Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ

21/02/20211:00 SA(Xem: 6049)
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH SỚ
般若波羅蜜多心經疏 Vạn Tục Tạng, Vol. 26, No. 522 Đời Đường,
Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch Kinh. Đời Đường, chùa Đại Từ Ân,
Sa-môn Tĩnh Mại soạn Sớ.1
Việt dịch: Quảng Minh.

Chân lý mà rỗng không và vi diệu, thì ý niệm tu tập bị dẹp bỏ, năm mắt hết soi, bốn trí mờ biết. Làm sao nằm bệnh mà gửi gắm sự biểu huyền của ‘vô thuyết’, báo chết mà tuyệt hẳn sự chương diệu của ‘vô ngôn’? Thế nhưng, chân tục tuy khác mà vô tướng không khác, động tịnh đổi khác mà ly ngôn ấy đồng.

Đồng mà chưa từng dị, dị mà chưa từng đồng; chưa từng có dị đồng, tự đồng giống dị; chưa từng có đồng dị, tự dị khác đồng; dị khác tự dị, dị giống bất dị; đồng giống tự đồng, đồng khác bất đồng. Đồng dị chưa từng một, chân tục chưa từng khác, mà người mê mờ nói, ‘Đồng tức là đồng cái dị của nó; dị tức là dị cái đồng của nó’. Tánh Biến kế nhân đó mà có tăng ích, tánh Viên thành nhân đó mà có tổn giảm, khiến cho nước lớn chảy dốc, tàn phá mọi vật; lửa dữ đốt cháy, san bằng mọi thứ.


Chỉ có đấng Pháp vương Vô thượng muốn che chở những điêu tàn ấy, đem gương tròn xoay chuyển làm mờ ánh đuốc, dùng ánh sáng rực rỡ để xua bóng tối, khiến cho cảnh không trệ tâm, tâm không lụy cảnh. Cảnh không trệ tâm, vì cảnh là vô tướng. Tâm không lụy cảnh, vì tâm là vô kiến. Thế nên, người nào vận dụng được diệu tuệ ‘vô kiến’ thì soi chiếu được chân cảnh ‘vô tướng’. Tâm và cảnh chưa từng sai biệt, duyên và chiếu chưa từng đồng nhất. Bỏ tình cảm chất chứa bởi cố chấp, trừ ưu phiền gom góp bởi [phân biệt] mình người. Thần chú vô thượng có phải ở chỗ này không?.....

Xem tiếp bản văn dạng PDF:
Tâm Kinh Sớ Tĩnh Mại




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.