Bilingual. 167. Report of McNamara-Taylor Mission to South Vietnam. There are serious political tensions in Saigon (and perhaps elsewhere in South Vietnam) where the Diem-Nhu government is becoming increasingly unpopular. There is no solid evidence of the possibility of a successful coup, although assassination of Diem or Nhu is always a possibility. It is not clear that pressures exerted by the U.S. will move Diem and Nhu toward moderation. Indeed, pressures may increase their obduracy. But unless such pressures are exerted, they are almost certain to continue past patterns of behavior. Advise Diem that MAP and CIA support for designated units, now under Colonel Tung’s control (mostly held in or near the Saigon area for political reasons) will be cut off unless these units are promptly assigned to the full authority of the Joint General Staff and transferred to the field. The prospects of an early spontaneous replacement of the Diem Regime are not high. The two principal sources of such an attempt, the senior military officers and the students, have both been neutralized by a combination of their own inability and the regime’s effective countermeasures of control. The student organizations have been emasculated. //Báo cáo của Phái đoàn McNamara-Taylor tại miền Nam VN. Có những căng thẳng chính trị nghiêm trọng ở Sài Gòn (và có lẽ ở những nơi khác ở miền Nam Việt Nam), nơi chính phủ Diệm-Nhu ngày càng trở nên mất lòng dân. Không có bằng chứng chắc chắn về khả năng đảo chính thành công, mặc dù việc ám sát Diệm hoặc Nhu luôn có khả năng xảy ra. Không rõ liệu những áp lực do Mỹ gây ra có khiến Diệm và Nhu tiến tới sự ôn hòa hay không. Thật vậy, áp lực có thể làm tăng sự ngoan cố của họ. Nhưng trừ khi áp lực như vậy được phát huy, họ gần như chắc chắn sẽ tiếp tục các kiểu hành vi trước đây. Nói với Diệm rằng viện trợ của MAP (chương trình viện trợ quân sự) và CIA cho các đơn vị được chỉ định, hiện nằm dưới sự kiểm soát của Đại tá Lê Quang Tung (hầu hết được trấn giữ trong hoặc gần khu vực Sài Gòn vì lý do chính trị) sẽ bị cắt đứt trừ khi các đơn vị này được giao ngay cho toàn quyền của Bộ Tổng Tham mưu và chuyển giao đến chiến trường. Triển vọng về một sự thay thế tự phát sớm đối với Chế độ Diệm là không cao. Hai nguồn chính của nỗ lực đó, các sĩ quan quân đội cấp cao và sinh viên, đều đã bị vô hiệu hóa do sự bất lực của chính họ và các biện pháp kiểm soát đối phó hiệu quả của chế độ. Các tổ chức sinh viên đã bị suy yếu.
167. Memorandum From the Chairman of the Joint Chiefs of Staff (Taylor) and the Secretary of Defense (McNamara) to the President (1)
Washington, October 2, 1963.
SUBJECT
Report of McNamara-Taylor Mission to South Vietnam
Your memorandum of 21 September 1963(2) directed that General Taylor and Secretary McNamara proceed to South Vietnam to appraise the military and para-military effort to defeat the Viet Cong and to consider, in consultation with Ambassador Lodge, related political and social questions. You further directed that, if the prognosis in our judgment was not hopeful, we should present our views of what action must be taken by the South Vietnam Government and what steps our Government should take to lead the Vietnamese to that action.
Accompanied by representatives of the State Department, CIA, and your Staff, we have conducted an intensive program of visits to key operational areas, supplemented by discussions with U.S. officials in all major U.S. Agencies as well as officials of the GVN and third countries.
We have also discussed our findings in detail with Ambassador Lodge, and with General Harkins and Admiral Felt.
The following report is concurred in by the Staff Members of the mission as individuals, subject to the exceptions noted.
I. CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS
A. Conclusions.
1. The military campaign has made great progress and continues to progress.
2. There are serious political tensions in Saigon (and perhaps elsewhere in South Vietnam) where the Diem-Nhu government is becoming increasingly unpopular.
3. There is no solid evidence of the possibility of a successful coup, although assassination of Diem or Nhu is always a possibility.
4. Although some, and perhaps an increasing number, of GVN military officers are becoming hostile to the government, they are more hostile to the Viet Cong than to the government and at least for the near future they will continue to perform their military duties.
5. Further repressive actions by Diem and Nhu could change the present favorable military trends. On the other hand, a return to more moderate methods of control and administration, unlikely though it may be, would substantially mitigate the political crisis.
6. It is not clear that pressures exerted by the U.S. will move Diem and Nhu toward moderation. Indeed, pressures may increase their obduracy. But unless such pressures are exerted, they are almost certain to continue past patterns of behavior.
B. Recommendations.
We recommend that:
1. General Harkins review with Diem the military changes necessary to complete the military campaign in the Northern and Central areas (I, II, and III Corps) by the end of 1964, and in the Delta (IV Corps) by the end of 1965. This review would consider the need for such changes as:
a. A further shift of military emphasis and strength to the Delta (IV Corps).
b. An increase in the military tempo in all corps areas, so that all combat troops are in the field an average of 20 days out of 30 and static missions are ended.
c. Emphasis on “clear and hold operations” instead of terrain sweeps which have little permanent value.
d. The expansion of personnel in combat units to full authorized strength.
e. The training and arming of hamlet militia to an accelerated rate, especially in the Delta.
f. A consolidation of the strategic hamlet program, especially in the Delta, and action to insure that future strategic hamlets are not built until they can be protected, and until civic action programs can be introduced.
2. A program be established to train Vietnamese so that essential functions now performed by U.S. military personnel can be carried out by Vietnamese by the end of 1965. It should be possible to withdraw the bulk of U.S. personnel by that time.
3. In accordance with the program to train progressively Vietnamese to take over military functions, the Defense Department should announce in the very near future presently prepared plans to withdraw 1000 U.S. military personnel by the end of 1963. This action should be explained in low key as an initial step in a long-term program to replace U.S. personnel with trained Vietnamese without impairment of the war effort.
4. The following actions be taken to impress upon Diem our disapproval of his political program.
a. Continue to withhold commitment of funds in the commodity import program, but avoid a formal announcement. The potential significance of the withholding of commitments for the 1964 military budget should be brought home to the top military officers in working level contacts between USOM and MACV and the Joint General Staff; up to now we have stated $95 million may be used by the Vietnamese as a planning level for the commodity import program for 1964. Henceforth we could make clear that this is uncertain both because of lack of final appropriation action by the Congress and because of executive policy.
b. Suspend approval of the pending AID loans for the Saigon-Cholon Waterworks and Saigon Electric Power Project. We should state clearly that we are doing so as a matter of policy.
c. Advise Diem that MAP and CIA support for designated units, now under Colonel Tung’s control (mostly held in or near the Saigon area for political reasons) will be cut off unless these units are promptly assigned to the full authority of the Joint General Staff and transferred to the field.
d. Maintain the present purely “correct” relations with the top GVN, and specifically between the Ambassador and Diem. Contact between General Harkins and Diem and Defense Secretary Thuan on military matters should not, however, be suspended, as this remains an important channel of advice. USOM and USIA should also seek to maintain contacts where these are needed to push forward programs in support of the effort in the field, while taking care not to cut across [Page 339]the basic picture of U.S. disapproval and uncertainty of U.S. aid intentions. We should work with the Diem government but not support it.(3)
As we pursue these courses of action, the situation must be closely watched to see what steps Diem is taking to reduce repressive practices and to improve the effectiveness of the military effort. We should set no fixed criteria, but recognize that we would have to decide in 2-4 months whether to move to more drastic action or try to carry on with Diem even if he had not taken significant steps.
