TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Giang Dật Tử tiên sinh sanh năm 1938. Vào năm 1964 lần đầu tiên ông tổ chức triển lãm tranh. Năm sau với bức tranh Điền Đơn Phục Quốc Đồ, ông được Bộ Giáo Dục trao tặng giải thưởng tác phẩm này, tác phẩm này đại biểu cho quốc gia tặng cho Tổng thống dân quốc Đại Hàn ông Phác Chánh Hy khi ông này đến thăm viếng. Hiện nay vẫn còn được cất giữ ở Viện Bảo Tàng Quốc Gia Hàn Thành. Từ đấy về sau mỗi năm ông đều được giải thưởng.
Năm ông 30 tuổi đã giác ngộ công danh bên ngoài chỉ là hư huyễn không thật, cho nên ông ẩn cư vẽ tranh. Lần đầu tiên lúc triển lãm, lúc ấy ân sư của ông là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam đã vì ông chỉ dạy: “Nghệ thuật không nên chỉ là trang sức; mà để thưởng thức nghệ thuật nên có đạo khí, có thể di phong chánh tục, tịnh hóa nhân tâm”. Vì vậy tác phẩm tranh vẽ và điêu khắc của ông tuy không lời nhưng bên trong nó đã hàm chứa nghĩa lý sâu xa vô tận.
Thời cổ xưa, tác phẩm Xuân Thu của Khổng Tử làm cho bọn loạn thần tặc tử khiếp sợ. Ngày nay bức tranh Địa Ngục Biến Tướng Đồ xuất hiện cũng hy vọng có thể đánh thức phần tử trí thức và nghệ thuật văn nhân, những nhân vật chính trị, và lương tri của người làm việc giữa đại chúng, để họ biết được mình đối với thời đại và nhân loại nên gánh vác sứ mạng và trách nhiệm ra sao, tự mình phát huy sức ảnh hưởng của mặt chánh, hy vọng nhân tâm có thể đôn hậu, khiêm tốn, chất phác. Đây chính là sứ mạng của tác giả, lấy vẽ tranh để hóa đạo nhân tâm vậy.
“Địa Ngục Biến Tướng Đồ đồ hiệu đạo lãm, nhân sanh khổ đoản sanh mạng vô thường”. Một khi đã tắt hơi thở thì sanh mạng không còn, con người khi đã có sanh thì không tránh khỏi cái chết. Sau khi chết đi về đâu, chúng ta không thể không biết. Liệu có thể vãng sanh Cực Lạc hay không? Hoặc sanh Thiên, hoặc đọa Địa ngục, hoặc đọa Ngạ quỉ, hoặc đọa vào Súc sanh, hoặc trở lại làm Người. Tất cả đều là mối lo âu do đời này đã tạo những nghiệp quả.
Địa Ngục Biến Tướng Đồ giới thiệu cho mọi người biết rõ đọa xuống địa ngục phải chuốc lấy những chân tướng của tội báo, đồng thời cũng thuyết minh địa ngục quả báo hoàn toàn là tự làm tự chịu, chẳng phải là vua Diêm La định tội.
Chúng tôi trong tâm rất hy vọng sau khi đã xem bức họa đồ này có thể đánh thức được mọi người hiểu rõ thân người đáng quý, khởi tâm động niệm tạo tác tội nghiệp đọa địa ngục thật là đáng sợ.
Trong kinh Phật đã dạy rằng: “Người ta có những tội lỗi mà không biết tự hối, sớm dứt tâm tội lỗi ấy đi, thì tội lỗi sẽ tới mình, như nước chảy về biển, dần dần thành sâu rộng. Nếu người ta có tội lỗi, tự biết là trái, đổi ác làm lành tội tự tiêu diệt, như người đau, được mồ hôi xuất ra, dần dần được giảm bớt”.
Vậy chúng ta hãy cùng nhau khuyến khích!