Bàn Về Niệm Phật Của Thiền Sư Trần Thái Tông Văn Bản Dung Hòa Tư Tưởng Thiền Tịnh

10/12/20233:49 SA(Xem: 1517)
Bàn Về Niệm Phật Của Thiền Sư Trần Thái Tông Văn Bản Dung Hòa Tư Tưởng Thiền Tịnh

 

BÀN VỀ NIỆM PHẬT CỦA THIỀN SƯ TRẦN THÁI TÔNG
VĂN BẢN DUNG HÒA TƯ TƯỞNG THIỀN TỊNH
Như Hùng

 

tran thai tong Sự phát hiện của những pho tượng và văn bia còn lưu lại cho thấy Tịnh Độ xuất hiện ở nước ta vào đời nhà Lý, nhưng đến đời nhà Trần thì mới thật sự phát triển mạnh. Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) một vị thiền sư kỳ vĩ lỗi lạc, trí tuệlòng từ bi thẩm sâu cao rộng, công hạnh hóa độ thắp sáng non sông, mở đường chỉ lối nhân sinh hằng bao thế kỷ. Ngài có viết bài Bàn Về Niệm Phật, đây được kể như bài văn ít nhiều đề cập đến giáo lý Tịnh ĐộViệt Nam. Không những như thế, Ngài còn là người có công đầu trong việc kết hợp Thiền Tịnh song tu vô cùng ý nghĩagiá trị, bởi đó còn là pháp hành đặc thù của Đạo Phật Việt.

 

Thiền Sư chủ trương niệm Phật cũng giống như ngồi Thiền đều là phương pháp an tâm thiền định, dẫn đến cảnh giới Niết Bàn tịnh lạc. Để khơi dậy chánh niệm tỉnh giác, dứt trừ ba nghiệp của thân miệng ý, hành giả phải chuyên tâm một lòng niệm Phật. “Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy”. Tùy vào căn trí mỗi người mà việc niệm Phật mang lại kết quả khác nhau, dù là bậc hạ trí nhưng nhờ vào sự quyết tâm tinh cần không hề biết mỏi mệt, thường xuyên niệm Phật không xao lãng tâm tánh thuần thục, như vậy “đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật”. Niệm Phật cho đến khi nào ba nghiệp thân khẩu ý tịnh hóa, tâm không còn loạn tưởng ý thức trọn vẹn nhất như, lòng không tạp niệm thì mọi ý nghĩ đều tan biến, không còn não phiền loạn động quấy nhiễu. “Dùng ý nghĩý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết”. Lấy chánh niệm giữ gìn chánh niệm lập tức loạn tưởng đảo điên tạp niệm biến mất về với chánh đạo, đêm ngày tích lũy thiện nghiệp thì ác nghiệp không còn, phiền não đã không thì cảnh giới thường tịnh lạc hiện tiền ngay trong đời sống này chứ không đâu xa.


Sách Thiền Uyển Tập Anh (Anh Tú Vườn Thiền) một tác phẩm thiền sử lâu đờigiá trị, ghi lại cuộc đờihành trạng của chư vị Thiền Sư ở nước ta, từ đời Đường, Tống cho đến các đời Đinh, Lê, Lý, Trần. Sự giá trị đó còn ở những lĩnh vực như: văn học, sử học, văn hóa, truyện ký nhân gian...không những chỉ dành riêng cho Đạo Phật Việt mà cho cả nền văn học nước nhà. Trong sách có ghi lại cuộc đờicông hạnh của Thiền sư Tịnh Lực (1112-1175) đời thứ 10 thiền phái Vô Ngôn Thông, là vị “chứng được phép niệm Phật tam muội” tức nhờ niệm Phật mà vào được định. Chữ “tam muội” còn gọi là định. Sách ghi “Sư bèn đến núi Tỉnh Cương chụm lều tranh mà trụ, sáng sớm đến đêm khuya lễ Phật sám hối, chứng được phép niệm Phật tam muội, tiếng sư tụng kinh niệm Phật sang sảng như âm thanh ở chốn Phạm thiên”.


Theo những nhà nghiên cứu, Tịnh Độ giáo phát triển vào đời nhà Lý với sự xuất hiện của ba pho tượng Phật A Di Đà tạc bằng đá còn lưu lại đến ngày nay. Một là tượng ở chùa Phật Tích, Tiên Du Bắc Ninh, hai là tượng chùa Một Mái, Quốc Oai Hà Nội, và ba tượng chùa Ngô Xá, ở Chương Sơn Nam Định. Trong ba pho tượng thì tượng ở chùa Phật Tích là đẹp nhất, nhưng có nhiều người cho rằng đây không phải pho tượng Phật A Di Đà.


Pho tượng ở chùa Một Mái tương đối rõ ràng hơn nhờ vào dòng ghi chú khắc trên bệ tượng như sau: “Luật sư ở núi Thạch Thất, pháp hiệuTrì Bát, nhân tưởng niệm Phật Adiđà ở thế giới Tây phương Cực lạc nên đã phổ khuyến đạo tục dựng một đạo tràng lớn, muốn tạo tượng mà chưa thể được mãi đến năm Hội Phong thứ 8 (1099), ông mới làm được tượng Adiđà ở đây”. Vị Thiền Sư được khắc tên trên bệ tượng đó là Thiền sư Trì Bát (1049-1117) thuộc thế hệ thứ 12 của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Ngài là học trò của Thiền sư Sùng Phạm ở chùa Pháp Vân còn có tên Chùa Dâu, ở Thuận Thành Bắc Ninh. Như vậy, Tịnh Độ đã có mặt trong cả hai thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu ChiVô Ngôn Thông.

Pho tượng Phật A Di Đà ở chùa Ngô Xá có chất liệu đá khối màu xám xanh (đá cát), tượng được tạc vào đời nhà Lý trong tư thế ngồi thiền rất tinh xảo hiện vẫn còn gần như nguyên vẹn. Về kích thước, “tượng có tổng thể bệ và tượng cao 2 m. Trong đó, phần tượng cao 0,92 m, hai đầu gối khuỳnh rộng 0,72 m, phần bệ cao 1,08 m, bệ sen có đường kính 0,76 m”. Không những vậy, trên bia tháp Sùng Thiện Diên Linh ở chùa Đọi Sơn, Duy Tiên Hà Nam, có nhắc đến tượng Phật A Di Đà đặt trong hội đèn Quảng Chiếu trước cửa Đoan Môn. Trong văn bia có đoạn cầu chúc cho Hoàng hậu Linh Nhâm “siêu linh Tịnh Độ”. Văn bia ở chùa Viên Quang xây dựng vào năm 1122, do Thiền sư Giác Hải trụ trì có chép, đặt Di Đà Giáo Chủ (Phật A Di Đà) một bên là hình Trụ Thế Thượng Nhân (Bồ đề Đạt Ma).


Trong sách Việt Nam Phật Giáo Sử Luận 1 của Nguyễn Lang, trang 184 có ghi “Trong câu chuyện về Không Lộ, ta nghe nói đến việc thiền sư tạo nên tượng Phật A Di Đà của chùa Quỳnh Lâm. Không Lộ mất vào năm 1141 nhưng trước đó 100 năm, vào năm 1057, một tượng Phật A Di Đà bằng đá cao hai thước rưỡi tây đã được lang tướng của vua Lý Thánh Tông thực hiện tại núi Lạng Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tượng Di Đà này vẫn còn ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh. Bia đá chùa Phật tích có nói về chuyện này. Vậy thì sự có mặt của giáo lý Tịnh ĐộViệt Nam được đánh dấu chậm lắm vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười một”. Từ những dữ kiện trên chúng ta thấy Tịnh Độ có mặt ở Việt Nam trễ nhất là vào đời nhà Lý, tính đến nay hơn một ngàn năm. Dù trong giai đoạn đầu chỉ có sự áp dụng riêng rẽ của những cá nhân chứ chưa trở thành tông phái, Thiền tông vẫn là chủ lực chính. Không những như thế, trước đó vào thế kỷ thứ ba sơ tổ Thiền tông Việt Nam Khương Tăng Hội trong Lục Độ Tập Kinh truyện thứ 60 ta thấy Tổ đề cập đến câu: “Cứ một lòng niệm Phật, nguyện cho chúng sinh được an lành”.


