Bilingual. 168. Ambassador Buu Hoi talks with the US Secretary of State. He felt that no government has had worse public relations than his. The demonstrations which erupted in Hue in early May were triggered by orders from Saigon that the Buddhist flag should be pulled down;

10/02/20243:48 SA(Xem: 1074)
Bilingual. 168. Ambassador Buu Hoi talks with the US Secretary of State. He felt that no government has had worse public relations than his. The demonstrations which erupted in Hue in early May were triggered by orders from Saigon that the Buddhist flag should be pulled down;

blank
Bilingual. 168. Ambassador Buu Hoi talks with the US Secretary of State. He felt that no government has had worse public relations than his. The demonstrations which erupted in Hue in early May were triggered by orders from Saigon that the Buddhist flag should be pulled down; Can had earlier assured the Buddhists that they should fly their flag and that he would take responsibility for keeping their flag up. Buu Hoia noted that it was President Diem, not Mr. Nhu, who ordered the Buddhist flag pulled down in Hue. He recalled that he had earlier said that Madame Nhu must go. He felt that President Diem was still convinced that she is not harmful, and he felt that the President needs to be told just how harmful she is. Buu Hoia regretted that he had to say much of the harm was done by the President himself, often the President made harmful decisions despite his brother’s (Nhu) advice to the contrary. The Secretary wondered if it would be important to remove Nhu from the palace and to make his wife cease her palace operations.//Đại sứ Bửu Hội nói chuyện với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ. Bửu Hội cảm thấy rằng không có chính phủ nào có quan hệ công chúng tệ hơn chính phủ của ông. Các cuộc biểu tình nổ ra ở Huế vào đầu tháng 5 được châm ngòi bởi lệnh từ Sài Gòn yêu cầu kéo xuống lá cờ Phật giáo; Trước đó, Cẩn đã bảo đảm với các Phật tử rằng họ nên treo cờ của mình và Cẩn sẽ chịu trách nhiệm giữ cờ của họ treo cao. Bửu Hội lưu ý rằng chính Tổng thống Diệm chứ không phải ông Nhu là người ra lệnh kéo xuống cờ Phật giáo ở Huế. Bửu Hội nhớ lại trước đó Bửu Hội đã nói bà Nhu phải đi. Bửu Hội cảm thấy rằng Tổng thống Diệm vẫn tin rằng bà Nhu không có hại, và ông cảm thấy rằng Tổng thống cần phải được biết bà Nhu có hại như thế nào. Bửu Hội tiếc nuối vì phải nói phần lớn tổn hại là do chính Tổng Thống Diệm gây ra, thường xuyên Diệm đưa ra những quyết định có hại bất chấp lời khuyên ngược lại của Nhu. Bộ trưởng Rusk băn khoăn liệu việc loại Nhu khỏi Dinh tổng thống và buộc vợ Nhu ngừng hoạt động trong Dinh tổng thống có quan trọng hay không.

 

the Department of State 2168. Memorandum of Conversation(1)

 

SecDel/MC/69

New York, October 2, 1963, 3 p.m.

SUBJECT

South Vietnam; Internal

PARTICIPANTS

-- United States:

. The Secretary

. Ambassador Yost

. Mr. Thacher (Reporter)

-- South Vietnam:

. Ambassador Buu Hoia

The Secretary started the conversation by noting that in order to achieve the goal of security and independence for the Republic of Vietnam, it would be necessary first to defeat the Viet-Cong. US policy on this matter is as clear as is our commitment to the goal. As Ambassador Buu Hoia well knew, we have been seriously concerned about our ability to achieve this goal because of what appeared to be a shattering of solidarity in South Vietnam, a loss of confidence by the people in their government. As Mao Tse-Tung had once observed, if the people are in support of the guerillas, every bush becomes an ally. Until recently we were confident that the bushes in South Vietnam were our allies, but we were no longer sure. He expected shortly to receive Mr. McNamara’s report,(2) but had not as yet seen it.

Amb. Buu Hoia said that he did not deny much of what had been said, but he felt that things were not necessarily what they appeared to be, and that the full scope of the struggle had to be kept in mind. The present fight is not a fight of today’s battles, or even a year-to-year struggle; rather, the fight spans the time of a generation. To win we must encourage followers of the Viet-Cong to switch over to our side. At the same time we must prevent any drain from our side either by those who defect to the Viet-Cong or by those who might simply leave the country. He felt that no government has had worse public relations than his, a fact which he believed stems from their past reliance on foreigners for public relations.

