- Nghiện rượu và ma túy

13/03/201910:35 SA(Xem: 8429)
- Nghiện rượu và ma túy
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 


Suy tư về tệ nạn nghiện rượu và ma túy

 

 

277

 

            Những người nghiện rượu và ma túy thường ý thức được là các thứ ấy sẽ hủy hoại đời mình, thế nhưng họ không phát động được sự quyết tâm cần thiết bên trong chính mình để mà dừng lại. Sự yếu đuối đó cũng như sự mong manh của tâm thức khi phải đối đầu với các vết thương sâu kín bên trong nội tâmchúng ta đã có dịp nói đến trên đây (câu 258), có thể là một khía cạnh thuộc vào bản tính của một cá thể (nghiện rượu và ma túy phản ảnh một sự yếu đuối không cưỡng lại được sự thèm khát một số giác cảm thuộc thân xác và cả tâm thần. Sự thèm khát đó phát sinh từ nghiệp sâu kín bên trong chính mình, do vậy thật hết sức khó hóa giải được sự thèm khát đó).

 

278

 

            Tất cả mọi người đều hiểu rằng ma túy có hại cho sức khỏe và khiến tâm thức hoang mang. Dù ma tuy có thể tạm thời làm giảm bớt các sự sợ hãilo âu, đối với khổ đau cũng vậy nó không thể nào làm cho chấm dứt được, mà chỉ có thể che lấp trong một lúc nào đó mà thôi. Nếu muốn vượt lên trên khổ đau thì trước hết phải nhận diện được nó, xác định được bản chất của nó và các nguyên nhân tạo ra nó, và đấy là những gì mà sự hoang mang (tình trạng ngây ngất, mơ màng, say sưa hay đờ đẫn) tạo ra bởi các chất ma túy không thể nào làm được (nói một cách khác là thể dạng "minh mẫn" và "trong sáng" của tâm thức mang lại bởi thiền địnhmột thể dạng hoàn toàn đối nghịch với thể dạng "lâng lâng" và "ngây ngất" do ma túy tạo ra. Người  hành thiền cũng nên quan tâm đến điều này, không nên để cho việc hành thiền của mình trở thành một thứ "ma túy" hay một sự trốn tránh hiện thực).

 

279

 

            Trong một phim phóng sự trên đài truyền hình BBC (của nước Anh), tôi thấy các người Nga trẻ tuổi cho biết sự thích thú tạo ra bởi ma túy mạnh hơn nhiều so với sự thích thú tính dục, dù rằng sự thích thú này thường được xem là mạnh nhất nơi con người và cả thú vật (sự thích thú tính dục phát sinh từ bản năng truyền giống, trong khi đó sự thích thú tạo ra bởi ma túy là để trấn át các sự lo âu, các nỗi đau buồn, cô đơn... là các cảm tính khá mơ hồ phát sinh từ sự lo sợ trước các sự sinh hoạt trong gia đình và ngoài xã hội, nói chung là sự sống. Có một triết gia cho rằng: "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân", điều này không phải là hoàn toàn sai. Ma túy có thể tạo ra sự hoang mang, mất định hướng, thế nhưng cũng có thể tạo ra sự "thèm khát" cực mạnh đưa đến các hình thức cực đoan, dễ bị người khác khích động và lèo lái. Nếu xã hội ý thức được sự tai hại của ma túy, thì những người làm chính trị cũng nên thận trọng trong chủ trương công cụ hóa tôn giáo). Người ta từng tìm hiểu xem sức mạnh nào hàm chứa bên trong các chất ma túy lại có thể che lấp được các sự nguy hiểm do chính chúng gây ra, và tại sao sự đờ đẫn và hoang mang (tạo ra bởi ma túy) lại có thể trấn át được các nỗi lo buồn và tình cảnh khó khăn của chúng ta? Tôi thường nói nửa đùa nửa thật rằng tâm thức chúng ta đã thừa đủ làm con mồi cho những sự lầm lẫn, nào có cần gì phải ghép thêm cho nó những thứ ma túy ấy đâu (tâm thức mình đã có sẵn ba thứ độc tố là các sự u mê, thèm kháthận thù, bấy nhiêu đó cũng đã thừa đủ, không nên ghép thêm cho nó các thứ độc tố của ma túy bên ngoài)!

 

280

 

Giáo dục, sự trợ giúp của những người chung quanh và sự ý thức sáng suốt về hậu quả tai hại của ma túy có thể góp phần mang lại sức mạnh cần thiết giúp các bạn cưỡng lại sự nghiện ngập. Thay vì chỉ biết tìm kiếm một thứ hạnh phúc cấp thời, giả tạo và phù du, chắc chắn sẽ mang lại khổ đau cho mình, thì các bạn nên kiến tạo sự an bìnhhạnh phúc bên trong nội tâm mình, là các thứ không lệ thuộc vào các cảnh huống xảy ra và các chất liệu chuyển tải bên ngoài (tức là các chất ma túy). Tương tự như trong các lời khuyên dành cho tuổi trẻ mà tôi đã có dịp nói đến trên đây, các bạn hãy nhìn vào các phẩm tính của chính mình, phát động sự tin tưởng nơi bản chất của mình, và hãy tập đứng thẳng trên đôi chân của chính mình. Dầu sao cũng nên hướng vào kẻ khác nhiều hơn là chỉ biết nhìn vào chính mình (để thương yêu họ). Tôi tin rằng sự can đảm (giúp mình chống lại sự nghiện ngập) sẽ gia tăng đồng loạt với sự phát triển của lòng vị tha.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48566)
24/04/2012(Xem: 122105)
21/04/2014(Xem: 14452)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.