II. Phạm vi nghiên cứu

02/07/20173:40 SA(Xem: 3234)
II. Phạm vi nghiên cứu
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

    Chương thứ nhất.
GIỚI THIỆU 

II. Phạm vi nghiên cứu

Bối cảnh chia rẽ giữa Tăng chúngTăng đoàn xảy ra không bao lâu sau khi Phật nhập diệt được ghi trong văn hiến Luật Tạng ban sơ. Có một vị Tỳ-khưu có ý kiến bất đồng đối với cuộc Kết tập lần thứ I:

Khi ngồi ở một bên, các Trưởng lão Tỳ-khưu nói với Cụ thọ Purāṇa (Phú-lan-na)[1]:

- Này Hiền hữu Purāṇa! Các Trưởng lão kết tập Pháp và Luật này, nhận cuộc kết tập này!

- Các Hiền hữu! Cuộc kết tập Pháp và Luật này dẫu thiện, nhưng mà, tôi được nghe như lúc Thế Tôn hiện tiền, được lãnh nhận và thụ trì[2].

Trong văn hiển thị việc Tỳ-khưu Purāṇathái độ không thừa nhận cũng không phản đối cuộc Kết tập lần I này, ông chỉ là y chiếu theo những lời dạy ông được nghe từ đức Phậtthực hành. Điều này biểu thị sự sai khác đã xuất hiện trên sự “Kiến đồng” tại thời Kết tập lần I[3]; vả lại ở cuộc Kết tập lần II, vấn đề mười việc được đề xuất bởi nhóm Tỳ-khưu Độc Tử (Vajjīputta)[4], đây là cách nhìn có sự bất đồng đối với “Giới đồng”, càng khiến sự phân liệt tăng thêm. Phật nhập diệt sau hai trăm năm rồi, thời đại vua Asoka bên Ấn Độ, Phật giáo chia thành 18 bộ phái, đại để thì có thể quy nạp là Thượng Tọa bộ (Theravāda) và Đại Chúng bộ (Mahāsavghika)[5]. Thông thường mà nói, Tăng đoàn có thể ổn định hay không, đoàn kết hay chia rẽ, “phép sáu điều hòa kính”[6] (Từ thân nghiệp, Từ ngữ nghiệp, Từ ý nghiệp, Cùng chung với các bậc Phạm hạnh đạt được, Giới đồng, Kiến đồng) là rất trọng yếu. “Giới đồng” (Sīlasāmaññatā) và “Kiến đồng” (Dhiṭṭhisāmaññatā) ở trong “phép sáu điều hòa kính” (lục hòa kính pháp) là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến Tăng-già bất hợp, vấn đề được dò xét trong A-tì-đạt-ma “Luận Sự” (Abhidhamma “Kathāvatthu”) rất nhiều, đại thể đều bao hàm hai loại lớn “Giới đồng” và “Kiến đồng” ở bên trong. Cũng có thể nói là vấn đề “trong hành vi” và “trong tư tưởng”. Nội dung nghiên cứu của bản luận văn là lấy sự phê phán trong tư tưởng của “Kathāvatthu” đối với Nhất thiết hữu luận (Sabbamatthītikathā) làm nòng cốt. Vấn đề về “Giới đồng” và “Kiến đồng” được thuật ở trên, Thượng Tọa bộThuyết Nhất Thiết Hữu bộ không có cách gì hợp hảo tại nguyên nhân của nó được, đối với khởi điểm tranh luận về luận điểm Nhất thiết hữu, nó thuộc về vấn đề của “Kiến đồng”.

