Bilingual. 274. Editorial Note. On November 2, 1963, the President held an off-the-record meeting at the White House with his principal advisers on Vietnam.

26/09/20243:46 SA(Xem: 231)
Bilingual. 274. Editorial Note. On November 2, 1963, the President held an off-the-record meeting at the White House with his principal advisers on Vietnam.

blank


Bilingual. 274. Editorial Note. On November 2, 1963, the President held an off-the-record meeting at the White House with his principal advisers on Vietnam. Taylor recounts that the meeting began with the fate of Diem and Nhu still unknown, but Michael Forrestal brought in a copy of a telegram stating that Diem and Nhu were dead and supposedly had committed suicide. Taylor described the President’s reaction as follows: “Kennedy leaped to his feet and rushed from the room with a look of shock and dismay on his face which I had never seen before. He had always insisted that Diem must never suffer more than exile and had been led to believe or had persuaded himself that a change in government could be carried out without bloodshed.”  According to Schlesinger, Kennedy doubted that the Ngo brothers, as practicing Catholics, would have committed suicide and he felt that, after 20 years of service to South Vietnam, Diem’s life should not have ended as it did. //Ghi chú của ban biên tập kho sử liệu. Vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Kennedy đã tổ chức một cuộc họp không chính thức tại Bạch Ốc với các cố vấn chính của ông về Việt Nam. Taylor kể lại rằng cuộc họp bắt đầu khi số phận của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vẫn chưa được biết, nhưng Michael Forrestal (viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia) đã mang đến một bản sao của một bức điện tín nói rằng Diệm và Nhu đã chết và được cho là đã tự tử. Tướng Taylor mô tả phản ứng của Tổng thống như sau: “Kennedy bật dậy và chạy vội ra khỏi phòng với vẻ mặt kinh ngạcthất vọng mà tôi chưa từng thấy trước đây. Ông luôn nhấn mạnh rằng đừng bao giờ để Diệm chịu đựng nhiều hơn cảnh lưu đày và Kennedy đã được thuyết phục để tin hoặc tự thuyết phục mình rằng có thể thay đổi chính phủ Diệm mà không cần đổ máu.” Theo Schlesinger, Kennedy nghi ngờ chuyện anh em nhà Ngô, với tư cách là những người Công giáo sùng tín, có thể tự tử và ông cảm thấy rằng, sau 20 năm phục vụ Nam Việt Nam, cuộc đời của Diệm không nên kết thúc như vậy.

 

whitehouse-logo 2274. Editorial Note

 

On November 2, 1963, the President held an off-the-record meeting at the White House with his principal advisers on Vietnam from 9:35 to 10:05 a.m. The participants at the conference with the President were Rusk, McNamara, McCone, Robert Kennedy, Taylor, Harriman, Hilsman, Henry L. T. Koren, Donald Wilson, and John S. Gleason. (Kennedy Library, President’s Log Book) Taylor recounts that the meeting began with the fate of Diem and Nhu still unknown, but Michael Forrestal brought in a copy of a telegram stating that Diem and Nhu were dead and supposedly had committed suicide. Taylor was apparently referring to a White House copy of CAS Saigon Critic telegram 22, November 2, or telegram 888, Document 273. Regarding Critic 22, see footnote 2, Document 271.

Taylor described the President’s reaction as follows:

“Kennedy leaped to his feet and rushed from the room with a look of shock and dismay on his face which I had never seen before. He had always insisted that Diem must never suffer more than exile and had been led to believe or had persuaded himself that a change in government could be carried out without bloodshed.” (Taylor, Swords and Plowshares, page 301)

Arthur Schlesinger related that he saw the President “soon after he heard that Diem and Nhu were dead.” Schlesinger confirmed Taylor’s impression that the President was “somber and shaken” and looking more depressed than he had been since the Bay of Pigs invasion. According to Schlesinger, Kennedy doubted that the Ngo brothers, as practicing Catholics, would have committed suicide and he felt that, after 20 years of service to South Vietnam, Diem’s life should not have ended as it did. (Schlesinger, Thousand Days, pages 997-998)

Later in the day, the President held another off-the-record meeting on Vietnam with most of the same people. The meeting lasted from 4:30 to 5:35 p.m. and no record has been found of the discussion. (Kennedy Library, President’s Log Book)

Source:

https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v04/d274

 

.... o ....

 

274. Ghi chú của ban biên tập kho sử liệu

 

Vào ngày 2 tháng 11 năm 1963, Tổng thống Kennedy đã tổ chức một cuộc họp không chính thức tại Bạch Ốc với các cố vấn chính của ông về Việt Nam từ 9:35 giờ đến 10:05 giờ sáng. Những người họp với Tổng thống là Dean Rusk (Ngoại Trưởng), Robert McNamara (Bộ Trưởng Quốc Phòng), John McCone (Giám đốc Tình Báo CIA), Robert Kennedy (Bộ Trưởng Tư Pháp), Tướng Maxwell Taylor (Tham Mưu Trưởng Liên Quân), Averell Harriman (Thứ Trưởng Ngoại Giao Đặc Trách Chính Trị), Roger Hilsman (Phụ tá Ngoại Trưởng về Viễn Đông), Henry L. T. Koren (Giám đốc Phòng Đông Nam Á Bộ Ngoại Giao), Donald Wilson (Quyền Giám đốc Phòng thông tin) và John S. Gleason (Giám đốc Sở Cựu Chiến Binh). (Thư viện Kennedy, Sổ nhật ký của Tổng thống)

Taylor kể lại rằng cuộc họp bắt đầu khi số phận của Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu vẫn chưa được biết, nhưng Michael Forrestal (viên chức Hội Đồng An ninh Quốc gia) đã mang đến một bản sao của một bức điện tín nói rằng Diệm và Nhu đã chết và được cho là đã tự tử. Taylor rõ ràng đang ám chỉ đến một bản sao của Bạch Ốc về bức điện tín CAS Saigon Critic số 22, ngày 2 tháng 11 hoặc bức điện tín 888, Tài liệu 273. Về Điện tín Critic 22, hãy xem chú thích 2, Tài liệu 271.

Taylor mô tả phản ứng của Tổng thống như sau:

“Kennedy bật dậy và chạy vội ra khỏi phòng với vẻ mặt kinh ngạcthất vọng mà tôi chưa từng thấy trước đây. Ông luôn nhấn mạnh rằng đừng bao giờ để Diệm chịu đựng nhiều hơn cảnh lưu đày và Kennedy đã được thuyết phục để tin hoặc tự thuyết phục mình rằng có thể thay đổi chính phủ Diệm mà không cần đổ máu.” (Taylor, Swords and Plowshares, trang 301)

Arthur Schlesinger (Phụ tá Đặc biệt của Tổng Thống) kể rằng ông đã gặp Tổng thống “ngay sau khi nghe tin Diệm và Nhu đã chết.” Schlesinger xác nhận ấn tượng của Taylor rằng Tổng thống “buồn bã và bàng hoàng” và trông chán nản hơn so với kể từ cuộc xâm lược Vịnh Con Heo (Cuba). Theo Schlesinger, Kennedy nghi ngờ chuyện anh em nhà Ngô, với tư cách là những người Công giáo sùng tín, có thể tự tử và ông cảm thấy rằng, sau 20 năm phục vụ Nam Việt Nam, cuộc đời của Diệm không nên kết thúc như vậy. (Schlesinger, Thousand Days, trang 997-998)

Sau đó trong ngày, Tổng thống Kennedy đã tổ chức một cuộc họp không chính thức khác về Việt Nam với hầu hết những người đó. Cuộc họp kéo dài từ 4:30 đến 5:35 giờ chiều và không có hồ sơ nào được tìm thấy về cuộc thảo luận. (Thư viện Kennedy, Sổ nhật ký của Tổng thống)   

.

Kho sử liệu PHẬT GIÁO VIỆT NAM 1963 - SONG NGỮ:

https://thuvienhoasen.org/a39405/phat-giao-viet-nam-1963-song-ngu

 

 

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11113)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.