5. At this time, no initiative should be taken to encourage actively a change in government. Our policy should be to seek urgently to identify and build contacts with an alternative leadership if and when it appears.
6. The following statement be approved as current U.S. policy toward South Vietnam and constitute the substance of the government position to be presented both in Congressional testimony and in public statements.
a. The security of South Vietnam remains vital to United States security. For this reason, we adhere to the overriding objective of denying this country to Communism and of suppressing the Viet Cong insurgency as promptly as possible. (By suppressing the insurgency we mean reducing it to proportions manageable by the national security forces of the GVN, unassisted by the presence of U.S. military forces.) We believe the U.S. part of the task can be completed by the end of 1965, the terminal date which we are taking as the time objective of our counterinsurgency programs.
b. The military program in Vietnam has made progress and is sound in principle.
c. The political situation in Vietnam remains deeply serious. It has not yet significantly affected the military effort, but could do so at some time in the future. If the result is a GVN ineffective in the conduct of the war, the U.S. will review its attitude toward support for the government. Although we are deeply concerned by repressive practices, effective performance in the conduct of the war should be the determining factor in our relations with the GVN.
d. The U.S. has expressed its disapproval of certain actions of the Diem-Nhu regime and will do so again if required. Our policy is to seek to bring about the abandonment of repression because of its effect on the popular will to resist. Our means consist of expressions of disapproval and the withholding of support from GVN activities that are not clearly contributing to the war effort. We will use these means as required to assure an effective military program.
[Here follow Sections II, “Military Situation and Trends,” III, “Economic Situation and Trends,” IV, “Political Situation and Trends,” and V, “Effect on Political Tension.”]
VI. OVERALL EVALUATION
From the above analysis it is clear that the situation requires a constant effort by the U.S. to obtain a reduction of political tensions and improved performance by the Vietnamese Government. We cannot say with assurance whether the effort against the Viet Cong will ultimately fail in the absence of major political improvements. However, it does seem clear that after another period of repressive action progress may be reduced and indeed reversed. Although the present momentum might conceivably continue to carry the effort forward even if Diem remains in power and political tensions continue, any significant slowing in the rate of progress would surely have a serious effect on U.S. popular support for the U.S. effort.
VII. U.S. LEVERAGES TO OBTAIN DESIRED CHANGES IN THE Diem REGIME
A. Conduct of U.S. Representatives.
U.S. personnel in Saigon might adopt an attitude of coolness toward their Vietnamese counterparts, maintaining only those contacts and communications which are necessary for the actual conduct of operations in the field. To some extent this is the attitude already adopted by the Ambassador himself, but it could be extended to the civilian and military agencies located in Saigon. The effect of such action would be largely psychological.
B. Economic Leverage.
Together, USOM’s Commodity Import Program (CIP) and the PL 480 program account for between 60 and 70 percent of imports into Vietnam. The commitment of funds under the CIP has already been suspended. CIP deliveries result in the generation of piastres, most of which go to the support of the defense budget. It is estimated that CIP pipelines will remain relatively large for some five or six months, and within this time period there would not be a serious material effect. Even within this period, however, the flow of piastres to support the defense budget will gradually begin to decline and the GVN will be forced to draw down its foreign exchange reserves or curtail its military expenditures.
Within the domestic economy the existing large pipelines would mean that there would be no material reason for inflation to begin in the short term period. However, the psychological effect of growing realization that the CIP program has been suspended might be substantial [Page 341]in 2-4 months. Saigon has a large number of speculative traders, and although there is considerable police effort to control prices, this might not be able to contain a general trend of speculation and hoarding. Once inflation did develop, it could have a serious effect on the GVN budget and the conduct of the war.
Apart from CIP, two major AID projects are up for final approval—the Saigon-Cholon Waterworks ($9 million) and the Saigon Electric Power Project ($4 million). Suspension of these projects would be a possible means of demonstrating to Congress and the world that we disapprove of GVN policies and are not providing additional aid not directly essential to the war effort.
C. Paramilitary and Other Assistance.
(1) USOM assistance to the Combat Police and USOM and USIS assistance to the Director General of Information and the ARVN PsyWar Program could be suspended. These projects involve a relatively small amount of local currency but their suspension, particularly in the case of USIS, might adversely affect programs which the U.S. wishes to see progress.
(2) However, there would be merit in a gesture aimed at Colonel Tung, the Special Forces Commander, whose forces in or near Saigon played a conspicuous part in the pagoda affair and are a continuing support for Diem. Colonel Tung commands a mixed complex of forces, some of which are supported by MAP and others presently through CIA. All of those now in or near Saigon were trained either for combat missions or for special operations into North Vietnam and Laos. Purely on grounds of their not being used for their proper missions, the U.S. could inform Diem that we would cut off MAP and CIA support unless they were placed directly under Joint General Staff and were committed to field operations.
The practical effect of the cut-off would probably be small. The equipment cannot be taken out of the hands of the units, and the pay provided to some units could be made up from the GVN budget. Psychologically, however, the significance of the gesture might be greater. At the least it would remove one target of press criticism of the U.S., and would probably also be welcomed by the high military officers in Vietnam, and certainly by the disaffected groups in Saigon.
At the same time, support should continue, but through General Harkins rather than CIA, for border surveillance and other similar field operations that are contributing to the war effort.
We have weighed this cut-off action carefully. It runs a risk that Colonel Tung would refuse to carry out external operations against the Lao corridor and North Vietnam. It might also limit CIA’s access to the military. However, U.S. liaison with high military officers could probably be fully maintained through the U.S. military advisors. On balance, we conclude that these possible disadvantages are outweighed by the gains implicit in this action.
(3) Consideration has been given both by USOM and the military (principally the JCS in Washington) to the possibility of redirecting economic and military assistance in such a fashion as to bypass the central government in Saigon. Military studies have shown the technical feasibility, though with great difficulty and cost, of supplying the war effort in the countryside over lines of communications which do not involve Saigon, and it is assumed that the same conclusions would apply to USOM deliveries to the field under the rural strategic hamlet program. However, there is a consensus among U.S. agencies in Saigon that such an effort is not practical in the face of determined opposition by the GVN unless, of course, a situation had developed where the central government was no longer in control of some areas of the country. Nor is it at all clear that such diversion would operate to build up the position of the military or to cut down Nhu’s position.
D. Propaganda.
Although the capability of USIS to support the United States campaign of pressure against the regime would be small, the Ambassador believes consideration must be given to the content and timing of the United States pronouncements outside the country. He has already suggested the use of the Voice of America in stimulating, in its broadcasts to Vietnamese, discussions of democratic political philosophies. This medium could be used to exploit a wide range of ascending political pressure. In addition, a phased program of United States official pronouncements could be developed for use in conjunction with the other leverages as they are applied. We must recognize the possibility that such actions may incite Diem to strong countermeasures.
E. The Leverage of Conditioning Our Military Aid on Satisfactory Progress.
Coupled with all the above there is the implicit leverage embodied in our constantly making it plain to Diem and others that the long term continuation of military aid is conditioned upon the Vietnamese Government demonstrating a satisfactory level of progress toward defeat of the insurgency.
F. Conclusions.
A program of limited pressures, such as the CIP suspension, will not have large material effects on the GVN or the war effort, at least for 2-4 months. The psychological effects could be greater, and there is some evidence that the suspension is already causing concern to [Page 343]Diem. However, the effect of pressures that can be carried out over an extended period without detriment to the war effort is probably limited with respect to the possibility of Diem making necessary changes.
