VIII: Viết Kinh và In Kinh

24/06/20229:33 SA(Xem: 2972)
VIII: Viết Kinh và In Kinh

VŨ THẾ NGỌC
KINH PHẬT
NGUỒN GỐC và PHÁT TRIỂN
Buddhist Sutras: Origin and Development

 

CHƯƠNG VIII

VIẾT KINH và IN KINH

 

DÙNG VĂN TỰ

            So với các tôn giáoẤn Độ cũng như ở các nước khác, Phật giáotôn giáo tiên phong dùng văn tự ghi chép kinh sớm nhất. Trong khi các tôn giáo khác vẫn tiếp tục trung thành với truyền thống khẩu truyền trong một thời gian dài hơn vì những lý do riêng. Lý do cụ thể dễ thấy là có thể vào thời cổ chữ viết chưa được chuẩn mực khó có thể ghi lại được trung thành lời nói. Hơn nữa kỹ thuật làm giấy viết chưa được phát triển, phương tiện viết trên vải lụa da thú hay khắc trên gỗ trên tre hay kim khí vừa phức tạp vừa tốn tiền tốn thời gian. Tuy nhiên lý do tinh thần mới càng quan trọng khiến triều đình bảo trợ dù có khả năng tài trợ, thì người kết tập cũng không muốn viết hay in khắc kinh luận. Đó là ưu thế của ngôn ngữ khẩu truyền. Việc dùng kinh điển truyền khẩu vừa giữ được bí mật của giáo pháp của tông môn không lan truyền ra các ngoài, vừa giữ cho kinh điểntính cách linh thiêng. Truyền khẩu còn mang một tính cách tư riêng và thân thiết như lời “biệt truyền” của thầy truyền thụ riêng cho trò - Vì thời xưa chỉ có một thầy với một hai đệ tử “nhập thất” mà chưa có nhiều đệ tử “đại trà” của thời sau. Hơn nữa số người tu hành này là những người tự nguyện sống cả đời dưới chân thầy, cả thầy và trò thường sống chung và truyền thụ trực tiếp cho nhau. Phương tiện viết thành sách thành văn chưa phải là cấp thiết.

Trong khi đó Phật giáo cũng có lý do riêng để bắt buộc phải viết kinh luận sau nhiều thế kỷ trung thành với lối truyền thụ khẩu truyền. Chúng ta có thể tóm lược các nhân duyên này vào ba lý do lớn: Thứ nhất là ý của đức Phật muốn lời dạy của ngài được phổ biến đến tất cả, không phân biệt thành phần giai cấp hay địa phương. Thứ hai là quan điểm cởi mở công truyền, không giấu diếm hay bí mật thần hóa giáo pháp. Thứ ba là khi Phật giáo Đại thừa xuất hiện với tư tưởng giáo lý không giới hạn trong lớp tu sĩ xuất gia mà còn hướng đến lớp quần chúng học Phật. Chúng ta cần giải thích rõ hơn như sau:

Đầu tiên là ngay từ thời đức Phật còn tại thế, ngài đã khuyến khích các đệ tử của ngài đi giảng pháp các nơi bằng chính ngôn ngữ địa phương. Đây chính là bản hoài của đức Phật muốn phổ biến giáo pháp của ngài cho tất cả các thành phần quần chúng gần xa của mọi giai cấp chủng tộc đều có hoàn cảnhđiều kiện nghe được chính pháp như nhau. Cho nên sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn nhiều thế kỷ, thời gian đầu văn tự vẫn chưa phải là một yêu cầu thúc bách. Nhưng sau đó Phật giáo phát triển trong một phạm vi quá rộng lớn, kinh điển phải dịch (dịch miệng) qua nhiều ngôn ngữ địa phương, nên đến kỳ kết tập thứ ba đã có dấu hiệu chia rẽ theo địa phương. Nên tăng đoàn đã có tư tưởng bắt buộc phải dùng văn tự viết xuống để thống nhất và chính thống hóa tư tưởng Phật giáo.

