Bàn Về Hai Trường Nghĩa Của Chữ Sấu (瘦) Trong Kinh Điển Hán Tạng.

22/09/20191:01 SA(Xem: 8764)
Bàn Về Hai Trường Nghĩa Của Chữ Sấu (瘦) Trong Kinh Điển Hán Tạng.

BÀN VỀ HAI TRƯỜNG NGHĨA CỦA CHỮ SẤU ()
TRONG KINH ĐIỂN HÁN TẠNG.
Chúc Phú.

 

Trong quá trình truyền dịch kinh điển từ Phạn ngữ sang Hán ngữ, đã có những trường hợp nguyên tác Phạn ngữ được dịch nghĩa và cũng có những trường hợp thì được phiên âm. Thực tế này đã tạo ra những khó khăn nhất định cho những người làm công tác nghiên cứu nói chung và dịch thuật kinh điển Hán tạng nói riêng.

Trong bước đầu tiếp cận vấn đề này, người viết xin chia sẽ về hai trường hợp liên quan đến chữ sấu (), trong khi phiên dịch kinh điển từ Phạn ngữ sang Hán ngữ,  xuất hiện trong Đại tạng kinh Đại chính tân tu.

1.     Chữ sấu () trong phương diện dịch nghĩa.

Thứ nhất, dựa trên căn bản của bộ nạch (疒) mang nghĩa là tật bệnh, chữ sấu () đóng vai trò liên quan đến tình trạng sức khỏe của con người nói chung.

Các dạng thức thường gặp về phương diện này thường thấy như:

1.1 Bất phì bất xấu (不肥不): không mập không ốm.

1.2  Bệnh xấu y dược (病醫藥): thuốc thang trị bệnh.

1.3  Thân thể luy sấu (身體羸): Thân thể mỏi mệt.

Một trong những trường hợp đặc thù liên quan đề chữ sấu (), là tên gọi của một vị tỳ-kheo ni có danh xưng Sấu-cù-đáp-di ().

Căn bản thuyết Nhất thiết Hữu bộ Tỳ-nại-da Tạp sự, quyển 30 đã ghi lại đầy đủ về căn nguyên, tên gọi cũng như hành trạng đặc thù của vị tỳ-kheo ni này, ở đây chúng tôi xin được lược thuật như sau:

Lúc bấy giờ tại thành Ba-la-nại[1] có một vị trưởng giả tên Cù Đáp Ma (瞿答T24n1451_p0352b25║摩) rất giàu có, thường xuyên qua lại thành Đắc-xoa (得叉)[2] để giao thương buôn bán . Tại đây, ông quen với một người trưởng giả và cả hai kết thân với nhau để rồi cùng hứa hẹn sẽ gả con cho nhau. Sau đó, vị trưởng giả ở thành Đắc-xoa sinh ra bé trai và thương nhân Cù-đáp-ma sinh ra bé gái. Tuy nhiên, bé gái của trưởng giả Cù-đáp-ma khi sinh ra đã mảnh mai, nên nhân đó được đặt tên là Sấu-cù-đáp-di (), nghĩa là Cù-đáp-di gầy yếu. Sau khi trải qua những nỗi khổ đau tận cùng của cuộc đời, đến mức điên loạn, Sấu-cù-đáp-di () được Phật độ xuất gia rồi chứng quả A-la-hán và được Đức Phật ấn chứng: Trong các Bí-sô ni đệ tử của Ta, Cù-đáp-di gầy yếu là bậc trì luật đệ nhất.[3]

Danh xưng của vị tỳ-kheo ni này cũng còn được định danh với những tên gọi khác nhau. Kinh Tăng-nhất A-Hàm (4.1), gọi là Cơ-lê-xá Cù-đàm-di (瞿曇彌); Tạp A-Hàm, kinh số 276 gọi là Cát-ly-xá-cù-đàm-di (瞿曇彌); Biệt dịch Tạp A-Hàm, kinh số 12 gọi là Sí-sá-kiêu-đàm-di (翅舍). Có thể nói, tất cả những tên gọi có phần sai biệt này đều chỉ cho vị tỳ-kheo ni có danh xưng theo nguyên ngữ  Pāli là Kisa Gotamī. Dựa trên phân tích tự dạng, theo từ điển Pāli của PTS, thì Kisa mang nghĩa là gầy yếu, trái nghĩa với mập mạp (thūla).

Như vậy, ở trường nghĩa thứ nhất, cụ thể là qua tên gọi của vị thánh giả ni vừa nêu thì chữ sấu () mang nghĩa là gầy yếu và những nghĩa tương đương liên quan đến tình trạng sức khỏe.

2.     Chữ sấu () trong phương diện phiên âm.

Về phương diện phiên âm, chữ sấu () đóng một vai trò quan trọng trong ý nghĩa của câu và dễ bị nhầm lẫn trong khi chuyển dịch. Cụ thể là, nguyên tác của chữ sấu () trong ngôn ngữ Pāli chính là chữ su.

