Khái Quát Thiền Phái Tào Khê Tại Hàn Quốc

04/05/20184:16 SA(Xem: 9587)
Khái Quát Thiền Phái Tào Khê Tại Hàn Quốc

KHÁI QUÁT THIỀN PHÁI TÀO KHÊ TẠI HÀN QUỐC
Thích Ngộ Trí Viên

*** 

Tòa chính điện chùa Tào KhêLược sử hình thành

Tông phái Tào Khê (Joyge Order), hay còn gọi là Tào Động, là tông phái lớn nhất của Phật giáo Hàn Quốc hiện nay với 1.700 chùa và 13.000 Tăng – Ni.

Tào Khê có nhiều chi phái, được truyền từ Trung Quốc vào bán đảo Triều Tiên bởi Đại sư Doui (Đạo Nghi) và các thiền sư Trung Hoa khác truyền vào Đại Hàn cách đây 12 thế kỉ, trong triều đại Tân La Thống Nhất (Unified Silla).

Tên của thiền phái lấy từ tên ngọn núi liên quan đến Lục tổ Huệ Năng (638 – 713) của Trung Quốc.

Năm 826, Cửu Sơn Thiền (Nine Mountain of Seon) đã được gọi bằng cái tên Jogye-jong (Tào Khê Tông), và tất cả những thay đổi ấy chỉ là phương tiện trong sự phát triển quốc gia suốt triều đại Silla Thống Nhất và các triều đại sau đó.

Suốt vương triều Goryeo (Cao Ly), các thiền sư Bojo Jinul (Phổ Chiếu Tri Nột) và Taego Bou (Thái Cổ Trí Ngu) đã lãnh đạo các sinh hoạt của dòng Thiền chính thống này.

Như vậy, tông phái Jogye đã được thành lập như là một tông phái Thiềntiêu biểu trước khi có sự ngược đãi của Vương triều Triều Tiên (Joseon Dynasty).

 

Những bước thăng trầm

Qua thời gian truyền bá, thiền và các giáo phái khác phát triển vì chư Tăng Đại Hàn sau khi du học về đều khai triển tông môn. Năm 1346, ngài Thái Cổ Trí Ngu (1301 – 1382) từ Trung Quốc trở về nước kết hợp các thiền phái thành Tào Khê tông. Dưới thời Tân La Thống Nhất và Koryo, Phật giáo phát triển mạnh mẽ. Nhưng vào thời nhà Lý (1392 – 1910), Phật giáo bị bức bách, hàng Tăng sĩ bị xếp vào giai cấp thấp nhất trong xã hội Đại Hàn. Tăng – Ni không được cư trú và hành đạo trong thành phố, bị cưỡng ép làm lao công.

Dưới thời đô hộ Nhật (1910 – 1945), chư Tăng nếu muốn hành lễ tại các ngôi chùa phải lập gia đình, xóa bỏ truyền thống tịnh hạnh. Chỉ sau khi Đại Hàn được giải phóng, Phật giáo truyền thống mới có cơ hội phục hưng.

 

Sự cố gắng trong thời kỳ khó khăn

Mặc dù suốt gần 5 thế kỷ, Phật giáo bị chèn ép bởi sự thiên vị Khổng giáo, nhưng trong triều đại vua Sejong (Lý Thế Tông, 1418 - 1450) của Vương triều Joseon, đã có 02 tông phái được thành lập: một tông thì thống nhất các trường phái kinh văn; một tông thì hợp nhất các tông phái Thiền.

Cả hai tông phái này sau đó đã tạm thời bị giải thể dưới triều đại vua Yonsangun (Yến Sơn Quân, 1494 – 1506) - kết quả của chính sách đại ngược đãi Phật giáo.

Trong thời kỳ quân phiệt Hideyoshi (Phong Thần Tú Cát) xâm lược Triều Tiên cuối thế kỷ XV, hai đại sư Seosan (Thể Tĩnh) và Samyeong (Duy Chính) đã ủng hộ quân đội bảo vệ tổ quốc, nên cải thiện được tình hình Phật giáo trong một thời gian.

Tuy nhiên, phong trào này cũng không tồn tại cho đến khi mà giới tu sĩ được tái chấp nhận tại các thành thị trong các cuộc cải cách chính trị năm 1895.

Sau đó, vào năm 1899, dưới sự lãnh đạo của thiền sư Gyeongheo (Kính Hư, 1849-1912), chư Tăng chùa Haeinsa (Hải Ấn Tự) đã kiến nghị khôi phục các giá trị truyền thống và nền tảng triết lý để chấn hưng các tông phái Phật giáo. Sau đó, tông phái Wonjong (Nguyên Tông) và Imjejong (Lâm Tế Tông) được thành lập với những nỗ lực nhằm làm hồi sinh các trường phái kinh văn và tái thiết lập các phật sự trong các thành thị, nhưng phong trào này ngay sau đó đã bị cấm hoạt động khi quân phiệt Nhật Hoàng cưỡng chiếm Triều Tiên năm 1910.

