8. Giác ngộ sẵn và giác ngộ mới

07/11/20164:39 CH(Xem: 2800)
8. Giác ngộ sẵn và giác ngộ mới

KHỞI TÍN LUẬN 
ĐĐ. TS. Thích Trí Minh 
(Giảng viên Học Viện Phật Giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh)

 

8: GIÁC NGỘ SẴN VÀ GIÁC NGỘ MỚI

I. GIÁC NGỘ SẴN CÓ (BẢN GIÁC)

Giác ngộ sẵn có: Giác ngộ là thể của tâm, vốn không hạn cuộc trong thái độ chủ quan phân biệtTính chất vượt lên trên sự phân biệt  được sánh đồng với hư không,  không có gì là không phủ khắp, là sự thống nhất của thế giới hiện tượng  và cũng chính là pháp thân bình đẳng của Như Lai. Pháp thân này chính là sự giác ngộ sẵn có. 

1. Khái niệm bản giác (本覺)

- Giác ngộ gốc, giác ngộ có sẵn. Khả tính Phật có sẵn trong kho tàng tâm thức của con người và loài hữu tình.

- Khả tính Phật là tâm thanh tịnh, vượt lên trên thái độphân biệt mang tính vọng tưởng.

- Giống như quặng vàng dưới lòng đất, chưa phát huy được đặc tínhgiá trị của nó.

2. Bản thể của tâm (心體)

- Lương: Tâm thể (心體). Đường: Tâm đệ nhất nghĩa tính (心第一義性).

- Thể là tinh hoa, tinh túy. Thể của tâm là sự giác ngộ. Sự giác ngộ gốc là tinh hoa của tâm linh.

- Đặc điểm này đề cao quặng mỏ giác ngộ. Xóa mặc cảm tự ti, phát triển niềm tin, khai thác tiềm năng, năng cao hiệu suất tu tập.

3. Thoát khỏi vọng niệm (離念)

- Lương: Ly niệm (離念). Đường: Lìa “vọng” niệm (離一切念相).

- Vọng niệm tạo ra các tranh chấp về địa dư, phương vị, màu da, sắc tộc, giới tính, tuổi tác, ý thức hệ, tôn giáo, chính trị, triết thuyết và liên minh.

- Vọng niệm dẫn đến hiểm lầm, xung đột quyền lợi, loại trừ theo hướng độc tôn.

- Vọng niệmphân biệt chủ quan, cản lực lớn của tiến trình giác ngộgiải thoát.

3. Thoát khỏi vọng niệm (離念)

- Sai biệt trong thế giới không là vấn đề. Vấn đề là là thái độ áp đặt giá trị mặc ước theo truyền thống văn hoá và phong tục tập quán ở từng nơi.

- Chỗ nào có chấp mắc, chỗ đó có sự sai biệt dẫn đến tình trạng phân hoá, xung đột, va chạm, mâu thuẫn và loại trừ.

- Nhận diện và sống với tâm thể không vọng niệm là trải nghiệm giác ngộ.

- Giác ngộ = đỉnh điểm cao nhất của tâm an vui và giải thoát, thì vọng niệm = trói buộc trong khổ đau.

4. Ảnh dụ “như hư không”

- Bản giác = hư không, không bị bất kỳ sự vật nào làm trở ngại.

- Phủ trùm. Không ngằn mé. Không bị hạn cuộc. Vô cực => Giá trị của giác ngộ là siêu tuyệt.

- Hư không vốn không có nguyên nhân đầu tiên sinh ra. Không có nguyên nhân đầu tiên của bản giác.

- Bản giác không phải là kết quả của công phu tu tập. Giống như nương vào một con đường để đến một đích điểm cần đến, đích điểm cần đến đó không phải là kết quả của con đường.

- Nương vào các pháp môn tu tập để trở về bản năng giác ngộ sẵn có là cách phản bổn hoàn nguyên.

5. Bản giácpháp thân

- Lương: “y thử pháp thân thuyếtdanh bản giác” (依此法身說名本覺). Bản Đường nói rõ đối tượng nói ở đây chính là Như Lai. Chỉ có nói về Như Lai mới gọi là bản giác: “y thử pháp thân thuyết nhất thiết Như Lai vi bản giác” (依此法身。說一切如來為本覺), có nghĩa là “nương vào pháp thân này để nói về Như Laibản giác.”