Lý do thứ hai là giáo pháp của Đức Phật luôn luôn lấy trọng tâm công truyền phổ độ tất cả chúng sinh, hoàn toàn khác với các tôn giáo vẫn thường giữ bí mật kinh điển của mình.[1] Rất nhiều lời dạy của Đức Phật chúng ta còn ghi lại như “ta không phải là ông thầy làm ảo thuật mà giữ lại bí quyết, ta không có gì che dấu các người” đều được ghi trong kinh tạng Phật giáo, nói rõ chủ trương công truyền của đức Phật. Cho nên việc chép kinh phổ biến không là điều gì phải ngăn cấm, mà luôn luôn còn được coi là công đức đối với giáo luật của đức Phật đặt ra.

            Lý do quan trọng thứ ba còn là lý do quyết định, là khởi từ thế kỷ thứ nhất Dương lịch Phật giáo Đại thừa xuất hiện và phát triển. Phật giáo Đại Thừa là các tông môn nhấn mạnh việc học Phật vào quần chúng cư sĩ chứ không chỉ giới hạn trong giới tu sĩ xuất gia. Ngày trước người Phật tử sống rất đơn giảnbị động, chỉ chăm lo sống theo đạo đức Phật giáo, làm lành bố thí. Bây giờ giới học Phật không phải chỉ là tu sĩ xuất gia, mà phát triển ra giới cư sĩ, đầu tiên là giới trí thức rồi lan tràn ra quần chúng. Họ tin tưởng vào giáo pháp “mọi người đều có phật tính, có khả năng thành Phật”. Họ cũng học Phật và cũng kỳ vọng giải thoát giác ngộ như mọi tu sĩ xuất gia. Các kinh điển như Duy Ma Cật hay Thắng Man xuất hiện cũng nhấn mạnh đến việc cư sĩ không những có thể ngộ đạo như tu sĩ mà còn có thể chứng ngộ sâu sắc hơn. Nhưng đời sống tại gia không cho phép họ có thể ngồi đưới chân thày học đạo toàn thời gian như các tu sĩ xuất gia. Cho nên nhu cầu phải có kinh sách bằng chữ viết đối với họ rất cần thiết. Nghề in và kỹ thuật in mộc bản lại tiến bộ. Kinh được truyền bá khắp nơi. Rồi nhu cầu phải có một thư mục (Kinh Lục) mới liệt kêgiới thiệu các kinh đã được dịch và mới dịch. Cuối cùng đến công tác khắc in Đại Tạng Kinh là việc cuối cùng.

            Cho nên trong kinh Đại thừa, từ lâu người ta đã thấy nói rất nhiều đến công đức in kinh, chép kinh và tôn thờ kinh như kinh Kim Cương nói: “Chỗ nào có kinh này là có Phật” (đoạn 12) “Chỗ nào có kinh này thì cả trời người a tu la đều nên cúng dường, vì đó là tháp miếu” (đoạn 16). Kinh Liên Hoa nói rõ: “Bất cứ nơi nào lưu giữ kinh này, hoặc ở chùa, hoặc ở trên gò, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc ở nơi tư gia, ở cung điện, hay ở núi rừng, người đều phải dựng tháp miếudâng hương hoa …” (chương 21). Từ đó truyền thống chép kinh, in kinh, tôn thờ kinh phát triển, được coi là tối trọng công đức, là công đức pháp thí thù thắng hơn tất cả các công đức bố thí tiền bạc vật chất khác.

Từ đầu thời nhà Đường (618-907) triều đình đã có lệ cho thành lập và chép các kinh luận thành một tập hợp gọi là “Đại Tạng Kinh”. Theo lệnh triều đình tất cả những bản kinh mới dịch hoặc các luận của các đại sư danh tiếng cũng đều phải dâng lên triều đình để được tập hợp vào đây (Lẽ dĩ nhiên vẫn có những kinh luận vì một lý do nào đó không có mặt trong Đại Tạng Kinh này). Tuy nhiên cho đến thế kỷ thứ mười các “Đại Tạng Kinh” này mới chỉ là chép tay.

            Lịch sử các dạng “Đại Tạng Kinh chép tay” đã bắt đâu từ lâu. Danh từ “Đại Tạng Kinh” (ở đây chỉ có nghĩa là tập hợp các kinh luận) đầu tiên đã thấy có dưới thời Nam Bắc Triều (317-589). Ở miền bắc vua Hiếu Minh Đế (làm vua 515-529) của Bắc Ngụy và ở phía nam các vua Vũ Đế (làm vua 494-498) Văn Đế (làm vua 559-566), Huyền Đế (làm vua 568-582) của nhà Trần (557-589) đều cho lệnh chép và tập hợp các kinh như thế rồi phân phối cho các chùa lớn trong nước. Rồi đến lúc các nhà giầu cũng bắt đầu có tập tục thuê người chép kinh để cúng dường cho các chùa.