Lãnh đạo các chiến sĩ đấu tranh bảo vệ tự do chống lại sự chiếm đóng của các lực lượng ngoại bang, có cả các Tăng sĩ nổi tiếng như: thiền sư Yongsong và Manhae, và kết quả của các nỗ lực liên tục ấy chỉ giúp giữ cho truyền thống Phật giáo Hàn Quốc không bị tiêu vong.

Năm 1921, Trung tâm thiền Sonhakwon Seon được thành lập.

Năm 1929, một hội nghị Tăng, Ni Phật giáo Triều Tiên được tổ chức.

Năm 1937, một hoạt động nhằm kiến thiết một Tổ Đình cho tông phái Jogye được khởi sự. Và kết quả của hoạt động này là đã kiến tạo được một Đại Hùng Bảo Điện tại Tổ đình Jogyesa (Tào Khê Tự) ở thủ đô Seoul năm 1938.

Cuối cùng, vào năm 1941, tông phái Jogye của Phật giáo Triều Tiên, - một tông phái biệt lập của Hàn Quốc - được thành lập, thoát ly sự ảnh hưởng của người Nhật. Đây là một tông phái Phật giáo hợp pháp đầu tiên trong xã hội Hàn Quốc hiện đại và là tiền thân của tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc ngày nay.

Sau khi Triều Tiên thoát khỏi sự đô hộ của Nhật Bản năm 1945, các thiền sư - những người đã duy trì và ấp ủ các giá trị truyền thống Hàn Quốc, - đã bắt đầu phát động phong trào thanh tịnh hóa để tái thành lập các tông phái truyền thống cho các Tăng sĩ không lập gia đình, và lấy lại các ngôi chùa do các tăng sỹ lập gia đình quản lý vốn là tàn dư của thời kỳ quân phiệt Nhật Hoàng cưỡng chiếm.

Kết quả, vào năm 1955, tông phái Jogye (Tông Tào Khê) được thành lập làm trung tâm quy hướng cho các Tăng sĩ đồng chân xuất gia. Tuy nhiên, do kết quả của sự hòa giải giữa chính phủ và các bậc trưởng lão, các tăng sĩ vốn đã lập gia đình cũng có trong tông phái này.

Ngày 11/4/1962, Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc đã chính thức thành lập với 03 mục đích chính: (i). đào tạogiáo dục, (ii). dịch thuật các kinh điển từ Hán ngữ sang Hàn ngữ, (iii). hoằng pháp lợi sinh. Ba mục đích chính yếu này liên tục là kim chỉ nam suốt từ khi thành lập đến ngày nay.

Từ năm 1947 đến 1949, Tăng đoàn chùa Bongamsa đã phát động một phong trào ủng hộ “Sống theo tinh thần giáo lý đức Phật”. Phong trào này đã là nhân duyên để thiết lập những nguyên lý và truyền thống căn bản cũng như công nhận các nghi thức tế lễ của tông phái.

Hiện nay, thiền phái Tào Khê hợp tác với các tổ chức Phật giáo điều hành hệ thống truyền thanh, truyền hình. Đồng thời, thiền phái còn xuất bản tuần báo Pulgyo Shinmub. 

 

Các nguyên lý và tổ chức

Tông phái Jogye lấy giáo lý đức Phật làm cơ sở lý luận và làm các nguyên lý thiền học chính thống được truyền thừa từ chư Tổ của chính tông phái mình để giác ngộ Phật tính và để hoằng dương Phật pháp.

Tôn chỉ của tông phái này dựa vào kinh Kim Cương. Thông qua sự nghiên cứu của kinh này, tông phái Jogye xem nó như là kim chỉ nam trong việc tu họchành trì, và gộp cả hai việc ấy làm thành một chương trình tu tập quan trọng nhất, vốn được biết đến một cách rộng rãi là Thiền Hwadu (Thiền Thoại Đầu).

Tông phái Jogye có thanh quy riêng của mình dựa vào Pháp và giới luật Phật chế. Hiến chương đã công bố tại hội nghị Tăng già năm 1929 vẫn còn tồn tại như là một khuôn mẫu để từ đó cho ra đời bản thanh quy ngày nay vào ngày 10/4/ 1994.

Hệ thống tổ chức của Tông phái Joyge gồm:

- Trưởng Tông phái, hay Lãnh đạo Tinh thần, là bậc trưởng lãouy tín cao nhất được truyền thừa trong truyền thống tông phái.

- Một Chủ tịch phụ trách các Phật sự của tông phái ở hải ngoại.

- Một Chủ tịch Hội đồng Trị sự, phụ trách các ban: Ban Quản trị Tổ đình, Ban Giáo dục, Ban Hoằng pháp, Ban Tăng sự v.v.