We have not analyzed with care what the effect might be of a far more intensive level of pressure such as cessation of MAP deliveries or long continued suspension of the commodity import program. If the Diem government should fail to make major improvements, serious consideration would have to be given to this possible course of action, but we believe its effect on the war effort would be so serious—in psychological if not in immediate material terms—that it should not be undertaken at the present time.
VIII. COUP POSSIBILITIES
A. Prospects of a Spontaneous Coup.
The prospects of an early spontaneous replacement of the Diem Regime are not high. The two principal sources of such an attempt, the senior military officers and the students, have both been neutralized by a combination of their own inability and the regime’s effective countermeasures of control. The student organizations have been emasculated. The students themselves have displayed more emotion than determination and they are apparently being handled with sufficient police sophistication to avoid an explosion.
The generals appear to have little stomach for the difficult job of secretly arranging the necessary coalescence of force to upset the Regime.
Diem/Nhu are keenly aware of the capability of the generals to take over the country, utilizing the tremendous power now vested in the military forces. They, therefore, concentrate their manipulative talent on the general officers, by transfers, and by controls over key units and their locations. They are aware that these actions may reduce efficiency, but they tolerate it rather than risk the prospect that they be overthrown and their social revolution frustrated. They have established a praetorian guard to guarantee considerable bloodshed if any attack is made. The generals have seen slim hope of surmounting these difficulties without prohibitive risk to themselves, the unity of the Army and the Establishment itself.
Despite these unfavorable prospects for action in the short term, new factors could quickly arise, such as the death of Diem or an unpredictable and even irrational attack launched by a junior officer group, which would call urgently for U.S. support or counteraction. In such a case, the best alternative would appear to be the support of constitutional continuity in the person of the Vice President, behind whom arrangements could be developed for a more permanent replacement after a transitional period.
B. Prospects for Improvement under an Alternative Government.
The prospects that a replacement regime would be an improvement appear to be about 50-50.(4) Initially, only a strongly authoritarian regime would be able to pull the government together and maintain order. In view of the pre-eminent role of the military in Vietnam today, it is probable that this role would be filled by a military officer, perhaps taking power after the selective process of a junta dispute. Such an authoritarian military regime, perhaps after an initial period of euphoria at the departure of Diem/Nhu, would be apt to entail a resumption of the repression at least of Diem, the corruption of the Vietnamese Establishment before Diem, and an emphasis on conventional military rather than social, economic and political considerations, with at least an equivalent degree of xenophobic nationalism.
These features must be weighed, however, against the possible results of growing dominance or succession by Nhu, which would continue and even magnify the present dissension, unhappiness and unrest.
C. Possible U.S. Actions.
Obviously, clear and explicit U.S. support could make a great difference to the chances of a coup. However, at the present time we lack a clear picture of what acceptable individuals might be brought to the point of action, or what kind of government might emerge. We therefore need an intensive clandestine effort, under the Ambassador’s direction, to establish necessary contacts to allow the U.S. to continuously appraise coup prospects.
If and when we have a better picture, the choice will still remain difficult whether we would prefer to take our chances on a spontaneous coup (assuming some action by Diem and Nhu would trigger it) or to risk U.S. prestige and having the U.S. hand show with a coup group which appeared likely to be a better alternative government. Any regime that was identified from the outset as a U.S. “puppet” would have disadvantages both within South Vietnam and in significant areas of the world, including other underdeveloped nations where the U.S. has a major role.
In any case, whether or not it proves to be wise to promote a coup at a later time, we must be ready for the possibility of a spontaneous coup, and this too requires clandestine contacts on an intensive basis.
IX. ANALYSIS OF ALTERNATIVE POLICIES
Broadly speaking, we believe there are three alternative policies the U.S. could pursue to achieve its political and military objectives:
1. Return to avowed support of the Diem regime and attempt to obtain the necessary improvements through persuasion from a posture of “reconciliation.” This would not mean any expression of approval of the repressive actions of the regime, but simply that we would go back in practice to business as usual.
2. Follow a policy of selective pressures: “purely correct” relationships at the top official level, continuing to withhold further actions in the commodity import program, and making clear our disapproval of the regime. A further element in this policy is letting the present impression stand that the U.S. would not be averse to a change of Government—although we would not take any immediate actions to initiate a coup.
3. Start immediately to promote a coup by high ranking military officers. This policy might involve more extended suspensions of aid and sharp denunciations of the regime’s actions so timed as to fit with coup prospects and planning.
Our analysis of these alternatives is as follows:
1. Reconciliation.
We believe that this course of action would be ineffective from the standpoint of events in South Vietnam alone, and would also greatly increase our difficulties in justifying the present U.S. support effort both to the Congress and generally to significant third nations. We are most unlikely, after recent events, to get Diem to make the necessary changes; on the contrary, he would almost certainly regard our reconciliation as an evidence that the U.S. would sit still for just about anything he did. The result would probably be not only a continuation of the destructive elements in the Regime’s policies but a return to larger scale repressions as and when Diem and Nhu thought they were necessary. The result would probably be sharp deterioration in the military situation in a fairly short period.
2. Selective Pressures.
We have examined numerous possibilities of applying pressures to Diem in order to incline him to the direction of our policies. The most powerful instrument at our disposal is the control of military and economic aid but any consideration of its use reveals the double-edged nature of its effects. Any long-term reduction of aid cannot but have an eventual adverse effect on the military campaign since both the military and the economic programs have been consciously designed and justified in terms of their contribution to the war effort. Hence, immediate reductions must be selected carefully and be left in effect only for short periods.
We believe that the present level of pressures is causing, and will cause, Diem some concern, while at the same time not significantly impairing the military effort. We are not hopeful that this level (or indeed any level) of pressure will actually induce Diem to remove Nhu from the picture completely. However, there is a better chance that Diem will at least be deterred from resuming large scale oppressions.
At the same time, there are various factors that set a time limit to pursuing this course of action in its present form. Within 2-4 months we have to make critical decisions with the GVN about its 1964 budget and our economic support level. In addition, there is a significant and growing possibility that even the present limited actions in the economic field-more for psychological than for economic reasons would start a wave of speculation and inflation that would be difficult to control or bring back into proper shape. As to when we would reverse our present course, the resumption of the full program of economic and military aid should be tied to the actions of the Diem government.
As a foundation for the development of our long-term economic and military aid programs, we believe it may be possible to develop specific military objectives to be achieved on an agreed schedule. The extent to which such objectives are met, in conjunction with an evaluation of the regime’s political performance, would determine the level of aid for the following period.
3. Organizing a Coup.
For the reasons stated earlier, we believe this course of action should not be undertaken at the present time.
On balance we consider that the most promising course of action to adopt at this time is an application of selective short-term pressures, principally economic, and the conditioning of long-term aid on the satisfactory performance by the Diem government in meeting military and political objectives which in the aggregate equate to the requirements of final victory. The specific actions recommended in Section I of this report are consistent with this policy.
Chairman, Joint Chiefs of Staff
Secretary of Defense (5)
NOTES:
(1) Source: Kennedy Library, National Security Files, Vietnam Country Series, Memos and Miscellaneous. Top Secret. Also printed in United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Book 12, pp. 554-573.
(2) Document 142.
(3) Mr. Colby believes that the official “correct” relationship should be supplemented by selected and restricted unofficial and personal relationships with individuals in the GVN, approved by the Ambassador, where persuasion could be fruitful without derogation of the official U.S. posture. [Footnote in the source text.]
(4) Mr. Sullivan (State) believes that a replacement regime which does not suffer from the overriding danger of Nhu’s ambition to establish a totalitarian state (the control of which he might easily lose to the Communists in the course of his flirtations) would be inevitably better than the current regime even if the former did have the deficiencies described. [Footnote in the source text.]