Addressing himself to the immediate situation, Buu Hoia said that “Nhu is indispensable, and yet Madame Nhu must clearly be eliminated”.

He digressed to review recent events which originated in the city of Hue, center of the Buddhist faith in South Vietnam, yet a city which at the same time retains its traditional role as “a hotbed of revolt”.

Stating that he was convinced that these were the facts, Buu Hoia said that an approach had been made to His Holiness Pope John suggesting that President Diem’s brother, Archbishop Thuc, be named Archbishop in Saigon. Pope John had recognized the political overtones of this request and had settled on the city of Hue as a compromise. This was how the President’s brother became named as Archbishop in Hue, not long ago.

But the President had another brother, Can, who also lived in Hue, was a militant nationalist with a very poor press reputation. Can was a sincere friend of Buddhists in Hue and was, in fact, the source through whom funds were passed by the government to the Buddhist hierarchy in Hue. And when his elder brother, Archbishop Thuc arrived in Hue, local officials deserted Can in favor of the elder brother who appeared to be closer to the President. This led to a feeling of despair and hopelessness on the part of Buddhists in that city. The demonstrations which erupted in Hue in early May were triggered by orders from Saigon that the Buddhist flag should be pulled down; Can had earlier assured the Buddhists that they should fly their flag and that he would take responsibility for keeping their flag up.

Buu Hoia noted that it was President Diem, not Mr. Nhu, who ordered the Buddhist flag pulled down in Hue.

He said that Nhu had put the all-important ideological content into the fight with his strategic hamlet program. He, Buu Hoia, regretted to state that he is convinced that the “top of the government is rotten” and that the strategic hamlet program is an absolutely necessary counterpart to this rottenness. For these reasons he was convinced that Mr. Nhu is an indispensable figure for the successful conduct of the overall struggle.

The Secretary asked if it could be demonstrated that Mr. Nhu is not an all-controlling influence in the government.

Buu Hoia said that the US should urge Diem to appoint Nhu to the specific job of running the strategic hamlet program. Posing the question of whom this would leave to run the government, Buu Hoia said such a man would be Thuan, who he felt was already the equivalent of a Prime Minister. He noted that Thuan is purely an administrator, neither corrupt nor ambitious, and not interested in politics.

Governor Stevenson asked if what Ambassador Buu Hoia had described suggested the need for a change in Hue. Buu Hoia said that he believed that the present Pope would be willing to make a change.

He recalled that he had earlier said that Madame Nhu must go. He felt that President Diem was still convinced that she is not harmful, and he felt that the President needs to be told just how harmful she is. He said that he and others have been doing their best to prevent her from coming here, and he remarked that Vice President Johnson’s letter to Madame Nhu might be helpful if shown to President Diem.

The Secretary said his impression remained that both Mr. and Mrs. Nhu exerted a harmful influence. The Secretary believed it was still necessary for the government to build solidarity. He agreed that Mr. Nhu had made an important contribution in the strategic hamlet program. But he felt that it would be hard to get anything done in the government if fear and suspicion pervades its top level.

Buu Hoia regretted that he had to say much of the harm was done by the President himself, often the President made harmful decisions despite his brother’s (Nhu) advice to the contrary. He cited in this instance the order to pull the flags down in Hue (with the implication that Nhu had not favored this order). Buu Hoia felt that Mr. Nhu had only recently emerged from his previous “backroom” role into the public eye. He thought this might have resulted from Madame Nhu’s influence.

In general terms, Buu Hoia felt it absolutely necessary to convince the President that he must set up a cabinet in which each member would stand or fall purely on the basis of performance. In this scheme of things, Mr. Nhu should be given the task of running the strategic hamlet program, and should at the same time again resume his role as a “backroom” advisor.

The Secretary wondered if it would be important to remove Nhu from the palace and to make his wife cease her palace operations.

Buu Hoia did not believe this would be a problem; it might not even be necessary for the Nhus to remove themselves from Saigon, but he agreed that they should be removed from the palace itself.

