IV. Thần Tối Cao (Phạm Thiên) không phải sáng tạo ra “nhất thiết

02/07/20173:48 SA(Xem: 3020)
IV. Thần Tối Cao (Phạm Thiên) không phải sáng tạo ra “nhất thiết
NGHIÊN CỨU PHÊ PHÁN VỀ 
NHẤT THIẾT HỮU LUẬN TRONG BỘ “LUẬN SỰ”
– THE CRITICAL STUDY ON 
SABBAMATTHĪTIKATHĀ IN KATHĀVATTHU –
Tác giảNghiên cứu sinh PHRAMAHA ANON PADAO (ĀNANDO/ THÍCH A-NAN)
Thầy giáo chỉ đạobác sĩ Lữ Khải Văn.

Chương thứ ba.
PHẬT GIÁO SƠ KỲ PHÊ PHÁN ĐỐI VỚI “NHẤT THIẾT” CỦA NGOẠI ĐẠO

       

IV. Thần Tối Cao (Phạm Thiên) không phải sáng tạo ra “nhất thiết”

      Nếu như nói tất cả (nhất thiết) là do đấng Thần Tối Cao nào đó sáng tạo ra, vậy thì thái độ của Phật giáo Sơ kỳ đối với Thần Tối Cao thế nào? Lấy quan điểm Phật giáo Sơ kỳ thì dựa vào “Kinh Pháp Cú” khảo sát khởi nguyên tư tưởng tôn giáo có thể sẽ nhìn ra nhu cầu và vấn đề cơ bản của mọi người. Như trong Kinh miêu thuật rằng: “Có rất nhiều người phải đối mặt với nỗi sợ hãi (Khổ: vấn đề), tìm cầu quy y (vái lạy: thỉnh cầu): núi non, rừng rậm, miếu mạo, cây cối và bảo tháp[1]. Do mọi người đối với cái chưa biết (Khổ và những phương pháp diệt Khổ) mà cảm thấy sợ sệt, nhất là thần linh và những quyền năng đặc thù khác trong tự nhiên rộng lớn, con người dựa vào sự cầu cúng và những phương thức sùng bái để cầu mong cảm giác an toàn, khi có thể tránh khỏi nỗi sợ thì chuyện trừng phạt lại có thể gây hiệu quả kiềm chế thôi đi việc làm ác, bởi thế mà sản sinh các loại tôn giáo khác nhau sùng bái đối với Thần Tối Cao.

 

        1. Ba loại lí luận – ai sáng tạo “nhất thiết” (tất cả)

        Trong Kinh Ba Nơi Quy Y (Titthāyatanādisutta) có thể thoáng nhìn về khái niệm được ôm ấp trong dân tình xã hội đối với tôn giáo, và chỉ ra tín ngưỡng của Ấn Độ đối với Thần Tối Cao. Có thể chia ra ba loại lí luận nhìn nhận:

        (1) Tiền thế sở tác luận (Pubbekatavāda: Past action determinism): cho rằng tất cả đều là do đời trước đã gây ra.      

        (2) Thần chi hóa tác luận (Issarakaraṇavāda: Theistic determinism): cho rằng tất cả đều do Thần Tối Cao sáng tạo nên.

        (3) Vô nhân vô duyên luận (Ahetuvāda: Accidentalism): tất cả đều không có nhân duyên gì hết, tự nhiên ngẫu nhiên sản sinh thôi.

        “Kinh A-hàm” kể ra: “Này các Tỳ-khưu! Có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn nói như vầy, thấy như vầy: ‘Phàm mọi con người lãnh nhận lạc, khổ, hoặc phi khổ hay phi lạc, tất cả mọi nhân này là do đời trước gây ra’. Các Tỳ-khưu! Có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn nói như vầy, thấy như vầy: ‘Phàm mọi con người lãnh nhận lạc, khổ, hoặc phi khổ hay phi lạc, tất cả mọi nhân này là do sự hóa tác của Thần linh’. Các Tỳ-khưu! Có một hạng Sa-môn, Bà-la-môn nói như vầy, thấy như vầy: ‘Phàm mọi con người lãnh nhận lạc, khổ, hoặc phi khổ hay phi lạc, tất cả mọi nhân này là không có nhân không có duyên mà sinh ra’.[2]. Vì thế, lấy Thần luận mà nói, quy nạp vào trong “Thần chi hóa tác luận”. Từ trước khi Phật giáo xuất hiện, các tôn giáo khác chính là giữ lấy cách nhìn này, nhưng quan điểm này từ Phật giáo về sau liền bị phủ định ngay. Lập trườngquan điểm của Phật giáo đối với “Thần” thì cho rằng vị ấy không phải là đấng sáng tạo vũ trụ vạn vật, hết mọi tất thảy vũ trụ vạn vật cũng không phải được sáng tạo bởi Thần linh.