Bài Bàn Về Niệm Phật nằm trong sách Khóa Hư Lục một tác phẩm rất nổi tiếng của Thiền sư Trần Thái Tông. Ngài viết bài này với tất cả tấm lòng cao cả thương yêu đàn hậu học, Ngài chỉ dạy cặn kẽ sợ chúng ta đi không đến nơi đến chốn, tâm từ nhân hậu dễ thương của Ngài đọng lại trên từng con chữ. Lời văn chân chất súc tích trong sáng, còn là lời tâm tình đầy đạo vị khiến cho chúng ta dễ dàng tiếp cận và phát khởi tâm lành. Đọc xong chúng ta lập tức muốn áp dụng pháp niệm Phật vào đời sống tu tập hằng ngày của mình. Bởi niệm Phậtngồi thiền đến chỗ lòng không tâm lặng, định tuệ phát khởi thì chúng ta mới thật sự an trú trong trạng thái giác ngộ niết bàn tịnh lạc ở ngay đời sống này và tại đây. Pháp niệm Phật đòi hỏi chúng ta vận dụng cả ba thân, miệng, ý trong việc hành trì tu niệm, cho đến khi nhiếp tâm không còn loạn động phiền não quấy nhiễu thì cảnh giới cực lạc xuất hiện. Niệm Phật thường xuyên chăm chỉ, còn giúp chúng ta phát triển hạnh lành cao quý, thanh tịnh ba nghiệp một cách tươm tất vẹn toàn. Do bởi chúng ta đêm ngày luôn nghĩ nhớ đến Phật, trong ta lúc nào cũng có tâm Phật tánh Phật hạnh Phật thường xuyên trú ngụ. Như thế điều ác bất thiện ô nhiễm tăm tối không có cơ hội tồn tại, không có dịp trỗi dậy tác yêu tác quái, chúng ta thường sống trong tâm an tịnh phủ vây lắng đọng trùm khắp.

 

Trong bài Bàn Về Niệm Phật của Thiền sư Trần Thái Tông có sự dung hợp thiền tịnh, hàm dưỡng định tuệphước huệ cộng tu, vận dụng từ bi trí tuệ khai mở, định tuệ tỏa chiếu phước huệ trang nghiêm. Từ sơ trí lên bậc thượng trí, từ phàm chuyển thành thánh, tục đế đến chân đế bước nhảy tâm linh cao tột, tích lũy công đức thiện pháp, tịnh hóa ba nghiệp thân, khẩu, ý.


                                      Bàn Về Niệm Phật

Niệm Phật là điều khởi dậy do tâm. Tâm khởi dậy điều thiện tức là ý nghĩ thiện. Ý nghĩ thiện khởi dậy thì thiện nghiệp báo lại. Tâm khởi dậy điều ác tức là ý nghĩ ác. Ý nghĩ ác nảy sinh thì ác nghiệp ứng theo. Như gương hiện ảnh, như bóng theo hình. Cho nên thiền sư Vĩnh Gia nói rằng: "Ai chẳng có điều nghĩ, ai chẳng có điều nảy sinh" là nói về việc đó.

Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy. Niệm Phật dập tắt được ba nghiệp là cớ sao?

Vì rằng trong lúc niệm Phật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp thân. Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp miệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý. Nhưng kẻ trí có ba hạng. Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành. Ý nghĩbụi trần không vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói " Như như không động tức là thân Phật". Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng và tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thường. Tồn tại mà không biết đó là Phật sống.

Bậc trung trí ắt nhờ vào niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan; ý nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết. Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết Bàn “thường lạc ngã tịnh” là đạo của Phật.

Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nước Phật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thoái chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội được chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được bồ đề cũng được Phật quả.

Ba hạng trí ấy giác ngộ nông sâu khác nhau nhưng cái nhận được là một. Nhưng bậc thượng trí nói thì dễ, làm thì khó. Đời nay kẻ muốn theo mà học, vì không có thang bậc nâng đỡ nên hầu hết chỉ nhìn bờ rồi thoái lui; không đặt chân tới được. Bậc trung trí nếu có thể chăm chỉ tu hành như đã nói ở trên thì lập tức thành Phật. Nhược bằng chưa giác ngộ hoàn toàn đã chết thì tùy theo nhân quả mà sinh trở lại trên đời để nhận nghiệp thiện báo ứng. Khi thiện báo đã hết, nếu không có người cảnh tỉnh , lại sẽ rơi vào xu hướng ác. Những người như thế thì cũng khó đắc đạo vậy. Kẻ hạ trí lấy ý nghĩ làm bậc, lấy sự tinh tiến làm thang, chú ý đến thiện duyên, nguyện sinh vào nước Phật. Nếu chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục thì sau khi chết đi sẽ tùy theo điều ước mà được sinh vào nước Phật. Đã sinh ở nước Phật thì thân mình có mất đi đâu.

Nay kẻ tu hành đã nhận lấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu sinh vào nước Phật chẳng cũng khó sao! Như muốn niệm Phật, hãy lấy cách của kẻ hạ trí làm đầu. Sao vậy? Bởi vì có sự chú ý mà thôi. Ví như làm một tòa lâu đài ba tầng mà không làm tầng dưới trước, đó là điều chưa từng có vậy”.

Đỗ Văn Hỷ dịch, Thơ Văn Lý Trần tập 2 quyển thượng, trang 84-85.


Từ ngàn năm trước cho đến mãi tận về sau, pháp niệm Phật vẫn đêm ngày vang vọng trên mọi nẻo đi về của Đạo Phật Việt, vựt dậy biết bao tâm mê đang còn chìm đắm trong não phiền khổ đau, dẫn đưa biết bao con người tìm về ánh sáng vô lượng thọ quang của Phật, đêm ngày tu niệm tích chứa công đức về với chân thường tịnh lạc. Chuyển hóa bao nhọc nhằn truân chuyên trở nên an tịnh trùng khắp, từ khổ đau phiền não sang hoan hỷ lạc an, tâm mê mờ trở nên tỉnh giác, tâm cấu uế bất tịnh trở nên thanh tịnh. Niệm Phật còn là pháp nhiếp tâm thù thắng, từng lời từng chữ từng câu niệm Phật cứ thế thâm nhập sâu lắng vào tận cùng tâm thức tìm về tỉnh giác lạc an trú ngụ từng phút giây hiện tại và bây giờ. Niệm Phật là pháp tu đưa chúng ta đến trạng thái niết bàn tịnh lạc ở ngay trong đời sống hiện tạimai saulòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nước Phật”, những lời nguyện cầu nhắc nhở làm sống dậy hình ảnh Phật tâm Phật, bản thể chân như tánh giác thường xuyên có mặt trong mỗi chúng ta. Niệm Phật còn là nếp sống tâm linh cao đẹp của những người con Phật, hoàn thiện từ thân cho đến lời nói ý nghĩ tư tưởng. Mỗi khi gặp nhau chào nhau hoặc mở đầu một việc gì, chúng ta cũng đều niệm danh hiệu Phật, cùng nhắc nhở với nhau rằng Phật luôn có mặt ở cùng chúng ta. Trong mỗi chúng ta đều có chủng tử Phật, khả năng thành Phật những vị Phật tương lai, suối nguồn vi diệu đó vốn đã thâm nhập vào trong tiềm thức của chúng ta từ thuở nào.


Niệm là tưởng, nhớ, nghĩ, còn là sự nhận thức, ý thức, cảm nhận, không chỉ miệng niệm Phật mà còn phải dụng tâm để niệm Phật. Khi tâm khởi niệm Phật là tâm luôn nhớ nghĩ đến Phật, nghĩ tưởng đến chư Phật, nhớ nghĩ đến bản thể giác ngộ, chân tánh Phật tánh tánh giác luôn hiện hữu trong mỗi chúng ta. Niệm danh hiệu Phật, niệm hồng danh Phật, quán tưởng niệm Phật, ý thức thường xuyên đến hình bóng nhân cách trí tuệ cao siêu của Đức Phật, nhận thức một cách liên tục công hạnh hóa độ sâu dày của chư Phật. Chúng ta luôn nhớ nghĩ đến giáo pháp vi diệu của Phật, một lòng hướng nguyện đến con đường giải thoát cao cả. Nhớ nghĩ tưởng đến nguyện lực cứu độ vô biên của chư Phật, bằng tất cả tấm lòng thành kính tha thiết nguyện mong dâng lên mười phương chư Phật.