The conversation then fumed to the immediate situation at the UN which has been reported separately by telegram, Secto 51 to the Department.(3)

NOTES:

(1) Source: Department of State, Central Files, POL 27 S VIET. Secret; Eyes Only. Drafted by Peter S. Thacher of the Political Affairs Section of the Mission. The meeting took place at USUN.

(2) Document 167.

(3) In Secto 51, October 2, USUN reported that Buu Hoia was about to raise with U Thant the idea of an ad hoc mission of leading international personalities to examine the Buddhist problem in South Vietnam. To dispel suspicion that this might be a stalling device, Buu Hoia would assure U Thant that the Government of Vietnam did not oppose reopening the issue later in the General Assembly session. In response to a question from Rusk, Buu Hoia said that mission members would be free to investigate the problem in South Vietnam as they chose. Buu Hoia stated that he and his government felt this way because there was no longer a Buddhist problem in South Vietnam. (Department of State, Central Files, SOC 14-1 S VIET-US)↩

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d168

 

.... o ....

 

168. Biên bản cuộc nói chuyện (1)

 

SecDel/MC/69

New York, ngày 2 tháng 10 năm 1963, lúc 3 giờ chiều.

CHỦ ĐỀ

Miền Nam VN; Nội bộ

NHỮNG NGƯỜI HỌP

-- Hoa Kỳ:

. Ngoại Trưởng Dean Rusk

. Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Charles Yost

. Ông Thacher (Phóng viên)

-- Miền Nam Việt Nam:

. Đại sứ VNCH tại LHQ Bửu Hội

Ngoại trưởng bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách lưu ý rằng để đạt được mục tiêu an ninhđộc lập cho VNCH, trước tiên cần phải đánh bại VC. Chính sách của Hoa Kỳ về vấn đề này cũng rõ ràng như cam kết của chúng ta đối với mục tiêu. Như Đại sứ Bửu Hội đã biết rõ, chúng ta thực sự quan ngại về khả năng đạt được mục tiêu này vì những gì dường như đã làm tan vỡ tình đoàn kết người dân ở miền Nam VN, sự mất niềm tin của người dân vào chính phủ của họ. Như Mao Trạch Đông đã từng nhận xét, nếu người dân ủng hộ du kích thì mọi bụi cây đều trở thành đồng minh. Cho đến gần đây chúng ta vẫn tin tưởng rằng bụi rậm ở miền Nam Việt Nam là đồng minh của chúng ta, nhưng chúng ta không còn chắc chắn nữa. Ngoại Trưởng Rusk mong sớm nhận được báo cáo của Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara,(2) nhưng vẫn chưa thấy nó.

Đại sứ VNCH Bửu Hội nói rằng ông không phủ nhận nhiều điều đã nói, nhưng ông cảm thấy mọi việc không nhất thiết như những gì chúng thể hiện, và cần phải ghi nhớ toàn bộ phạm vi của cuộc đấu tranh. Cuộc chiến hiện tại không phải là cuộc chiến của những trận đánh trong ngày hôm nay, hay thậm chí là cuộc đấu tranh giằng co năm này qua năm khác; đúng hơn, cuộc chiến kéo dài thời gian của một thế hệ. Để chiến thắng, chúng ta phải khuyến khích những người theo VC chuyển sang phe chúng ta. Đồng thời, chúng ta phải ngăn chặn bất kỳ sự hao tổn nào từ phía chúng ta do những người đào tẩu sang theo VC hoặc những người có thể đơn giản rời bỏ đất nước. Bửu Hội cảm thấy rằng không có chính phủ nào có quan hệ công chúng tệ hơn chính phủ của ông, một thực tế mà Bửu Hội tin rằng bắt nguồn từ việc họ trước đây phụ thuộc vào người nước ngoài trong quan hệ công chúng.

Trước tình hình trước mắt, Bửu Hội cho rằng “Như không thể thiếu, nhưng rõ ràng bà Nhu phải bị loại bỏ [ra khỏi quyền lực].”

Ông lạc đề để điểm lại những sự kiện gần đây bắt nguồn từ thành phố Huế, trung tâm tín ngưỡng Phật giáo ở miền Nam VN, nhưng vẫn là một thành phố đồng thời vẫn giữ được vai trò truyền thống là “điểm nóng của cuộc nổi dậy.”

