Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa Quyển 1 Và 2

30/11/20234:09 SA(Xem: 3259)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa Quyển 1 Và 2

DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH
LUÂN QUÁN HỘI NGHĨA
QUYỂN 1 và 2 
妙法蓮華經 綸貫會義 卷一
Ngẫu Ích Trí Húc Trước Thuật
Chuyển Ngữ: Bửu Quang Tự Đệ Tử Như Hòa
Giảo Duyệt: Đức Phong - Huệ Trang - Diệu Âm Trịnh Lộc
Nhà Xuất Bản Đồng Nai
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa - Quyển 1
PDF icon (4)Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa - Quyển 1
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa - Quyển 2PDF icon (4)Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán Hội Nghĩa - Quyển 2

ĐÔI LỜI GIÃI BÀY

Có lẽ trong hàng Phật tử chúng ta, đối với các bộ kinh lớn, rất nhiều người chưa hề có dịp đọc hoặc nghe nói tới các kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Đại Bát Niết Bàn, Đại Bát Nhã, Lăng Già, Đại Thừa Mật Nghiêm, Giải Thâm Mật, Duy Ma Cật, Thắng Man, Đại Bảo Tích v.v…, nhưng hễ là Phật tử theo truyền thống Bắc Tông, ắt hẳn không ai chưa từng đọc tụng kinh Pháp Hoa, tối thiểu là tụng phẩm Phổ Môn. Có vị còn dùng phẩm Phổ Môn làm công khóa hằng ngày, hoặc có vị chuyên tụng Pháp Hoa. Có thể nói là “nhà nhà tụng Pháp Hoa, chùa chùa tụng Pháp Hoa”. Thậm chí có vị còn chuyên cần lễ bái từng chữ trong kinh Pháp Hoa. Trong đạo tràng Pháp Hoa, có vị còn thuộc nằm lòng mấy phẩm. Có các liên hữu còn dùng việc tụng trì kinh Pháp Hoa làm trợ hạnh để cầu sanh Tịnh Độ. Có thể nói là kinh Pháp Hoa được giảng giải rất rộng rãi, hầu như vị giảng sư nào cũng đã từng giảng kinh Pháp Hoa, hay một vài phẩm Pháp Hoa. Tuy vậy, có một điều rất lạ là các bản chú giải về kinh Pháp Hoa được phiên dịch sang Việt ngữ khá ít. Vì thế, khi vị đạo huynh anh cả của chúng tôi có hứng thú tìm hiểu kinh Pháp Hoa, chúng tôi đã tìm kiếm rất nhiều trên các trang mạng, nhưng không tìm được một bản chú giải kinh văn Pháp Hoa chi tiết, tường tận. Điểm qua các bài giảng, có lẽ vì thời gian hạn chế, hay vì căn cơ của đại chúng, có rất nhiều chi tiết trong kinh bị các vị giảng sư lướt qua không giảng, khiến cho chúng tôi ôm nghi vấn đã lâu, nhưng chưa tìm được lời giải đáp. Mang tâm tư tìm kiếm một bản chú giải gần gũi, dễ hiểu, chúng tôi đã đọc thử bản chú giải của Thái Hư đại sư thì thấy Ngài chỉ giảng đại lược những nét chánh yếu, rất nhiều chi tiết lược đi. Một số bản chú giải cận đại như Pháp Hoa Kinh Dị Giải của pháp sư Phổ Hành thì lại chuyên giảng từ ngữ và gần như là bản Bạch Thoại của chánh kinh, chứ không hoàn toàn chú trọng nghĩa lý thẳm sâu trong kinh văn. Bản dịch của Pháp Hoa Văn Cú thì dịch quá sát từng chữ, nên rất khó đọc, khó lãnh hội mật nghĩa, và khó gợi lên hứng thú cho độc giả.