Chúng ta dùng cái tâm kiên cố vững chãi để niệm Phật, “Niệm Phật là điều khởi dậy nơi tâmquyết lòng khơi dậy sự ước muốn tu tập lập nguyện dấn thân để được sinh về cảnh giới Phật. Niệm Phật phải được phát khởi từ tâm do tâm, dùng tâm để niệm nhớ nghĩ tưởng đến Phật, hướng tâm đến chỗ chánh niệm tỉnh giác, trong sáng thanh tịnh lắng đọng. “Tâm khởi dậy điều thiện tức là ý nghĩ thiện. Ý nghĩ thiện khởi dậy thì thiện nghiệp báo lại”. Tâm khởi là phần hoạt dụng của tâm nhưng khởi dậy như thế nào, thiện hay ác tốt hay xấu lại là vấn đề do chính ta quyết định. Tâm khởi thiện thì ý nghĩ cũng theo đó mà thiện, là khi chúng ta thường xuyên đưa tâm của mình đến nơi thiện lành cao cả, là khi chúng ta luôn nuôi dưỡng tâm thiện ý lành, ý nghĩ một khi đã tốt đẹp thiện lành thì điều ác việc ác ý nghĩ ác sẽ không có cơ hội xuất hiện. Do bởi tâm chúng ta có nhiều giai tầng phương diện, có những biểu hiện và sự huân tập tích chứa khác nhau, từ thiện ác tốt xấu cho đến mọi thứ mọi điều mọi việc đều do tâm dẫn đầu và chủ động. Khi tâm nghĩ đến điều ác thì ý nghĩ cũng duyên theo đó mà xấu ác, cái ác có mặt cho đến khi chúng ta dùng tâm thiện ý nghĩ thiện để chế ngự hóa giải.“Tâm khởi dậy điều ác tức là ý nghĩ ác. Ý nghĩ ác nảy sinh thì ác nghiệp ứng theo”. Rõ ràng là vậy khi chúng ta luôn luôn giữ tâm chánh niệm tỉnh thức, thường xuyên nhớ nghĩ đến điều thiện việc thiện thì việc ác điều ác khó có dịp trỗi dậy tiếp cận.

Tâm khởi thiện thì nghiệp báo thiện nhận được quả lành, tâm nghĩ ác thì nghiệp quả ác kết quả xấu bất thiện, đây là định luật công bình và sòng phẳng nhất. Chúng ta không thể tạo việc ác gây nên tội lỗi mà đòi hỏi kết quả tốt đẹp được, những gì gửi đi sẽ không thu hồi lại được, những gì chúng ta gây nên tác tạo đều phải nhận lại hậu quả, tất cả đều tùy vào quyết định hành xử suy nghĩ của chúng ta. Muốn kết quả ra sao như thế nào thì chỉ có chính ta làm chủ quyết định, là thiện hay bất thiện xấu tốt tích cực hay tiêu cực đều hoàn toàn do chính ta tự mình định đoạt.


Tâm niệm Phật tâm thường xuyên nhớ nghĩ đến Phật thì lúc nào Phật cũng ở trong tâm ta. Tâm không là gì cả nhưng lại là tất cả, tâm sanh vạn pháp, tâm dẫn đầu tâm làm chủ tâm tác tạo mọi sự, tâm là chủ nhân ông của niết bàn sanh tử, hạnh phúc khổ đau, mê mờ giải thoát, tất cả đều có sự can dựquyết định của tâm. Tâm khởi thiện ác tốt xấu, nghiệp quả cũng theo đó bám theo vận hành, từ suy nghĩ hành động nói năng tác tạo của ba nghiệp thân, khẩu, ý như thế nào, thì nhân ấy quả ấy cũng sẽ mãi miết bám cứng dính chặt theo ta không lúc nào rời. Tâm si mê tăm tối dẫn chúng ta lạc bước trôi lăn trong luân hồi sinh tử, tâm sân hận đốt cháy công đức lành mà ta gây tạo, tâm tham lam vọng động nhiễm ô làm cho chúng ta phiền não khổ đau. Những cảm giác cảm thọ, những tiếp cận tương tác của căn, trần, thức, đừng để ngăn ngại che mờ phủ vây, rời xa những dính mắc lầm chấp lôi kéo, từ bỏ sự ràng buộc vướng bận vọng khởi đảo điên, chấm dứt phiền não khổ đau lo sợ.

Giữ tâm sáng suốt thanh thản an yên, thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, nhận diện phát hiện điểm danh những đi lại biến động nổi trôi của tâm thức mà chẳng cần phải bận tâm lo nghĩ ràng buộc, buông thõng xả bỏ tất cả mọi điều mọi thứ. Bởi chúng tự đến thì tự đi, đến được thì đi được, quán như thế thì sự có mặt của chúng sẽ không gây tác động ảnh hưởng và chẳng thể làm hề hấn gì được chúng ta. Thế nên khi chúng ta tu, là tu cái tâm này chuyển hóa tâm này, chuyển tâm này từ mê sang ngộ từ vọng tâm sang chân tâm, từ đảo điên mộng tưởng trở nên lắng đọng giác ngộ an lành, bởi cái tâm của riêng ta thuộc về ta thì chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền định đoạt. Chỉ khi tâm bình thì thế giới mới bình, một khi tâm thanh tịnh thông suốt, phiền não trần lao không còn quấy nhiễu, lập tức định tuệ trỗi dậy lạc an tỉnh giác trú ngụ.


Thiền sư Trần Thái Tông cảnh tỉnh nhắc nhở chúng ta, nhờ công đức niệm Phật mới dập tắt được ba nghiệp, bởi niệm Phật muốn có được kết quả viên mãn là phải vận dụng toàn triệt thân, miệng, ý. “Nay kẻ tu hành muốn khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp, cũng là nhờ công niệm Phật vậy”. Ý nghĩ chân chínhchánh niệm, hành giả tu tập nếu muốn dứt ba nghiệp thì phải giữ gìn chánh niệm, nhất tâm niệm Phật, không để tạp niệm xen vào gây lũng đoạn trở ngại, không để cho thất niệm. Một lòng nghĩ nhớ đến Phật, nhờ niệm Phật mới có chánh niệm, có được chánh niệm thì niệm Phật mới đến chỗ tròn đầy nội tỉnh nhất tâm, như thế dứt bỏ ác nghiệp, tạo duyên lành để cho thiện nghiệp phát sinh từ bi trí tuệ trăng tưởng.

Khi chúng ta thường sống với tâm Phật hành hạnh Phật, hết lòng niệm Phật luôn nhớ nghĩ tưởng đến Phật, là chúng ta vận dụng đủ đầy ba nghiệp thân khẩu ý cùng hướng đến sự an lạc giải thoát. Thường xuyên tích lũy công đức thiện lành nâng cao quảng đại, cũng đồng nghĩa cái xấu ác bất thiện sẽ tự tiêu tan, ba nghiệp được an ổn tốt đẹp lợi mình lợi người. Niệm Phật đến chỗ nhất tâm chánh niệm sẽ dứt trừ ba nghiệp bất thiện của thân, miệng, ý vậy. Do bởi thân của chúng ta còn là một nơi tích tụ của tội lỗi, miệng của chúng ta gây nên biết bao thị phi não phiền, ý của chúng ta thường xuyên lăng xăng vọng động. Những gì chúng ta tác tạo gây nên đều phải chịu phần trách nhiệm, không hề có sự ngoại lệ hay biệt lệ cho bất cứ một ai cả. Những gì thuộc về ác cứ thế dẫn ta đi theo đường ác, cũng vậy những gì thiện thì sẽ đưa ta đến nơi tốt đẹp cao cả, niệm tịnh dẫn đưa ta đến với lạc an. Rõ ràng là vậy những gì cất giữ tích chứa trong tâm thức chúng ta, cũng đều nhận lại mà không bỏ sót thứ gì. Nhiều thì chúng ta nhận nhiều ít thì nhận ít, nhân đó quả đó tốt xấu như thế nào ra làm sao, đều do chúng ta chọn lựa hạt giống gieo trồng từ trước. Là thiện, thiện sẽ đi theo kết quả thiện thiện, là ác, ác mãi bám theo dính chặt không rời kết cuộc nhận quả ác.


Trong mười thiện nghiệpmười ác nghiệp của thân, khẩu, ý, thì Thân ác nghiệp có ba: sát sanh, trộm cắptà dâm, nhưng do vì niệm PhậtVì khi niệm Phật thân ngồi ngay thẳng, không làm hạnh tà là dứt thân nghiệp. Một khi thân không làm ác hạnh tà thì sẽ không có ác nghiệp nào bám theo được, thân đã không làm những việc xấu ác mà còn phải hoàn toàn từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, diệt trừ tận gốc tâm niệm giết hại, tăng trưởng lòng từ bi. Từ bỏ tránh xa lấy của không cho, bất cứ tài vật gì của người khác khi không có sự cho phép đều không được đụng đến, chúng ta còn phải thường ưa bố thí. Từ bỏ tà hạnh các dục không liện hệ tình dục bất chính, chấm dứt tâm niệm tà dâm, tăng trưởng hạnh lành thanh tịnh.

