Niệm Định Tuệ Hữu LậuNiệm Định Tuệ Vô Lậu

23/09/20225:40 SA(Xem: 23397)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu Và Niệm Định Tuệ Vô Lậu


THÍCH THẮNG GIẢI
NIỆM ĐỊNH TUỆ HỮU LẬU &
NIỆM ĐỊNH TUỆ  VÔ LẬU
TÁI BẢN LẦN THỨ I
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2021


Bìa Niệm Định TuệPDF icon (4)Sách Niệm Định Tuệ

LỜI MỞ ĐẦU

 

Ngôn ngữphương tiện để diễn tả đạo lý nhưng thể thật của đạo đã vượt ra ngoài ngôn ngữý niệm. Một khi chúng ta liễu tri được ý nghĩa chân thật của đạo thì lúc ấy mới thấy rõ sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nghĩa chân thật của đạo đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.

Nội dung chính yếu của Tứ Thánh Đế, Mười Hai Nhân Duyên, Kinh Vô Thường, Kinh Vô Minh... trong hệ thống kinh điển Nguyên Thủy (Kinh A-hàm, Nikaya) cho đến nội dung của kinh điển Đại Thừa như Bát Nhã Tâm Kinh, Kinh Kim Cang, Kinh Duy Ma Cật, Kinh Lăng Nghiêm... đều quy chiếu trên chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu vốn sẵn có nơi mỗi chúng sinh. Chư hiền thánh trong quá khứ, hiện tạivị lai khi chứng nghiệm được đạo, đó cũng chính là chứng nghiệm chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu. Với cốt lõi như trên, ta thấy phương tiện của ngôn ngữ trong kho tàng kinh điển Phật giáo hết sức phong phú, đa dạng với nhiều thể loại khác nhau nhưng cũng nhằm chỉ rõ đâu là Minh và đâu là Vô Minh nơi mỗi con người. Với chánh kiến đó, hành giả sẽ bắt đầu bước đi vững chãi trên con đường tu tậpgiải thoát sinh tử.

Trong lần tái bản này, tôi đã chỉnh sửa, bổ sung và viết thêm một số phần mới. Sự xuyên suốt giữa các phần, nhằm chia sẻ cùng quý vị cách thực tậpáp dụng giáo pháp của Đức Thế Tôn vào trong cuộc sống. Giáo pháp chính là cuộc sống, những lợi lạc đều sinh khởi từ đó.

Với cuốn sách này, tôi thành tâm kính chúc quý vị tìm được sự lợi lạc khi áp dụng pháp vào trong đời sống của mình. Nguyện xin đem công đức này hồi hướng đến mọi loài chúng sinh thấy được và sống được trong chánh pháp. Nguyện cầu cho đất mẹ Việt Nam và khắp nơi trên thế giới sớm thoát khỏi đại dịch Covid-19.

Mùa Phật Đản, Phật lịch 2565 (2021)
Với tất cả lòng trân trọng,
Tỳ-kheo Thích Thắng Giải

MC LC

 

LỜI MỞ ĐẦU 
CHƯƠNG 1: PHÁP PHƯƠNG TIỆN VÀ PHÁP VƯỢT NGOÀI PHƯƠNG TIỆN.
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TỨ THÁNH ĐẾ & PHÁP MƯỜI HAI NHÂN DUYÊN.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BẢN KINH TẠP A HÀM.
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ ĐOẠN VĂN KINH TRỌNG YẾU TRONG KINH LĂNG NGHIÊM VÀ CÁC CÔNG ÁN.
CHƯƠNG 5: ĐỐI CHIẾU NỘI DUNG KINH BĀHIYA VỚI CÁC KINH ĐIỂN ĐẠI THỪA
CHƯƠNG 6: CHÂN KIẾN ĐẠO TRONG LUẬN THÀNH DUY THỨC.
CHƯƠNG 7: CHÂN TÂMVỌNG TÂM
TÀI LIỆU THAM KHẢO




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/09/2014(Xem: 27852)
31/10/2015(Xem: 15049)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.