Thấp Thoáng Lời Kinh - Tuyển Tập Đỗ Hồng Ngọc

30/11/201911:23 SA(Xem: 17713)
Thấp Thoáng Lời Kinh - Tuyển Tập Đỗ Hồng Ngọc

BÁC SĨ ĐỖ HỒNG NGỌC
THẤP THOÁNG  LỜI KINH
Tuyển tập ĐỖ HỒNG NGỌC
Tổ chức bản thảo/ Bản đánh máy của Nguyễn Hiền Đức

Thap Thoang Loi Kinh* NGHĨ TỪ TRÁI TIM
* GƯƠM BÁU TRAO TAY
* THẤP THOÁNG LỜI KINH
* NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC

Toàn tập: Thấp Thoáng Lời Kinh- Tuyển tập Đỗ Hồng Ngọc (PDF)

Mục lục
THẤP THOÁNG LỜI KINH

7. Nguyễn Hiền-Đức. Lời thưa trình dẫn vào Tuyển tập Thấp thoáng lời kinh
14. ĐỖ HỒNG NGỌC - NGHĨ TỪ TRÁI TIM
16 . Lời ngỏ Nghĩ từ trái tim (Viết về Tâm Kinh Bát Nhã )
1 9 . Dẫn nhập
2 6. Một chút lịch sử
31. Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh
32 . Bản văn Tâm Kinh
34. Quán Tự Tại Bồ tát
37 . Hành thâm Bát Nhã
44. Độ nhất thiết khổ ách
46. Tạm kết

52. ĐỖ HỒNG NGỌC - GƯƠM BÁU TRAO TAY (Viết về Kim Cang Bát Nhã )

54. Lời ngỏ Gươm báu trao tay
5 8. Lên đường
63. “Gươm báu trao tay”
67. Vậy mà chẳng phải vậy!
72. Chẳng phải vậy mà vậy!
76. Con mắt thứ ba
79. “Ưng vô sở trụ”
83. “Đối cảnh vô tâm”
87. “Chẳng một chẳng khác”
91. “Con mắt còn lại”
96. “Và như thế” Phụ lục:
105. Thiền và sức khỏe
113.  Tham vấn sức khỏe

118. Về mối quan hệ giữa thân và tâm (Đức Sơn & Trà My thực hiện)
128. Lê Anh Dũng. Đọc Gươm báu trao tay của Đỗ Hồng Ngọc

130. ĐỖ HỒNG NGỌC - THẤP THOÁNG LỜI KINH
13 4. Phương tiện
13 5. Tùng địa dũng xuất
13 6. Chúng sanh

13 7. “Thức tự tâm chúng sanh, Kiến tự tâm Phật tánh”
138. Trí và Thức
139. Nhẫn nhục
140. Phật
141. Như Lai
142. Prajna và Prana
143. Paramita
143. Sắc thọ tưởng hành thức
144. “Con đường độc nhất”
146. “Tam-ma-địa”
147. “Bố thí thân mạng”
149. Giải thoátGiải thoát
150. Bồ tát Di Lặc
153. “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác”
155. Vô tâm
156. Độc cư
158. “Du ư Ta bà”
159. Từ Ngộ đến Nhập
161. Thường lạc ngã tịnh
162. “Luân hồi sanh tử”

1 66. Trần Tuấn Mẫn. Đọc Thấp thoáng lời kinh của Đỗ Hồng Ngọc

170. ĐỖ HỒNG NGỌC - NGÀN CÁNH SEN XANH BIẾC (Thấp thoáng về Diệu Pháp Liên Hoa)
1 73. Lời ngỏ Ngàn cánh sen xanh biếc

1 83 . Một thưở nọ
1 89. Pháp Sư
1 95. Hiện Bảo Tháp
202. Đề Bà Đạt Đa
208 . Trì
212 . An lạc hạnh
217. Tùng địa dũng xuất
220 . Như Lai thọ lượng
223. Phân biệt công đức
226. Tùy hỷ công đức
231. Pháp sư công đức
236.  Thường Bất Khinh Bồ tát
239. Như Lai thần lực
241 . Chúc lụy
245. Dược Vương Bồ tát Bổn sự
247. Diệu Âm Bồ tát
252. Quán Thế Âm Bồ tát Phổ môn

257. Đà la ni

263. Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự
268. Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát
273. Thay lời kết