 

Miệng có bốn ác nghiệp: nói dối, nói lời chia rẽ, nói nặng lời, nói lời vô nghĩa, nhưng nếu chúng taMiệng tụng chân ngôn, chẳng nói lời tà là dứt khẩu nghiệp”. Miệng đã không nói lời tà chỉ chuyên niệm Phật thì chắc chắn sẽ không có ác khẩu nghiệp nào quấy rầy được. Để tăng trưởng bốn thiện nghiệp của miệng chúng ta cần phải từ bỏ nói dối tránh xa vọng ngữ, diệt trừ tận gốc rễ sự nói dối. Chỉ nói sự thật, có được niềm vui trong sự nói lên sự thật, an trú nơi sự thật không thay đổi. Từ bỏ nói lời chia rẽ tránh xa nói hai lưỡi, từ bỏ lời nói độc ác, tăng trưởng sự hòa hợp, chỉ nói những lời đưa đến sự hòa hợp, sống an vui trong sự hòa kính. Từ bỏ tránh xa lời nói phù phiếm vô nghĩa, chỉ nên nói những lời chân thật ái ngữ lợi mình lợi người, những lời có ý nghĩa những lời phù hợp thích nghi với chánh pháp, những lời mang lại sự bình an tốt đẹp.

 

Ý có ba: tham lam, sân hận, si mê, “Ý gắng tinh tấn, chẳng khởi niệm tà là dứt ý nghiệp”. Ý không khởi tâm tà thì sẽ không có si mê tăm tối lũng đoạn, giữ tâm ý luôn thanh thản cũng là cách để chúng ta giảm thiểu bất an khổ đau phiền muộn. Chúng ta quyết không tham lam ích kỷ tham ái, từ bỏ lòng ham muốn, phát huy hạnh lành cao đẹp. Từ bỏ nóng nảy sân hận, tăng trưởng niềm an vui hỷ lạc. Rời xa si mê tăm tối, từ bỏ mộng tưởng đảo điên, một lòng tăng trưởng trí tuệ, thường xuyên giữ tâm sáng suốt, chánh kiến. Được như thế cũng có nghĩa chúng ta thật sự an trú trong an lạc giải thoát ngay trong đời sống thường nhật rồi vậy.


Pháp niệm Phật còn đòi hỏi chúng ta tri hành hợp nhất, vận dụng toàn triệt thân, khẩu, ý trong việc hành trì tu niệm thì mới phát huy trọn vẹn viên mãn. Khi chúng ta niệm Phật thân ngồi đoan trang ngay thẳng, tinh tiến không biếng lười. Miệng niệm Phật, tai nghe tiếng niệm Phật, tiếng niệm Phật cứ mãi vang dội tích tụ trong tâm thức của mình. Như thế, chúng ta vận dụng ba nghiệp đủ đầy, nhuần nhuyễn hòa nhập làm một mà không cần đi qua trình tự. Nhưng không phải lúc nào tâm thức của chúng ta thâu nhiếp được tiếng niệm Phật, càng không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát được sự đi lại của tâm ý, có khi thất niệm không giữ gìn được chánh niệm tỉnh giác. Miệng thì niệm Phật nhưng tâm ý lại thả rông lang thang ở tận phương nào, thân ngồi đây nhưng hồn phách đi hoang lạc lối, tâm rong ruổi dính mắc nơi này chốn nọ, người một nơi nhưng tâm một nẻo. Thế nên tinh cần chú tâm dõi theo từng tiếng niệm Phật, một lòng chánh niệm tỉnh thức.

Thiền sư Trần Thái Tông đề cập đến ba bậc trí, công phu thứ bậc của năng lực trí tuệgiác ngộ trong sự tu tập, gồm có thượng trí, trung trí và hạ trí. Có sự tương thích với ba phẩm, thượng phẩm, trung phẩmhạ phẩm, trong chín phẩm liên hoa của tư tưởng Tịnh Độ. Bậc thượng trí căn tánh sâu dày cao rộng, trí tuệ và sự hiểu biết thâm sâu diệu vợi, nhiều đời nhiều kiếp tu tập, thường an trú trong tuệ giác vô biên. “Tâm tức Phật, nên không phải nhờ thêm sự tu hành”. Tức tâm tức Phật, đến được chỗ rốt ráo, không còn nhân ngã bỉ thử, đồng đẳng nhất như, từ trong bản thể thanh tịnh trong suốt lưu xuất. Tâm không còn vướng bận phiền não trần lao, tâm lặng ý trong không còn cấu uế loạn động nhiễm ô. Tâm Phật hạnh Phật lặng lẽ thường hằng tỏa chiếu, chân như Phật tánh tròn đầy viên mãn.


Thiền sư Trần Thái Tông chủ trương “Tâm tức Phật” cái tâm sáng tỏ thấu đạt, cái tâm tinh tường thông suốt, tâm chân thật thanh tịnh, tâm giác ngộ hiển lộ tròn đầy. Nhưng chúng ta sống với cái tâm nào mới là quan trọng, chúng ta để cho tâm nào chủ động lôi kéo mới là vấn đề. Tâm Phật hay tâm chúng sinh, chân tâm hay vọng tâm, tâm giác ngộ hay tâm điên đảo mộng tưởng, tâm mê mờ đau khổ hay tâm tỉnh thức an lạc? Thay vì nâng cao trí tuệ phát huy rộng mở tâm giác ngộ thanh tịnh, thường sống trong chánh niệm tỉnh giác, thì chúng ta lại sống với cái vọng tâm mê mờ tăm tối nên tánh giác không có dịp xuất hiện, phiền não đau khổ đêm ngày dâng cao quấy nhiễu. Nếu chúng ta biết quay về nương tựa Chân như, Phật tánh, bản thể giác ngộ sẵn có trong mỗi chúng ta, thì mới chấm dứt được lầm mê đau khổ. Chỉ khi định tuệ bừng dậy sáng soi tỏ rõ, phước huệ sâu rộng cao dày, thì lúc nào ở đâu chúng ta cũng đều an trú trong tâm Phật cảnh giới Phật, thường sống trong sự an lạc giải thoát đích thật.


Tu theo Đạo Phật còn gọi là tu tâm dưỡng tánh, tu sửa tâm tánh của mình trở nên hoàn hảo, từ cấu uế ô nhiễm để được thanh tịnh, từ vọng tâm trở thành chân tâm, thường xuyên nuôi dưỡng tánh giác tròn đầy hỷ lạc. Chuyển hóa tâm bất tịnh trở nên thanh tịnh, tâm mê mờ trở nên sáng suốt, tâm phiền não khổ đau trở nên từ bi hoan hỷ. Cũng cái tâm này làm cho chúng ta trở thành chúng sinh, thì chính tâm này sẽ khiến cho chúng ta thành Phật giác ngộ, tâm dẫn chúng ta từ khổ đau đến an lạc, từ địa ngục đi đến niết bàn, bởi tất cả đều do chính tâm của ta làm chủ và định đoạt. Khổ đau hay an lạc mê mờ hay giác ngộ do chính chúng ta tự quyết định, từ trước đến nay tâm chúng ta luôn bị che mờ bao phủ ngăn ngại bởi vô minh tăm tối, sáu căn ba nghiệp lầm lạc sai đường. Nên mãi lưu lạc trầm luân trong ba cõi sáu đường, hết xuống lại lên nổi chìm lận đận, lặn hụp nơi sông mê bể ái, là do chúng ta để cho vọng tâm mê mờ dẫn đưa tác tạo, chạy nhảy lăn xăn lung lạc bày trò. Bởi tâm dẫn đầu các pháp tâm làm chủ định đoạt, nhưng khi chúng ta bỏ vọng theo chân, tìm về nguồn cội uyên nguyên bản giác, chuyển hóa tâm trở nên thanh tịnh thì uế trược não phiền đau khổ tự tiêu diệt vậy.

Hơn nữa chính Ngài đã từng có được sự trải nghiệm cao độ và đạt được tâm Phật nhờ vào câu nói của Trúc Lâm Thiền sưPhật ở trong tâm”. Gây tác động mãnh liệt vào nội tâm của Ngài lúc bấy giờ, để rồi cả cuộc đời còn lại Ngài sống trọn vẹn với cái tâm giác ngộ thênh thang rộng mở, chân tâm hiển lộ tròn đầy. Câu kinh vô trụ “Đừng trụ tâm vào bất cứ nơi đâu” (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm) trong tinh thần Kinh Kim Cang mà Ngài thường hành trì thể nghiệm cứ thế liên tục tác động, tạo nên một Trần Thái Tông với tuệ giác vô biên soi sáng trời Nam dẫn đường bao thế kỷ. “Niệm tức là bụi đời, không vướng mắc một điểm nào” chúng ta bụi trần bám dính, vọng niệm nhiễm ô đêm ngày tích chứa, điên đảo mộng tưởng não phiền trỗi dậy, khiến cho chúng ta mãi miết trôi lăn trong tử sinh huyễn mộng không biết lúc nào mới dừng, khổ đau si mê tăm tối lầm lạc níu chặt không buông.

