Nhận Định Tác Phẩm “Nghiên Cứu Về Năm Việc Của Đại Thiên” Của Tác Giả Thích Hạnh Bình

13/03/20214:29 CH(Xem: 7054)
Nhận Định Tác Phẩm “Nghiên Cứu Về Năm Việc Của Đại Thiên” Của Tác Giả Thích Hạnh Bình

NHẬN ĐỊNH TÁC PHẨM
 “NGHIÊN CỨU VỀ NĂM VIỆC CỦA ĐẠI THIÊN
của tác giả Thích Hạnh Bình.
Tỳ-khưu Chánh Minh
nghien-cuu-ve-5-viec-cua-dai-thien (1)

MỤC LỤC

Lời cẩn bạch  
Chương I Nhận định  
1. Về phương diện ngữ nghĩa.  
a- Lấp ghép từ ngữ.  
b- Mập mờ.  
c- Cắt xén đoạn kinh văn, làm sai ý nghĩa Phật ngôn.  
d- Đầu cua tai nheo.  
2. Về tư cách.  
a- Thích Hạnh Bình nhà dàn dựng kịch bản.  
b- Lừa mị người đọc.  
c- Vu khống.  

Chương II Kiến thức của Thích Hạnh Bình  
1. Về sử học.  
a- Có một hay hai vua Kāḷāsoka (Hắc A Dục)?  
b- Về Luận Bà Sa.  
c- Về cuộc thảo luận trong luận Kathāvatthu.  
2. Về văn bản học.  
a- Về từ aññāṇa (vô tri).  
b- Về từ kaṅkhā (hoài nghi).  
Chương III Thích Hạnh Bình trích dẫn kinh điển  
1. Trích dẫn kinh Kim Cương.  
2. Trích dẫn kinh Đa giới.  
3. Trích dẫn kinh Tư.  
4. Trích dẫn kinh số 604 trong Tạp A Hàm.  
5. Trích dẫn kinh Ba Minh.  
6. Trích dẫn kinh số 347 trong Tạp A Hàm và kinh Khúc gỗ.  
7. Trích dẫn kinh số 292-299 trong Tạp A Hàm.  
Chương IV Năm điều của Đại Thiên  
1. Vấn đề: Sự ô nhiễm của vị A-la-hán.  
2- Vấn đề: Vị A-la-hán còn vô tri (aññāṇa).  
3- Vấn đề: A-la-hán còn hoài nghi.  
4- Vấn đề: A-la-hán còn được chỉ điểm.  
Lời kết  
TÀI LIỆU THAM KHẢO  
Kinh Tạng Pāli  
Đại Tạng Kinh  
Luật Tạng  
Tài Liệu Khác  

 

Lời cẩn bạch

 

Đến Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam để thỉnh một số kinh Tạng Pāli do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, trông thấy quyển “Nghiên cứu về năm điều Đại Thiên”, tác giả Hạnh Bình. Lật vào bên trong, phía trên là Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, dưới là tên Thích Hạnh Bình.

Tôi mua về xem, đọc xong tôi vừa buồn vừa cảm thương cho Thích Hạnh Bình.

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là một tổ chức Tôn Giáo, có chủ trương đoàn kết mọi hệ-tông phái. Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam cũng theo chủ trương này, viện huy tập các thành phần trí thức Phật Giáo Việt Nam (bao gồm mọi hệ-tông phái).

Các vị Tôn túc đại học giả đều nhận thức rằng: Giáo lý hệ Nguyên Thủygiáo lý hệ Tân Tiến, mỗi bên đều có ưu có nhược riêng.

Hòa Thượng Thích Minh Châu, người sáng lập đồng thời là Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ngài viện chủ văn – đức gồm hai:
- Văn: Hòa Thượng đã dịch gồm như trọn vẹn năm tạng kinh hệ Pāli, đồng thời có trước tác nhiều tác phẩmgiá trị.
- Đức: Ngài sống một cuộc sống đẹp đạo tốt đời, điều này ai cũng thấy rõ, có thể nói Ngài là một trong những bậc mô phạm đương thời.

Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam là nơi quy tụ các Đại học giả đa văn quảng kiến, học rộng biết nhiều. Chư gia trí thức trong và ngoài nước rất trang trọng Hòa Thượng Viện chủ nói riêng và các nhà Đại học giả của viện nói chung.