1) Khảo sát về khởi nguồn và kiểu logic của “Kathāvatthu”

Trong Chín phần giáo (Navaṅga-sāsana)[7] thuộc văn hiến Pāḷi, có những chỗ trong A-tì-đạt-ma được định nghĩa là “thụ ký” (Veyyākaraṇa)[8]. Do vì bản luận văn nghiên cứu về Nhất thiết hữu luận của “Kathāvatthu”, vì vậy trước tiên cần hiểu rõ rằng “Kathāvatthu” từ đâu mà đến, và đã được triển khai như thế nào từ Phật giáo Sơ kỳ đến Phật giáo Bộ phái, bởi vậy người viết tất yếu trước hết khảo sát về khởi nguồn của “Kathāvatthu” (Luận Sự). Bản văn đem việc khảo sát “Kathāvatthu” chia làm 3 giai đoạn:

(1) Dò xét về Abhidhamma (A-tì-đạt-ma) được truyền từ cuộc Kết tập lần thứ I đến lần thứ III, và khởi nguồn của “Kathāvatthu”, nó được thành lập thế nào ở trong văn hiến Pāḷi? Bộ phận này bao hàm Phật giáo Sơ kỳ và Phật giáo Bộ phái đối với khái niệm khác nhau về “Kathāvatthu”. Trong năm bộ Nikāya có thể phát hiện “Kathāvatthu” (Luận Sự) từng xuất hiện tại Tiểu Bộ (Khuddaka Nikāya) trong tương quan Kinh văn trần thuật, như: Phẩm Phật-đà: “Thí dụ về Trưởng lão” (Therāpadāna) và Phẩm Nhất Bố-tát: “Thí dụ về Trưởng lão ni” (Therīapadāna). Trưởng lão Tỳ-khưu Puṇṇamantāṇīputta (Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử: Mãn Từ Tử) nói:

- Ta nghe Pháp súc tích thật kỹ lưỡng để làm Giáo Pháp, lời nào đã nói đi qua tai, đại chúng đệ tử đều vui vẻ. Họ bài bác dị kiến, giữ tâm tịnh đối với Phật, như lời Ta nói kỹ càng, cũng giống như Pháp súc tích. Ta luận sự (kathāvatthu) thanh tịnh, nhờ A-tì-đàm dẫn dắt đi trước, làm cho biết tất cả mọi thứ, Ta trụ nơi vô lậu.[9]

Ngoài đây ra, Trưởng lão ni là Khemā (Sai-ma) nói:

- Từ và biện theo nghĩa Pháp, tôi đối với lời dạy của đức Phật hoàn toàn sinh trí thanh tịnh. Thanh tịnh đạo khéo léo, luận sự vô sở úy, cái lẽ hiểu biết của A-tì-đàm, đối với Giáo được tự tại.[10]

Theo ghi chép từ Kinh điển xem ra, “A-tì-đàm” hay “A-tì-đạt-ma” (Abhidhamma) đã tồn tại trong thời đại Phật-đà. Học giả hiện đại cho rằng Abhidhamma là từ sau Phật nhập diệt mới thành lập[11]

(2) Đối với việc khảo sát “Kathāvatthu” của sách này tại thời kỳ Phật giáo Bộ phái, văn hiến Pāḷi có đề thuyết minh rằng: vì Vua Asoka quyên tiền cúng dưỡng Phật giáo, ngoại đạo nhằm kiếm lợi mà lợi dụng Tăng nhân khoác áo cà-sa tiến vào Phật giáo dẫn đến nội bộ Phật giáo hỗn loạn, sản sinh ra kiểu giáo đạo của ngoại đạo tu hành và phi Phật giáo[12]. Vì vậy, Trưởng lão Moggaliputta-tissa thông qua sự che chở của Vua Asoka mới đề ra cuộc Kết tập lần thứ III, vả lại đồng thời cũng biên thành “Kathāvatthu” (Luận Sự), nhằm thanh lọc tư tưởng Phật giáo, phê phán tư tưởng “Tha thuyết” (Paravāda). Bộ phận này làm nên khởi nguồn cho “Luận Sự” của Phật giáo Bộ phái. Ngoài đây ra, người viết đem văn khắc Vua Asoka để so sánh với văn học “Kathāvatthu”, thông qua văn khắc Vua Asoka được nghiên cứu bởi các nhà khảo cổ học, bộ phận này có thể nói là văn hệ văn học đồng thời với “Kathāvatthu”, hai thứ có gì giống và khác?

(3) Giới thiệu logic của “Kathāvatthu”, có thể nói là bộ sách biện luận của Theravāda Nam truyền, lại là một bộ trước tác biện luận đồ sộ. Trong đó bao hàm hơn 200 luận đề về Đạo, đã phức tạp lại nan giải. Đại đa số những luận đề này là phương thức giản hóa được ngài Moggaliputta-tissa sử dụng để biểu đạt, chỉ có chỗ luận đề Đại Phẩm (Mahāvagga) từ số 1 đến 10 mới có thể thấy được kết cấu chỉnh thể logic của nó. Phương thức logic của “Kathāvatthu” gồm có 8 loại phương pháp, xưng là “Bát phạt luận” (Aṭṭhakaniggahanaya) chia làm hai bộ phận: 1- Thuận luận (Anulomapaccanīka) có 4 luận; 2- Phản luận (Paccanīkānuloma) có 4 luận. Mỗi một luận cũng chia thành 4 đến 5 loại phương pháp. Người viết trước hết giới thiệu luận thứ nhất Anulomapañcaka (Thuận luận: năm)[13]:

1./ Ṭhapanā (kiến lập) có hai loại: a) Anulomaṭhapanā (Thuận kiến lập), b) Paṭilomaṭhapanā (Phản kiến lập);

2./ Anulomapāpanā (thuận đáo);

3./ Anulomaropanā (thuận đề xuất);

4./ Paṭilomapāpanā (phản đáo);

5./ Paṭilomaropanā (phản đề xuất).

 

 

 

Anulomapañcaka (Thuận luận: năm)

(1.) Ṭhapanā (kiến lập: thiết lập vấn đề) có 2 loại:

a. Anulomaṭhapanā (Anuloma [thuận theo] + ṭhapanā [kiến lập])

(Thuận kiến lập: từ đáp án vấn đề thuận theo kiến vấn) -> Nếu tiếp thụ A thì là B

b. Paṭilomaṭhapanā (Paṭiloma [phản] + ṭhapanā [kiến lập])

(Phản kiến lập: từ đáp án vấn đề phản hồi kiến vấn) -> Nếu không tiếp thụ B thì là A.

(2.) Anulomapāpanā (Anuloma [thuận theo] + pāpanā [đến, khiến đến, ở đây chỉ là mời đối phương tiếp thụ])

(Thuận đáo: là khiến đối phương tiếp thụ cái đáp án thứ nhất, do đổi đáp án thứ hai thuận theo đáp án thứ nhất)

(Thuận kiến lập: Anulomaṭhapanā)  ->  Nếu tiếp thụ A thì là B

(Thuận đáo: Anulomapāpanā)            ->  Cũng phải đến tiếp thụ B thì là A.

(3.) Anulomaropanā (Anuloma [thuận theo] + ropanā [đề xuất, chỉ ra], ở đây là chỉ ra sai lầm của đối phương)

(Thuận đề xuất: chỉ cho đối phương biết được lỗi sai, nêu ra đáp án thứ 2 sai lầm, vì nó mâu thuẫn trái ngược với đáp án thứ 1).

(Thuận kiến lập: Anulomaṭhapanā)  -> Nếu tiếp thụ A thì là B.

(Thuận đáo: Anulomapāpanā)            -> Cũng cần phải tiếp thụ B thì là A.

(Thuận đề xuất: Anulomaropanā)      -> Nếu tiếp thụ A thì là B.

Nhưng không tiếp thụ B thì là A.

Lời nói này sai! (Tự mâu thuẫn nhau).

(4.) Paṭilomapāpanā (Paṭiloma [phản, ngược] + pāpanā [đến, khiến đến], ở đây để chỉ đối phương tiếp thụ)

(Phản đáo: khiến đối phương tiếp thụ đáp án thứ 2, do đổi đáp án thứ 2 thuận theo đáp án thứ 1).

(Phản kiến lập: Paṭilomaṭhapanā)  -> Nếu không tiếp thụ B thì là A.

(Phản đáo: Paṭilomapāpanā)            -> Cũng không cần phải tiếp thụ A thì là B.

(5.) Paṭilomaropanā (Paṭiloma [phản, ngược] + ropanā [đề xuất, chỉ ra], ở đây chỉ ra đối phương sai lầm)

(Phản đề xuất: khiến đối phương biết được lỗi sai, chỉ ra đáp án thứ 1 sai lầm, bởi vì đáp án thứ hai mâu thuẫn trái ngược)

(Phản kiến lập: Paṭilomaṭhapanā)  -> Nếu không tiếp thụ B thì là A.

(Phản đáo: Paṭilomapāpanā)            -> Cũng không cần phải tiếp thụ A thì là B.

(Phản đề xuất: Paṭilomaropanā)     -> Nếu tiếp thụ A thì là B.

Nhưng không tiếp thụ B thì là A.

Lời nói này sai! (Tự mâu thuẫn nhau).

 

2) Phê phán tư tưởng “nhất thiết” của ngoại đạo thời Phật giáo Sơ kỳ

Trong phạm vi phê phán tư tưởng “nhất thiết” của ngoại đạo tại Phật giáo Sơ kỳ, cách nhìn của Đức Phật đối với “nhất thiết” như thế nào? Trong hai bài kinhKinh Sinh Văn (Jāṇussoṇi-sutta)[14]Kinh Thuận Thế Phái (Lokāyatika-sutta)[15] có ghi chép quan điểm của Phật-đà đối với “nhất thiết”. Trong Kinh ghi rằng Đức Phật từng bị hai vị Bà-la-môn đặt ra câu hỏi liên quan đến tất cả là có (“nhất thiết vi hữu”)? Tất cả là không (“nhất thiết vi vô”)? Tất cả là một (“nhất thiết vi nhất”)? Tất cả là khác (“nhất thiết vi dị”)? Từ trong cuộc đối thoại của Đức Phật với Bà-la-môn có thể thấy rằng thời Phật tại thế, những tôn giáo khác còn giữ kiến giải khác nhau về “nhất thiết”. Phật-đà đối với những vấn đề này nhận địnhcực đoan (Anta), trái lạiđề xuất quan điểm mười hai nhân duyên làm trung đạo, ở đây ta làm nghiên cứu thảo luận và phân tích nội dung.

Hai vị Bà-la-môn đối với định nghĩa “nhất thiết” thì trong văn hiến không có ghi chép rốt cuộc phạm vi thế nào, nhưng trong các Kinh điển khác của thời Phật giáo Sơ kỳ có giảng giải rất rõ ràng về định nghĩa “nhất thiết”, ở đây định về mười hai xứ (Āyatana), và do từ mười hai xứ sản sinh rồi đem nó chia làm ba loại: Khổ, Lạc và Bất khổ bất lạc. Ba loại này (Khổ, Lạc, Bất khổ bất lạc) từ Cổ Ấn Độ có vài nhà tư tưởng đề xuất lí luận ba loại cho rằng ba thứ ấy là:

(1). Tiền thế sở tác luận (Pubbekatavāda: Past action determinism): xem rằng tất cả đều là do những hành động đã gây (sở tác) trong đời sống quá khứ (tiền thế).

(2). Thần chi hóa tác luận (Issarakaraṇavāda: Theistic determinism): xem rằng tất cả đều do sự sáng tạo bởi Đấng Thần Tối Cao (Chí Thượng Thần).

(3). Vô nhân vô duyên luận (Ahetuvāda: Accidentalism): tất cả đều là tự nhiên ngẫu nhiên sản sinh, không hề có nhân duyên nào[16].

Phạm vi nghiên cứu của bản luận văn chỉ nhắm vào lí luận thứ hai là Thần chi hóa tác luận, để tham cứu về Thần Tối Cao (Thần Phạm Thiên) bị tiến hành phê phán và giải thích trong Phật giáo Sơ kỳ.

3) Phê phán Nhất thiết hữu luận trong “Kathāvatthu” thời Phật giáo Bộ phái

Abhidhamma “Kathāvatthu” tổng cộng có 23 phẩm (vagga), 226 luận đề. Trong đó đặt khảo sát ở phẩm thứ nhất là ‘Đại Phẩm’ (Mahāvagga) liên quan đến Nhất thiết hữu luận (Sabbamatthītikathā)[17] của “Kathāvatthu”. Chỗ ‘Đại Phẩm’ chia làm 9 luận điểm (MCU. chia làm 9, P.T.S chia làm 10), Nhất thiết hữu luận là luận thứ 6 tại ‘Đại Phẩm’. Trong “Kathāvatthu”, biện luận giữa Thượng Tọa bộThuyết Nhất Thiết Hữu bộ tổng cộng có 5 luận điểm[18], Thuyết nhất thiết hữu mà bản văn thảo luận là một trong số đó, nội dung có thể phân thành 10 giai đoạn, chúng phân biệt ra là:

(1). Ứng lí luận (Vādayutti);

(2). Thời gian đối chiếu (Kālasaṁsandanā);

(3). Ngôn tranh luận (Vacanasodhanā);

(4). Quá khứ nhãn sắc đẳng luận (Atītacakkhurūpādikathā);

(5). Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā);

(6). A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā);

(7). Quá khứ thủ đẳng luận (Atītahatthādikathā);

(8). Quá khứ uẩn tập đẳng luận (Atītakkhandhādisamodhānakathā);

(9). Cú tịnh luận (Padasodhanakathā);

(10). Kinh chứng (Suttasādhanaṁ).

Trong bản nguyên điển Pāḷi (P.T.S.) và <<Hán dịch Nam Truyền Đại Tạng Kinh>> đều chưa chia rõ thành 10 luận đề, nhưng tại chú thích “Kathāvatthu” của (P.T.S.)[19] và cả bản văn Thái (MCU.)[20], (MBU.)[21], bản Miến Điện (CSCD),… có khu biệt ở đấy. Nội dung thăm dò thảo luận của ta chủ yếu là 10 luận đề ở trong Nhất thiết hữu luận, là lấy sự phê phán của Thượng Tọa bộ đối với Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ, và quan điểm liên hệ đến Nhất thiết hữuTam thế thật hữu của Hữu bộ thời ban sơ.

Ngoài ra từ thời kỳ “Luận Sự” (Kathāvatthu) tới những Kinh điển khác về sau, ví như Kinh Milinda Vấn Đạo (Di-Lan-Đà Vương Vấn Kinh)[22], Tỳ-khưu Na-tiên (Nāgasena) được vua Di-lan-đà (Menandros) hỏi đến những điều có quan hệ đến thời gian, cội nguồn căn bản của quá khứ, vị lai, hiện tại từ đâu mà đến, Tỳ-khưu Na-tiên cũng dẫn dùng mười hai nhân duyên của Phật giáo Sơ kỳ để làm giải đáp. Bộ phận này người viết đem quan điểm Phật giáo Sơ kỳ từ trước “Kathāvatthu” và Kinh Milinda Vấn Đạo (Milindapañho) từ sau “Kathāvatthu” để làm thảo luận so sánh.



   [1] Purāṇa (Phú-lan-na) và ngài Puṇṇamantāṇīputta (Phú-lâu-na Di-đa-la-ni Tử; Mãn Từ Tử) là hai người khác nhau.

   [2] (P.T.S) Vin.II. p. 290; (NAN.), “Luật Tạng (bốn)” <kết tập>, sách 4, trang 387.

   [3] Trong văn hiến Tứ Phần LuậtNgũ Phần Luật Hán dịch, xuất hiện việc ngài Phú-lan-na (Purāṇa) đối với luật chế ăn uống có dị nghị, điểm này cũng có thể thấy ngài Phú-lan-na đối với sự “Giới đồng” cũng có vấn đề. Xem thêm 《重讀佛教「王舍城結集」》(Đọc lại Phật giáo: “Cuộc kết tập thành Vương Xá”, Trung tâm nghiên cứu Pāḷi học trường Đại học Nam Hoa, Sở nghiên cứu Tôn giáo học, Hội luận văn tập nghiên thảo Pāḷi học và học thuật Phật giáo đợt thứ 2) của Lữ Khải Văn, Đài Bắc: chùa Phóng Sinh, Nam Sơn, 2008, trang 18.

   [4] (P.T.S) Vin. II. pp. 293 – 295; (MCU). Vol 7, Vinayapiṭaka, Cūḷavagga, p.393.

   [5] (P.T.S) Kvu.A. p. 3: Te theravādehi saddhiṁ dvādasa honti. Iti ime ca dvādasa mahāsaṅghikānañ  ca cha ācariyavādāti sabbe va aṭṭhārasa ācariyavādā dutiye vassasate uppannā. Aṭṭhārasanikāyā ti pi, aṭṭhārasācariyakulānīti pi etesaṁ yeva nāmaṁ.

   [6] (P.T.S) Vin.V. pp.92 – 93; D.III. p. 245; A.III. pp. 288 – 289 (bản chữ Hán)

   [7] (P.T.S) Vin.III. p.8; M.I. p.133; A.II. p.5; A.III. p.86: Chín phần giáo tức là chín loại thể tài của giáo pháp là: 1- Khế kinh (sutta); 2- Kì-dạ (Geyya); 3- Thụ ký (Veyyākaraṇa), 4- Già-đà (Gāthā), 5- Ưu-đà-na (Udāna), 6- Như thị ngữ (Itivuttaka), 7- Bản sinh (Jātaka), 8- Phương quảng (Vedalla), 9- Vị tằng hữu pháp (Abbhūtadhamma).

   [8] (P.T.S) MA.II. p.106. (bản chữ Hán)

   [9] (P.T.S) Ap. pp. 36 – 37; (NAN.) <<Tiểu Bộ Kinh 4>>: Phẩm Phật-đà, sách 29, trang 43 – 44 (bản chữ Hán).

   [10] (P.T.S) Ap. pp. 550; (NAN.) <<Tiểu Bộ Kinh 5>>: Phẩm Nhất Bố-tát, sách 30, trang 339. (bản chữ Hán)

   [11] Mizuno Kōgen (Thủy Dã Hoằng Nguyên) trước tác, Thích Đạt Hòa dịch: Thủy Dã Hoằng Nguyên trước tác soạn tập 3: “Nghiên cứu luận thư Pāḷi” (Đài Bắc: Pháp Cổ văn hóa, 2000), trang 307. (bản chữ Hán)

   [12] (P.T.S) Kvu.A. pp. 6 – 7 (bản chữ Hán)

   [13] (MCU). Vol.37 (Kathāvatthu) (bản dịch Thái Lan: Phương pháp Luận Sự) pp. 58 – 60

   [14] (P.T.S) S.II. pp. 76 – 77; (NAN). <<Tương Ưng Bộ>>: <thứ 7: Thanh Văn>, sách 14, trang 92 – 93 (không thấy ở Kinh A-hàm) [bản chữ Hán].

   [15] (P.T.S) S.II. p.76; (NAN.) <<Tương Ưng Bộ 2>>, <thứ 8: Thuận Thế phái>, sách 14, trang 92 – 94 (không thấy ở Kinh A-hàm) [bản chữ Hán].

   [16] (P.T.S) A.I. p.173; <<Trung A-hàm Kinh>>, quyển 3, kinh số 13.

   [17] (P.T.S.) Kvu. pp. 115 – 143; (NAN.) <<Luận Sự 1>>, <Nhất thiết hữu luận>, sách 61, trang 129 – 157 (bản chữ Hán).

   [18] 1. Nhất thiết hữu luận (Sabbamatthītikathā); 2. A-la-hán thoái luận (Parihānikathā); 3. Quá khứ thế uẩn chi luận (Atītakkhandhādikathā); 4. Thứ đệ hiện quán luận (Anupubbābhisamayakathā); 5. Định luận (Samādhikathā).

   [19] (P.T.S) Kvu.A. pp. 44 – 50 (bản chữ Hán).

   [20] (MCU.) (Kathāvatthu) Vol. 37, pp. 175 – 218.

   [21] (MBU.) (Kathāvatthu) Vol. 80, pp. 325 – 390.

   [22] (P.T.S.) Miln. p. 50; (NAN.) <<Di-Lan-Đà Vương Vấn Kinh 1>>, <phẩm thứ 3: hỏi về thời gian>, sách 63, trang 82 – 85. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39090)
03/09/2014(Xem: 26261)
24/11/2016(Xem: 15660)
29/05/2016(Xem: 7749)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.