PHÁP THOẠI 13

13/12/20153:32 SA(Xem: 9249)
PHÁP THOẠI 13

Minh Đức Triều Tâm Ảnh 
(Sīlaguṇa-Mahāthera)
NHẶT LÁ RỪNG XƯA 2
(Pháp Thoại An Cư 2015)

Nhà xuất bản Văn Học

PHÁP THOẠI 13 (Tối ngày 23/6 ÂL)

 

Sự tập thiền của chúng ta, quan trọng là ngồi yên; ngồi yên mà thấy dễ chịu, thoải mái chỉ khi nào ta điều thân được; còn nếu chưa điều thân được thì ngồi là một cực hình.

Khi ngồi đã tạm yên rồi, coi chừng, ta vẫn còn bị những hình ảnh, những màu sắc chi phối như đã nói tối hôm qua. Còn nữa, có người trình pháp là: “Con thấy rõ ràng hình ảnh một người. Và lạ lùng, là con thấy rõ luôn tâm tánh của người ấy! Con tự tin là nhận xét của con rất đúng!”

Ở đây, thầy lưu ý mọi người rằng, ta đang tập ngồi yên, và khách quan lắng nghe cái gì đang xẩy ra, nhất là những chướng ngại, những triền cái rồi tìm cách đối trị. Giả dụ những cảm giác, những ý nghĩ, những tư tưởng có khởi sanh thì cũng chỉ lắng nghe như thực. Các sư, ni ở đây đã từng tu tập minh sát tại các trường thiền, khi suy nghĩ, thì vị ấy chỉ ghi nhận “suy nghĩ à, suy nghĩ à” rồi thôi. Đối tượng được ghi nhận như thực vậy là paramattha (chân đế). Đối tượng của minh sát luôn là paramattha. Còn khi mình phân tích, nhận xét đối tượng, dù tốt hay xấu thì đã rơi vào khái niệm (paññatti) của tư duy lý tính, của bản ngã, của chủ quan – luôn đánh mất cái thực, cái chân đế!

Hãy lưu tâm cái thực, cái như thực, cái đang diễn ra như chúng là. Đau, nhức, tê, buồn ngủ, dã dượi, chảy nước miếng... đều được ghi nhận như chúng là. Ta không làm gì cả. Tại sao vậy? Trong trường hợp này, các đối tượng đều là paramattha nên ta cũng chỉ ghi nhận: “Đau à, nhức à, tê à, buồn ngủ à, dã dượi à, chảy nước miếng à!” Chỉ cần đặt để ý thức vào đấy, nói cho văn hoa một chút, là thắp sáng ngọn đèn chánh niệm vào đấy – thì chúng tự rã tan. Không tin à, cứ thử đi! Buông lung, phóng dật cũng vậy. Đừng sợ! Mà cũng đừng nỗ lực thái quátinh tấn thái quá để mong hết buông lung, phóng dật. Coi chừng bản ngã đấy! Chỉ cần ghi nhận cái thực: “Buông lung à, phóng dật à!” Rồi để thường trực ý thức vào đấy thì một hồi, buông lung, phóng dật cũng tự ra đi. Tại sao vậy? Vì khi ấy, diễn tiến từng sát-na soi chiếu qua dòng tâm của ta là tuệ tâm sở. Và khi mà tuệ tâm sở được duy trì liên tục thì tuệ ấy có một sức mạnh - được gọi là tuệ lực (5 quyền, 5 lực) – làm cho những tâm sở câu hữu đều được thắp sáng lên, tốt lên, tích cực lên.

Tất cả đấy là cách đối trị của minh sát, của tuệ tri, hoàn toàn vắng lặngvô ngã. Nó rất cao siêu đấy, tuy nhiên không phải chúng ta làm không được! Cố gắng với cái như thực nhé!   

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48434)
24/04/2012(Xem: 121953)
21/04/2014(Xem: 14373)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.