Sau đó thì mỹ tục chép kinh cúng dường vẫn tiếp tục, sử còn ghi chính Huyền Trang chép tay bản Bát Nhã Tâm Kinh bằng mực vàng mừng vua Cao Tông khi nhà vua có con trai.[2] Tuy nhiên người thích chép kinh nổi tiếng sau này là vua Càn Long nhà Thanh. Nhà vua là người thường tự tay chép Bát Nhã Tâm Kinh tặng cho sứ thần ngoại quốc hay các công thần vào ngày tết lễ. Ngày nay một số chùa lớn ở Nhật Bản vẫn có mỹ tục cho người ta đến chép kinh công đức. Mọi người có thể đến chùa thay quần áo, đeo khẩu trang, rồi được dẫn vào một đại giảng đường. Ở đó có sẵn bản kinh chính Bát Nhã Tâm Kinh bằng Hán ngữ và giấy bút cho người ta tập đồ theo. Việc chép kinh công đức này ngày nay còn truyền cả đến Hoa Kỳ không còn chỉ có nghĩa công đức, nhưng được coi là một phương pháp thiền rất tốt để tập trung và giải quyết các nhiễu loạn tâm lý (stress). Hiện nay người muốn chép kinh có thể liên lạc với Amazon.com mua nguyên cả một bộ để ở nhà tự chép kinh cúng dường công đức, hay hành trì pháp môn “thiền chép kinh”.

Từ nhu cầu cần ghi chép kinh bằng văn tự, ở đây chúng ta có thể nói về kỹ thuật ghi chép kinh theo thời gian bằng nhiều phương phương tiện trước khi giấy trở nên một phương tiện ghi chép đơn giảnthuận tiện. Ở đây chúng ta cũng theo dõi từ việc in chép từng kinh tiến riêng biệt, rồi tiến đến việc in toàn bộ thành một tập hợp đầy đủ tất cả gọi là Đại Tạng Kinh (kho chứa kinh).

1. Kinh khắc trên đá.

            Từ khi có chữ viết, trong quá trình hoàn thành kinh chúng ta đã thấy cổ nhân từng khắc, viết trên đồng, trên đá, trên vỏ cây, trên gỗ, trên lá từ lâu trước cả khi người ta sáng chế ra giấy. Kinh Phật đã được khắc trên bia đá, núi đá từ rất sớm. Bình thường kinh khắc trên đá thường là cổ nhân muốn lưu lại kinh cho hậu thế trong một công trình có thể chịu đựng được sự phá hoại của thời gian. Chúng ta vẫn thường thấy những bài thơ, kệ tụng ngắn được khắc tại núi cao hay bia đá của nhiều tùng lâm. Nhưng có những chương trình lớn kéo dài rất lâu, như trường hợp Phòng Sơn Thạch Kinh kéo dài nhiều thế kỷ.

            Trước hết là Phòng Sơn Thạch Kinh 房山石經 hiện nay tạm tổng kê gồm 1500 bia đá khắc trên chùa Vân Cư, núi Phòng Sơn, Hà Bắc cách Bắc Kinh chừng 40 dặm. Các kinh này được khắc từ thế kỷ thứ bẩy khởi đầu là nỗi âu lo trong thời Bắc Chu Vũ Đế (577) bách hại Phật giáo. Vào thời gian niên hiệu Đại Nghiệp (605-617) đời Tuỳ có nhà sư Tịnh Uyển bắt đầu tổ chức khắc kinh trên đá, khắp cả vách chùa hang động, kể cả nhiều bia dấu dưới khám thờ. Các tu sĩ thời này lo đến việc cần lưu giữ kinh điển có thể bị hủy diệt vì chiến tranh hay vì bách hại của triều đình. Sau đó giai đoạn bách hại qua đi, chương trình tạm dừng khi sư Tịnh Uyển mất vào năm Trinh Quán 13 (639). Sau đó chư tăng lúc dừng lúc tiếp tục công việc khắc kinh trong nhiều thế kỷ, mãi cho đến năm thứ 30 của của Khang Hy nhà Thanh mới dừng hẳn. Tổng số các bia đá hiện tạm kiểm kê lên đến 1,500 bia khắc được 1.122 bộ kinh. Năm 2017 người ta còn khám phá ra ở đây tấm bia Bát Nhã Tâm Kinh cổ nhất khắc năm 661, khắc trước cả tấm bia danh tiếngHoằng Phúc tự khắc năm 672 mà tôi đã có dịp giới thiệu trong luận Bát Nhã Tâm Kinh: Tổ Long Thọ Giảng nxb Hồng Đức in năm 2019.