Đơn cử, trong kinh Trung Bộ, kinh số 96 có nguyên tác Pāli là Esukārī. Ở bản kinh tương đương trong Trung A-Hàm, kinh số 150, trong khi phiên dịch tựa đề bản kinh này sang chữ Hán, ngài Cù-đàm-Tăng-già-đề-bà (瞿曇僧伽提婆) đã dịch là Uất-sấu-ca-la (邏). Như vậy, chữ sấu () trong Hán tạng tương đồng với chữ su trong ngôn ngữ Pāli.

Điều đặc biệt chú ý, trong văn pháp Pāli, chữ su mang một ý nghĩa quan trọng, khi đóng vai trò làm hậu tố (postfix) cho một danh từ. Cụ thể là, khi chữ su giữ vai trò làm hậu tố, tức chỉ cho số nhiều của một danh từ mà nó bổ nghĩa.

Ví dụ: Bhikkhu, là vị tỳ-kheo. Thế nhưng, khi nói Bhikkhūsu là nhiều vị tỳ-kheo, hoặc được dịch là số đông tỳ-kheo.

Kinh Tăng Chi Bộ (A.7.27-iv,25) đã ghi:

Bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, đưa một nam cư sĩ đến không thối đọa. Thế nào là bảy? Không quên đến thăm vị Tỷ-kheo; không phóng túng nghe diệu pháp; tu tập tăng thượng giới; nhiều tin tưởng đối với các Tỷ-kheo trưởng lão, trung niên, tân nhập; nghe pháp với tâm không cật nạn, không tìm tòi các khuyết điểm; không tìm người xứng đáng cúng dường ngoài Tăng chúng; ở đấy phục vụ trước. (HT. Thích Minh Châu, dịch)[4]

(Sattime, bhikkhave, dhammā upāsakassa aparihānāya saṃvattanti. Katame satta? Bhikkhudassanaṃ na hāpeti, saddhammassavanaṃ nappamajjati, adhisīle sikkhati, pasādabahulo hoti, bhikkhūsu theresu ceva navesu ca majjhimesu ca anupārambhacitto dhammaṃ suṇāti na randhagavesī, na ito bahiddhā dakkhiṇeyyaṃ gavesati, idha ca pubbakāraṃ karoti. Ime kho, bhikkhave, satta dhammā upāsakassa aparihānāya saṃvattantī’’ti. Idamavoca bhagavā. Idaṃ vatvāna sugato athāparaṃ etadavoca satthā).

Tương tự như vậy, trong kinh điển Hán tạng, chữ sấu () giữ vai trò là số nhiều, xuất hiện trong một số trường hợp sau:

Câu-lâu-sấu (拘樓).

Thích-ki-sấu (釋羇).

Chi-đề-sấu (枝提).

Bà-kỳ-sấu (婆耆).

Ở đây, trong trường hợp thứ nhất, khi nói Câu-lâu (拘樓) tức chỉ cho nước Kuru hoặc người dân Kuru, là một trong 16 quốc gia ở thời Phật. Khi được viết là Câu-lâu-sấu (拘樓), tức là đã bổ sung thêm hậu tố sấu () đóng vai trò số nhiều, nhằm chỉ cho số đông những người Kuru, có thể dịch là dân chúng Kuru.

Các trường hợp tương tự như Thích-ki-sấu (釋羇), tức là Sakesu, là dân chúng họ Thích. Chi-đề-sấu (枝提), tức là Cetisu, là dân chúng Ceti; Bà-kỳ-sấu (婆耆), tức là Bhaggesu, là dân chúng Bhagga.

Từ bốn trường hợp đơn cử nêu trên, cho thấy rằng, khi hậu tố sấu () đi sau một danh từ chỉ cho dân tộc, một tộc người, thì được mang nghĩa là số đông dân chúng mà hậu tố đó bổ nghĩa.
3.     Kết luận.

Chữ sấu () xuất hiện khá nhiều trong kinh điển Hán tạng và phần lớn được dịch nghĩa hoặc phiên âm theo hai phương cách nêu trên. Trong trường hợp phiên âm, chúng tôi phát hiện chữ sấu () phần lớn xuất hiện trong kinh Trung A-Hàm. Do đó, trong quá trình nghiên cứu, chuyển dịch, cần phải đặc biệt quan tâm, xem xét cụ thể vai trò của chữ sấu () trong từng bản kinh, để có được một sự chuyển dịch thấu đáo.

 



[1] Nguyên tác Ba-la-niệt-tư (婆羅痆斯).

[2] Dịch âm từ chữ Taxila, một trung tâm kinh tế văn hóa ở Bắc Ấn thời cổ đại.

[3] 大正新脩大藏經第 24 冊 No. 1451根本說一切有部毘奈耶雜事, 卷第三十. Nguyên văn:  於我弟子苾芻尼中,瘦瞿答彌

[4] Kinh Tăng Chi Bộ, HT. Thích Minh Châu, dịch, NXB. Tôn giáo, 2015, tr.194.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.