 

Nhưng với bậc thượng trí tâm thênh thang rộng mở, không còn vướng mắc biên kiến nhị nguyên, thường chánh niệm tỉnh giác, không để bụi trần nhiễm ô khuấy động, không để cho sáu căn, trần, thức quấy nhiễu lũng đoạn. Một khi đến được cảnh giới của vô niệm bặt niệm, chấm dứt mọi niệm khởi dậy, “trần và niệm vốn tịnh” thì lập tức có được bản tâm thanh tịnh sáng suốt, tuệ đăng thường soi tỏ, pháp lạc vô tận không cùng. Bởi cho cùng các pháp vốn thường thanh tịnh, thật tánh chân như không hề hư ngụy biến đổi.


Thân Phật, báo thân ứng thân hóa thân, “như như bất độngthân kim cang bất hoại, vô thượng pháp thân, phủ trùm xuyên suốt, không biên độ ngần mé khởi đầu chung cuộc, rộng mở thênh thang không cùng vô tận. Thường trụ pháp thân, chân như pháp giới đồng nhất, thể tánh giác ngộ vốn bình đẳng, thường hằng sáng tỏ. Trong ý nghĩa vi diệu nhất nhưThân Phật tức là thân ta vậy, không có hai tướng”, tướng là các hiện tượng, biểu hiện của bản thể vũ trụ, đâu là hiện tướng thật tướng, ngã tướng nhân tướng, chúng sanh tướng thọ giả tướng?

 

Thân Phật pháp thân, không hư hao biến đổi không bị chi phối tác động bởi bất cứ cái gì điều gì. Thân ta một khi không còn nắm giữ ôm ấp bảo bọc bản ngã cái tôi, của tôi, những gì thuộc về tôi, mới tự tại thong dong vượt thoát về với chân thường tự tánh.“Tướng và tưởng không phải là hai, lặng lẽ thường hằng, tồn tại mà không biết, đó là Phật sống”. Tận cùng và rốt ráo của mọi hiện tượng lại là chân như Phật tánh, không trụ bám vào bất cứ một pháp nào, chân không tuyệt không giai không. Bản thể giác ngộ, khả năng giác ngộ, chân như tánh giác trong ta và chư Phật không hề sai khác. Đức Phật đã từng minh định “ta là Phật đã thành các ngươi là Phật sẽ thành” trong tất cả chúng tachúng sinh đều sẵn có chủng tử Phật, khả năng giác ngộ thành Phật, đều có tánh Phật là những vị Phật tương lai.

Để có được trí tuệ bậc trung ắt hẳn nhờ pháp niệm Phật, niệm Phật không quên thì tâm chúng ta trở nên thuần thục thiện lành. “Chú ý tinh cần, luôn luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện”, ngày đêm gắng sức ra công tu tập thường xuyên niệm Phật không hề ngơi nghỉ, giữ gìn chánh niệm tỉnh thức, tăng trưởng phước huệ. Chúng ta niệm Phật liên tục nhất như không ngăn trở gián đoạn, không để những não phiền lo sợ khuấy động. Một dạ chí thành niệm Phật quyết không xao lãng, gạt bỏ tất cả niệm uế trược thế gian phiền não vướng bận, chỉ một lòng hướng tâm đến cảnh giới thường lạc tịnh là chúng ta thực sự an trú trong tịnh độ hiện tiền rồi vậy. Thiện hiện thì ác diệt, ác diệt thì chỉ còn toàn thiện,“Ý nghĩ thiện đã hiện ra thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan; ý nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện”, rõ ràng là vậy, ý nghĩ thiện điều tốt lành một khi đã xuất hiện thì điều ác sẽ bị tiêu diệt, khi điều ác thật sự biến mất diệt vong thì chỉ còn lại điều thiện.


Thật vậy, khi trong tâm chúng ta tích chứa đủ đầy tuệ căn tánh giác rộng mở, thì lập tức chúng ta có được lạc an ở ngay trong hiện tại mà không cần chờ đợi đến khi quá vãng mới được siêu sanh cõi tịnh độ. Nhân hiện tại chúng ta gieo trồng tích chứa công đức niệm Phật tinh chuyên, khi chết đi quả ấy là về cõi lành cảnh giới Phật. Một khi chúng ta tu tập kết nối thiện duyên đủ đầy hẳn chắc bây giờ và mai sau, đến đâu chúng ta cũng đều được thiện lành tốt đẹp. Chúng ta nỗ lực tu tập phước huệ đồng hành, tích lũy thiện pháp càng sâu càng dày, dù ở đâu lúc nào hiện tại tương lai chuỗi kết nối nhân quả thời không, chúng ta cũng đều có được thiện quả hạnh phúc an lạc thường xuyên phủ vây đêm ngày.


Niệm Phật đến chỗ tâm không tạp niệm xen vào quấy nhiễu, không móng tâm động ý, không còn một niệm vi trần khởi dậy, bặt hết mọi nghĩ suy, vắng lặng nhất như thường hằng sáng tỏ. “Dùng ý nghĩý thức về ý nghĩ thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết”. (Dĩ niệm ý niệm, niệm niệm diệt chi) Lấy niệm chế niệm đến chỗ vô niệm, nhiếp tâm chánh niệm tỉnh giác thì mọi ngăn ngại đảo điên đều được tiêu trừ, niệm nhưng là giác niệm tịnh niệm thì loạn niệm tạp niệm tự biến mất diệt vong. Do bởi còn khởi niệm thì còn có sanh, còn có năng sở chủ thể khách thể đối tượng tức là còn có sanh. Chỉ khi dứt niệm bặt hết niệm không còn niệm thì mới thoát ly ra ngoài sinh diệt đến chỗ vô sinh bất diệt. Cảnh giới nhất như vô niệm vô sanh, chánh niệm tự niệm thường niệm, về với chính đạo, đạo giải thoát chân thật lạc an nơi cõi Niết Bàn, đó cũng chính là con đường giải thoát cao cả của Phật. “Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết Bàn “thường lạc ngã tịnh” là đạo của Phật”.


Bậc hạ trí, là chúng ta nếu muốn có được kết quả như ý nguyện thì phải vận dụng trọn vẹn cả ba nghiệp thân, khẩu, ý ngày đêm chăm chỉ miệt mài niệm PhậtKẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm lời Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyền sinh ở nước Phật”.Chúng ta trí thì lu mờ tuệ thì thấp kém, tu tập giỏi lắm hành trì miên mật dữ lắm may ra mới mong có được chút ít trí tuệ. Đó là tu giỏi tu hay, chứ nếu tu tà tà tu lai rai tu theo kiểu tùy hứng, đang ở vào giai đoạn giằng co giữa thiện và ác, đang còn phân vân cái nào là tốt cái nào là xấu, đang còn chọn lựa thiện thì làm ác thì bỏ.

 

Chúng ta mãi đang tranh đấu liên tục với điều thiện việc ác, là đã ngất ngư đuối sức hụt hơi rồi nhưng vẫn chưa xong chưa đâu là đâu, vẫn đang nổi chìm lặn hụp đâu đó, vẫn còn đang tách bạch giữa thiện và ác, liệu biết đến khi nào chúng ta mới tiến lên cao được? Bởi việc làm thiện bỏ ác mới chỉ là bước đi ban đầu trên lộ trình giác ngộ giải thoát, chúng ta cần phải tu tập cả phước lẫn huệ song song với nhau nữa. Nếu chúng ta cứ mãi chần chờ đắn đo, thối chí biếng lười hụt trước thiếu sau, đến khi bệnh tật tới thăm vô thường truy bức réo gọi, đêm khổ ngày lo tối tăm mặt mũi, thì biết đến khi nào chúng ta mới thật sự có được niềm an vui hỷ lạc thiện lành đúng nghĩa?


Chúng ta dù căn trí thấp kém, nhưng nếu cần mẫn một lòng niệm Phật không ngơi nghỉ không thoái chí thì sẽ mang lại kết quả tốt đẹp. Trong sự tu tập không thể một bước tức khắc chúng ta giác ngộ thành Phật thành Tổ ngay, mà phải dụng công lau chùi mài dũa, dưỡng tánh tu tâm, nhiều đời nhiều kiếp tích lũy công đức, từng bước vững chãi từ thấp đến cao. Chúng ta tinh tấn chăm chỉ niệm Phật, giữ gìn chánh niệm tỉnh giác, làm thiện tích phước tạo mọi công đức lành, thì sẽ có báo ứng tốt đẹp đến khi quá vãng được sanh về cõi Phật dù đó hạ phẩm hạ sanh.