277. Phụ lục: Lịch sử Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

284. “Vận dụng” Kim Cang
288. Thư gởi anh Cao Huy Thuần nhân đọc Thấy Phật
291. Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ

LỜI THƯA TRÌNH DẪN VÀO TUYỂN TẬP
THẤP THOÁNG LỜI KINH

 

Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc “tự bạch” về các tác phẩm… “thấp thoáng lời kinh”… 

“Khi viết cuốn Những tật bệnh thông thường trong lứa tuổi học trò , tôi mới ra trường được 3 năm. Tôi thấy tuổi học trò là lứa tuổi bơ vơ, đang thiếu thốn một không gian riêng của mình trong khi ở nước ngoài, người ta có hẳn chuyên khoa dành cho tuổi mới lớn, còn ở Việt Nam mình thì chưa, nên tôi bắt tay vào nghiên cứu và viết. Lúc đó, tôi nghĩ phải viết ngay, chứ không sợ sau này lớn sẽ quên đi! Khi viết, tôi nghĩ mình đang nói chuyện trực tiếp cùng các em. Cuốn sách đó đã được độc giả thời bấy giờ rất hoan nghênh. Khi có kinh nghiệm chăm sóc mấy nhóc nhỏ ở nhà, tôi lại viết cuốn sách dành cho các bà mẹ sinh con đầu lòng. Những khó khăn, những trải nghiệm của chúng tôi được chia sẻ. Hiện nay dù có nhiều sách dịch từ Âu Mỹ, nhưng các bà mẹ vẫn tìm đọc vì thấy có mình trong đó. Đến lúc ra ngoài tuổi “tri thiên mệnh” tôi mới viết Gió heo may đã về để sẻ chia cùng bạn bè trang lứa! Rồi đến lục tuần, cảm nhận cho hết cái “tuổi già xồng xộc” tôi mới viết cuốn Già ơi… chào bạn! Những năm gần đây, tôi nghiên cứu lời Phật dạyáp dụng vào đời sống. Tôi viết Nghĩ từ trái tim  và Gươm báu trao tay , trước hết là để tự chữa bệnh cho mình và sau đó giúp ích phần nào cho bạn bè, đồng bệnh tương lân”.

Theo Đỗ Hồng Ngọc “thấp thoáng” là những cảm nghiệm riêng tư, rất chủ quan của người thầy thuốc, bấy lâu tìm kiếm, thử nghiệm trên mình, rồi mới dám mà sẻ chia cùng bè bạn tương lân…”.

Trần Tuấn Mẫn, Phó Tổng Biên tập tập thường trực tạp chí Văn hóa Phật giáo - Giáo hội Phật giáo Việt Nam - đã viết: 

“… Phải chăng tác giả cũng thấy thấp thoáng chứ không nghe văng vẳng lời kinh vì không trực tiếp nghe được kim thanh của Đức Phật. Anh chỉ tự nghiên cứu kinh điển, tự cảm nghiệm và những dòng kinh chợt đến chợt đi trong tâm tưởng. Có lẽ anh dùng từ thấp thoáng cũng là do sự khiêm tốn, muốn bảo rằng những gì anh viết ra không phải là từ sự nghiên cứu mang tính kinh viện mà chủ yếu là do cảm nhận, do sự suy nghĩ và trải nghiệm cá nhân. Tôi vui vì nghĩ như thế, vì nghĩ mình thông cảm được với anh và được anh truyền cho niềm cảm hứng và mấy phần kiến thức Phật học”.