Bộ kinh đá thứ hai chúng ta có thể quan tâmTam Tạng Pāli được khắc sau kỳ kết tập thứ năm của Phật giáo Theravāda vào năm 1868 ở Mandalay, thủ đô lúc đó của Miến Điện, cũng được khắc trên 729 phiến đá hoa cương. Các tấm bia đá này cũng được khắc trong nỗi hoang mang về viễn cảnh chiến tranh với thực dân Tây Phương. Quả thực sau đó quân đội Anh đã chiếm Miến Điện, nhưng họ không khủng bố hay hủy diệt Phật giáo như người Hồi giáo mà người Miến Điện rất sợ. Bộ kinh đá Pāli được tàng giữ trong 450 ngôi chùa ở Rangoon đến nay vẫn còn nguyên vẹn

2. Kinh viết trên lá.

            Trong bài thơ nổi tiếng “Tặng Sơn Trung Nhật Nam Tăng” 贈山中日南僧 danh sĩ Trung Hoa Trương Tịch 張籍 (786-830) đến Việt Nam từng viết về một nhà sư người Việt sống trong núi viết kinh trên lá chuối “Chép kinh trên lá chuối. Rũ áo rụng hoa mây”.[3] Chép kinh trên lá chính là tập tục chép kinh trên lá xưa kia. Đây là một tục đã xuất hiện từ lâu, cho đến ngày nay dù kỹ thuật làm giấy rất tốt và phổ biến người ta vẫn thấy ở Tích Lan vẫn còn giữ được tập tục dùng lá này để chép kinh.

            Lá dùng để chép kinh là hai loại lá cây cọ giống như là cây làm nón lá ở Việt Nam nhưng lớn và cao hơn, Phạn ngữ gọi loại cây này là Pattra và lá gọi là tala (Việt Nam thường gọi là “lá bối”). Ở miền nam Ấn Độ kéo dài tận đảo Sri Langka vẫn thường có các rừng cọ nguyên sinh. Huyền Trang trong ký sự Tây Vực Ký còn kể đến các rừng cọ dài hằng trăm dặm. Cho đến tận ngày nay người ta vẫn vào rừng hái lá này về làm giấy chép kinh. Đây là lá loại cây cọ “talipot palm” (lấy từ tên Sanskrit tala) sống cả trăm năm cao hằng hai mươi lăm thước tây, có lá lớn dễ hái. Lá non được mang về hấp và xấy trong chảo và cắt thành từng phiến chừng 5 x 8 cm. Các xấp lá có đục hai lỗ ở giữa đóng thành quyển để chép kinh. Ngày nay kinh dù được in trên giấy nhưng tập tục vẫn chừa hai khoảng nhỏ hình tròn ở giữa tập. Đó là dấu vết của hai cái lỗ để cột kinh thời chép kinh trên lá bối.

3. Kinh viết trên vỏ cây Bhoja-patra

            Từ đầu thế kỷ XX người ta đã khám phá ra nhiều kinh Phật được viết bằng văn tự Kharosthi trên vỏ loại cây Bhoja-patra sống ở các vùng cao khô lạnh kéo dài từ Gandhara biên giới A Phú Hãn và Iran đến tận Tân Cương. Bản kinh Pháp Cú cổ nhất viết bằng văn tự Kharosthi (Kharosthi Dhramapada) trên vỏ cây cũng tìm được ở đây. Trong khu vực vốn từng là trung tâm Phật học lớn này, nhiều di tích kinh Phật là những mảnh của bản kinh Bát Nhã cổ nhất cũng đã tìm được ở đây. Năm 1994 giữa cuộc “chiến tranh giải phóng” của loạn quân Hồi giáo Taliban là vụ đánh bom dựt xập hai bức tượng Phật cao nhất và cổ nhất ở động Bamiyan ở Gandhara, người ta lại khám phá ra 29 cuộn vỏ cây viết kinh Phật bằng chữ Kharosthi chôn trong ba chiếc chum sành lớn từ thế kỷ thứ nhất – Tài liệu này hiện nay được coi là văn bản kinh Phật cổ nhất hứa hẹn có những tài liệu chưa hề biết về lịch sử truyền thừa Phật giáo.