    

        2. Phật giáo Sơ kỳ nhìn nhận thế nào đối với Thần (Deva)

        Đối với nhận thức về Thần linh, đến thời Phật giáo Sơ kỳ được chia thành ba loại:

        (1.) Thế tục thiên (Sammutidevā);

        (2.) Sinh khởi thiên (Upapattidevā);

        (3.) Thanh tịnh thiên (Visuddhidevā).

        Kinh điển đã mô tả như sau:

   Trời tức là ba loại trời: (1.) Thế tục thiên; (2.) Sinh khởi thiên; (3.) Thanh tịnh thiên. (1) Thế nào là Thế tục thiên? Thế tục thiên là nhà vua, con vua và vương hậu. (2) Thế nào là Sinh khởi thiên? Sinh Thiên tức là Trời Tứ Đại Vương, Trời Ba Mươi Ba, Trời Dạ-ma, Trời Đâu-suất, Trời Hóa Lạc, Trời Tha Hóa Tự Tại, Trời Phạm Chúng và các cõi Trời ở trên. (3) Thế nào là Thanh tịnh thiên? Thanh tịnh thiên tức là Như Lai, bậc đệ tử Thanh Văn A-la-hán lậu tậnBích-chi Phật (Duyên Giác).[3]

        Cách lí giải về Thần trong Phật giáo có thể chia làm ba tầng mặt để xem: trước tiên, con người thế tục giả thiết họ là một loại Thần, vả lại ở ngôi siêu việt trên người bình thường, có khu vực được cai trị, cả nước đều lệ thuộc vào họ, cũng chính là dòng họ quốc vương. Một quốc gia thế tục thông qua Thế tục thiên giống như Thiên đường do quốc vương thống trị quản lí. Do vậy vị Thần ngay giữa lòng con người bình thường có thể xem là “Thế tục thiên” hay “Thế tục thần”. Lại nữa, tầng mặt thứ hai, mặc dù không phải mỗi cá nhân đều có thể trở thành Thế tục thiên, thế nhưng do bởi thiện pháp được họ tu tập qua đến đời sau có thể chuyển thành “Sinh khởi thiên” hay trở thành Thần của thế giới khác, bao gồm Thần Phạm Thiên bên trong. Xét theo quan điểm này, Phật giáo Sơ kỳ không hề hoàn toàn phủ định sự tồn tại của Thần, chẳng qua những loại Thần này vẫn chỉ nán lại trong sáu cõi luân hồi, họ cũng sẽ vì quả báo dị thụcquyết định cho họ chuyển hóa thành loại hình thái nào. Vì thế, Phạm Thiên trong đấng Thần Tối Cao ở trong Phật giáo thì bị cho quy về một bộ phận của vòng luân hồi chứ không được coi là Thần sáng tạo. Sau cùng, tầng mặt thứ ba, cũng là đấng Thần tối cao vô thượng – “Thanh tịnh thiên”, cũng tức là Phật-đà, Bích-chi Phật, A-la-hán… là những đấng không có phiền não đã chặt đứt sự tồn hữu. Quan điểm Phật giáotruyền thống nhận biết của Ấn Độ giáo về Thần Tối Cao, về tiêu chuẩn Phạm Thiên mang khuynh hướng khác nhau rất xa. Rốt cuộc Phật giáo tiến hành giải thích thế nào đối với Phạm Thần, dưới mục nhỏ sau đây sẽ tiến hành nêu luận.

 

        3. Giải thích của Phật giáo Sơ kỳ đối với Phạm (Brahma)

            3.1 Brahma là một loại Thần ở Sắc giớiVô sắc giới

        Phật giáo không hề phủ định trạng thái Brahma (Phạm Thiên), lại tiếp nhận về một thế giới tồn tại khác siêu việt sự nhận biết của con người thế tục. Đó là chỉ hạng Phạm Thần trụ ở Sắc giớiVô Sắc giới. Họ nhờ thông qua sự tu hành Thiền định khác nhau, sau khi sắc thân diệt đi liền sinh vào Phạm giới (Bramaloka) khác nhau. Tứ Thiền Bát Định (bốn Thiền Sắc và bốn Thiền Vô Sắc) làm cho người vì thiền địnhthành tựu được thế giớiSắc giớiVô Sắc giới như thế. Cho dù số tuổi của họ sống trong Phạm giới hết sức lâu dài nhưng cuối cùng vẫn phải có thời hạn, khi đã đến hạn rồi thì bấy giờ họ vẫn phải luân hồi trong ba cõi