Cơ duyên nào dẫn dắt Đỗ Hồng Ngọc đến với Phật và kinh Phật? Theo tôi, cái gì đến tất sẽ đến, vì: “Tôi may mắn được những thuận duyên dẫn dắt từ nhỏ. Năm 12 tuổi, tôi mồ côi cha về sống với người cô trong một ngôi chùa Tàu nên nghe đượctụng kinh mỗi ngày. Sau này, tôi có một ông bác xuất gia. Tôi còn học ở Đại học Vạn Hạnh một thời gian, có dịp tiếp xúc với kinh sách và các thầy, được nghe thầy Thích Minh Châu giảng. Sau này, làm việc nhiều quá, tôi cũng bị xao lãng đi. Đến khi bị tai biến mạch máu não phải nằm bệnh viện, tôi mới có cơ hội nhìn lại quãng đời đã qua của mình. Lúc này, có một người bạn gửi cho tôi bản Bát Nhã Tâm Kinh . Tôi đọc và thấy mình có thể hiểu được, thấm được! Trước đó, tôi cũng đọc các thứ nhưng chủ yếu bằng tri thức mà chưa thấu , chưa hiểu. Phải qua trải nghiệm ranh giới giữa sống chết như thế, tôi mới nhận ra được nhiều thứ hơn. Lần đầu tiên sau khi mổ xong, bước chân được xuống đất đi vài bước, tôi thấy quả là phép lạ! Tôi đã thấy rõ thế nào là hạnh phúcnhận thức rõ hơn về cách sống như thế nào để thoát khỏi những vướng bận, những khổ đau. Là một người thầy thuốc, tôi mong tìm một phương cách chữa trị bệnh tâm thần cho chính mình và giúp đỡ mọi người, nên sau Tâm Kinh , tôi tiếp tục học hỏi thực tập thêm nhiều kinh Phật khác”.

“Tôi đọc về thiền từ hồi trẻ nhưng thấy nó bí hiểm, khó khăn quá. Cho đến một hôm, cách đây 14 năm, lúc tôi đang cật lực làm việc thì phải đưa đi cấp cứu vì cơn đột quỵ (tai biến) do xuất huyết não. Mổ xong, tôi thấy mình như tái sinh, tìm lại được cuộc sống tưởng chừng đã mất. Đồng nghiệp cho tôi nhiều thuốc nhưng tôi biết không cần nhiều đến thế. Tôi bắt đầu tự điều trị cho mình. Tôi nhớ lại phương pháp “thở” của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, cũng như đọc lại Tâm Kinh Bát Nhã . Trước giờ tôi đọc nhưng không hiểu lắm, lạ lùng là sau cơn bạo bệnh tôi thấy hiểu được rất dễ dàng. Tôi kết hợp chúng lại để tự chữa trị cho mình và thấy có hiệu quả”.

“Cuốn Nghĩ từ trái tim  tôi viết bằng cảm xúc, bằng sự thể nghiệm đời sống chứ không phải bằng suy luận lý trí. Mất 2 năm để nghiền ngẫm và 6 tháng để viết. Cứ mỗi ngày khám bệnh xong, tôi lại bắt đầu viết, viết “như điên”, có khi tới 2 - 3 giờ sáng. Tôi cứ viết ra tất cả những gì mình nghĩ, mình cảm nhận mình có được. Viết xong, tôi thấy mình như được… giải thoát! Tôi thận trọng đưa bản thảo viết tay cho hai người bạn Phật tử đọc giùm rồi còn nhờ ni sư Trí Hải đọc lại. Ni sư nói hôm đó bị cúp điện, phải đốt đèn cầy mà đọc “chữ bác sĩ” cho tới sáng, gọi điện ngay góp ý đôi chỗ rồi khuyên tôi nên cho in ra. Tôi nghe lời “liều mạng” in thử, ban đầu nhà xuất bản cũng ngại nhưng sau lần in thứ nhất được độc giả hoan nghênh và đến bây giờ thì đã tái bản rất nhiều lần. Ở Mỹ, một Việt kiều in lại để biếu không ở các tiệm cơm chay. Ở Úc, người ta đọc thành 4 buổi trên đài phát thanh và ra CD. Thường thì khi làm xong, người ta mới tặng tôi một mẫu để làm kỷ niệm và cũng gọi là để… xin phép sau! Tôi cũng không ngờ cuốn sách này của mình lại được đón nhận nồng nhiệt như vậy. Có một kỷ niệm cảm động: Một nữ độc giả viết thư nói bà nội cô rất yêu thích cuốn Nghĩ từ trái tim , mỗi ngày đều bắt các cháu đọc cho bà nghe, khi bà mất, các cháu đã đốt cuốn sách đó cho bà…

“Tôi thấy nghiên cứu, ứng dụngthực tập thiền, làm cho cuộc sống của mình uyển chuyển, nhẹ nhàng, thanh thản, vui sống hơn và hạnh phúc hơn. Nhờ bớt vướng bận, mình dễ sáng suốt hơn, nhờ tập trung tốt và ít hao tổn năng lượng vô bổ, mình dễ có hiệu năng hơn. Riêng đối với sức khỏe cũng thấy được cải thiện nhiều hơn”.