Theo số liệu thống kê của chính phủ, 53.9% dân số Hàn Quốc là tín đồ của các tôn giáo như: Phật giáo, Tin Lành giáo, và Công giáo La Mã. Trong số này, khoảng 12 triệu hay 47% là tín đồ Phật giáo. Hiện tại có 25 tông phái thuộc Hội các Tông phái Phật giáo Hàn Quốc. Trong số 25 tông phái đó, tông phái Jogye là lớn nhất.

Có 3.000 tự việntrung tâm Phật giáo tọa lạc trong 25 quận hạt khắp cả nước. Trong số 870 ngôi chùa truyền thống ở Hàn Quốc được chính phủ công nhận, bảo tồnủng hộ, thì có đến 840 ngôi chùa chiếm 90% trong số ấy thuộc về tông phái Jogye; và có hơn 65% trong số những ngôi chùa mà chính phủ công nhận này là Di tích Lịch sử Quốc gia và Địa phương.

Tông phái này tổng cộng có 90 thiền viện và hơn 2.000 tỳ-kheo trong tổng số 12.000 Tăng - Ni đã thọ giới tham dự các khóa an cư kiết hạkiết đông trong các thiền viện này. Có khoảng 1.500 tu sĩ tu học trong 17 trường đại học do các tông phái Jogye quản lý điều hành.

Tông phái Jogye cũng có các chương trình giáo dục mở rộng dành cho các cư sĩ. Mỗi chùa đều có các chương trình tu học giáo lý và các nam nữ cư sĩ Phật tử đóng vai trò quan trọng trong các sinh hoạt hàng ngày và trong công tác quản lý, điều hành, và đời sống tự viện nói chung.

Ngoài ra, còn có các khóa tu dành cho các thanh niên nam nữthế hệ cao niên khác. Sự tiến cúng và tham gia của các cư sĩ là điều hoàn thiết yếu đối với tự việntông phái, bởi vì sự dâng hiến ấy của họ trong tự viện là để tu tậphoằng pháp lợi sinh.

 

Tài liệu tham khảo:

1. Trần Quang Thuận (2008)., Phật giáo Đại Hàn., Hà Nội: NXB Tôn giáo.

2. Thích Minh Trí (28/8/2008)., Vài nét về Tông phái Tào Khê (Jogye Order) của Phật giáo Hàn Quốc., Truy xuất từ https://goo.gl/DWbeKW

3. Admin (6/4/2018)., Hàn Quốc: TT. Thích Nhật Từ thăm và làm việc tại trụ sở Tông phái Thái Cổ tại Seoul.,Truy xuất từ https://goo.gl/Hyx6Y2

4. Tuyết Lan (3/5/2018)., Đôi nét về lịch sử Phật giáo Hàn Quốc., Truy xuất từ https://goo.gl/UW6Fvx

5. Vân Tuyền (6/10/2017)., Khái quát lịch sử Phật giáo Hàn Quốc., Truy xuất từ https://goo.gl/QiCtLY

6. Lương Phan Hồng Ngọc (4/9/2016)., Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc hiện đại., Truy xuất từ https://goo.gl/VZeFCa


Thư Viện Hoa Sen

Thiền đường chùa Tào Khê
Thiền đường chùa Tào Khê

yo11

Trang trí cửa
Trang trí cửa

Trang trí cửa 2

Tòa chính điện chùa Tào Khê
Tòa chính điện chùa Tào Khê
Thiền đường chùa Tào Khê
Thiền đường chùa Tào Khê
Sau khi lễ giác linh người quá cố, thành viên gia đình sẽ lễ tri ân quan khách đến dự
Sau khi lễ giác linh người quá cố, thành viên gia đình sẽ lễ tri ân quan khách đến dự
Phật tử ngồi thiền và đọc kinh tại chính điện
Phật tử ngồi thiềnđọc kinh tại chính điện
Một lễ cầu siêu cho Phật tử tại chùa Tào Khê
Một lễ cầu siêu cho Phật tử tại chùa Tào Khê
Cổng tam quan chùa Tào Khê
Cổng tam quan chùa Tào Khê
Chùa Tào Khê trong không gian kiến trúc hiện đại của thủ đô Seoul
Chùa Tào Khê trong không gian kiến trúc hiện đại của thủ đô Seoul
Chùa Tào Khê mang hơi thở cuộc sống hiện đại những vẫn có nét truyền thống
Chùa Tào Khê mang hơi thở cuộc sống hiện đại những vẫn có nét truyền thống
Chính điện chùa Tào Khê
Chính điện chùa Tào Khê
Chính điện chùa Tào Khê từ ngoài cổng nhìn vào
Chính điện chùa Tào Khê từ ngoài cổng nhìn vào
Chính điện chùa Tào Khê từ ngoài cổng nhìn vào 2
Chính điện chùa Tào Khê từ ngoài cổng nhìn vào 2
Bảo tháp tại chùa Tào Khê
Bảo tháp tại chùa Tào Khê






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 2765)
07/08/2023(Xem: 2063)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.