Sực nhớ vào năm 2000, khi đến Tịnh Tông Học Hội Dallas, mạt nhân đã thấy bộ Pháp Hoa Luân Quán Hội Nghĩa của tổ Ngẫu Ích (gồm 1.761 trang do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội ấn tống, gồm hai phần là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Luân Quán và Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Thai Tông Hội Nghĩa), dày cộp như một quyển tự điển Anh Việt cỡ lớn. Do lòng tham pháp, chúng tôi đã thỉnh về, lâu lâu lật xem vài trang mỗi khi rảnh rỗi, chứ không dám mong ước chuyển ngữtác phẩm này quá dài, quá khó. Trộm nghĩ Ngẫu Ích đại sư là tổ trung hưng của tông Thiên Thai, thâm nhập tột bậc giáo nghĩa Thiên Thai. Ngài lại được suy tôn là tổ Tịnh Độ, chắc chắn những lời chú giải của Ngài sẽ càng củng cố niềm tin Tịnh Độ cho các học nhân Tịnh Độ. Tiếc rằng văn phong của Tổ uyên áo, súc tích, sâu thẳm, giáo nghĩa Thiên Thai quá phức tạp, rất khó chuyển ngữ gãy gọn được. Khổ nỗi kiến thức của mạt nhân chắp vá, thế học lẫn Phật học đều lem nhem, chẳng có khả năng viết lách cho nên hồn, chẳng biết cứ liều lĩnh chuyển ngữ lời dạy của Tổ thì sẽ gieo thiện duyên hay tạo thêm tội nghiệp khiến cho người khác lầm lạc. Sư huynh Đức Phong vẫn rộng dung, luôn khuyến khích mạt nhân hãy gắng chuyển ngữ. Phần vì muốn báo đáp thâm tình sách tấn, đảm đương việc ấn tống bao năm qua của anh, phần thì mong chính mình do dịp này mà có thiện duyên hiểu sâu hơn kinh Pháp Hoa, phần vì tiếc nuối một tác phẩm trân quý cho đến nay vẫn chưa có ai dịch, cho nên đành bịt tai trộm chuông làm càn. Trong bản chuyển ngữ này, nếu lời giảng của pháp sư Phổ Hành đối với các từ ngữ trong chánh kinh chứa đựng những kiến thức hữu ích, chúng tôi sẽ ghi thêm thành lời chú thích và ghi rõ “pháp sư Phổ Hành chú thích”.

Do trình độ quá hạn chế, thấp kém, bản thân mạt nhân lại hoàn toàn chẳng có sự tu dưỡngthâm nhập nào, chỉ hiểu theo nghĩa văn tự (mà cũng chẳng dám tin tưởng là chính mình hiểu chánh xác), chắc chắn bản chuyển ngữ này chẳng tránh khỏi những sai sót không thể nào chấp nhận được, lời văn sẽ lôi thôi, rườm rà, gai mắt người đọc. Ngưỡng mong các vị thiện tri thức từ bi phủ chánh, hoặc dịch lại để một phen từ bi giảng giải của Tổ không bị mai một trong dòng thời gian vô tình.
Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa khấu đầu kính bạch.




Tạo bài viết
Bản tin ngày 3 tháng 12/2014 trên báo Global New Light of Myanmar (GNLM) của Bộ Thông Tin Myanmar loan tin rằng Trung tâm Giáo dục Phật giáo Quốc tế (IBEC: International Buddhist Education Centre) đã công bố sự tham gia của IBEC vào dự án Vườn Lumbini (Lumbini Garden) tại Tây Ban Nha, nơi sẽ trở thành Công viên Phật giáo lớn nhất châu Âu. Sáng kiến quan trọng này sẽ có sự đóng góp từ nhiều quốc gia, bao gồm Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Lào, Sri Lanka, Trung Quốc, Hồng Kông, Nepal, Bhutan và Đài Bắc Trung Hoa (Ghi nhận của người dịch: không thấy Việt Nam). Dự án sẽ có các chương trình giáo dục Phật giáo cấp cao hỗ trợ bởi IBSC (Thái Lan), SSBU, SIBA và IBEC-Myanmar.
Bhutan, vương quốc ở vùng núi Himalaya đã mang đến cho thế giới khái niệm về hạnh phúc quốc gia, chuẩn bị xây một "thành phố chánh niệm" (mindfulness city) và đã bắt đầu gây quỹ từ hôm thứ Hai để khởi động dự án đầy tham vọng này. "Thành phố chánh niệm Gelephu" (Gelephu Mindfulness City: GMC) sẽ nằm trong một đặc khu hành chánh với các quy tắc và luật lệ riêng biệt nhằm trở thành hành lang kinh tế nối liền Nam Á với Đông Nam Á, theo lời các quan chức.
Những phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng là mảnh đất màu mỡ cho đủ loại thông tin, là nơi để một số người tha hồ bịa đặt, dựng chuyện, bé xé ra to và lan đi với tốc độ kinh khủng. Họ vùi dập lẫn nhau và giết nhau bằng ngụy ngữ, vọng ngữ, ngoa ngữ…