Tôi cho rằng: Thích Hạnh Bình cắt ngang hội đồng duyệt xét của viện, tự xin giấy phép để ấn hành tác phẩm của mình, rồi nhân danh Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam. Các vị trong hội đồng duyệt xét chưa xem qua, nếu xem rồi hẳn tác phẩm này sẽ chịu số phận “đóng băng”.

Thầy Thích Hạnh Bình có quyền xin giấy phép để ấn hành tác phẩm của mình, nhưng không nên nhân danh Viện nghiên cứu Phật học Việt NamVì rằng: Trong tác phẩm, chúng ta thấy Thích Hạnh Bình tạo ra vết bẩn cho “nhà nghiên cứu của viện”, thầy tự làm hãy tự chịu, đừng lôi kéo người khác chịu chung số phận như thầy.

Mặt khác, Thích Hạnh Bình còn tạo ra ác cảm cho người đọc đối với Thượng Tọa Bộ, Thầy vu khống cho Thượng Tọa Bộ nhiều điều phi lý.

Thiên ngoại hữu thiên, danh tài trong thiên hạ, bậc Đại học giả trong thế gian có rất nhiều.

Thầy cứ trang điểm, đánh bóng cho Đại Thiên, nhưng đừng “hàm hồ, nhảm nhí”, đừng vu khống cho người khác, đừng bôi tro trét trấu vào Viện nghiên cứu Phật học Việt NamNói thế không có nghĩa “chúng tôi chối bỏ chân lý”, nếu thật sự là chân lý chúng tối vẫn chấp nhận lý lẽ của Thích Hạnh Bình. Nhưng chân lý thì không tìm thấy trong tác phẩm này mà phần lớn là những hư ngụy do Thích Hạnh Bình tưởng tượng ra.

Đọc tác phẩm của Thầy, bậc trí giả chỉ mỉm cười, “nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam là thế đó”. Đây là điểm đáng buồn.

Thích Hạnh Bình đã tự bước ra khỏi vị trí nhà nghiên cứu, là nhà nghiên cứu thật sự thì:

a. Ngữ trong sáng rõ ràng, nghĩa phải rạch ròi phân minh.
b. Trung thực, khách quan, không rơi vào biên kiến hay tư kiến.
c. Nhà nghiên cứu không thể cố tình vi phạm những lỗi lầm sơ đẳng nhất.

Nhà nghiên cứu có thể có ý kiến riêng nhưng chứng cớ phải cụ thể rõ ràng, không thể tùy tiện phát biểu vô căn cứCho dù có dùng lời lẽ gay gắt chăng nữa, tựu trung chỉ tiếp cận với chân lý hay làm chân lý nổi bật lên, chứ không vu khống người đầy ác ý, bậc trí không làm như thế bao giờ. Ba điểm này, xem ra Thích Hạnh Bình không hề có trong tác phẩm “Nghiên cứu về năm điều của Đại Thiên” mà có ngược lại cả ba.

Là một thành viên của Viện nghiên cứu Phật học, kính Hòa Thượng Viện Trưởng cùng các vị Đại trí giả trong viện, cho phép tôi được đối thoại với Thích Hạnh Bình, trên tư cách cá nhân với cá nhân và cho dù trong những trang sau, từ ngữ đôi khi có bỡn cợt, cũng chỉ với mục đích tiếp cận hay làm rõ chân lý.

Tôi vẫn mong Hòa Thượng Viện trưởng cùng các bậc cao đức giả chỉ điểm những sơ sót hay lỗi lầm nếu có của tôi.

Kính chúc Hòa Thượng Viện Trưởng cùng các vị cao trí giả đồng an lạc.

Kính cáo.

Tỳ-khưu Chánh Minh. 

pdf_download_2
Nhận định tác phẩm “Nghiên cứu về năm việc của Đại Thiên” của tác giả Thích Hạnh Bình


Sách liên quan đến bài viết:
Nghiên Cứu Về 5 Việc Của Đại Thiên (Thích Hạnh Bình)



.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 189357)
01/04/2012(Xem: 34828)
08/11/2018(Xem: 13696)
08/02/2015(Xem: 52079)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.