(5) The source text bears no signatures.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d167
.... o ....
167. Biên bản ghi nhớ của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (Tướng Taylor) và Bộ trưởng Quốc phòng (McNamara) gửi Tổng thống Kennedy (1)
Washington, ngày 2 tháng 10 năm 1963.
CHỦ ĐỀ
Báo cáo của Phái đoàn McNamara-Taylor tại miền Nam Việt Nam
Bản ghi nhớ của ngài [TT Kennedy] ngày 21 tháng 9 năm 1963(2) chỉ thị rằng Tướng Taylor và Bộ trưởng McNamara tới miền Nam Việt Nam để đánh giá nỗ lực quân sự và bán quân sự nhằm đánh bại VC và xem xét, với sự tham vấn của Đại sứ Lodge, các vấn đề chính trị và xã hội liên quan. Ngài chỉ thị thêm rằng, nếu đánh giá trong nhận định của chúng tôi thấy không có hy vọng, chúng tôi nên trình bày quan điểm của mình về những hành động mà Chính phủ VNCH phải thực hiện và những bước đi nào Chính phủ Mỹ nên thực hiện để dẫn dắt người Việt Nam thực hiện hành động đó.
Cùng với các đại diện của Bộ Ngoại giao, CIA và Nhân viên của ngài, chúng tôi đã thực hiện một chương trình khảo sát chuyên sâu tới các khu vực hoạt động trọng điểm, bổ sung bằng các cuộc thảo luận với các quan chức Hoa Kỳ tại tất cả các cơ quan lớn của Hoa Kỳ cũng như các quan chức của Chính phủ VNCH và các nước thứ ba.
Chúng tôi cũng đã thảo luận chi tiết những phát hiện của mình với Đại sứ Lodge, với Tướng Paul Harkins (MACV) và Đô đốc Harry Felt (Tư lệnh Thái Bình Dương).
Báo cáo sau đây được các Nhân viên của cơ quan đại diện đồng tình với tư cách cá nhân, trừ các trường hợp ngoại lệ đã được ghi chú.
I. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
A. Kết luận.
1. Chiến dịch quân sự có bước tiến lớn và tiếp tục phát triển.
2. Có những căng thẳng chính trị nghiêm trọng ở Sài Gòn (và có lẽ ở những nơi khác ở miền Nam Việt Nam), nơi chính phủ Diệm-Nhu ngày càng trở nên mất lòng dân.
3. Không có bằng chứng chắc chắn về khả năng đảo chính thành công, mặc dù việc ám sát Diệm hoặc Nhu luôn có khả năng xảy ra.
4. Mặc dù một số, và có lẽ con số ngày càng tăng, các sĩ quan quân đội Chính phủ VNCH đang trở nên thù địch với chính phủ Diệm, nhưng họ thù địch với VC hơn là với chính phủ VNCH và ít nhất trong tương lai gần họ sẽ tiếp tục thực hiện bổn phận quân sự của mình.
5. Những hành động đàn áp tiếp theo của Diệm và Nhu có thể thay đổi xu hướng quân sự thuận lợi hiện nay. Mặt khác, việc quay trở lại các phương pháp kiểm soát và điều hành ôn hòa hơn, dù khó có thể xảy ra, sẽ giảm thiểu đáng kể cuộc khủng hoảng chính trị.
6. Không rõ liệu những áp lực do Mỹ gây ra có khiến Diệm và Nhu tiến tới sự ôn hòa hay không. Thật vậy, áp lực có thể làm tăng sự ngoan cố của họ. Nhưng trừ khi áp lực như vậy được phát huy, họ gần như chắc chắn sẽ tiếp tục các kiểu hành vi trước đây.
B. Khuyến nghị.
Chúng tôi đề nghị rằng:
1. Tướng Harkins hãy cùng Diệm xem xét những thay đổi quân sự cần thiết để hoàn thành chiến dịch quân sự ở miền Bắc và miền Trung (Quân đoàn I, II và III) vào cuối năm 1964, và ở Đồng bằng Miền Tây (Quân đoàn IV) vào cuối năm 1965. Đánh giá này sẽ xem xét nhu cầu thay đổi như:
a. Tiếp tục chuyển trọng tâm và sức mạnh quân sự sang Đồng bằng Miền Tây (Quân đoàn IV).
b. Nhịp độ quân sự tăng lên trên tất cả các khu vực của quân đoàn, sao cho tất cả quân chiến đấu đều có mặt tại hiện trường trung bình 20 ngày trong số 30 ngày và các nhiệm vụ tĩnh được kết thúc.
c. Nhấn mạnh vào “các chiến dịch dọn sạch rồi giữ vững đất” thay vì các cuộc càn quét địa hình ít có giá trị lâu dài.
d. Việc mở rộng nhân sự trong các đơn vị chiến đấu đến mức tối đa được ủy quyền.
e. Công tác huấn luyện, trang bị vũ khí cho dân quân trong ấp được đẩy nhanh, nhất là ở vùng đồng bằng.
f. Hợp nhất chương trình ấp chiến lược, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Miền Tây, và hành động để bảo đảm rằng các ấp chiến lược trong tương lai sẽ không được xây dựng cho đến khi chúng được bảo vệ và cho đến khi các chương trình hành động dân sự có thể được triển khai.
2. Xây dựng một chương trình đào tạo người Việt để những công việc thiết yếu hiện nay do quân nhân Hoa Kỳ thực hiện có thể được người Việt Nam thực hiện vào cuối năm 1965. Đến thời điểm đó có thể rút phần lớn quân nhân Hoa Kỳ.
3. Phù hợp với chương trình đào tạo dần dần người Việt Nam để đảm nhận các chức năng quân sự, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nên công bố trong tương lai rất gần các kế hoạch đã chuẩn bị sẵn để rút 1.000 quân nhân Hoa Kỳ vào cuối năm 1963. Hành động này cần được giải thích một cách nhẹ nhàng như một bước khởi đầu trong một chương trình dài hạn nhằm thay thế quân nhân Hoa Kỳ bằng người Việt Nam đã được đào tạo mà không làm tổn hại đến nỗ lực chiến tranh.
4. Những hành động sau đây được thực hiện nhằm gây ấn tượng với Diệm về sự phản đối của chúng ta đối với chương trình chính trị của Diệm.
a. Tiếp tục ghìm lại cam kết viện trợ cho chương trình nhập cảng hàng hóa nhưng tránh thông báo chính thức. Tầm quan trọng tiềm ẩn của việc từ chối cam kết ngân sách quân sự năm 1964 cần được các quan chức quân sự hàng đầu trong các mối liên hệ cấp chuyên viên giữa USOM, MACV và Bộ Tổng Tham mưu biết rõ; Cho đến nay, chúng ta đã tuyên bố rằng người Việt Nam có thể sử dụng 95 triệu USD làm mức lập kế hoạch cho chương trình nhập cảng hàng hóa năm 1964. Từ nay trở đi, chúng ta có thể nói rõ rằng điều này là không chắc chắn vì thiếu phê chuẩn phân bổ ngân sách cuối cùng của Quốc hội và vì chính sách của hành pháp
b. Ngưng phê duyệt các khoản vay AID đang chờ xử lý cho Dự án Nhà máy nước Sài Gòn-Chợ Lớn và Điện lực Sài Gòn. Chúng ta nên tuyên bố rõ ràng rằng chúng ta đang làm như vậy vì vấn đề chính sách.