            3.2 Brahma là Phạm hạnh (Brahma-ciriya) của Phật giáo

        Từ ngữ Phạm hạnh không chỉ giới hạn trong phạm trù văn hóa Phật giáo, trước đây Phật giáo chưa xuất hiện, từ ngữ này đã được sử dụng rộng rãi rồi, có vẻ là Bramacārī (Phạm hạnh). Bà-la-môn giáo đem sinh mạng con người chia thành bốn kỳ, Phạm hạnh này tức là thời gian cuối trong kỳ thứ tư. Sau khi Phật giáo xuất hiện rồi, từ ngữ này không bị giới hạn trong giai đoạn học tập mà là chỉ cho bất kỳ người xuất gia nào tuân thủ Pháp và Luật (Dhamma – Vinaya) trong giáo giới Phật-đà thì đều gọi là Phạm hạnh. Người nào từ bỏ dục lạc thế tụcxuất gia, mục tiêu tu hành chủ yếu của họ chính là nhằm để đoạn trừ phiền não, tự tại giải thoát. Trong Kinh điển thường thấy tự sự về Phạm hạnh, tức là bậc đệ tử giải thoát bấy giờ nói lên những lời như vầy sau khi chứng A-la-hán: “Biết sinh này đã tận, Phạm hạnh đã trụ, điều cần làm đã làm, không còn chịu trạng thái tồn tại này nữa[4]… 

            3.3 Brahma là “từ, bi, hỷ, xả” (Tứ trụ, Brahama-vihāra) của Phật giáo

        Brahma là một loại pháp môn tu hành Tứ Phạm trụ (Brahmavihāra: từ, bi, hỷ, xả)[5]. Pháp môn này được ứng dụng khá là phổ biến, ngoại trừ là tu tập bốn vô lượng tâm thì cũng được vận dụng để truyền đạt lên Thần tượng, ví như “Thần Bốn Mặt” ở Thái Lan (Đài Loan gọi là Tứ Diện Phật, nhưng văn hóa Thái Lan không thừa nhận là Phật), Thần này thực rathần linh Phạm Thiên, nhằm để trình hiện cụ thể bốn loại đặc tính của Brahma là từ, bi, hỷ, xả, cho nên dựa vào hàm ý của bốn vô lượng tâm này bèn tạo ra hình tượng về thần linh bốn mặt ấy.

            3.4 Brahma là cách gọi của cha mẹ ruột

        Xã hội Ấn Độ đương thời cho rằng con người được sáng tạo bởi Brahma (Phạm Thiên). Phật giáo lại cho rằng danh từ “Brahma” phải nên dùng để xưng hô đối với cha mẹ ruột. Vì đứa con vốn dĩ được sinh từ họ mà ra, cho nên đối với cha mẹ phải tôn trọng, sùng bái và chăm sóc. Như trong Kinh đã bảo rằng: “Này các Tỳ-khưu! Khi người con tại gia, ở trong gia đình tôn trọng cha mẹ tức là Phạm Thiên tại. Các Tỳ-khưu! Khi người con tại gia, ở trong gia đình… là bậc thầy khuôn phép trước tiên. Các Tỳ-khưu! Ở trong gia đình… là bậc Thiên Thần tồn tại trước tiên. Các Tỳ-khưu! Khi người con tại gia, ở trong gia đình tôn trọng cha mẹ là Đấng đáng thỉnh mời tồn tại. Các Tỳ-khưu này! Phạm Thiên đó là cách xưng dành cho cha mẹ. Các Tỳ-khưu! Bậc thầy khuôn phép đầu tiên đó là cách xưng dành cho cha mẹ. Các Tỳ-khưu! Vị Thiên Thần đầu tiên đó là cách xưng dành cho cha mẹ. Vì cớ sao? Các Tỳ-khưu! Cha mẹ đối với con đã ban cho quá nhiều ân huệ, yêu thương giữ gìn và nuôi nấng cho con, giống như những gì đã thấy ở đời[6]. Đoạn trên là quan điểm của Phật giáo Sơ kỳ đối với Phạm Thần, góc độ của Thần được chuyển thành cha mẹ tại thế chứ không công nhận Phạm Thần đã sáng tạo con người. Trong một bộ Kinh điển khác ghi chép rõ ràng về cuộc đối thoại tinh tường giữa đức Phật và người thanh niên Assalāyana (A-nhiếp-nộ), chỉ ra minh bạch về sự thật rằng đức Phật hoàn toàn phủ định chuyện Thần Phạm Thiên sáng tạo.