Gươm báu trao tay” có thể là một thanh kiếm sắc - chém thép như chém bùn - có khả năng chặt đứt bao nỗi muộn phiền, nhưng cũng có thể chỉ là một thanh kiếm gỗ của chàng Vô Kỵ (nhân vật của Kim Dung) - nhờ nội công “thâm hậu” tự bên trong mà khắc chế được kẻ đại địch. Không phải vô cớ mà Edward Conze, người đã dịch Kim Cang sang tiếng Anh từ hơn nửa thế kỷ trước đã từng khẳng định hãy ứng dụng vào đời sống hằng ngày đi rồi mới thấy tác dụng kỳ diệu của Kim Cang!

Vượt qua cái chữ, thấy được kinh vô tự, ấy là đã thôi không đứng trên văn tự nữa mà đã bước qua vào quán chiếu để từ đó thấy được thực tướng Bát nhã! Như vậy đó. Nó “Như như bất động”. Nó Chân Như.

Một nhà báo hỏi: “Nếu chỉ chọn một cuốn thôi để mang theo bên mình, ông sẽ chọn cuốn nào?” Đỗ Hồng Ngọc trả lời ngay: “Tôi chọn Thấp thoáng lời kinh , vì đó là viết từ những lời Phật dạy để có thể sống hạnh phúc và sẻ chia được với người khác. Từ những “thấp thoáng” buổi ban đầu này, tôi hy vọng có thể đào sâu thêm, “hành thâm” thêm, để từ đó nhìn ra những huyền vi đằng sau những câu chữ mà tôi gọi là “lấp lánh ánh vàng”. Còn cuốn tôi mong nhiều người đọc nhất lại là cuốn Viết cho các bà mẹ sinh con đầu lòng. Tại sao ư? Tại vì nó giúp các bà mẹ nuôi con một cách “sảng khoái”, bớt đi những lo âu, sợ hãi, hoang mang… trong thời buổi hiện nay!

 “Ngàn cánh sen xanh biếc là những cảm, những nghĩ, những “thấp thoáng” mà tôi đã học được từ trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa). Hơn 15 năm nay, tôi nghiền ngẫmthực hành những lời Phật dạy, mong tìm trong đó phương cách chữa cái đau, cái khổ cho mình và cho người với cái nhìn khoa học, y học, hoàn toàn không mê tín dị đoan. Năm 2003, tôi viết Nghĩ từ trái tim từ Tâm Kinh Bát Nhã , rồi năm 2008, viết Gươm báu trao tay từ kinh Kim Cang và nay, 2013, viết Ngàn cánh se n xanh biếc từ Pháp Hoa … Hình như cứ mỗi 5 năm thì tôi nghiền ngẫm được “một chuyện”! Tôi đã tìm thấy ở đó những minh triết và đặc biệt, tấm lòng người xưa. Khi nghiền ngẫm Pháp Hoa , tôi giật mình thấy ông bà mình từ xưa cũng đã “đúc kết” được Pháp Hoa (đã được Phật dạy từ hai ngàn năm trăm năm trước dưới chân núi Linh Thứu) bằng một bài ca dao tuyệt vời:

Trong đầm gì đẹp bằng sen / Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng / Nhị vàng bông trắng lá xanh / Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Ở thời “mạt pháp” mà biết sống “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” chẳng phải tuyệt vời sao, chẳng phải hạnh phúc sao, vì đã rời xa mọi thứ tham sân si… Lòng tham con người không đáy, dẫn tới bao khổ đau cho mình và đồng loại. Lòng tham khởi lên chỉ vì thấy lấp lánh “lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”, tưởng bở, mà thực ra, rốt cuộc, cũng chỉ là “nhị vàng bông trắng lá xanh” đó thôi! Đó chính là điều Tâm Kinh đã nói “bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”… Các vị Bồ tát trong Pháp Hoa tượng trưng cho những “hạnh” của một lối sống hạnh phúc: Chân thành, Tôn trọng, Thấu cảm, Từ bi hỷ xả… Tâm tịnh thì thế giới tịnh!