Nói rằng ông tin rằng đây là những sự thật, Bửu Hội nói rằng Đức Giáo Hoàng John đã có cách tiếp cận đề nghị bổ nhiệm anh ruột của Tổng thống Diệm, Tổng Giám mục Ngô Đình Thục, làm Tổng Giám mục Sài Gòn. Giáo hoàng John đã nhận ra ý nghĩa chính trị của yêu cầu này và đã quyết định chọn thành phố Huế như một sự thỏa hiệp. Đây là lý do cách đây không lâu anh của Tổng Thống Diệm được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục ở Huế.

Nhưng Tổng thống còn có một người em trai, Ngô Đình Cẩn, cũng sống ở Huế, là một người theo chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa và có tai tiếng xấu trên báo chí. Cẩn là một người bạn chân thành của các Phật tử ở Huế và trên thực tế là nguồn cung cấp kinh phí được chính phủ chuyển cho hệ thống Phật giáo ở Huế. Và khi anh trai của ông, Tổng Giám mục Thục đến Huế, các quan chức địa phương đã bỏ rơi Cẩn để quay sang ủng hộ TGM Thục, người anh thân cận với Tổng Thống Diệm hơn. Điều này dẫn đến cảm giác thất vọngtuyệt vọng của một bộ phận Phật tử ở thành phố đó. Các cuộc biểu tình nổ ra ở Huế vào đầu tháng 5 được châm ngòi bởi lệnh từ Sài Gòn yêu cầu kéo xuống lá cờ Phật giáo; Trước đó, Cẩn đã bảo đảm với các Phật tử rằng họ nên treo cờ của mình và Cẩn sẽ chịu trách nhiệm giữ cờ của họ treo cao.

Bửu Hội lưu ý rằng chính Tổng thống Diệm chứ không phải ông Nhu là người ra lệnh kéo xuống cờ Phật giáo ở Huế.

Bửu Hội nói rằng Nhu đã đưa nội dung tư tưởng hết sức quan trọng vào cuộc chiến với chương trình ấp chiến lược của mình. Bửu Hội rất tiếc phải nói rằng ông tin rằng “phần trên cao chính quyền đã thối nát” và chương trình ấp chiến lược là đối trọng tuyệt đối cần thiết cho sự mục nát này. Vì những lý do này ông tin rằng ông Nhu là một nhân vật không thể thiếu để tiến hành thành công cuộc đấu tranh tổng thể.

Ngoại Trưởng Rusk hỏi liệu có thể chứng minh rằng ông Nhu không phải là người có ảnh hưởng toàn quyền trong chính phủ hay không.

Bửu Hội cho rằng Mỹ nên thúc giục Diệm bổ nhiệm Nhu vào công việc cụ thểđiều hành chương trình ấp chiến lược. Đặt câu hỏi ai sẽ điều hành chính phủ, Bửu Hội cho biết người như vậy sẽ là Nguyễn Đình Thuần, người mà ông cảm thấy đã ngang hàng với một Thủ tướng. Ông lưu ý Thuần chỉ là một nhà quản lý thuần túy, không tham nhũng, không tham vọng và không quan tâm đến chính trị.

(LỜI NGƯỜI DỊCH: Nơi phần đầu có ghi trong những người tham gia nói chuyện có "Ambassador Yost" nhưng tiểu sử các nhân vật ghi rằng Yost lúc đó là Phó Đại sứ Mỹ ở LHQ, và ghi sót nhân vật nơi đoạn dưới này cũng tham gia nói chuyện là "Governor Stevenson" trong năm 1963 là Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ. Gọi ông là Governor, tức Thống Đốc, vì ông Adlai Stevenson II giữ chức Thống Đốc Illinois các năm 1949–1953.)

Thống đốc Stevenson hỏi liệu những gì Đại sứ Bửu Hội mô tả có gợi ý sự cần thiết phải thay đổi ở Huế hay không. Bửu Hội cho biết ông tin rằng Đức Giáo hoàng hiện tại sẽ sẵn sàng tạo ra sự thay đổi.