- Nhận thức được bản giácnhận thức được pháp thân.

5. Bản giácpháp thân

- Pháp thân có mặt khắp thế giới sinh diệt, trong từng sự vật hiện tượng.

- Nhận diện được thân thể của chánh pháp giúp ta sống không còn bất kỳ sự vướng chấp gì trong đời.

- Kinh Pali: “Ai thấy duyên khởi, người đó thấy pháp; ai thấy pháp người đó thấy Phật”.

- Khởi tín luận: “Ai giải phóng toàn diện vọng niệmtà kiến, người đó ngộ được pháp thân Phật.” 

II. GIÁC NGỘ MỚI CÓ (THỦY GIÁC)

Cái được gọi là “giác ngộ sẵn có” được dùng đối nghĩa với giác ngộ mới có. [Nên biết rằng] “giác ngộ mới có” và “giác ngộ sẵn có” vốn đồng nhau. Từ tình trạng “giác ngộ sẵn có” [không được phát huy] tình trạng “bất giác” có mặt. Do có bất giác nên có tình trạng giác ngộ mới có

1. Khái niệm “thủy giác”

- Lương: “bản giác nghĩa giả đối thuỷ giác nghĩa thuyết” (本覺義者。對始覺義說). Đường: “dĩ đãi thuỷ giác lập vi bản giác” (以待始覺立為本覺 ), có nghĩa là “nhằm đối nghĩa với thuỷ giác nên mới dùng đến bản giác.”

- Từ bản chất, bản giác vốn không khác với thuỷ giác. Từ hiện tượng, bản giácgiác ngộ gốc, là tính giác sẵn có trong chúng sinh, khác với thuỷ giác là sự giác ngộ mới thành tựu, về phương diện thời gian.

2. Bản chất

- Hai loại giác ngộ vốn đồng nhau về tính chất, khác nhau về thời gian.

- Giác ngộ sẵn có là giác ngộ tiềm năng. Giống như “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”. Phật tính = tuệ giác tiềm năng của loài hữu tình, chứ chưa được biểu hiện và hoạt dụng.

- Giác ngộ mới có là giác ngộ sau quá trình nỗ lực tu tập của bản thân, khi con người khai thác tiềm năng đúng phương pháp, làm cho tiềm năng đó trở thành hiện thực.

2. Bản chất

- Giác ngộ mới có giúp người phàm thành chân nhân, thánh nhân, Bồ-tát và Phật.

- Nam truyền: Đức Phật lịch sửgiác ngộ mới có

- Sự khác nhau nếu có giữa chúng chỉ là sự khác nhau về phương diện thời gian mà thôi. 

3. Quan hệ với bất giác

- Ngoài quan hệ với giác ngộ sẵn có, giác ngộ mới có còn tương quan mật thiết với “bất giác” hay vô minh.

- Bất giác liên hệ đến bản giác và nó có mặt khi bản giác khôn phát huy được hoạt dụng và tiềm năng.

- Không nhận ra được rằng trong kho tàng tâm vốn có tiềm năng giác ngộ, con người sống với quán tính của phàm phu = trạng thái tiềm năng giác ngộ bị phủ trùm và lúc ấy bất giác xuất hiện.

- Chúng sinh sống với bất giác là do không tin rằng mình có tiềm năng giác ngộ tuyệt đỉnh.

3. Quan hệ với bất giác

- Tu tập đúng pháp, tiềm năng giác ngộ dần được hiển lộcon người sẽ đạt được sự giác ngộ mới có.

- Trong Kinh Pali, bất giác = vô minh. Duyên khởi của lậu hoặcvô minh. Duyên khởi của vô minh chính là các phiền não lậu hoặc.

- Trong trạng thái vô minh, các hành động của con người đều được biểu đạt dưới dạng phiền não nghiệp chướng.

- Vô minhphiền não tương tác và tương thuộc lẫn nhau. Muốn dứt vô minh, xoá đi trạng thái bất giác thì điều tiên quyết, con người phải chuyển hoá tất cả phiền nãonghiệp chướng

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39081)
03/09/2014(Xem: 26261)
24/11/2016(Xem: 15659)
29/05/2016(Xem: 7748)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.