Tôi đến với Pháp Hoa bằng tấm lòng trẻ thơ, tò mò mà ham học hỏi, không mắc mướu vào một “pháp” nào trước đó cả... Tôi cảm nhận xuyên suốt, nhất quán một con đường Phật dạy ngàn xưa ngàn sau không chia chẽ.

Nay ở tuổi “cổ lai hy”, được sự khuyến khích của bạn bè trang lứa, tôi ghi chép lại những “thấp thoáng”, những “lõm bõm” đó của mình bấy nay kẻo rồi tuổi già quên lãng để sẻ chia cùng bè bạn bên chén trà sương sớm, bên bếp lửa khuya nồng... Những bài viết thấp thoáng lời Kinh này phần lớn đã được đăng rải rác trên tạp chí Văn hóa Phật giáo, Giác Ngộ

* *
Tuyển tập này gồm có những bài trong 4 cuốn sách của BS. Đỗ Hồng Ngọc đã dẫn. Trong đó:

1. Nghĩ từ trái tim (Viết về Tâm Kinh Bát Nhã), chọn một số bài sau: Lời ngỏ, Dẫn nhập, Một chút lịch sử, Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh với các tiểu mục: Quán tự tại Bồ tát, Hành thâm Bát Nhã, Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, Độ nhất thiết khổ ách và Tạm kết.

2. Gươm báu trao tay (Viết về Kim Cương Bát Nhã), chúng tôi in Lời ngỏ và đủ 10 bài: Lên đường, “Gươm báu trao tay”, Vậy mà chẳng phải vậy!, Chẳng phải vậy mà vậy!, Con mắt thứ ba, “Ưng vô sở trụ”, “Đối cảnh vô tâm”, “Chẳng một chẳng khác”, “Con mắt còn lại”, “Và như thế”. Phụ lục: Thiền và Sức khỏe, Tham vấn sức khỏe, Về mối quan hệ giữa thân và tâm.

3. Thấp thoáng lời kinh, chúng tôi in đủ các bài trong cuốn sách: Phương tiện, Tùng địa dũng xuất, Chúng sánh, “Thức tự tâm chúng sanh, Kiến tự tâm Phật tánh”, Trí và Thức, Nhẫn nhục, Phật, Như Lai, Prajna và Prana, Paramita, Sắc thọ tưởng hành thức, “Con đường độc nhất”, “tamma-địa”, “Bố thí thân mạng, Giải thoát và Giải thoát”, Bồ tát Di Lặc, “Không nghĩ thiện, không nghĩa ác”, Vô tâm, Độc cư, “Du ư Ta bà…”, Từ Ngộ đến Nhập, Thường lạc ngã tịnh, “Luân hồi sanh tử”. 4

Ngàn cánh sen xanh biếc (Thấp thoáng về Diệu Pháp Liên Hoa), chúng tôi in đủ các bài trong cuốn sách này, gồm có: Lời ngỏ và 21 bài: Một thưở nọ, Pháp sư, Hiện Bảo tháp, Đề Bà Đạt Đa, Trì, An lạc hạnh, Tùng địa dũng xuất, Như Lai thọ lượng, Phân biệt công đức, Tùy hỷ công đức, Pháp sư công đức, Thường Bất Khinh Bồ tát, Như Lai thần lực, Chúc lụy, Dược Vương Bồ tát Bổn sự, Diệu Âm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát Phổ môn, Đà la ni, Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn sự, Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát, Thay lời kết. Phụ lục: Lịch sử kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Tôi cũng in thêm 2 bài của Đỗ Hồng Ngọc: Thân gởi Anh Cao Huy Thuần nhân đọc Thấy Phật (in trong Nhớ đến một người) và “Vận dụng” Kim Cang (in trong Ghi chép lang thang).

Lần sửa chữa này, tôi đưa vào tập bài Cuối năm đi thăm Thầy Tuệ Sỹ của Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
Bản này tôi dành tặng Nguyên Đạo Văn Công Tuấn, để anh có thêm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, trích dẫn cần thiết cho những cuốn sách sắp tới của anh.

Nguyễn Hiền-Đức
Santa Ana, CA, chủ nhật 14 tháng 1 năm 2018

pdf_download_2

Toàn tập: Thấp Thoáng Lời Kinh - Tuyển Tập Đỗ Hồng Ngọc (PDF)







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
11/11/2013(Xem: 48563)
24/04/2012(Xem: 122103)
21/04/2014(Xem: 14449)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.