- Thiếu suy nghĩ

13/03/201910:36 SA(Xem: 9270)
- Thiếu suy nghĩ
365 LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT
của ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
Cẩm nang cho cuộc sống ngày nay
Đức Đạt-lai Lạt-ma
Matthieu Ricard ghi chép và sắp đặt bản gốc
Hoang Phong chuyển ngữ


IV. 
SUY TƯ VỀ CÁC KHÓ KHĂN TRONG CUỘC SỐNG 
(CÂU 182 ĐẾN 304)

 


Suy tư về sự thiếu suy nghĩ

 

286

 

            Thông thường chúng ta nhận thức hiện thực một cách sai lầmdiễn đạt sự nhận thức đó bằng các ngôn từ, nhưng lại hoàn toàn không hề ý thức được đấy là cách mà mình đang nói dối (câu này rất quan trọng, nói lên một căn bản triết học vô cùng chủ yếu của Phật giáo. Chúng ta nhận thức hiện thực xuyên qua ngũ giáctâm thần, sự nhận thức đó hoàn toàn bị méo mó bởi ba yếu tố: 1) khả năng giới hạn của ngũ giác; 2) tình trạng vô minh của tâm thức, ảnh huởng bởi hai thứ độc tố là sự bám víu và ghét bỏ sẽ không cho phép tâm thức nhận thức được bản chất đích thật của mọi sự vật là những gì cấu hợp, luôn ở trong tình trạng chuyển động và đổi thay, trống không và vô thực thể: 3) ngôn từ mà mình sử dụng để diễn đạt sự nhận thức sai lầm đó cũng chỉ là các quy ước và khái niệm tạo dựng bởi tâm thần, hoàn toàn tách rời khỏi hiện thực. Tuy nhiên dưới đây Đức Đạt-lai Lạt-ma cũng chỉ nêu lên sự "nói dối" này qua một thí dụ thật đơn giảndễ hiểu. Thí dụ này tuy không diễn tả được hết sự sâu sắc trong khái niệm triết học này trong Phật giáo, nhưng rất đơn giản, thực dụngdễ hiểu). Ở Tây Tạng người ta thường thuật lại cho nhau câu chuyện sau đây về một người từng trông thấy một con cá thật to. Những người được nghe anh ta kể chuyện thường hỏi anh ta thế thì con cá to như thế nào. Anh ta vừa trả lời vừa ra dấu bằng hai tay cho biết kích thước thật to của con cá. Các người nghe vẫn cứ muốn biết kích thước đúng thật của con cá. Vậy thì nó to bằng chừng nào? Lúc đó kích thước của con cá trở nên khiêm tốn hơn. Cứ nói thật đi, nó to bằng chừng nào? Thế là lần này con cá trở thành bé tí xíu. Người ta không thể bảo rằng lúc đầu anh ta nói dối, mà đơn giản chỉ vì anh ta không quan tâm đúng mức vào những gì mình nói (con cá hóa thành to hơn hiện thực bởi vì nó được nhận biết xuyên qua thị giác và sự diễn đạt của người trông thấy, ngôn từ thì cũng chỉ là những gì chủ quan và phóng đại, to hay nhỏ phát sinh từ sự bám víu hay ghét bỏ: bám víu thì con cá sẽ "rất to", ghét bỏ thì nó sẽ bé "tí xíu").   

 

            Quả hết sức lạ lùng, lắm người dường như vẫn cứ nói năng theo cung cách đó. Người Tây Tạng cũng đã quen như thế. Mỗi khi họ thuật lại một câu chuyện thì họ không hề đưa ra một bằng chứng nào cả, và cũng chẳng có ai thắc mắc từ đâu phát sinh ra các câu chuyện ấy, và làm thế nào các chuyện ấy lại đến tai mình. Những người có các xu hướng ăn nói như thế nên cẩn thận hơn về những gì mình nói ra (một lời khuyên thật ý nhị, chỉ trích người Tây Tạng nhưng thật ra là khuyên tất cả chúng ta - trong đó có những người trong các ngành truyền thông và chính trị. Từ chuyện một con cá được phóng đại đến chuyện nói dối của ngôn từ, tất cả tạo ra một thế giới không thật mà tách ra khỏi hiện thực. Không những người nói phải "ý thức" được sự nói dối của mình mà người nghe cũng phải "nhận thấy" tính cách dối trá đó trong những lời của họ).