   

        4. Luận chứng Thần Tối Cao (Phạm Thiên) không phải Đấng sáng tạo

        Trong cuộc đối thoại giữa đức Phậtgiáo đồ Bà-la-môn là thanh niên Assalāyana đã bày tỏ sự cách tân về khái niệm đối với Đấng sáng tạo trong Phật giáo Sơ kỳ:

Thanh niên Assalāyana ngồi xuống một bên hướng về Thế Tôn nói rằng: “Thế Tôn Gotama! Vị Bà-la-môn đã nói thế này: ‘Chỉ có Bà-la-môn là dòng dõi tối cao, những dòng giống khác là thấp kém, chỉ có Bà-la-môn là màu trắng, những giống khác là màu đen. Chỉ có Bà-la-môn là thanh tịnh, phi Bà-la-môn thì không phải thế. Bà-la-môn là đứa con thật sự của Phạm Thiên, từ miệng Ngài sinh, do Phạm Thiên sinh, được Phạm Thiên tạo ra, là con nối dòng của Phạm Thiên’. Nay Tôn giả Gotama cho rằng thế nào? Xin hãy chỉ dạy.[7]

        Liên quan đến cuộc đối thoại về vấn đề Đấng sáng tạo kể trên, thanh niên Assalāyana tuyên xưng với Phật-đà: Dòng giống cao thượng và thanh tịnh nhất tức là tộc Bà-la-môn, người được sáng tạo bởi Thần Brahma (Phạm Thiên), Bà-la-môn từ trong miệng Phạm Thiên sinh ra. Nhưng đức Phật đã gạt phứt đi câu chuyện thần thoại hư cấu về hạng người hiện thực ấy, Ngài dạy rằng: trên thực tế con người chúng ta đều là do mẹ ruột thai sinh, làm sao lại nói là được tạo ra bởi Phạm Thiên? Xem qua Kinh điển thì biết xã hội Ấn Độ bấy giờ đều cho rằng Brahma (Phạm Thiên) là Thần sáng tạo, quan điểm này hoàn toàn trói buộc nền giáo dục Bà-la-môn, nói theo truyền thống cách thủ (tuân giữ nghiêm ngặt), ta lấy đồ thị như sau:

Tin tưởng X1

X2

----

Brhama (Thần Tối Cao) = sáng tạo.

Luân hồi

Đời trước

Người hiện đời (thực tế)

 X3

Đời sau

        Sau đó, đức Phật đáp rằng: “Này Assalāyana! Người nữ là vợ của Bà-la-môn cũng có kinh nguyệt, thai nghén, sinh đẻ, bú mớm. Những Bà-la-môn kia toàn bộ được đẻ ra từ bào thai mẹ, sao lại đi nói rằng: chỉ có Bà-la-môn là dòng dõi tối cao, những dòng giống khác là thấp kém… (cho đến) … là con nối dòng của Phạm Thiên[8]. Lập trường của Phật giáo tức là nhìn nhận bằng sự đánh đồng tư tưởngthực tiễn. Bà-la-môn lợi dụng khái niệm và tính dòng giống ưu việt để định nghĩa, giải thích cho chủ trương tư dục bản thân, còn đức Phật lại đi theo hiện thực là do (người mẹ) sinh thành, nhằm phản bác Assalāyana thừa nhận quan điểm con người được Phạm Thiên sáng tạo. Vì thế, luận điểm được Assalāyana chủ trương chỉ vỏn vẹn chìm trong “niềm tin tưởng” chứ không phải “thực tế” như đồ thị trên (X1 không bằng với X3), thế là sự thành lập về Thần Brahma sáng tạo con người (X2) bị thất bại.