4. Kinh khắc trên gỗ - in Mộc Bản.

          Không biết người ta bắt đầu khắc gỗ in kinh Phật từ bao giờ, nhưng chỉ biết nhiều năm qua Thư Viện Luân Đôn thường trưng bầy bản kinh Kim Cương được in bằng mộc bản sớm nhất thế giới được khắc in vào năm 868.[4] Ở Trung Hoa người ta đã có tập tục chép kinh để cúng dường công đức trước đó từ lâu. Trong thời Nam Bắc Triều (317-589) các vua Nam Tề, Trần đều cho chép Đại Tạng Kinh phân phối cho các chùa. Tuy nhiên danh tiếng nhất là việc vua Tùy Văn Đế (làm vua 581-604) cho chép 64 toàn bộ Tam Tạng Kinh để cúng dường các chùa trong các địa phương ông vừa thống nhất Trung Hoa lần thứ nhất sau hai thế kỷ nội chiến gọi là Nam Bắc Triều.

            Tuy nhiên việc in toàn bộ Đại Tạng Kinh bằng mộc bản thì phải đợi đến thời nhà Tống người ta mới có phương tiện hoàn thành lần khắc in đầu tiên. Đó là Đại Tạng Kinh thường gọi là Thục Bản (蜀版) hoặc Tống Quan Bản Đại Tạng Kinh (宋官本大藏經) được khắc in trong 13 năm (971-983) vào đời nhà Tống. Thục Bảnđại tạng kinh được khắc in đầu tiên nên thường được dùng làm tiêu chuẩn cho các Đại Tạng Kinh về sau. Vì thời gian sưu tầm, khắc ván in rất lâu, cho nên khi xẩy ra chiến tranh hay thiên tai nhiều Đại Tạng Kinh còn phải trải qua nhiều lần khắc. Như Tam Tạng Kinh danh tiếng Triều Tiên Cao Ly Tạng (高麗藏) cũng phải trải dài hơn bốn mươi năm qua ba lần khắc kinh bị hủy bỏ vì chiến tranh. Một Đại Tạng Kinh danh tiếng khác của Nhật Bản do thiền sư Tetsugen (1630-1682) của Hoàng Bá Tông khởi công in, cũng phải trải dài đến ba chục năm.

Hình thức một cuốn kinh in mộc bản

            Khuôn khổ một quyển kinh của Hán Tạng lúc đầu thường không theo một hình thức nhất định, sau dần dần trở thành một khuôn khổ khá đồng nhất. Trước hết là các bản chép tay đầu tiên người ta còn giữ được vài trang rời có từ thời Tam Quốc (220-280) thì kinh được chép theo truyền thống – có nghĩa là chép theo cột dọc, từ trái qua phải – mỗi cột chép từ trên xuống dưới, có 17 chữ. Đó là kinh chép tay.

            Đến khi khắc in mộc bản thì theo bản cổ nhất là kinh Kim Cương (khắc in năm 868) thì mỗi cột có 20 chữ. Còn theo khuôn khổ Đại Tạng Kinh khắc in mộc bản sớm nhất vào năm 971 là Thục Bản (蜀版) có tên đầy đủ là Thục Bản Đại Tạng Kinh hay Khai Bảo Tạng thì Đại Tạng Kinh in theo khuôn khổ 23 cột mỗi cột 14 chữ. Đến ấn bản Cao Ly Tạng (Goryo Tripitaka 高麗藏) hoàn thành năm 1251 thì vẫn giữ mỗi cột viết 14 chữ nhưng số cột là 25 cột. Người nghiên cứu nói đó là sự trở lại lối viết của Đại Tạng Kinh thời còn viết tay.

Ở đây ta cần biết danh từ “quyển” 卷 trong kinh sách cũ. Một tác phẩm chữ Hán dù kinh luận hay thơ văn thường được sắp theo quyển. Chữ quyển 卷  ở đây không theo nghĩa là quyển sách như chúng ta hiểu ngày nay. Trong kinh sách cổ, danh từ “quyển” 卷 chỉ có nghĩa là “một cuộn” như “một cuộn giấy” sách hay tranh cũng được cuộn vào, khi đọc sách hay xem tranh thì mở ra (Anh ngữ thường dịch quyểnfascicle). Cho nên một tập thơ có thể gồm nhiều quyển, một bộ kinh có thể có nhiều quyển. Người ta cũng không xác định chính xác một quyển là dài bao nhiêu (bây giờ là sách có có bao nhiêu trang). Hơn nữa sự phân quyển cũng thường phân theo người biên tập. Cùng một sách mà nhiều người phân quyển khác nhau. Cho nên khi nói “kinh Duy Ma Cật bản dịch của Chi Khiêm có 2 quyển, bản dịch của La Thập có 4 quyển, bản dịch của Huyền Trang có 6 quyển” thì không chắc chắn là bản dịch của Huyền Trang dài hơn bản dịch của La Thập bao nhiêu, nhiều hơn bao nhiêu chữ. Vì vậy khi nói “bộ Lăng Già Kinh 4 quyển, kinh Bát Nhã Tâm Kinh 1 quyển” thì chúng ta chỉ tạm biết rằng kinh Lăng Già đài hơn Bát Nhã Tâm Kinh thế thôi. Vì để phân biệt với quyển chỉ có nghĩa là “khổ sách” hay “một cuộn” nên người ta cũng tránh gọi một kinh là “quyển” mà gọi là “bộ”, thí dụLịch Đại Tam Bảo Ký (歷大三寳記) liệt kê 1,076 bộ (3,292 quyển)” thì đơn giản chỉ có nghĩa là bản ký này liệt kê có 1,076 kinh.[5]

Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ tiếp tục hành trình theo dõi sự hình thành của Hán Tạng, từ khi kinh Phật giáo được khắc in từng quyển đơn lẻ cho đến việc khắc in toàn bộ các kinh gọi là “Đại Tạng Kinh”.

 

KINH PHẬT

 

 

Mmột quyển (卷) kinh

 

Kinh chép trên lá bối

 

-

Nhà giữ mộc bản Cao Ly Tạng

 

 

 

 

Một bộ kinh bằng lá bối

The Island

island.lk

 

Một tấm mộc bản của Cao Ly Tạng

.

 

Kinh khắc trên đá ở chùa Vân Cư, Phòng Sơn Thạch kinh

Kinh Kim Cương, in năm 868, được coi là cuốn sách in mộc bản đầu tiên




[1] Lẽ dĩ nhiên cũng có những trường hợp sau này đã có trường hợp nhiều nhà đi thỉnh kinh đến nhiều nơi chính vua quan và giáo sĩ Phật giáo còn không cho phép mang kinh Phật ra ngoài vương quốc của họ.

[2] Vũ Thế Ngọc, Bát Nhã Tâm Kinh: Tổ Long Thọ Giảng, nxb Hồng Đức, 2018, tr.

[3] 獨向雙峰老,松門閉兩崖.翻經蕉葉上.掛衲落藤花… (Ñoäc höôùng song phong laõo, tuøng moân beá löôõng nha. Phieân kinh tieâu dieäp thöôïng, quaûi naïp laïc ñaøng hoa).

[4] Hình bản kinh Kim Cương in mộc bản đầu tiên này tôi có cho in trong sách bản tái bản Trí Tuệ Giải Thoát: Dịch Giảng Kinh Kim Cương, nxb Hồng Đưc 2020

[5] Cuối cùng là “Tập” (集) thì bây giờ Tập có nghĩa là một “quyển sách” khi in xong thành sách. Thí dụ giới thiệu Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh sẽ được nói là “100 Tập, gồm 3,053 Bộ (11,970 Quyển)” thì chúng ta hiểu là Đại Tạng Kinh có “100 quyển in khổ lớn 17X24 cm” gồm có 3053 kinh và cũng không cần thắc mắc về số 11,970 “quyển” chỉ cho biết độ chừng dài ngắn.

 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 190829)
01/04/2012(Xem: 36434)
08/11/2018(Xem: 15109)
08/02/2015(Xem: 54253)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :