trọng là sắp xếp và bối cảnh của bất kỳ cuộc họp nào như vậy phải sao cho giảm thiểu nguy cơ Nhu sử dụng buổi họp như một bằng chứng về việc Mỹ tiếp tục ủng hộ Nhu.

5. Tổng thống Kennedy hỏi Bộ trưởng McNamara liệu các thành viên trong phái đoàn khảo sát của McNamara có thể được tin cậy để bảo đảm giữ được bí mật đối với báo chí hay không, và Bộ trưởng McNamara bảo đảm với Tổng Thống Kennedy rằng McNamara dự định thực hiện các biện pháp tích cực nhất để ngăn rò rỉ thông tin từ các thành viên trong phái đoàn.

6. Ông Ball đề nghị, và Tổng thống đồng ý, rằng cần phải nỗ lực hơn nữa để nhấn mạnh với chính phủ Diệm về sự điên khùng khi cử Bà Nhu sang Mỹ vào thời điểm này. (Về vấn đề này, Tổng thống Kennedy lưu ý rằng Bà Nhu hiện đã chỉ trích cả “các sĩ quan cấp thấp của Mỹ”; TT Kennedy nói rằng khi bà Nhu chỉ trích Tổng thống Kennedy thì thái độ chống đối của bà Nhu không bị xem là nghiêm trọng, nhưng khi bà Nhu tấn công vào cấp dưới của Bộ Quốc Phòng Mỹ thì rõ ràng là không thể chấp nhận được.)

7. Tổng thống Kennedy nhấn mạnh với Bộ trưởng McNamara về tầm quan trọng của việc tìm hiểu tận gốc những khác biệt trong báo cáo của các đại diện Hoa Kỳ tại Việt Nam. Bộ trưởng McNamara đồng ý rằng đây là một yếu tố chính trong sứ mệnh của ông và nói rằng nhận định của ông ngày càng khiến Đại sứ và các cộng sự của ông suy nghĩ về diễn biến tương lai của cuộc đấu tranh dựa trên hành vi hiện tại của chế độ Diệm, trong khi Tướng Harkins và quân đội đang báo cáo về tình hình quân sự hiện tại hoặc gần đâyđánh giá thấp tác động có thể xảy ra của các sự kiện chính trị đối với các hoạt động trong tương lai. (Ước tính này hoàn toàn trùng khớp với những gì chính Tổng thống Kennedy đã nói vài ngày trước đó sau khi đọc bức điện số 478 của Đại sứ Lodge gửi từ Sài Gòn.)(3)

8. Tổng thống Kennedy chắc chắn rằng Diệm sẽ dành nhiều thời gian cho những rắc rối của ông với báo chí. TT Kennedy nghĩ Bộ trưởng McNamara nên đồng ý rằng báo chí không phải lúc nào cũng đúng trong lời giải thích của mình. (Tổng thống Kennedy cho rằng có rất nhiều sự thật trong bài viết của phóng viên Joe Alsop sáng hôm đó(4) đề cập đến tinh thần phê phán và phàn nàn nhiệt thành của một số nhà báo ở Sài Gòn.) Nhưng cách duy nhất để đối phó với những lời chỉ trích như vậy từ báo chí là phải tiếp tục công việc. “Cách để làm cho giới báo chí kinh ngạcchúng ta phải giành chiến thắng trong cuộc chiến.”

9. Tướng Taylor nghĩ rằng sẽ rất hữu ích nếu vạch ra một lịch trình thời gian trong đó chúng ta mong đợi hoàn thành công việc này và nói rõ ràng với Diệm rằng chúng ta sẽ không thể [ở VN] vượt quá thời gian như vậy với tình trạng như vậy và với lực lượng như vậy, và rằng cuộc chiến phải thắng trong khoảng thời gian này. Tổng thống Kennedy không nói “có” hay “không” với đề nghị này.

10. Buổi họp đồng ý rằng Tổng thống Kennedy sẽ gửi đến Sài Gòn một bản thảo thư cho Diệm, và khi ký bản ghi nhớ về các chỉ thị, TT Kennedy nói rằng ông tin rằng vấn đề chuyển thư có thể được Bộ trưởng Ngoại giao giải quyết với Đại sứ Lodge, mà không cần tham khảo thêm bất cứ điều gì nữa.

McG.B.

(McGeorge Bundy: Phụ tá Tổng Thống về An ninh Quốc gia)

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, ORG 7 OSD. Bí mật hàng đầu. Được soạn thảo bởi McGeorge Bundy, người đã gửi một bản sao cho Dean Rusk (Ngoại Trưởng), George Ball (Thứ Trưởng Ngoại Giao), Averell Harriman (Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị) và Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông) dưới hình thức một bản ghi nhớ, ngày 23 tháng 9, trong đó ghi chú: “Câu cuối cùng của đoạn đầu tiên của chỉ thị đã được Tổng thống Kennedy chèn vào sau khi tôi báo cáo về sự khác biệt quan điểm của ông ta theo yêu cầu của Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara.” Cuộc họp được tổ chức tại Bạch Ốc.

(2) Văn bản 142.

(3) Văn bản 86.

(4) Chuyên mục của Joseph Alsop, “Vấn đề của sự kiện” có tựa đề “Chính binh thập tự chinh,” xuất hiện trên tờ The Washington Post, ngày 23 tháng 9/1963.

   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11221)
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…
Nhà sư Ajahn Santamano, người đã tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ người Palestine trên khắp Anh quốc trong năm qua, đang liên tục cư trú tại lều trại, nói chuyện với người qua đường và tổ chức các cuộc biểu tình để nhắc nhở mọi người về "sự thông đồng" của Hoa Kỳ và phương Tây trong cuộc diệt chủng dân Palestine. "Hoa Kỳ là thủ phạm chính gây ra cuộc diệt chủng này đang diễn ra ở Palestine", Thượng Tọa Santamano nói với Anadolu, trích dẫn việc Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp vũ khí và tài trợ Israel. Thầy đặc biệt chỉ trích các vụ đánh bom bệnh viện và vụ thảm sát hàng loạt trẻ em.