        “Mỗi cá nhân đều từ người mẹ sinh ra” chính là minh chứng thực tếđức Phật dùng để trả lời, đây là kinh nghiệm và thường thức cơ bản chẳng còn nghi ngờ chi. Hiện thực (X1) và thực tế (X3), cả hai không trái ngược nhau lại được thừa nhận phổ biến, thế là mẹ ruột sinh con (X2, biểu đồ dưới) tự nhiên là thuyết được công nhận. Căn cứ Thanh Tịnh Đạo Luận: mối quan hệ giữa “luân hồi” và “mười hai nhân duyên”, người viết tiến một bước cho đồ thị như sau:

Hiện thực X1

X2

----

Mẹ

(sinh con)

= sáng tạo

(Luân hồi)

Đời trước ----→ Người hiện đời X3 (thực tiễn) ----→ Đời sau

            (→ Nghiệp → Dị thụcPhiền não → Nghiệp → Phiền não → Nghiệp →)[9]

        Sau nữa, đức Phật bèn suy vấn về luận điểm thứ nhất của Bà-la-môn chủ trương rằng dòng giống (Brahma sáng tạo) là màu trắng, thanh tịnh,… nhưng trên thực tế có thật thế ư? : “Này Assalāya! Đối với điều ấy ngươi suy nghĩ thế nào? Chỉ có Sát-đế-lợi (vua quan) là gây chuyện sát sinh, lấy của không cho, gây tà kiến với ái dục, vọng ngữ, nói hai lưỡi, nói thô ác, hí ngữ, có tham dục, có tâm sân hờn, chứa tà kiến, sau khi họ thân hoại mạng chung sẽ sinh vào đời ác, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Còn Bà-la-môn (tư tế) thì không bị thế sao? Tì-xá (bình dân), Thủ-đà (nô lệ) gây chuyện sát sinh, lấy của không cho,… (cho đến) … sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào đời ác, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Bà-la-môn thì không bị vậy sao?[10]. Assalāyana đáp rằng: “Thế Tôn Gotama! Chẳng phải như vậy. Thế Tôn Gotama! Sát-đế-lợi gây chuyện sát sinh, lấy của không cho, gây tà kiến với ái dục,… (cho đến) … sau khi họ thân hoại mạng chung sẽ sinh vào đời ác, cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Cả bốn dòng dù là Bà-la-môn, Tì-xá hay Thủ-đà-la gây sát sinh, lấy của không cho, … đọa xứ, địa ngục[11]. Từ cuộc đối thoại, có thể dùng phương thức logic để suy luận, nó có ba luận chứng, kết quả như sau:

(Giả thiết: Bà-la-môn hoặc cả bốn dòng giống = X1, Brahma = X2, mẹ ruột = X3)

A. Brahma sáng tạo Bà-la-môn

 

B. Bà-la-môn từ miệng Brahma sinh ra

 

C. Brahma sáng tạo dòng giống Bà-la-môn thanh tịnh

I: mỗi X1 đều được X2 sáng tạo

II: X3 sinh ra X1

III: X1 không phải được X2 sáng tạo, cho nên Brahma sáng tạo Bà-la-môn không thể thành lập.

I: Bà-la-môn từ miệng Brahma sinh ra.

II: Bà-la-môn từ thai mẹ sinh ra. (thai mẹ ≠ miệng Brahma)

III: Bà-la-môn từ miệng Brahma sinh ra không thể thành lập.

I: Thanh tịnhhành vi của Bà-la-môn

II: Hành vi của Bà-la-môn khi là sát sinh v.v… (hành vithanh tịnh)

III: Brahma sáng tạo dòng giống Bà-la-môn thanh tịnh không thể thành lập.

        Tổng kết, lấy lập trường Phật giáo Sơ kỳ, tính thanh tịnh giữa người và người không tùy thuộc vào quyền thao túng của Thần Tối Cao, mà là tùy thuộc sự sáng tạo tự thân mỗi người, bất luận là sinh đứa con nào, sự thanh tịnh, khổ, lạc, phi khổ phi lạc và nghiệp được tạo ra bởi con người, những điều này đều không lìa khỏi mối quan hệ sinh diệt của nhân duyên (Trung Đạo cho tất cả), nói tóm gọn, các sự kể trên và Thần Tối Cao hay Brahma không có mảy may bất kỳ liên hệ gì cả.

       

        5. Nguyên tắc “nhân duyên” và căn nguyên của “nhất thiết”

        Phật giáo tuyệt đối không tuyên xưng vạn sự vạn vật trong thế gian là do ai sáng tạo, chỉ giải thích bằng nhân duyên thôi. Kết cấu của mười hai nhân duyên là nương tựa lẫn nhau mà sinh, nương qua lại mà diệt, đã không có bắt đầu cũng không có kết thúc và cũng không căn nguyên (The first Cause). Lấy vô minh làm số một, nhưng ý nó không phải vô minh là căn nguyên hay là đầu nguồn của tất cả đâu, chẳng qua là thuyết theo phương tiện thôi. Tác dụng của mười hai nhân duyên (Paṭiccasamuppāda), dùng Kinh Thánh Đệ Tử (Ariyasāvaka-sutta)[12] để nói tức là: “Cái nào có nên cái này có, cái nào khởi nên cái này khởi. Cái nào không nên cái này không, cái nào diệt nên cái này diệt. Vậy Thánh đệ tử đa văn kia biết rằng cái gọi là đây có nên kia có, đây khởi nên kia khởi, gọi là duyên vô minh và hành. Cho đến thuần Đại Khổ Tụ tập, vô minh diệt nên hành diệt, cho đến Đại Khổ Tụ diệt[13]. Từ đoạn Kinh nêu trên, cuối cùng quy nạp làm “Evamayaṁ loko samudayati” (Thế gian như vầy mà sinh), “Evamayaṁ loko nirujjhati” (Thế gian như vầy mà diệt). Người viết đồng ý với quan điểm của Tỳ-khưu (Bikkhu) P.A. Payutto[14]: nếu đem mười hai nhân duyên xem là một loại lí luận để nhận thức căn nguyên thế giới rồi lấy vô minh làm một tiêu chí đầu nguồn (The first Cause), sau đó từ đây diễn sinh ra những thứ khác, như vậy là đem Phật giáo đánh đồng với các tôn giáo hay các hệ thống triết học kia (cho rằng có một căn nguyên là Sáng tạo chủ tồn tại như Thượng Đế hay Thần Tối Cao) không khác. Giả sử chia tách như vậy tức là nhận thức sai lầm về lời dạy của Phật giáo rồi, đúng phải gọi là “sai một ly đi nghìn dặm”. Trong vũ trụ quan tôn giáo mang tính phổ biến đều nói rõ có một căn nguyên thế giới, nhưng lấy mười hai nhân duyên (hay mười hai duyên khởi) của Phật giáo để nhìn thì tự nhiên so với các tôn giáo khác đã là mâu thuẫn trái ngược lẫn nhau, trong vòng lưu chuyển hay xoay diệt của mười hai nhân duyên, lí do Trung Đạo của nó là: nhất thiết (tất cả) đều nương qua lại mà sinh khởi, đã không có bắt đầu cũng không có kết thúc, sao lại còn đặt ra vấn đề căn nguyên?



   [1] (P.T.S.) Dh. pp.53 – 54: Bahuṃ ve saraṇaṃ yanti pabbatāni vanāni ca, ārāmarukkhacetyāni manussā bhayatajjitā; <<Pháp Cú Kinh>>: <Thuật Phật phẩm>, quyển hạ, kinh 22: “Hoặc có nhiều chỗ tự quy y, thần ở núi, sông, cây, lập miếu và đắp tượng, tế tự để cầu phúc…” (或多自歸,山川樹神,廟立圖像, 祭祠求福…等).

   [2] (NAN.) <<Tăng Chi Bộ Kinh điển I>>: <tam tập, đệ nhị: Đại phẩm>, sách 19, trang 250 (bản chữ Hán); <<Trung A-hàm Kinh>>, quyển 3, kinh số 13; (P.T.S.) A.I. p.173; (C.S.) Tīṇimāni bhikkhave, titthāyatanāni yāni paṇḍitehi samanuyuñjiyamānāni samanugāhiyamānāni samanubhāsiyamānāni parampi gantvā akiriyāya saṇṭhahanti. Katamāni tīṇi? Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino– ‘yaṁ kiñcāyaṁ purisapuggalo paṭisaṁvedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā sabbaṁ taṁ pubbekatahetū’ti. Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino– ‘yaṁ kiñcayaṁ purisapuggalo paṭisaṁvedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā sabbaṁ taṁ issaranimmānahetū’ti. Santi, bhikkhave, eke samaṇabrāhmaṇā evaṁvādino evaṁdiṭṭhino– ‘yaṁ kiñcāyaṁ purisapuggalo paṭisaṁvedeti sukhaṁ vā dukkhaṁ vā adukkhamasukhaṁ vā sabbaṁ taṁ ahetu-appaccayā’”ti.

