IV. Cống hiến của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và khuôn khổ toàn văn

02/07/20173:41 SA(Xem: 3504)
IV. Cống hiến của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và khuôn khổ toàn văn
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ nhất.
GIỚI THIỆU 

IV. Cống hiến của nghiên cứu, hạn chế của nghiên cứu và khuôn khổ toàn văn

1) Cống hiến của nghiên cứu

Cái mà luận văn nghiên cứu, người viết hy vọng thông qua khảo sát văn bản đối với tiếng Pāḷi, lĩnh vực nghiên cứu về Phật giáo Bộ phái có thể tiến hành khai thác thêm sâu rộng nữa, nhất là ở chỗ tranh luận trong chủ trương của Thượng Tọa bộThuyết Nhất Thiết Hữu bộ. Càng hy vọng luận văn này có thể làm chìa khóa cho một bộ phận tham khảo tư liệu, tiến tới những hiểu biết sâu hơn về “Abhidhamma” và phân biện nội hàm nghĩa lí cho xác thiết, nhằm cung cấp cho việc xem đọc cân nhắc bộ Luận trước này có được niềm hứng thú. Ngoài ra, “Kathāvatthu” và tư liệu nghiên cứu tương quan với bộ Luận trước này bao gồm có: lịch sử, tư tưởng, triết học Phật giáo, v.v… Những chiều hướng nghiên cứu bất đồng này khiến cho việc nghiên cứu về Phật giáo Bộ phái có thể cho ra được nhiều phương diện suy xét. Tuy nhiên hiện nay Phật giáo Hữu bộ đã không còn tồn tại, nhưng thông qua quá trình nghiên cứu Phật giáo cổ đại càng có thể cho chúng ta hiểu rõ được giáo đoàn Phật giáo đã hưng khởi như thế nào và hướng đi của sự phát triển mạch lạc khi Bộ phái phân liệt.

2) Hạn chế của nghiên cứu

Bản luận văn nghiên cứu tư tưởng về nhất thiết hữu, từ lúc bắt đầu Phật giáo Sơ kỳ cho đến Phật giáo Bộ phái, bao gồm rất nhiều nội dung, người viết không tránh khỏi có phần còn nghiên cứu hạn chế. Thứ nhất là ngôn ngữ, người viết trau dồi văn chương tiếng Trung (tác giả là người Thái), vì thời giờ không dài nên chất văn bút thành ra không được trơn tru, không thể đầy đủ đến mức ‘quá đỗi đầm đìa’ (- thành ngữ: chỉ cho văn chương hay ngôn từ được thông suốt, triệt để - ). Thứ hai, phạm vi nghiên cứu của bản văn là dùng văn hiến Nam truyền Pāḷi làm chính, văn hiến Bắc truyền là phụ, liên quan đến tư tưởng của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ trong văn hiến Hán dịch được xem qua dựa theo tư liệu hiện còn, người viết không biết làm sao để tham cứu thâm nhập hơn.

3) Khuôn khổ toàn văn

Chương thứ nhất: Giới thiệu (Tự luận), chủ yếu lấy chỗ mà bản luận văn nghiên cứu để nói rõ động cơ, mục đích, ý thức vấn đề, phạm vi nghiên cứu, kiểm thảo văn bản, phương pháp, hạn chế và kết cấu của luận văn.

Chương thứ hai: Khảo sát khởi nguyên và kiểu logic của “Kathāvatthu”, đó là tham cứu xem bộ “Kathāvatthu” (Luận Sự) được sản sinh thế nào từ Phật giáo Sơ kỳ đến Phật giáo Bộ phái và phương thức logic của “Kathāvatthu”.

Chương thứ ba: Sự phê phán tư tưởng nhất thiết của ngoại đạo thời Phật giáo Sơ kỳ, thì chú trọng nội dung được ghi chép về sự phê phán của Phật giáo Sơ kỳ đối với tư tưởng nhất thiết, khảo sát những cuộc thảo luận về quan điểm nhất thiết giữa Phật giáo Sơ kỳ và các tôn giáo khác cùng thời kỳ.

Chương thứ tư: “Kathāvatthu” của Phật giáo Bộ phái phê phán Nhất thiết hữu luận (1), đó là chỗ được căn cứ về Nhất thiết hữuTam thời thật hữu trong tư tưởng Hữu bộ lúc ban sơ, cũng như phê phán và phân tích đối với Nhất thiết hữu luận của Hữu bộ trong “Kathāvatthu”: phân tích nghĩa lí từ Ứng lí luận (Vādayutti) thứ nhất đến Quá khứ minh trí đẳng luận (Atītañāṇādikathā) thứ năm.

Chương thứ năm: “Kathāvatthu” của Phật giáo Bộ phái phê phán Nhất thiết hữu luận (2), lại tiếp tục xem xét ‘Nhất thiết hữu luận’ từ A-la-hán đẳng luận (Arahantādikathā) thứ sáu đến Kinh chứng (Suttasādhanaṁ) thứ mười, và thông qua những quan điểm khác trước thời Bộ phái, tư tưởng Hữu bộ lúc đầu cùng thời với “Kathāvatthu”, và đối sánh sau cuộc Kết tập thứ III với “Kathāvatthu”.

Chương thứ sáu: Kết luậnkiến nghị, đề xuất thành quả nghiên cứukiến nghị của người viết.

Xem biểu đồ tổ chức (PDF)
Biểu đồ tổ chức

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38526)
03/09/2014(Xem: 25996)
24/11/2016(Xem: 15534)
29/05/2016(Xem: 7697)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.