 

287

 

Từ một góc nhìn nào đó, tốt hơn là không nên nói nhiều, chỉ nói khi nào có điều gì quan trọng để nói. Ngôn từ là một nét đặc thù và tuyệt vời của giống người. Các khái niệm và ngôn từchúng ta sử dụng sẽ cô lập hóa một cách giả tạo mọi sự vật (tâm thức xác định một sự vật xuyên qua sự nhận thức chủ quanphiến diện của nó, và sau đó thì diễn tả sự hiểu biết méo mó đó bằng các ngôn từ quy ước, tức là một sự méo mó thứ hai. Điều đó cho thấy sự nhận thức của chúng ta tách rời mọi sự vật ra khỏi hiện thực), trong khi đó thì các sự vật, do khái niệm hay ngôn từ chỉ định, thì lại mang thật nhiều sắc thái (thể dạng, khía cạnh/facets) khác nhau, các sắc thái này biến đổi không ngừng dưới tác động của vô số các nguyên nhânđiều kiện (thí dụ hai người ở hai vị trí khác nhau nhìn vào cùng một vật thể, chẳng hạn như một cái bàn, thì cái bàn đó sẽ hiện ra dưới hai hình tướng khác nhau vì được nhìn từ hai góc nhìn khác nhau. Nếu một trong hai người là người Việt Nam thì sẽ cho biết: "Đây là cái bàn", nếu là một người Mỹ thì sẽ thốt lên: "It's a table". Có thể một trong hai người "thích" cái bàn người kia thì "không". Xúc cảm hiện lên trong tâm thức của hai người phản ảnh sự bám víu hay ghét bỏ của họ đối với cái bàn. Đối tượng của sự trông thấy - của cả hai người - bị tách rời ra khỏi hiện thực của nó là như vậy).

 

            Mỗi khi xác định một sắc thái (thể dạng/khía cạnh) nào đó của hiện thực, thì đồng thời người ta cũng gạt bỏ ra ngoài tâm thức tất cả các sắc thái khác của hiện thực đó, và chỉ định đối tượng mà mình đã chọn lựa - tức là một sắc thái nào đó của hiện thực mà mình đang hướng vào đó - bằng một một ngôn từ chỉ áp dụng cho nó và để nhận diện được nó mà thôi ("cái bàn" là một quy ước được xác định bởi một mặt phẳng gồm có bốn chân, dùng để đặt một vật gì trên đó, tâm thức gạt bỏ các khía cạnh khác: chẳng hạn như màu sắc, cũ mới, to nhỏ, làm bằng gỗ, và nếu muốn có gỗ thì phải có một hạt giống, nhờ đất, nước, ánh sáng mặt trời hạt giống trở thành một cây cổ thụ, người tiều phu cưa cây, người thợ mộc đóng bàn... Hiện thựcmột thể dạng cấu hợp mang tính cách tương liên và tương kết giữa nhiều nguyên nhânđiều kiện, xuyên qua không gianthời gian. Khi nói lên cấu hợp đó bằng ngôn từ "cái bàn" thì đấy chỉ là một quy ước phản ảnh một sắc thái của hiện thực do tâm thức tạo dựng ra từ bên trong nó mà thôi). Sau đó tùy theo thói quen nhận định về đối tượng đó (trong thí dụ trên đây là "cái bàn) mà người ta tạo ra thêm một sự phân biệt khác kèm theo với nó: đây là một vật tốt, đây là một vật xấu, và cứ tiếp tục như thế... (tức là sự nhận định chủ quan được nhuộm thêm đủ thứ màu sắc phát sinh từ các xúc cảm, tức là những gì phát sinh từ nghiệp của một cá thể, khi cá thể này trông thấy một sắc thái nào đó của hiện thực), thế nhưng trên thực tế thì không thể nào gán một đặc tính nội tại nào cho bất cứ một thứ gì cả, mà đấy chỉ là kết quả mang lại từ một góc nhìn về hiện thực, khá lắm cũng chỉ phản ảnh được một phần nào đó của hiện thực (kể cả khoa học với máy móc tối tân cũng chỉ xác định được một sắc thái, một khía cạnh hay một đặc tính nào đó của hiện thực), hoặc tệ hơn thì đấy chỉ là cả một sự lầm lẫn (phiến diệnchủ quan, một sự "nói dối"). Dù ngôn từphong phú đến đâu đi nữa thì khả năng của nó cũng thật giới hạn. Chỉ có các kinh nghiệm cảm nhận phi-khái-niệm (một sự nhận biết bằng trực giác) mới có thể giúp mình nhận thức được bản chất đích thật của mọi sự vật (mọi sự vật đều mang tính cách cấu hợp, gồm chung các yếu tố tâm thần và các điều kiện của môi trường bên ngoài, trong đó kể cả không gianthời gian, tất cả hiện ra với mình dưới hình thức các "hiện tượng". Do đó thật hết sức khó để nhận diện hiện thực qua các hiện tượng đó, vì thế các kinh nghiệm thiền định rất cần thiết giúp vượt lên trên ngôn từ, khái niệm và sự lý luận, hầu quán thấy hiện thực một cách trực tiếp hơn. Sự quán thấy đó sẽ mang lại cho chúng ta những sự hiểu biết thật sâu sắc về thế giớibản chất của nó)   