Bửu Hội nhớ lại trước đó Bửu Hội đã nói bà Nhu phải đi. Bửu Hội cảm thấy rằng Tổng thống Diệm vẫn tin rằng bà Nhu không có hại, và ông cảm thấy rằng Tổng thống cần phải được biết bà Nhu có hại như thế nào. Bửu Hội nói rằng Bửu Hội và những người khác đã cố gắng hết sức để ngăn cản bà Nhu đến đây [New York], và Bửu Hội nhận xét rằng bức thư của Phó Tổng thống Johnson gửi bà Nhu có thể hữu ích nếu được đưa cho Tổng thống Diệm xem.

Ngoại Trưởng Rusk cho biết ấn tượng của ông vẫn là cả ông và bà Nhu đều gây ảnh hưởng có hại. Ngoại Trưởng tin rằng chính phủ vẫn cần phải xây dựng tinh thần đoàn kết. Rusk đồng ý Nhu đã có đóng góp quan trọng trong chương trình ấp chiến lược. Nhưng Rusk cảm thấy rằng sẽ khó có thể làm được việc gì trong chính phủ nếu nỗi sợ hãinghi ngờ lan tràn khắp cấp cao nhất.

Bửu Hội tiếc nuối vì phải nói phần lớn tổn hại là do chính Tổng Thống Diệm gây ra, thường xuyên Diệm đưa ra những quyết định có hại bất chấp lời khuyên ngược lại của Nhu. Bửu Hội dẫn chứng trong trường hợp này lệnh kéo cờ PG xuống ở Huế (với hàm ý rằng Nhu không ủng hộ lệnh này). Bửu Hội cảm thấy Nhu mới vừa thoát khỏi vai trò “hậu trường” trước đây trước mắt công chúng. Bửu Hội cho rằng điều này có thể là do ảnh hưởng của bà Nhu.

Nhìn chung, Bửu Hội cảm thấy nhất thiết phải thuyết phục Tổng thống Diệm phải thành lập một nội các trong đó mỗi thành viên đứng lên hay sụp đổ hoàn toàn dựa trên thành tích thực hiện. Trong kế hoạch này, Nhu nên được giao nhiệm vụ điều hành chương trình ấp chiến lược, đồng thời nên tiếp tục vai trò cố vấn “hậu trường”.

Bộ trưởng Rusk băn khoăn liệu việc loại Nhu khỏi Dinh tổng thống và buộc vợ Nhu ngừng hoạt động trong Dinh tổng thống có quan trọng hay không.

Bửu Hội không tin đây sẽ là vấn đề; ông bà Nhu thậm chí có thể không cần thiết phải rời khỏi Sài Gòn, nhưng ông đồng ý rằng họ nên rời khỏi Dinh tổng thống.

Cuộc trò chuyện sau đó đã chuyển sang tình hình trước mắt tại Liên Hợp Quốc đã được báo cáo riêng bằng điện tín, Secto 51 (Điện văn từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ số 51) cho Bộ.(3)

GHI CHÚ:

(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, POL 27 S viet. Bí mật; Chỉ để đọc. Soạn thảo bởi Peter S. Thacher thuộc Ban Chính trị của Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ. Cuộc họp diễn ra tại USUN (Văn phòng Hoa Kỳ tại Liên Hợp quốc).

(2) Văn bản 167.

(3) Trong Secto 51 (Điện văn từ Ngoại trưởng Hoa Kỳ số 51), ngày 2 tháng 10, USUN báo cáo rằng Bửu Hội sắp nêu ra với U Thant ý tưởng về một phái đoàn đặc biệt gồm các nhân vật quốc tế lãnh đạo đến xem xét vấn đề Phật giáo ở miền Nam Việt Nam. Để xóa tan nghi ngờ rằng đây có thể là một công cụ gây cản trở, Bửu Hội khẳng định với U Thant rằng Chính phủ VNCH không phản đối việc mở lại vấn đề này sau kỳ họp Đại hội đồng. Trả lời câu hỏi của Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Dean Rusk, Bửu Hội nói rằng các thành viên phái bộ sẽ được tự do điều tra vấn đề ở miền Nam Việt Nam như họ đã lựa chọn. Bửu Hội nói rằng ông và chính phủ VNCH cảm thấy như vậy bởi vì ở miền Nam Việt Nam không còn vấn đề Phật giáo nữa. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, SOC 14-1 S viet-US)↩

   .

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11245)
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…