Trong bài Bàn Về Niệm Phật, dù rằng Thiền sư Trần Thái Tông không đề cập đến việc niệm danh hiệu vị Phật nào, nhưng xuyên qua đoạn văn: như vậy “đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sinh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội được chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được bồ đề cũng được Phật quả”. Thì chỉ có trong giáo lý Tịnh Độ mà thôi, ở đây chúng ta thấy rõ tư tưởng Tịnh Độ được Ngài đề cập đến vô cùng sinh động và rõ nét, sinh về nước Phật cõi lạc bang rộng mở trong từng tâm nguyện.

 

Niệm Phật là một thiện pháp cao quý, chúng ta nỗ lực dụng công tu niệm để có được công đức phước huệ trang nghiêm, tịnh độ hiện tiền ngay tại nhân gian này. Pháp niệm Phật rất vi diệuthực tiễn phù hợp với mọi căn cơtrình độ, chúng ta niệm Phật mọi lúc mọi nơi bất cứ môi trường hoàn cảnh tâm cảnh nào cũng đều được. Chúng ta vận dụng cả ba thân, miệng, ý một lòng niệm Phật giữ tâm an ổn thanh tịnh, chấm dứt ác nghiệp tăng trưởng thiện nghiệp, niệm liên tục hồng danh Đức Phật nguyện mong ánh sáng trí tuệ giác ngộ thường hằng tỏa chiếu, tâm từ bi rộng mở muôn lối.


Hơn nữa, Thiền sư Trần Thái Tông không gợi ý việc niệm danh hiệu vị Phật nào, biết đâu Ngài có chủ đích. Ngài để cho chúng ta tự mình tìm cách thích nghiquyết định, nếu chúng ta hội đủ duyên lành tùy theo ước nguyện với vị Phật nào thì hướng tâm trì niệm danh hiệu Phật đó. Trong Kinh Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh (Kinh A Di Đà) có đề cập đến sáu phương, phương Đông, Tây, Nam, Bắc phương trên và phương dưới, chư Phật thường trụ hóa độ. Từ cung trời Đâu Xuất đến cõi Tịnh Độ lạc bang, từ Đông phương Phật Dược Sư đến Tây phương Phật A Di Đà ngày đêm tiếp độ. Từ thế giới Ta Bà đến cõi trời Tứ Thiên Vương, ba cõi Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni phân thân hóa độ. Chúng ta hết lòng niệm Phật, nguyện mong bây giờ và mai sau luôn được sống trọn vẹn trong ánh hào quang của chư Phật.


Thiền sư Trần Thái Tông còn nhắc nhở cảnh tỉnh chúng taBa hạng trí ấy giác ngộ nông sâu khác nhau nhưng cái nhận được là một” dù mức độ tu tập trong mỗi chúng ta có sâu dày cạn mỏng, trí có thứ bậc cao thấp khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng chỉ có một, đó là giác ngộ giải thoát. Như muôn không đổ về biển khơi, chân lý vốn chỉ có một, một là tất cả tất cả là một, bình đẳng trong giác ngộ. Nhưng bậc thượng trí “nói thì dễ, làm thì khó” đây là vấn đề chúng ta cần lưu ý, để có được thượng trí không hề dễ dàng, tu tập nhiều đời nhiều kiếp phước huệ đủ đầy định tuệ tỏa sáng.

 

Trong chúng ta ai cũng có thể nói được nhưng làm được và làm cho thật tốt có mấy ai, thấy thì dễ làm mới khó trầy da tróc vỏ vẫn chưa xong. Chúng ta tâm địa bất thiện vô minh tăm tối đầy dẫy, tâm tánh chưa chịu thuần thục, chạy nhảy lăng xăng vướng mắc lầm chấp, bám theo lý thuyết ngôn từ. Nói nhiều làm ít phước mỏng nghiệp dày, nên mãi lầm than trôi dạt hết xuống lại lên, ngày về cố quận xa tít mù khơi. Thế nên muốn nâng cao trí tuệ phải một lòng nỗ lực tinh cần thực tập pháp và hành pháp.


Bậc trung trí nếu có thể chăm chỉ tu hành như đã nói ở trên thì lập tức thành Phật” Muốn thành bậc trung trí thì phải nỗ lực dụng công đêm ngày tu tập từng phút từng giây từng sát na hơi thở quyết không xao lãng, không chùn bước thối lui, tinh tấn chuyên cần một dạ chí thành niệm Phật. “Đời nay kẻ muốn theo mà học, vì không có thang bậc nâng đỡ nên hầu hết chỉ nhìn bờ rồi thoái lui; không đặt chân tới được”. Con đường đi đến giác ngộ lúc nào cũng có chướng duyên nghịch cảnh, cũng có vô vàn khó khăn ngăn trở, có lúc thối chí nhụt tâm biếng lười chểnh mảng, lại nữa nội tâm não phiền khuấy động ngoại cảnh chi phối đêm ngày, nếu không có đủ dũng khí quyết tâm khó lòng vượt qua. Chúng ta nương vào giáo pháp, những bậc thầy thông tuệ minh sư, bạn hiền tri thức pháp hữu cùng nhau tu học nâng đỡ khuyến khích trợ duyên. Có được như thế, chúng ta mới vững tâm chu toàn tự mình có những bước đi vững chãi không sợ vấp ngã.


Hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ lấy ba tông chỉ Tín Hạnh Nguyện làm đầu, và là nền tảng quan trọng để thực hành pháp niệm Phật. Trong bài Luận Về Niệm Phật, chúng ta thấy sự có mặt của Tín: “mong thấy hình tướng Phật”. Tín là tín tâm sự tin tưởng mãnh liệt, một lòng tin tưởng Phật, tin vào giáo pháp của Phật, tin vào con đường giải thoát cao cả. Hạnh: “Chuyên cần niệm lời Phật”. Một lòng cần mẫn siêng năng dụng công niệm Phật, lập nguyện dấn thân trong mọi hoàn cảnh tâm cảnh nào cũng nhất quyết không thối lui chùn bước, không một trở ngại chướng duyên nghịch cảnh nào có thể ngăn cản được chúng ta. Nguyện: “thân nguyền sinh nước Phật”. Một dạ chí thành nguyện mong sinh về cảnh giới Phật, quay về với bản thể chân như tánh giác.

 

Lại nữa, còn có bốn phép niệm Phật là những phương tiện nhằm giúp cho chúng ta giữ tâm kiên định không bị tán loạn thất niệm. 1, Trì danh niệm Phật: một lòng niệm danh hiệu Phật, 2, Quán tưởng niệm Phật, quán thấy tướng hảo công hạnh của Phật. 3, Quán tướng (tượng) niệm Phật, đối trước hình tướng của Phật tỉnh giác từng câu niệm Phật. 4, Thật tánh niệm Phật, niệm từ nơi chân tánh, Phật tánh bản thể giác ngộ, chánh niệm. Bốn pháp này như những thang bậc chắc chắn từng bước chúng ta đi lên.


Thiền sư Trần Thái Tông vừa nhắn nhủ và trao cho chúng ta cách thức tu tập để được sinh về Phật quốc. “Kẻ hạ trí lấy ý nghĩ làm bậc, lấy sự tinh tiến làm thang, chú ý đến thiện duyên, nguyện sinh vào nước Phật”. Sử dụng chánh niệm làm nền tảng vững chắc, lấy sự tinh tấn chuyên cần tiến lên, thường xuyên hướng tâm đến duyên lành, một lòng một dạ nguyện sinh vào cõi Phật. Một khi quyết chí bền lòng cần mẫn siêng năng, tâm tánh đã được chuyển hóa thuần thục, thì sau khi chết đi tùy theo lòng mong cầu sở nguyện được sinh vào nước Phật. “Nếu chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục thì sau khi chết đi sẽ tùy theo điều ước mà được sinh vào nước Phật”. Đã về được nước Phật đến được cảnh giới Phật, cho dù hạ phẩm hạ sanh thì thân cũng không thể mất đi đâu được.


Thiền sư Trần Thái Tông còn nghiêm khắc nhắc nhở chúng ta, đã mang thân người ắt có ba nghiệp, sao không chịu niệm Phật để cầu vãng sanh về cảnh giới Phật, khó vậy sao? “Nay kẻ tu hành đã nhận lấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu sinh vào nước Phật chẳng cũng khó sao!” Niệm Phật theo cách của người hạ trí, một lòng nhất tâm niệm Phật thì ở đâu lúc nào Phật cũng ở trong ta, rõ ràng là vậy nhân thiện thì quả lành, nhân niệm Phật thì quả sẽ thành Phật những vị Phật tương lai.


Cũng có thể chúng ta sẽ đặt câu hỏi, không biết Thiền sư Trần Thái Tông niệm Phật hiệu nào? Nhưng nếu tìm hiểu tổng quát những sáng tácpháp hành tu tập ngày đêm của Ngài ở đó sẽ có câu trả lời. Không những vậy, tư tưởng Tịnh Độ xuất hiện rất rõ nét trong Khoa Nghi Sáu Thời Sám Hối của Ngài, trở thành phương pháp kết hợp ứng dụng Thiền Tịnh vào sự tu tập, và từ đó thành pháp Thiền Tịnh Song Tu của Đạo Phật Việt. Trong sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thì có ba căn là tai, thân và ý giáo lý Tịnh Độ được Ngài đề cập đến vô cùng sinh động sáng tỏ.


Khóa lễ sám hối buổi trưa phần mở đầu tâu bạch về Nhĩ căn có đoạn như sau: “Kính khải thập phương Đại giác, tam thế Hùng sư. Phiên lục đạo nhi tác lục thông; nhiếp cửu loại nhi quy cửu phẩm”.

Dịch nghĩa:

Kính tâu Đại giác mười phương, Hùng sư ba đời. Đổi sáu ngã thành sáu thần thông; dẫn sáu loài thành chín liên phẩm.”


Chín liên phẩm là cửu phẩm liên hoa là chín phẩm hoa sen, tư tưởng liên hoa chỉ có trong giáo lý Tịnh Độ, hành giả tùy theo mức độ tu tập và sự giác ngộ của mình, sau khi chết đi sẽ hóa sanh vào một trong chín phẩm hoa sen. Được chia ra làm Thượng phẩm, Trung phẩmHạ phẩm. Thượng phẩm có ba đó là: thượng phẩm thượng sinh, thượng phẩm trung sinh, và thượng phẩm hạ sinh. Trung phẩm cũng có ba: Trung phẩm thượng sinh, trung phẩm trung sinh và trung phẩm hạ sinh. Hạ phẩm có ba đó là: hạ phẩm thượng sinh, hạ phẩm trung sinh, và hạ phẩm hạ sinh, cọng lại có chín phẩm là vậy. Tịnh độ miền cực lạc của Phật A Di Đà, nơi trang nghiêm đẹp đẻ, chúng ta một lòng chí thành niệm Phật đến khi tâm không còn loạn động hết phiền não trần lao sẽ được vãng sanh về cõi tịnh.


Kính tâu bạch đấng Giác Ngộ mười phương, bậc Thầy cao cả trong ba cõi dục giới, sắc giới, và vô sắc giới. Lục đạo luân hồisáu đường chúng sinh qua lại gồm có: Trời, Người, A Tu La, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh. Lục thông là sáu thần thông như: Thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, tha tâm thông, túc mạng thông, thần cảnh thông, lậu tận thông. Năm thông đầu có nhiều hành giả chứng đắc, nhờ giới hạnh thanh tịnh trang nghiêm định tuệ khởi phát, ngũ thông tự khai mở. Riêng về Lậu tận thông thì chỉ có những bậc có được quả vị A La Hán mới có được. Dầu vậy đức Phật không khuyến khích việc tu tập chỉ để có được thần thông mà phải hướng đến sự giải thoát cao cả.

Chín loài sinh gồm có: “thai sinh, sinh ra từ bào thai, noãn sinh, sinh ra từ trứng, thấp sinh, sinh ra từ nơi ẩm ướt, hóa sinh, do tự nhiên hóa thành, hữu sắc, có sắc màu ở cõi trời sắc giới, vô sắc, không màu vẽ ở cõi trời vô sắc giới, vô tưởng, không tư tưởngcõi trời vô tưởng, phi hữu tưởng và phi vô tưởng, ở cõi trời vô sắc giới thứ tư”. Thay vì phải luân hồi tới lui sanh trong chín loài, thì chúng ta dụng tâm tu tập để được sanh về một trong chín phẩm hoa sen, từ đó lại tiếp tục tu tập cho đến khi giác ngộ giải thoát viên thành Phật quả.


Khóa lễ sám hối Thân căn lúc nửa đêm, lời tâu bạch có đoạn:

“Thư kim chưởng dĩ tiếp quần sinh; phóng ngọc hào nhi huy chúng sát” đoạn kế tiếp “Đương bộ vãng sinh chi lộ; tu phan dẫn xuất chi xa”.

Dịch nghĩa:

Duỗi tay vàng để đón quần sinh; phóng ánh ngọc để soi khắp cõi.” ở đoạn cuối có câu: “Nên đi tới lối vãng sinh; hãy vịn vào xe tiếp dẫn”.


Đó là hình ảnh của Đức Phật A Di Đà chúng ta thường trông thấy, cánh tay của Phật duỗi thẳng lòng bàn tay mở ra, phóng hào quang phổ độ chúng sinh tiếp dẫn đưa về Tây phương. Đoạn cuối phần tâu bạch tư tưởng Tịnh Độ còn rộng mở tỏ rõ hơn nữa.“ Các Phật Tử! Nên nghĩ tứ xà bức bách; chớ quên nhị thử gặm mòn. Luân hồi tam giới biết bao thôi; luẩn quẩn tứ sinh chưa lúc dứt. Nên đi tới lối vãng sinh; hãy vịn vào xe tiếp dẫn”. Thiền sư mượn hình ảnh bốn con rắn (tứ xà), chỉ cho đất, nước, gió, lửa kết hợp tạo thành con người chúng ta. Những ham muốn cám dỗ độc hại thường xuyên có mặt trong ta như bốn con rắn độc vậy. Nhị thử là hai con chuột, tượng trưng cho thời gian ngày và đêm gặm nhấm trôi qua mau chóng, vô thường tước đoạt. Tứ sinhchúng sinh được sinh ra từ bốn cách: sinh ra từ bào thai, trứng, sinh ra từ nơi ẩm thấp, và tự nhiên mà sinh.

 

Ngài nhắc nhở chúng ta ba cõi luân hồi chưa dừng nghĩ, bốn cách sinh không biết lúc nào ngưng, chỉ có vãng sanh về nước Phật “nên đi tới lối vãng sinh”. Một lòng chuyên cần niệm Phật, nương vào nguyện lực cứu độ vô biên của Phật A Di Đà, để được vãng sanh về cảnh giới Cực Lạc.


Muốn về cõi Phật thì phải niệm Phật, ngày đêm sáu thời miên mật trọn đời không thay đổi. Việc trước tiêntự lực, tự mình cứu mình nương vào chính mình, tự mình nỗ lực tinh cần tu tập, tịnh hóa ba nghiệp thân, miệng, ý. Chứ không hẳn chỉ lo việc dựa vào tha lực, trông cậy nương nhờ sự hộ trì phóng quang tiếp dẫn của Phật A Di Đà. Không khéo khiến chúng ta rơi vào tâm lý ỷ lại trông chờ phó thác mọi việc cho Tam Thánh sắp xếp, khi mệnh chung liền được tiếp dẫn về cảnh giới Cực Lạc.

 

Thiền sư Trần Thái Tông khuyên bảo nhắc nhở chúng ta phải “vịn vào xe tiếp dẫn” là chính mình tự mình vịn vào bám vào nương vào xe tiếp dẫn để đi đến đích chứ hoàn toàn không có việc Đức Phật kéo chúng ta bỏ lên xe. Một khi trong ta vẫn còn đầy dẫy tham sân si, thân miệng ý đêm ngày gây bao ác nghiệp, thì liệu có cảnh giới cực lạc có thể chứa chấp chúng ta? Hơn nữa ác nghiệp trong ta quá nặng nề xe nào chở chúng ta đi cũng đều xẹp bánh, vậy thì đến được nơi đâu chốn nào? Chúng ta rõ một điều sống như thế nào hành xử suy nghĩ ra sao thì khi chết đi cũng sẽ y nguyên như thế, phiền não đau khổ bất anhiện tại mai sau có ra đi cũng sẽ mang theo đủ đầy như vậy. Chúng ta sống với tâm cảnh nào thì khi đi, cũng với tâm trạng như thế không thể khác hơn được, chúng ta có được an lạc trong hiện tại, tịnh độ chưa hiện tiền thì làm sao mai sau về được cõi tịnh?

Khóa lễ sám hối lúc rạng đông, những lời tâu bạch về Ý căn có câu:

“Quản thủ nhãn tiền tịnh độ; nhận lai tâm lý Di Đà”

Dịch nghĩa:

Tịnh độ giữ gìn trước mắt; Di Đà nhận lấy trong tâm”.


Rõ ràng, cõi Tịnh Độ và hình ảnh của Đức Phật A Di Đà xuất hiện rực rỡvô cùng sinh động. Tâm cùng cảnh tương thông tịnh độ hiện tiền, tịnh độ là đây ở nơi đây bây giờ.“Các Phật Tử! Nếu mặc sức suốt đêm vui thú; thì trọn ngày tâm địa tối tăm. Đến nỗi ràng buộc một đời; đều bởi u mê hai chữ. Vì ngươi mở một con đường; để lại người sau xem xét. Nên hay nhân mệnh chẳng trường tồn; chớ để mặc lúc này lầm lỡ. Tịnh độ giữ gìn trước mắt; Di Đà nhận lấy trong tâm. Nếu biết nhanh lấy, chóng theo; sẽ được hiển hiện tức khắc”. Thiền sư khuyên bảo chúng ta khéo biết mạng sống con người mau chóng vánh, chớ nên lầm lỡ phó mặc trôi qua uổng mất một đời. Tịnh Độ cõi nước thanh tịnh trang nghiêm tịnh diệu đang ở trước mắt chúng ta ráng giữ gìn, tự tánh Di Đà lúc nào cũng sáng tỏ trong tâm chúng ta cố gắng nhận lấy.

 

Như vậy, trong sáu căn thì đã có ba căn có sự liên hệ đến tư tưởng Tịnh Độ, và trong ba nghiệp thân, khẩu, ý, thì thân và ý nghiệp cũng có sự hiện diện quan trọng của giáo lý Tịnh Độ. Hình ảnh Đức Phật A Di Đàcõi Tịnh Độ sáng tỏ lồng lộng trong tâm thức mỗi chúng ta, và đó cũng chính là con đường kết hợp Thiền Tịnh song tu mà Thiền sư Trần Thái Tông đã có công mở ra cho tất cả chúng ta tiếp bước noi theo.


Hơn nữa, cho dù chúng ta tu tập theo truyền thống pháp môn nào đi chăng nữa, thì Bốn sự thật (Tứ Diệu Đế) và Tám con đường trung đạo (Bát Chánh Đạo) là những nền tảng vô cùng quan trọng thiết yếu dẫn chúng ta đến với an lạc giải thoát. Trong Bài Bàn Về Niệm Phật còn có sự liên kết ứng dụng Giới, Định, Tuệ và Bát Chánh Đạo.Về giới những điều không được vi phạm, chúng ta thấy ngoài thân giới còn có ý giới. Đó là thân không làm việc tà,“thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà”. Miệng không nói lời ác độc chua cay dối gạt, “không nói điều xằng bậy”. Ý không nghĩ đến điều ác, “không nảy sinh ý nghĩ tà” trong Bát Chánh Đạo vốn đã bao gồm giới, định, tuệ.

 

Tám con đường Trung Đạo dẫn đến an lạc giải thoát, chúng ta thấy sự có mặt của Chánh kiến, thấy biết như thật, trở về với chánh đạo, “khơi dậy ý nghĩ chân chính để dập tắt ba nghiệp”. Chánh tư duychăm chú ở sự tinh tiến không nảy sinh ý nghĩ tà”, “chú ý đến thiện duyên”. Chánh nghiệp, thực hành thiện phápthân thẳng ngồi ngay không làm việc tà”. Chánh ngữ, “Miệng tụng lời chân chính”. Chánh mạng, “lúc mệnh hết qua đời sẽ được niềm vui cõi niết bàn “thường lạc ngã tịnh”, nguyện sinh vào nước Phật”. Chánh tinh tấn, nỗ lực hết lòng tu tập, “chuyên cần không mỏi, tâm tính thuần thục”, “ngày đêm tu hành chăm chỉ”. Chánh định, “có sự chú ý mà thôi”. Chánh niệm, “niệm Phật dập tắt ba nghiệp”.


Chúng ta nếu muốn thoát ly ra ngoài tăm tối phiền não khổ đau, thì phải từ bỏ vô minh tham sân si quấy nhiễu lũng đoạn, nỗ lực tinh cần tu tập định tuệ khởi phát, từ bi trí tuệ trăng trưởng, phước huệ trang nghiêm. Niệm Phật như thế nào để tâm thuần tịnh không còn loạn tưởng, không tạo cơ hội để cho tạp niệm thế gian phiền não niệm xen vào gây rối? Niệm Phật muốn đạt đến kết quả tối ưu, cần có sự kết nối hòa nhập hợp nhất của thân, miệng, ý. Thân ngay thẳng đoan chánh trang nghiêm, miệng niệm Phật từng âm vang chuyển đưa vào tận cùng tâm ý, từng lời từng tiếng từng câu niệm Phật cứ thế vang vọng trong tâm không dừng. Ba nghiệp tịnh thanh phước huệ song tu tri hành hợp nhất, thân, khẩu, ý hòa quyện tương hợp nối kết hỗ tương lẫn nhau.

 

Niệm Phật cho đến khi tâm chúng ta sáng tỏ, ánh sáng vô lượng thọ quang đêm ngày tỏ rạng. Niệm Phật còn là thiện pháp khiến cho chúng ta lúc nào và ở đâu cũng luôn được an trú trong cõi thiện lành cao cả. Công đức của việc niệm Phật sẽ giúp thân, khẩu, ý chúng ta kiện toàn đầy đủ thiện nghiệp, phước huệ sung mãn báo ứng tốt lành.

Chỉ khi chúng ta dứt trừ vô minh tăm tối thì mới tiến tới giác ngộ giải thoát, sẽ không ai cứu được mình ngoại trừ mình ra, cũng chẳng có ai bước hộ thế ta, đến được bờ kia đều do ở sức mình. Nếu không đủ phước thiếu duyên tu tập không đến nơi đến chốn, thì mãi nổi chìm lận đận. Tự mình đốt đuốc thắp sáng bước đi, tự mình quyết chí vươn lên tỏa sáng, tự mình nỗ lực kiên định một lòng niệm Phật. Bởi không một ai đấng quyền năng tối cao nào, có thể thay thế định đoạt được nghiệp quả mà ta đã gieo trồng gây tạo, chỉ có chính ta mới đủ thẩm quyền chuyển đổi, đi đâu về đâu đến đâu đều do ta làm chủ, dù đó thiên đường hay địa ngục hạnh phúc hay khổ đau.


Cho dù, chúng taphân chia ngăn bờ chắn lối hay làm cách nào đi chăng nữa, thì rõ ràng trong Tịnh vẫn có Thiền trong Thiền vẫn có Tịnh. Hành giả thiền cho đến khi tịnh hóa thân tâm định tuệ phát khởi, niệm Phật đến khi một lòng không tạp loạn (nhất tâm bất loạn) thì con đường dẫn đến giác ngộ mới thành tựu. Bản thể giác ngộ vốn bình đẳng đồng nhất không dị biệt sai khác, không một cũng chẳng hai, nhất như bất động, chánh niệm tỉnh giác phủ vây, rời xa ngăn ngại tà kiến nhị nguyên. Truyền thống, tông phái pháp môn, vốn không phân định cao thấp lớn nhỏ, như muôn sông đổ về biển cả, dung nạp không chối từ. Bởi tất cả nếu muốn giải thoát an lạc đều phải thực tập theo chánh pháp, khơi mở tự tánh chân như, giữ gìn chánh niệm tỉnh giác, trí tuệ từ bi bừng dậy tỏa sáng.

Sự khác biệt nếu có là do mức độ tu tập của hành giả mà căn trí sâu dày cạn mỏng thấp cao, thế nên là Thiền, Mật, Tịnh hay gì đi nữa. Nếu không từ bỏ vô minh tham sân si quấy nhiễu lũng đoạn, không buông bỏ xả ly, không nâng cao phẩm hạnh, không phát khởi từ bi trí tuệ, thì con đường đi đến an lạc giải thoát trở nên vời vợi xa xăm. Nếu không chuyển hóa tâm bất tịnh trở thành thanh tịnh, phiền não thành bồ đề, thì sẽ không có cảnh giới niết bàn cực lạc nào có thể dung chứa được chúng ta cả. Nếu không tu tập sáu căn ba nghiệp cho thật tươm tất vẹn toàn, thì vẫn phải trôi lăn trong khổ đau đắm chìm nơi bờ mê lối mộng.


Định tuệ chưa đủ đầy phước huệ chưa được trang nghiêm, niệm Phật chưa được nhất tâm, thì con đường trở về với chánh đạo vốn đã khó lại càng khó khăn hơn. Chúng ta có duyên may gặp được Phật pháp nên hãy tinh cần cố gắng dụng công đêm ngày một lòng tu niệm. Niệm Phật để thành Phật, để được sống trong cảnh giới Phật, được sinh về cõi Phật. Tu theo Phật, theo dấu chân Phật về với Phật để thành Phật.

Như Hùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/12/2023(Xem: 3259)
07/08/2023(Xem: 2261)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.