c. Nói với Diệm rằng viện trợ của MAP (chương trình viện trợ quân sự) và CIA cho các đơn vị được chỉ định, hiện nằm dưới sự kiểm soát của Đại tá Lê Quang Tung (hầu hết được trấn giữ trong hoặc gần khu vực Sài Gòn vì lý do chính trị) sẽ bị cắt đứt trừ khi các đơn vị này được giao ngay cho toàn quyền của Bộ Tổng Tham mưu và chuyển giao đến chiến trường.
d. Duy trì mối quan hệ thuần túy “đúng đắn” hiện nay với cấp cao nhất của Chính phủ VNCH, đặc biệt là giữa Đại sứ và Diệm. Tuy nhiên, không nên ngưng liên lạc giữa Tướng Harkins, Diệm và Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Đình Thuần về các vấn đề quân sự, vì đây vẫn là một kênh tư vấn quan trọng. USOM và USIA cũng nên tìm cách duy trì các mối liên hệ khi cần thiết để thúc đẩy các chương trình hỗ trợ nỗ lực trên thực địa, đồng thời chú ý không cắt ngang hình ảnh cơ bản về sự phản đối của Hoa Kỳ [về chính trị] và sự không chắc chắn về các ý định viện trợ của Hoa Kỳ. Chúng ta nên làm việc với chính phủ Diệm nhưng không ủng hộ nó.(3)
Khi chúng ta theo đuổi những hành động này, tình hình phải được theo dõi chặt chẽ để xem Diệm đang thực hiện những bước nào nhằm giảm bớt các hoạt động đàn áp [Phât tử và sinh viên] và nâng cao hiệu quả của nỗ lực quân sự. Chúng ta không nên đặt ra những tiêu chí cố định, nhưng thừa nhận rằng chúng ta sẽ phải quyết định trong 2-4 tháng xem nên chuyển sang hành động quyết liệt hơn, hay cố gắng tiếp tục với Diệm ngay cả khi Diệm chưa thực hiện những bước quan trọng.
5. Vào thời điểm này, không nên đưa ra sáng kiến nào để tích cực khuyến khích thay đổi chính phủ. Chính sách của chúng ta là phải khẩn cấp tìm cách xác định và xây dựng mối liên hệ với một ban lãnh đạo thay thế, nếu và khi nó xuất hiện.
6. Tuyên bố sau đây được chấp thuận là chính sách hiện hành của Hoa Kỳ đối với miền Nam Việt Nam và là quan điểm cốt lõi của chính phủ sẽ được trình bày trong lời khai của Quốc hội và trong các tuyên bố công khai.
a. An ninh của miền Nam Việt Nam vẫn quan trọng đối với an ninh của Hoa Kỳ. Vì lý do này, chúng ta tuân thủ mục tiêu quan trọng nhất là ngăn chận đất nước này theo Chủ nghĩa Cộng sản và trấn áp cuộc nổi dậy của Việt Cộng càng nhanh càng tốt. (Khi trấn áp cuộc nổi dậy, chúng tôi muốn nói đến việc giảm nó xuống mức mà các lực lượng an ninh quốc gia của Chính phủ VNCH có thể quản lý được mà không cần sự hiện diện của lực lượng quân sự Hoa Kỳ hỗ trợ.) Chúng tôi tin rằng một phần nhiệm vụ của Hoa Kỳ có thể được hoàn thành vào cuối năm 1965, giai đoạn cuối ngày mà chúng tôi lấy làm mục tiêu thời gian cho các chương trình chống nổi dậy của mình.
b. Chương trình quân sự của Việt Nam đã có tiến bộ và đúng đắn về mặt nguyên tắc.
c. Tình hình chính trị ở Việt Nam vẫn hết sức nghiêm trọng. Nó vẫn chưa ảnh hưởng đáng kể đến nỗ lực quân sự, nhưng có thể ảnh hưởng như vậy vào một thời điểm nào đó trong tương lai. Nếu kết quả là Chính phủ VNCH không hiệu quả trong việc điều hành chiến tranh, Hoa Kỳ sẽ xem xét lại thái độ của mình đối với việc hỗ trợ chính phủ. Mặc dù chúng tôi quan ngại sâu sắc về các hoạt động đàn áp người dân, việc tiến hành chiến tranh một cách hiệu quả sẽ là yếu tố quyết định trong mối quan hệ của chúng ta với Chính phủ VNCH.
d. Hoa Kỳ đã bày tỏ sự không đồng tình với một số hành động nhất định của chế độ Diệm-Nhu và sẽ bày tỏ như vậy một lần nữa nếu được hỏi. Chính sách của chúng ta là tìm cách từ bỏ đàn áp vì nó ảnh hưởng đến ý chí phản kháng của quần chúng. Phương tiện của chúng ta bao gồm những biểu hiện không tán thành và từ chối hỗ trợ các hoạt động của Chính phủ VNCH vốn không đóng góp rõ ràng cho nỗ lực chiến tranh. Chúng ta sẽ sử dụng những phương tiện này theo yêu cầu để đảm bảo một chương trình quân sự hiệu quả.
[Sau đây là Phần II, “Tình hình và Xu hướng Quân sự,” III, “Tình hình và Xu hướng Kinh tế,” IV, “Tình hình và Xu hướng Chính trị,” và V, “Ảnh hưởng đến Căng thẳng Chính trị.”]
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG THỂ
Từ phân tích trên, rõ ràng là tình hình đòi hỏi nỗ lực không ngừng của Hoa Kỳ để giảm căng thẳng chính trị và cải thiện hiệu quả hoạt động của Chính phủ VNCH. Chúng ta không thể nói chắc chắn rằng liệu nỗ lực chống lại VC cuối cùng có thất bại hay không nếu không có những cải tiến chính trị quan trọng. Tuy nhiên, có vẻ rõ ràng là sau một thời gian nữa, tiến trình hành động đàn áp người dân có thể giảm bớt và thực sự bị đảo ngược. Mặc dù có thể hình dung rằng động lực hiện tại có thể tiếp tục thúc đẩy nỗ lực ngay cả khi Diệm vẫn nắm quyền và căng thẳng chính trị tiếp tục, bất kỳ sự chậm lại đáng kể nào về tốc độ tiến bộ chắc chắn sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ủng hộ của người dân Hoa Kỳ đối với nỗ lực của Hoa Kỳ.
VII. Đòn bẩy của Mỹ để đạt được những thay đổi mong muốn trong chế độ Diệm
A. Cách ứng xử của các Dân biểu Hoa Kỳ.
Nhân viên Hoa Kỳ ở Sài Gòn có thể có thái độ lạnh lùng đối với những người đồng cấp Việt Nam, chỉ duy trì những liên lạc và truyền thông cần thiết cho việc tiến hành các hoạt động thực tế trên chiến trường. Ở một mức độ nào đó, đây là quan điểm đã được chính Đại sứ áp dụng, nhưng nó có thể được mở rộng cho các cơ quan dân sự và quân sự ở Sài Gòn. Tác động của hành động như vậy phần lớn là về mặt tâm lý.
B. Đòn bẩy kinh tế.
Tổng cộng, Chương trình Nhập cảng Hàng hóa (CIP) và chương trình PL 480 (viện trợ thực phẩm cho VN) của USOM chiếm từ 60 đến 70% lượng nhập cảng vào Việt Nam. Cam kết tài trợ theo CIP đã bị đình chỉ. Việc cung cấp CIP dẫn đến việc tạo ra các đồng tiền VN, phần lớn trong số đó được dùng để hỗ trợ ngân sách quốc phòng. Người ta ước tính rằng các đường dây nhập hàng CIP sẽ vẫn tương đối lớn trong khoảng 5 hoặc 6 tháng và trong khoảng thời gian này sẽ không có ảnh hưởng vật chất nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, ngay cả trong giai đoạn này, dòng tiền mặt để hỗ trợ ngân sách quốc phòng sẽ dần dần bắt đầu giảm và Chính phủ VNCH sẽ buộc phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc cắt giảm chi tiêu quân sự.