 

288

 

            Các vấn đề tế nhị liên quan đến ngôn từ có thể nhận thấy trong nhiều lãnh vực, chẳng hạn như chính trị. Các chương trình hành động được các chính trị gia thiết lập thường quá đơn giản, trong khi các vấn đề phải giải quyết thì lại quá phức tạp, liên hệ đến thật nhiều yếu tố. Họ làm cứ như là có thể giải quyết được các vấn đề đó bằng cách chỉ cần dựa vào một vài khái niệm hay ngôn từ, chẳng hạn như chủ nghĩa Mác-xít, chủ nghĩa Xã-hội, chủ nghĩa Tự-do, chủ nghĩa Bảo-hộ (Protectionism), v.v. Trước một khối khổng lồ gồm không biết bao nhiêu nguyên nhânđiều kiện tạo ra một tình trạng nào đó, các chính trị gia chỉ tách riêng ra một hai nguyên nhânđiều kiện, bất chấp đến số còn lại, vì vậy họ chẳng bao giờ tìm được một giải đáp đúng đắn, và mọi sự lầm lẫn đều có thể xảy ra được. Theo tôi thì đấy là cội nguồn của tất cả mọi thứ khó khăn. Tiếc thay, chúng ta không có một phương tiện nào khác hơn ngoài ngôn từ và khái niệm (Đức Đạt-lai Lạt-ma nêu lên một nguyên lý thật căn bản của hiện thực là sự tương liên và tương tác thật phức tạp giữa mọi hiện tượng, và sự diễn đạt méo mó của tâm thức đối với hiện thực bằng các ngôn từ quy ướcphiến diện, chẳng hạn như chuyện con cá thật to trên đây. Trong lời khuyên này Ngài ứng dụng sự hiểu biết đó vào lãnh vực chính trị. Nói chung nếu thấu triệt được giáo lý của Đức Phật thì chúng ta có thể ứng dụng sự hiểu biết đó vào bất cứ một lãnh vực nào của hiện thực, mang lại cho mình một sự nhận định thận trọng hơn và một cung cách hành xử đúng đắn hơn. Phật giáo không phải chỉ là nghi lễ).   

 

289

 

            Tốt hơn hết là chúng ta chỉ nên sử dụng ngôn từ khi nào thật cần thiết. Ăn nói nhiều nhưng không thật sự cần thiết thì cũng chẳng khác gì như cứ mặc cho cỏ dại mọc đầy trong vườn. Ít cỏ dại chẳng phải là tốt hơn hay sao? (Xin mạn phép nhắc lại là ngôn từ cũng chỉ là một cách đánh lạc chúng ta trước hiện thực, chẳng những đối với người nghe mà cả người nói. Với các phương tiện truyền thông tân tiến ngày nay, các bài giảng và sách báo Phật giáo dường như cũng cho thấy một sự lạm phát nào đó?).

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48565)
24/04/2012(Xem: 122105)
21/04/2014(Xem: 14452)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.