Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ

16/10/20201:00 SA(Xem: 7816)
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH SỚ
般若波羅蜜多心經疏
Vạn Tục Tạng, Vol. 26, No. 521
Pháp sư Tuệ Tịnh trước tác.
Việt dịch: Quảng Minh. 

Lời Ngưởi Dịch

bat nha tam kinhBát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh Sớ, còn gọi là Tuệ Tịnh Sớ, của Pháp sư Tuệ Tịnh (578 - 653) là một trong những chú sớ sớm nhất sau khi ngài Huyền Trang dịch Tâm Kinh vào năm 649. Khi ấy ngài Tuệ Tịnh đã già nên thối thác lời thỉnh cầu tham gia dịch trường từ vua Đường Thái Tông, dù trước đó ngài là đại dịch giả trước cả Huyền Trang, bút thọ giúp ngài Ba-la-phả-mật-đa-la chuyển dịch Phạn - Hán tác phẩm Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận, từ năm 630 - 633.
Tôi có duyên may được dịch chú luận ấy: https://www.amazon.com/dp/198122873X 
Bản Anh ngữ của luận này có tựa đề là The Universal Vehicle Discourse Literature, được chuyển dịch công phu bởi Robert Thurman và ban phiên dịch The American Institute of Buddhist Studies (AIBS) thuộc đại học Columbia, New York.  Bản thảo Anh ngữ của Robert Thurman hoàn tất năm 1980, nhưng mãi cho đến hơn 30 năm sau, năm 2004 mới chính thức được xuất bản.  Với sự trợ giúp và cống hiến ý kiến của các bậc Thầy Tây Tạng, Ấn ĐộNhật bản, của các học giả và nhà nghiên cứu Phật học trên khắp thế giớiđặc biệt giáo sư Gadjin Nagao ở đại học Kyoto, cũng như sự làm việc cẩn trọng của ban phiên dịch trong sự chọn lọc thuật ngữ tiếng Anh, chú thích cùng  đối chiếu các văn bản Phạn, Tạng, Hoa và Pháp.
 
Và hôm nay tình cờ lại được dịch Tuệ Tịnh Sớ, tình cờ mà ai ngờ là duyên phận với người của hơn ngàn năm trước!


pdf_download_2
Bát Nhã Tâm Kinh Sớ









.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.