Trong nền kinh tế trong nước, các đường lưu chuyển hàng lớn hiện có có nghĩa là sẽ không có lý do thực chất nào để lạm phát bắt đầu trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, tác động tâm lý của việc ngày càng nhận ra rằng chương trình CIP đã bị đình chỉ có thể là đáng kể trong 2-4 tháng. Sài Gòn có một số lượng lớn các nhà đầu cơ, và mặc dù có nỗ lực đáng kể của cảnh sát để kiểm soát giá cả, điều này có thể không thể ngăn chặn được xu hướng đầu cơ và tích trữ chung. Một khi lạm phát phát triển, nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân sách của Chính phủ VNCH và việc tiến hành chiến tranh.
Ngoài CIP, hai dự án AID lớn đang chờ phê duyệt lần cuối—Nhà máy nước Sài Gòn-Chợ Lớn (9 triệu USD) và Dự án Điện lực Sài Gòn (4 triệu USD). Việc đình chỉ các dự án này sẽ là một phương tiện khả thi để chứng tỏ với Quốc hội Hoa Kỳ và thế giới rằng chúng ta không tán thành các chính sách của Chính phủ VNCH và không cung cấp thêm viện trợ không cần thiết trực tiếp cho nỗ lực chiến tranh.
C. Viện trợ bán quân sự và viện trợ khác.
(1) Viện trợ của USOM cho Cảnh sát Chiến đấu và viện trợ của USOM và USIS cho Tổng Giám đốc Thông Tấn Xã VN và Chương trình Tâm Lý Chiến của QLVNCH có thể bị đình chỉ. Các dự án này sử dụng một lượng nội tệ tương đối nhỏ nhưng việc ngưng viện trợ này, đặc biệt trong trường hợp USIS, có thể ảnh hưởng xấu đến các chương trình mà Hoa Kỳ mong muốn thấy được tiến triển.
(2) Tuy nhiên, sẽ có giá trị trong một cử chỉ nhắm vào Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt, lực lượng của ông ở trong hoặc gần Sài Gòn đóng vai trò nổi bật trong vụ đột kích các chùa và tiếp tục hỗ trợ cho Diệm. Đại tá Tung chỉ huy một lực lượng hỗn hợp, một số được hỗ trợ bởi MAP (Chương trình Viện trợ Quân sự) và những lực lượng khác hiện được CIA hỗ trợ. Tất cả những chiến binh này hiện đang ở hoặc gần Sài Gòn đều được huấn luyện để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu hoặc cho các hoạt động đặc biệt ở Bắc Việt và Lào. Hoàn toàn dựa trên lý do chúng không được sử dụng cho các nhiệm vụ thích hợp của mình, Hoa Kỳ có thể thông báo cho Diệm rằng chúng ta sẽ cắt đứt sự hỗ trợ của MAP và CIA trừ khi họ được đặt trực tiếp dưới quyền Bộ Tổng Tham mưu Liên quân và cam kết thực hiện các hoạt động chiến trường thực địa.
Hiệu quả thực tế của việc cắt giảm này có thể sẽ nhỏ. Trang thiết bị không thể rời khỏi tay các đơn vị, và tiền chi trả cho một số đơn vị có thể được bù đắp từ ngân sách Chính phủ. Tuy nhiên, về mặt tâm lý, ý nghĩa của cử chỉ này có thể lớn hơn. Ít nhất nó sẽ loại bỏ được một mục tiêu chỉ trích của báo chí đối với Hoa Kỳ, và có lẽ cũng sẽ được các sĩ quan quân đội cấp cao ở Việt Nam, và chắc chắn là các nhóm bất mãn ở Sài Gòn hoan nghênh.
Đồng thời, cần tiếp tục viện trợ, nhưng thông qua Tướng Harkins chứ không phải CIA, cho hoạt động giám sát biên giới và các hoạt động thực địa tương tự khác đang góp phần vào nỗ lực chiến tranh.
Chúng tôi đã cân nhắc hành động cắt giảm viện trợ này một cách cẩn thận. Có nguy cơ Đại tá Tung sẽ từ chối thực hiện các hoạt động bên ngoài để chống lại VC ở hành lang Lào và Bắc Việt. Nó cũng có thể hạn chế khả năng tiếp cận của CIA với quân đội. Tuy nhiên, mối liên lạc của Hoa Kỳ với các quan chức quân sự cấp cao có thể được duy trì hoàn toàn thông qua các cố vấn quân sự Hoa Kỳ. Về mặt cân bằng, chúng tôi kết luận rằng những bất lợi có thể xảy ra này sẽ lớn hơn những lợi ích tiềm ẩn trong hành động này.
(3) USOM và quân đội (chủ yếu là Tham Mưu Trưởng Liên Quân ở Washington) đã cân nhắc khả năng chuyển hướng viện trợ kinh tế và quân sự theo cách vượt qua chính quyền trung ương ở Sài Gòn. Các nghiên cứu quân sự đã cho thấy tính khả thi về mặt kỹ thuật, mặc dù có rất nhiều khó khăn và chi phí, trong việc cung cấp nỗ lực chiến tranh ở nông thôn qua các tuyến liên lạc không liên quan đến Sài Gòn, và người ta cho rằng những kết luận tương tự sẽ áp dụng cho việc chuyển giao USOM tới hiện trường theo chương trình Ấp chiến lược nông thôn. Tuy nhiên, có sự đồng thuận giữa các cơ quan Hoa Kỳ ở Sài Gòn rằng nỗ lực như vậy là không thực tế khi đối mặt với sự phản đối kiên quyết của Chính phủ VNCH, trừ khi, tất nhiên, tình hình đã phát triển khi chính quyền trung ương không còn kiểm soát được một số khu vực của Nam Việt Nam. Cũng không rõ ràng rằng sự chuyển hướng như vậy sẽ có tác dụng nhằm nâng cao vị thế của quân đội hay làm suy giảm vị thế của Nhu.
D. Tuyên truyền.
Mặc dù khả năng USIS (Sở Thông Tin Hoa Kỳ) giúp chính phủ Hoa Kỳ áp lực chống lại chế độ này là nhỏ, nhưng Đại sứ Lodge tin rằng cần phải xem xét nội dung và thời điểm của các tuyên bố của Hoa Kỳ ở nước ngoài. Lodge đã đề nghị sử dụng Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) để khuyến khích, trong các chương trình phát sóng tới người Việt, thảo luận về các triết lý chính trị dân chủ. Phương tiện này có thể được sử dụng để khai thác một loạt áp lực chính trị ngày càng tăng. Ngoài ra, một chương trình theo từng giai đoạn gồm các tuyên bố chính thức của Hoa Kỳ có thể được phát triển để sử dụng kết hợp với các đòn bẩy khác khi chúng được áp dụng. Chúng ta phải thừa nhận khả năng những hành động như vậy có thể xúi giục Diệm thực hiện các biện pháp đối phó mạnh mẽ.
E. Đòn bẩy của việc điều chỉnh viện trợ quân sự của chúng ta theo tiến độ đạt yêu cầu.
Cùng với tất cả những điều trên, có một đòn bẩy ngầm thể hiện trong việc chúng tôi liên tục nói rõ với Diệm và những người khác rằng việc tiếp tục viện trợ quân sự lâu dài tùy thuộc vào việc Chính phủ VNCH chứng tỏ được mức độ tiến bộ thỏa đáng để đánh bại cuộc nổi dậy.
F. Kết luận.
Một chương trình có áp lực hạn chế, chẳng hạn như ngưng viện trợ CIP (Chương trình Nhập cảng Thương mại), sẽ không có tác động lớn về mặt vật chất đối với Chính phủ VNCH hoặc nỗ lực chiến tranh, ít nhất là trong 2-4 tháng. Những ảnh hưởng tâm lý có thể lớn hơn, và có một số bằng chứng cho thấy việc ngưng viện trợ đã gây lo ngại cho Diệm. Tuy nhiên, tác động của những áp lực có thể được thực hiện trong một thời gian dài mà không gây tổn hại đến nỗ lực chiến tranh có lẽ bị hạn chế đối với khả năng Diệm thực hiện những thay đổi cần thiết.
Chúng tôi chưa phân tích kỹ lưỡng về mức độ áp lực lớn hơn như ngừng giao hàng MAP (Chương trình Viện trợ Quân sự) hoặc tiếp tục ngưng chương trình nhập cảng hàng hóa trong thời gian dài. Nếu chính phủ Diệm không thực hiện được những cải tiến lớn, thì cần phải cân nhắc nghiêm túc về hướng hành động khả thi này, nhưng chúng tôi tin rằng ảnh hưởng của nó đối với nỗ lực chiến tranh sẽ rất nghiêm trọng - về mặt tâm lý nếu không phải về mặt vật chất ngay lập tức - đến mức nó không nên thực hiện vào thời điểm hiện tại.
VIII. Khả năng đảo chính
A. Triển vọng của một cuộc đảo chính tự phát.
Triển vọng về một sự thay thế tự phát sớm đối với Chế độ Diệm là không cao. Hai nguồn chính của nỗ lực đó, các sĩ quan quân đội cấp cao và sinh viên, đều đã bị vô hiệu hóa do sự bất lực của chính họ và các biện pháp kiểm soát đối phó hiệu quả của chế độ. Các tổ chức sinh viên đã bị suy yếu. Bản thân các sinh viên đã thể hiện nhiều cảm xúc hơn là quyết tâm và dường như họ đang bị cảnh sát siết lại đủ tinh vi để tránh một vụ bùng nổ.
Các tướng dường như không mấy hào hứng với công việc khó khăn là bí mật sắp xếp sự tập hợp lực lượng cần thiết để lật đổ Chế độ.
Diệm/Nhu nhận thức sâu sắc về khả năng nắm quyền cai trị đất nước của các tướng, tận dụng sức mạnh to lớn hiện được trao cho lực lượng quân sự. Do đó, họ tập trung tài năng thao túng của mình vào các sĩ quan cấp tướng, bằng cách luân chuyển và kiểm soát các đơn vị chủ chốt và địa điểm của họ. Họ nhận thức được rằng những hành động này có thể làm giảm hiệu quả, nhưng họ chấp nhận điều đó hơn là mạo hiểm với viễn cảnh bị lật đổ và cuộc cách mạng xã hội của họ bị thất bại. Họ đã thành lập một đội cận vệ hoàng gia để bảo đảm sẽ đổ máu đáng kể nếu có bất kỳ cuộc tấn công nào được thực hiện. Các tướng đã nhìn thấy hy vọng mong manh về việc vượt qua những khó khăn này mà không gây nguy hiểm cho bản thân, cho sự đoàn kết của Quân đội và chính giới lãnh đạo VNCH.
Bất chấp những triển vọng hành động không thuận lợi trong ngắn hạn, các yếu tố mới có thể nhanh chóng nảy sinh, chẳng hạn như cái chết của Diệm hoặc một cuộc tấn công không thể đoán trước và thậm chí phi lý do một nhóm sĩ quan cấp dưới phát động, sẽ kêu gọi khẩn cấp sự hỗ trợ hoặc phản ứng của Mỹ. Trong trường hợp như vậy, giải pháp thay thế tốt nhất có vẻ là ủng hộ tính tiếp tục hiến pháp của Phó Tổng thống, người mà đằng sau đó có thể xây dựng các thỏa thuận để có một người thay thế lâu dài hơn sau một thời gian chuyển tiếp.
B. Triển vọng cải thiện dưới một Chính phủ thay thế.
Triển vọng về một chế độ thay thế sẽ được cải thiện dường như là khoảng 50-50.(4) Ban đầu, chỉ có một chế độ độc tài mạnh mẽ mới có thể tập hợp chính phủ lại với nhau và duy trì trật tự. Xét đến vai trò ưu việt của quân đội ở Nam Việt Nam ngày nay, rất có thể vai trò này sẽ được đảm nhiệm bởi một sĩ quan quân đội, có thể là nắm quyền sau quá trình chọn lọc của một cuộc tranh chấp chính quyền. Một chế độ quân sự độc tài như vậy, có lẽ sau một thời gian hưng phấn ban đầu khi Diệm/Nhu ra đi, sẽ có khả năng dẫn đến việc nối lại cuộc đàn áp như Diệm, sự tham nhũng của Cơ chế Việt Nam trước thời Diệm, và nhấn mạnh vào các chính sách truyền thống quân sự hơn là các cân nhắc về xã hội, kinh tế và chính trị, với ít nhất một mức độ tương đương của chủ nghĩa dân tộc bài ngoại.
Tuy nhiên, những đặc điểm này phải được cân nhắc với những kết quả có thể xảy ra của sự thống trị hoặc kế vị ngày càng tăng của Nhu, điều này sẽ tiếp tục và thậm chí làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, bất hạnh và bất ổn hiện nay.
C. Các hành động có thể có của Hoa Kỳ.
Rõ ràng, sự hỗ trợ rõ ràng và công khai của Hoa Kỳ có thể tạo ra sự khác biệt lớn đối với cơ hội đảo chính. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chúng ta thiếu một bức tranh rõ ràng về những cá nhân được chấp nhận có thể được đưa ra hành động hoặc loại chính phủ nào có thể xuất hiện. Do đó, chúng ta cần một nỗ lực bí mật sâu rộng, dưới sự chỉ đạo của Đại sứ Lodge, để thiết lập các mối liên hệ cần thiết nhằm cho phép Hoa Kỳ liên tục đánh giá các triển vọng đảo chính.
Nếu và khi chúng ta có một bức tranh tốt hơn, sự lựa chọn sẽ vẫn còn khó khăn liệu chúng ta muốn tận dụng cơ hội của mình để thực hiện một cuộc đảo chính tự phát (giả sử một số hành động của Diệm và Nhu sẽ kích hoạt nó) hay mạo hiểm uy tín của Hoa Kỳ và bị Hoa Kỳ ra tay với một nhóm đảo chính dường như có thể là một chính phủ thay thế tốt hơn. Bất kỳ chế độ nào ngay từ đầu được xác định là “con rối” của Mỹ sẽ gặp bất lợi cả ở miền Nam Việt Nam và ở các khu vực quan trọng trên thế giới, kể cả các quốc gia kém phát triển khác mà Mỹ có vai trò chính.
Trong mọi trường hợp, dù việc cổ vũ một cuộc đảo chính sau này có tỏ ra là khôn ngoan hay không, chúng ta phải sẵn sàng cho khả năng xảy ra một cuộc đảo chính tự phát, và điều này cũng đòi hỏi phải có những liên hệ bí mật trên cơ sở chuyên sâu.
IX. PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH THAY THẾ
Nói rộng ra, chúng tôi tin rằng có ba chính sách thay thế mà Mỹ có thể theo đuổi để đạt được các mục tiêu chính trị và quân sự của mình:
1. Quay trở lại với sự ủng hộ đã được thừa nhận dành cho chế độ Diệm và cố gắng đạt được những cải thiện cần thiết thông qua sự thuyết phục từ quan điểm “hòa giải”. Điều này không có nghĩa là bất kỳ biểu hiện tán thành nào đối với các hành động đàn áp của chế độ, mà chỉ đơn giản là chúng ta sẽ quay trở lại hoạt động bình thường.
2. Thực hiện chính sách gây áp lực có chọn lọc: các mối quan hệ “hoàn toàn đúng đắn” ở cấp chính thức cao nhất, tiếp tục từ chối các hành động tiếp theo trong chương trình nhập cảng hàng hóa và thể hiện rõ sự không đồng tình của chúng ta đối với chế độ. Một yếu tố nữa trong chính sách này là để lại ấn tượng hiện tại rằng Hoa Kỳ sẽ không phản đối việc thay đổi Chính phủ - mặc dù chúng ta sẽ không thực hiện bất kỳ hành động tức thời nào để bắt đầu một cuộc đảo chính.
3. Bắt đầu ngay lập tức thúc đẩy cuộc đảo chính của các sĩ quan quân đội cấp cao. Chính sách này có thể bao gồm việc ngưng viện trợ kéo dài hơn và tố cáo gay gắt các hành động của chế độ Diệm sao cho phù hợp với triển vọng và kế hoạch đảo chính.
Phân tích của chúng tôi về các lựa chọn thay thế này như sau:
1. Hòa giải.
Chúng tôi tin rằng đường lối hành động này sẽ không có hiệu quả chỉ xét từ quan điểm của các sự kiện ở miền Nam Việt Nam, và cũng sẽ làm tăng thêm nhiều khó khăn của chúng ta trong việc biện minh cho nỗ lực hỗ trợ hiện tại của Hoa Kỳ cho cả Quốc hội Hoa Kỳ và nói chung cho các nước thứ ba quan trọng. Sau những sự kiện gần đây, chúng ta khó có thể thuyết phục được Diệm thực hiện những thay đổi cần thiết; ngược lại, Diệm gần như chắc chắn coi sự hòa giải của chúng ta là bằng chứng cho thấy Hoa Kỳ sẽ ngồi im trước bất cứ điều gì Diệm làm. Kết quả có lẽ sẽ không chỉ là sự tiếp tục của các yếu tố phá hoại trong các chính sách của Chế độ mà còn là sự quay trở lại các cuộc đàn áp quy mô lớn hơn khi Diệm và Nhu cho rằng chúng là cần thiết. Kết quả có thể là tình hình quân sự sẽ xấu đi rõ rệt trong một thời gian khá ngắn.
2. Áp lực chọn lọc.
Chúng tôi đã xem xét nhiều khả năng gây áp lực lên Diệm để thuyết phục Diệm tuân theo các chính sách của chúng ta. Công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có thể sử dụng là kiểm soát viện trợ kinh tế và quân sự nhưng bất kỳ sự cân nhắc nào về việc sử dụng nó đều cho thấy bản chất hai lưỡi của những tác động của nó. Bất kỳ sự cắt giảm viện trợ dài hạn nào cũng không thể nhưng cuối cùng có tác động tiêu cực đến chiến dịch quân sự vì cả các chương trình quân sự và kinh tế đều đã được thiết kế và biện minh một cách có ý thức về mặt đóng góp của chúng cho nỗ lực chiến tranh. Do đó, việc cắt giảm ngay lập tức phải được lựa chọn cẩn thận và chỉ có hiệu lực trong thời gian ngắn.
Chúng tôi tin rằng mức độ áp lực hiện tại đang gây ra và sẽ gây ra cho Diệm một số lo ngại, đồng thời không làm suy yếu đáng kể nỗ lực quân sự. Chúng tôi không hy vọng rằng mức độ áp lực này (hoặc thực sự là bất kỳ mức độ nào) sẽ thực sự khiến Diệm loại bỏ Nhu hoàn toàn ra khỏi bức tranh. Tuy nhiên, có nhiều khả năng hơn là Diệm ít nhất sẽ bị ngăn cản tiếp tục các cuộc đàn áp quy mô lớn.
Đồng thời, có nhiều yếu tố khác nhau đặt ra giới hạn thời gian để theo đuổi đường lối hành động này ở dạng hiện tại. Trong vòng 2-4 tháng chúng ta phải đưa ra những quyết định quan trọng với Chính phủ VNCH về ngân sách năm 1964 và mức hỗ trợ kinh tế của chúng ta. Ngoài ra, có một khả năng đáng kể và ngày càng tăng là ngay cả những hành động hạn chế hiện nay trong lĩnh vực kinh tế - vì lý do tâm lý hơn là vì lý do kinh tế - cũng sẽ gây ra một làn sóng đầu cơ và lạm phát khó kiểm soát hoặc khó đưa trở lại trạng thái bình thường. Về việc khi nào chúng ta sẽ đảo ngược lộ trình hiện tại của mình, việc nối lại toàn bộ chương trình viện trợ kinh tế và quân sự phải gắn liền với các hành động của chính phủ Diệm.
Là nền tảng cho việc phát triển các chương trình viện trợ quân sự và kinh tế dài hạn, chúng tôi tin rằng có thể phát triển các mục tiêu quân sự cụ thể để đạt được theo một lịch trình đã thỏa thuận. Mức độ đáp ứng các mục tiêu đó, cùng với việc đánh giá thành tích chính trị của chế độ, sẽ quyết định mức viện trợ cho giai đoạn tiếp theo.
3. Tổ chức đảo chính.
Vì những lý do đã nêu trước đó, chúng tôi tin rằng hành động này không nên được thực hiện vào thời điểm hiện tại.
Nói một cách cân bằng, chúng tôi cho rằng đường lối hành động hứa hẹn nhất được áp dụng vào thời điểm này là áp dụng các áp lực ngắn hạn có chọn lọc, chủ yếu là kinh tế, và điều kiện viện trợ dài hạn để chính phủ Diệm đạt được thành tích thỏa đáng trong việc đáp ứng các vấn đề quân sự và chính trị mà những mục tiêu này tương đương với yêu cầu của thắng lợi cuối cùng. Các hành động cụ thể được đề xuất trong Phần I của báo cáo này phù hợp với chính sách này.
Chủ tịch, Tham mưu trưởng liên quân: Tướng Taylor.
Bộ trưởng Quốc phòng: McNamara. (5)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Thư viện Kennedy, National Security Files, Vietnam Country Series, Memos and Miscellaneous. Top Secret. Also printed in United States-Vietnam Relations, 1945-1967, Quyển 12, trang 554-573.
(2) Văn bản 142.
(3) Ông Colby tin rằng mối quan hệ “đúng đắn” chính thức cần được bổ sung bằng các mối quan hệ cá nhân và không chính thức có chọn lọc và hạn chế với các cá nhân trong Chính phủ VNCH
, được Đại sứ chấp thuận, nơi việc thuyết phục có thể có kết quả mà không làm tổn hại đến quan điểm chính thức của Hoa Kỳ. [Chú thích trong văn bản nguồn.]
(4) Ông William H. Sullivan (Phụ tá đặc biệt của Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách Chính trị) tin rằng một chế độ thay thế không gặp phải mối nguy hiểm lớn nhất từ tham vọng của Nhu nhằm thiết lập một nhà nước toàn trị (quyền kiểm soát mà Nhu có thể dễ dàng mất vào tay Cộng sản trong quá trình Nhu gạ gẫm tán tỉnh) sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn chế độ hiện tại ngay cả khi chế độ trước đây có những nhược điểm được mô tả. [Chú thích trong văn bản nguồn.]
(5) Văn bản nguồn không có chữ ký.
.
Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:
https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu