Thư Viện Hoa Sen

09 Phật Và Pháp

07/02/201112:00 SA(Xem: 14147)
09 Phật Và Pháp


TỪ NGUỒN DIỆU PHÁP

Thích Nữ Trí Hải
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội 2003


9. PHẬT VÀ PHÁP

Trong kinh Kim Cương, có những đoạn đức Phật định nghĩa về Như Lai như sau:
 
“Thu lai giả, vô sở tùng lai, diệc vô sở hhứ, cố danh Như Lai” . Như Lainghĩa không từ đâu lại mà cũng không đi về đâu nên gọi là Như Lai. “Lại” đây có thể hiểu là sinh ra, và “đi” là chết. Vậy “Như Lai” nghĩa là không có sinh ra hay chết. Tức bất sinh bất diệt. Đó là pháp thân vô tướng.
 
“Như Lai giả, tức chư pháp như nghĩa”. Như Laiý nghĩa “không đổi dời”, nơi các pháp. Cái gì không dời đổi? Đó là cái phi tướng, cái “không”, cái “luôn luôn như vậy” nơi sự vật. Đó cũng là lý đương nhiên ẩn tàng nơi sự vật, chi phối mọi sự vật. Ví dụ luật nhân quả, duyên sinh thì không bao giờ dời đổi
 
“Nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai”. Nếu thấy tướng là phi tướng, chính là thấy Phật. Như Bồ tát Thường Bất Khinh trong kinh Pháp Hoa, gặp ai cũng đảnh lễ bảo: “Tôi không dám coi thường Ngài, vì Ngài sẽ thành Phật”, ấy là vì Ngài thấy được chúng sinh là “phi chúng sinh”, vì Ngài không chấp cái tướng chúng sinh nơi họ.
 
Thấy tướng phi tướng cũng là thấy duyên sinh, vì duyên sinh là lìa cái chấp hữu vô. Nói có sinh hay thường trú là chấp hữu, nói có chết hay đoạn diệt là chấp vô. Nhưng nói “duyên sinh” thì có mà không thực có, không mà không thực không.
 
Đương thời Phật, có tỷ kheo bệnh nặng sắp chết, lo lắng không được thấy Phật trước khi nhắm mắt. Phật xuất hiện trước vị ấy và an ủi rằng, ông không cần phải thấy sắc thân của Như Lai, mà hãy an trú vào Pháp tức đã thấy Như Lai. Pháp ấy chính là pháp duyên sinh. “Ai thấy lý duyên sinh là thấy Phật”.
 
Phật hỏi Tôn giả Tu Bồ Đề: “Có thể do sắc thân 32 tướng hảo mà cho là Phật không?”. Tôn giả đáp: “phải”, Phật liền dạy: “Nếu do thấy sắc thân 32 tướng hảo mà cho là thấy Phật, thì vua Chuyển Luân cũng là Phật”. Do đấy mà Tôn giả biết không thể xem thân thể 32 hảo tướng chính là Phật. Câu này ám chỉ 32 tướng hảo chưa đủ để xem là Phật, hay nói rộng ra là, tướng ngoài không quan trọng để phán đoán về Phật hay về bất cứ gì khác. Đấy là để phá cái chấp tướng, chấp hữu hay chấp thường.
 


Nhưng ngay sau đó, đức Phật lại bảo Tôn giả Tu Bồ Đề: “Ông đừng cho rằng đức Như Lai không đầy đủ hảo tướng mà cũng thành Phật được”. Câu này lại cho thấy rằng Phật thì phải có tướng hảo chứ không phải không. Thành ra 32 tướng cũng cần thiết để nhận ra Phật. Câu này là để phá cái chấp không hay chấp đoạn diệt. Phật dạy: “Người phát tâm bồ đề không nói các pháp đoạn diệt”. (Phát a nậu đa la tam miệu tam bồ đề tâm giả, ư pháp bất thuyết đoạn diệt tướng). Tức như cho rằng sự tu hành không đưa đến kết
quả cụ thể–được 32 tướng hảo–thì sẽ làm cho người nghe còn chấp tướng rất
buồn. 
 
Trung đạo Bát nhã là, đối với các pháp không chấp thường cũng không chấp đoạn, không chấp hữu cũng không chấp vô nên gọi là phi.
 
Về Pháp cũng vậy, không thể nói rằng Như Lai có được cái pháp để thành Phật, bởi vì pháp ấy là vô sở đắc, không có tướng trạng hay tên gọi nào để nắm giữ, định nghĩa. Tất cả pháp đều có thể là Phật pháp, (Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp) nhưng không có một pháp nào duy nhất đặc biệt có thể gọi là pháp Phật. “Sở vị Phật pháp giả, tức phi Phật pháp”. Cái gọi là Phật pháp là phi Phật pháp. Trước hết động cơ nói pháp mới là điều quan trọng.

Ví dụ nếu nói pháp “Bố thí” cốt để người nghe Bố thí cho mình, thì đấy là một động cơ vụ lợi, nên pháp ấy thành phi pháp. Thử nữa, phiền não như bệnh, chúng sinh như con bệnh, pháp như thuốc: vì phiền não vô lượng chúng sinh vô biên cho nên không thể cố định một pháp nào là thuốc hay phi thuốc: thuốc đối với bệnh nhân này có thể là phi thuốc hay độc dược đối với bệnh nhân khác. Lại nữa, chính pháp mà nói không đúng người, đúng chỗ, đúng lúc, thì cũng thành phi pháp.
 
Kinh dạy: “Tất cả pháp đều là Phật pháp”. Rồi ngay sau đó lại dạy: “Nói tất cả pháp, nghĩa là phi tất cả pháp, mới gọi là tất cả pháp”. Ấy là để
phòng kẻ ngu chấp chặt lời nói, nghe tất cả pháp bèn cho thật là tất cả pháp không chừa pháp nào. Cũng như khi nghe nói “xin cho một chén nước tương” kẻ chấp lời sẽ cố tìm cho đúng một chén đầy nước tương để đem lại, trong khi người nói chỉ cần chút tương đựng trong chén. Về thiện pháp cũng thế, Phật dạy “Gọi là thiện pháp, tức phi thiện pháp”. Vì cái tốt mà đem khoe khoang thì thành không tốt mất rồi.

Tạo bài viết
11/11/2010(Xem: 191554)
01/04/2012(Xem: 37163)
08/11/2018(Xem: 15822)
08/02/2015(Xem: 55057)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!