   [3] (P.T.S.) CNid. p.112, 312; (NAN.) <<Tiểu Bộ Kinh điển XXII>>: <Tiểu Nghĩa Thích>, sách 47, trang 114 – 115, 314 (bản chữ Hán); (P.T.S.): Katame sammutidevā? Sammutidevā vuccanti rājāno ca rājakumārā ca dediyo ca. Ime vuccanti sammuti-devā. Katame upapattidevā? Upapatti-devā vuccanti: Cātumahārājikā devā, Tāvatiṁsā devā, Yāmā, Tusitā, Nimmānaratī Paranimmita-vasa-vattī devā, Brahmakāyikā; ye ca devā taduttari. Ime vuccanti upapatti-devā. Katame visuddhi-devā? Visuddhidevā vuccanti: Tathāgathā, Sāvakā, Arahanto khīṇ’āsavā ye ca Paccekabuddhā. Ime vuccanti visuddhi-devā.

   [4] (P.T.S.) M.I. p.40; (NAN.) <<Trung Bộ Kinh điển I>>: <Bố Dụ Kinh> (Kinh Ví Dụ Tấm Vải), sách 9, trang 50 (bản chữ Hán); (P.T.S.): khīṇā jāti, vusitaṁ brahmacariyaṁ, kataṁ karaṇīyaṁ, nāparaṁ itthattāyāti abbhaññāsi.

   [5] (P.T.S.) D.II. p.196.

   [6] (P.T.S.) A.II. p.70; (NAN.) <<Tăng Chi Bộ Kinh điển II>>: <Tứ tập, đệ nhị: Thích Thiết Nghiệp phẩm>, sách 20, trang 118 (bản chữ Hán); (P.T.S.): Sabrahmakāni, bhikkhave tāni kulāni yesaṃ puttānaṃ mātāpitaro ajjhāgāre pūjitā honti, Sapubbācariyakāni bhikkhave tāni kulāni yesaṃ..... pūjitā honti, Sapubbadevatāni bhikkhave tāni kulāni yesaṃ ...... pūjitā honti, sāhuneyyakāni bhikkhave yesaṃ puttānaṃ mātāpitaro ajjhāgāre pūjitā honti. Brahmā ti bhikkhave mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ, pubbācariyā ti bhikkhave mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ, pubbadevatā ti bhikkhave mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. Āhuneyyā ti, bhikkhave mātāpitūnaṃ etaṃ adhivacanaṃ. Taṃ kissa hetu? Bahukārā bhikkhave mātāpitaro puttānaṃ āpādakā posakā imassa lokassa dassetāro ti.

   [7] (P.T.S.) M.II. p.148; (NAN.) <<Trung Bộ Kinh điển III>>: <A-nhiếp-nộ Kinh>, sách 11, trang 159 (bản chữ Hán); (P.T.S.): Ekamantaṁ nisinno kho Assalāyano māṇavo Bhagavantaṁ etad avoca: Brāhmaṇā, bho Gotama, evam āhaṁsu: Brāhmaṇova seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇā va sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇā va sujjhanti no abrāhmaṇā; brāhmaṇā va Brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā ’ti. Idha bhavaṁ gotamo kim āhāti?

   [8] (P.T.S.) M.II. pp.148~149; (NAN.) <<Trung Bộ Kinh điển III>>: <A-nhiếp-nộ Kinh>, sách 11, trang 159 – 160 (bản chữ Hán); (P.T.S.): Dissante kho pana, Assalāyana, brāhmaṇānaṁ brāhmaṇiyo utuniyo pi gabbhiniyo pi vijāyamānā pi pāyamānā pi; Te ca Brahmaṇā yonijā va samānā, evamāhaṁsu: Brahmanā seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo; brāhmaṇā va sukko vaṇṇo, kaṇho añño vaṇṇo; brāhmaṇāva sujjhanti no abrāhmaṇā; brāhmaṇā va Brahmuno puttā orasā mukhato jātā brahmajā brahmanimmitā brahmadāyādā ti ? Kiñcāpi bhavaṁ gotamo evam āha, atha khvo brāhmaṇā evam etaṁ maññanti: Brāhmaṇā seṭṭho vaṇṇo, hīno añño vaṇṇo …pe… brahmadāyādā ti.

   [9] (P.T.S.) Vism. p. 581: Tivaṭṭam anavaṭṭhitaṃ bhamatī ti ettha pana saṇkhārabhavā kammavaṭṭaṃ, avijjā taṇhūpādānāni kilesavaṭṭaṃ, viññaṇanāmarūpa-saḷāyatana-phassa-vedanā-vipākavaṭṭan ti imehi tīhi vaṭṭehi tivaṭṭam idaṃ bhavacakkaṃ yāva kilesavaṭṭaṃ na upacchijjati, tāva anupacchinnapaccayattā anavaṭṭhitaṃ, punappunaṃ parivattanato bhamati yevā ti veditabbaṃ.; <<Thanh Tịnh Đạo Luận>> nói: (ba chuyển luân) Lại nữa, “có ba sự luân chuyển, xoay vần không thôi”, trong (chi Duyên khởi) này: hành có luân chuyển theo cùng nghiệp. Vô minh, khát ái, chấp thủphiền não xoay chuyển. Thức, minh sắc, sáu xứ, xúc, thụ vì dị thục luân chuyển. Hữu này xoay nhờ vào ba loại này là ba sự luân chuyển. Bởi vì mãi đến phiền não luân chuyển chưa dứt thì mối duyên không gián đoạn, cho nên gọi là “không thôi”; tiếp tục hồi chuyển cho nên gọi là “xoay vần”. Giác Nhân tạo, Diệp Quân thích, <<Thanh Tịnh Đạo Luận>>: (đệ thập thất, Thuyết Tuệ Địa phẩm 581> (Cao Hùng thị: Chính Giác học hội, 1999), trang 603. Vì vậy tổng kết luân hồi: Phiền não → Nghiệp → Dị thục → (Kilesa → Kamma →Vipāka).      1.) Phiền não (Kilesa) = Vô minh (Avijjā), Ái (Taṇhā), Thủ (Upādāna);     2.) Nghiệp (Kamma) = Hành (Saṇkhāra), Hữu (Bhava);          3.) Dị thục (Vipāka) = Thức (Viññāṇa), Danh sắc (Nāma-rūpa), Lục nhập (Saḷāyatana), Xúc (Phassa), Thụ (Vedanā). → Hiển xuất: Sinh (Jāti), Lão tử (Jarā-marṇa).  

   [10] (P.T.S.) M.II. p. 149; (NAN.) <<Trung Bộ Kinh điển III>>: <A-nhiếp-nộ Kinh>, sách 11, trang 160 – 161 (bản chữ Hán); (P.T.S.): Taṁ kim maññasi, Assalāyana? Khattiyo va nu kho pāṇatipātī adinnādāyī kāmesu micchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhālū vyāpannacitto micchādiṭṭhi, --kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya, no brāhmaṇo; Vesso ca nu kho; suddo ca nu kho pāṇātipātī adinnādāyī kāmesumicchācārī musāvādī pisuṇavāco pharusavāco samphappalāpī abhijjhāluū vyāpannacitto micchādiṭṭhi--- kāyassa bhedā paraṁ maraṇā apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya no brāhmaṇo ti?

   [11] (P.T.S.) M.II. p. 149~150; (NAN.) <<Trung Bộ Kinh điển III>>: <A-nhiếp-nộ Kinh>, sách 11, trang 161 (bản chữ Hán); (P.T.S.): No hidaṁ, bho gotama. Khattiyo pi hi, bho Gotama, pāṇātipātī.....pe..... duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyya. Brāhmaṇopi hi, bho Gotama, vesso pi hi bho gotama, suddo pi hi bho gotama, sabbe pi hi bho Gotama cattāro vaṇṇā pāṇātipātino....pe...apāyaṁ duggatiṁ vinipātaṁ nirayaṁ upapajjeyyun ti.

   [12] (P.T.S.) S.II. p.78: Kiṃ nu kho kismiṃ sati kiṃ hoti|| Kissuppādā kiṃ uppajjati|||| [Kismiṃ sati saṅkhārā honti|| Kismiṃ sati viññāṇaṃ hoti||] Kismiṃ sati nāmarūpaṃ hoti|| kismiṃ sati saḷāyatanaṃ hoti|| kismiṃ sati phasso hoti|| kismiṃ sati vedanā hoti|| kismiṃ sati taṇhā hoti|| kismiṃ sati upādānaṃ hoti||, kismiṃ sati bhavo hoti||, kismiṃ sati jāti hoti|| kismiṃ sati jarāmaraṇaṃ hoti||||

   [13] <<Tạp A-hàm Kinh>>, quyển 14, kinh số 350.

   [14] Xem thêm (bản tiếng Thái), P.A. Payutto, Buddhadhamma (Bangkok: Mahachulalongkornrajavidyalaya Press, 1995) p.85.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 39057)
03/09/2014(Xem: 26255)
24/11/2016(Xem: 15658)
29/05/2016(Xem: 7747)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.