Thư Viện Hoa Sen

Nghệ thuật sống (song ngữ Việt-Anh)

13/06/20224:23 CH(Xem: 10253)
Nghệ thuật sống (song ngữ Việt-Anh)
NGHỆ THUẬT SỐNG
W. Heart & S.N. Goenka
Hành thiền Vipassana theo sự giảng dạy của Thiền sư S.N. Goenka
Nguyên tác: The Art Of Living, Vipassana Meditation As Taught By S. N. Goenka. William Hart.

NGHE THUAT SONG

PDF icon (4)Tải về bản PDF dạng song ngữ Việt-Anh:

MỤC LỤC
Lời nói đầu
Tựa
Dẫn nhập
Chương 1. Tìm kiếm
Chương 2. Điểm khởi đầu
Chương 3. Nguyên nhân trực tiếp
Chương 4. Căn nguyên của vấn đề
Chương 5. Tu tập giới hạnh
Chương 6. Tu tập định tâm
Chương 7. Rèn luyện trí tuệ
Chương 8. Ý thức và bình tâm
Chương 9. Mục đích
Chương 10. Nghệ thuật sống
Phụ lục A: Tầm quan trọng của vedanā (cảm giác) trong giáo huấn của Đức Phật
Phụ lục B: Những đoạn kinh nói về cảm giác
Bảng chú giải từ ngữ Pāli

TỰA

Trong nhiều loại thiền trên thế giới ngày nay, phương pháp Vipassana do Thiền sư S. N. Goenka dạy là độc nhất vô nhị. Kỹ thuật đơn giảnhợp lý này dẫn tới sự bình an thật sự cho tâm hồnmột đời sống hạnh phúc, hữu ích. Đã được giữ gìn từ lâu trong cộng đồng Phật giáo Miến Điện, Vipassana không có tính chất giáo phái, bất cứ người nào cũng có thể chấp nhậnáp dụng.

Thiền sư S. N. Goenka là một kỹ nghệ gia hồi hưu, một cựu lãnh tụ của cộng đồng Ấn ở Miến Điện. Sinh trưởng trong một gia đình theo Ấn Độ giáo (Hindu) bảo thủ, từ thuở thiếu thời ông đã bị những cơn đau nửa đầu nghiêm trọng. Việc tìm cách trị bệnh đã dẫn dắt ông đến gặp Sayagyi U Ba Khin năm 1955, một công chức cao cấp trong chính phủ đồng thời cũng là một thiền sư. Học Vipassana từ U Ba Khin, ông Goenka đã tìm thấy một phương pháp vượt hơn cả việc làm giảm nhẹ triệu chứng bệnh tật thể chất đồng thời cũng vượt qua cả những rào cản văn hóatôn giáo. Vipassana dần dần chuyển hóa cuộc đời ông trong những năm thực hànhnghiên cứu dưới sự dẫn dắt của thầy.

Năm 1969, ông được U Ba Khin cho phép dạy thiền. Trong cùng năm ông về Ấn Độ và bắt đầu dạy Vipassana ở đây, giới thiệu lại kỹ thuật này ở nơi đã khai sinh ra nó. Trong một đất nước còn bị chia rẽ trầm trọng bởi giai cấptôn giáo, những khóa học của ông Goenka đã lôi cuốn được hàng ngàn người ở mọi tầng lớp. Hàng ngàn người phương Tây cũng đã tham dự những khóa thiền Vipassana vì bị thu hút bởi tính chất thực tiễn của kỹ thuật này.

Những phẩm tính của Vipassana đã được chính ông Goenka nêu gương minh họa trong đời sống. Ông là người thực tế, tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống hằng ngày và có thể ứng xử một cách bén nhạy, nhưng trong mọi tình huống ông đều giữ được sự bình tâm phi thường. Cùng với sự bình tâm là lòng thương yêu sâu xa đối với người khác, một khả năng cảm thông hầu như với bất cứ người nào. Tuy nhiên ông không quá nghiêm túc đạo mạo; ông có nét hài hước duyên dáng thường biểu lộ trong những lúc giảng dạy. Những người theo học còn nhớ mãi những nụ cười, những tràng cười lớn và câu châm ngôn ông thường lặp lại nhiều lần: “Hãy hạnh phúc!” Rõ ràng Vipassana đã mang hạnh phúc đến cho ông, và ông nhiệt tình muốn chia sẻ hạnh phúc đó với người khác bằng cách chỉ cho họ kỹ thuật đã vô cùng hiệu quả với ông.

Bất chấp sự cuốn hút của mình, ông Goenka không muốn trở thành một đạo sư (guru) biến đệ tử của mình thành người máy. Trái lại, ông dạy họ phải tự nhận trách nhiệm. Ông nói, sự thử thách thật sự của Vipassana là áp dụngtrong đời sống. Ông khuyến khích thiền sinh đừng sùng bái theo chân ông mà hãy ra đi và sống hạnh phúc giữa cuộc đời. Ông né tránh mọi biểu hiện sùng bái đối với ông, và hướng dẫn thiền sinh hãy tận tụy hết lòng với phương pháp, với sự thật mà họ tìm thấy trong chính họ.

Ở Miến Điện, theo truyền thống chỉ có các vị tu sĩ Phật giáo được đặc quyền dạy thiền. Tuy nhiên, cũng giống như thầy mình, ông Goenka là cư sĩ và làm chủ một gia đình lớn, nhưng chính sự dễ hiểu của những gì ông dạy và hiệu quả của kỹ thuật thiền này đã giành được sự chấp thuận từ các vị sư trưởng lão ở Miến Điện, Ấn Độ và Sri Lanka, và một số trong các vị này cũng tham dự những khóa thiền dưới sự hướng dẫn của ông.

Để duy trì sự thuần khiết, ông Goenka nhấn mạnh, thiền không bao giờ được thương mại hóa. Các khóa thiền và trung tâm dưới sự hướng dẫn của ông đều đặt trên căn bản bất vụ lợi. Ông và những thiền sư phụ tá (những người được ông cho phép thay ông giảng dạy trong các khóa thiền) không nhận thù lao nào dù trực tiếp hay gián tiếp. Ông truyền bá kỹ thuật Vipassana như một công việc phụng sự cho nhân loại, để giúp những người cần được giúp.

S. N. Goenka là một trong số ít các nhà lãnh đạo tinh thần Ấn Độ được kính trọng ở Ấn cũng như ở phương Tây. Tuy nhiên ông không bao giờ tìm cách quảng cáo pháp Thiền Vipassana mà thích nhờ vào sự truyền miệng hơn. Ông luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự hành thiền hơn là chỉ viết về thiền. Vì lý do này, ít người biết đến ông hơn so với mức độ mà ông xứng đáng có được. Đây là quyển sách đầu tiên nghiên cứu đầy đủ về sự giảng dạy của ông, được soạn thảo dưới sự chỉ dẫn của ông và được ông chấp thuận.

Nguồn tài liệu chính cho cuốn sách này là những bài giảng của ông Goenka trong khóa thiền Vipassana mười ngày và ở mức độ ít hơn là một số bài viết bằng tiếng Anh của ông. Tôi đã sử dụng những tài liệu này một cách không hạn chế, không chỉ mượn cách lý luận hay sắp xếp các vấn đề cụ thể, mà còn mượn cả những thí dụ trong bài giảng, và thường xuyên là ghi lại cách dùng chữ của ông, thậm chí sử dụng nguyên câu. Đối với những người đã tham dự lớp thiền do ông dạy, chắc chắn sẽ thấy phần lớn cuốn sách này đều quen thuộc, và họ thậm chí có thể xác định được bài giảng hay bài viết nào đã được sử dụng ở phần nào đó trong sách.

Trong khóa học, những bài giảng của thầy được đưa ra tương ứng với từng bước thực nghiệm của thiền sinh khi hành thiền. Ở đây, các bài giảng ấy được sắp xếp lại cho thuận lợi hơn với một đối tượng khác, những người chỉ đọc về thiền mà không nhất thiết đã từng thực hành. Đối với những độc giả này, chúng tôi cố gắng trình bày bài giảng chính xác như đã thực sự được áp dụng: một tiến trình hợp lý liên tục từ bước đầu đến bước cuối. Tiến trình trọn vẹn này đối với thiền sinh thì rất rõ ràng, nhưng tác phẩm này cố gắng cung cấp cho những người không hành thiền một cái nhìn tổng quát về những nội dung giảng dạy đúng như chúng được trình bày với những người thực hành.

Có những phần trong sách được cố ý giữ nguyên cách nói của ông Goenka để có thể truyền đạt một cách sống động hơn cách giảng dạy của ông. Những phần này là những câu chuyện xen giữa các chương sách và những đoạn vấn đáp ở cuối chương, ghi lại từ các cuộc thảo luận thực sự trong khóa thiền hay những cuộc hỏi đáp riêng. Một vài chuyện được rút từ những sự kiện trong đời Đức Phật, một số khác là từ di sản cổ tích phong phú của Ấn Độ, và một số khác nữa từ kinh nghiệm riêng của ông Goenka. Tất cả đều dùng chính lời ông, không phải với ý định làm cho nguyên tác hay hơn, nhưng chỉ để trình bày câu chuyện theo cách mới mẻ, nhấn mạnh sự liên quan của câu chuyện đến việc hành thiền. Những chuyện này làm giảm nhẹ đi không khí trang nghiêm của khóa thiền Vipassana và tạo hứng khởi bằng cách minh họa những điểm chính của giáo huấn dưới hình thức dễ nhớ. Rất nhiều những câu chuyện như vậy đã được kể trong một khóa thiền 10 ngày, nhưng chỉ một số được chọn đưa vào đây.

Những trích dẫn được lấy từ những văn bản kinh điển cổ xưa nhất và được chấp nhận rộng rãi nhất: Kinh tạng(Pitaka Sutta) viết bằng chữ Pāli cổ xưa được bảo tồn ở các quốc gia theo Phật giáo Theravada. Để giữ sự thống nhất trong cả cuốn sách, tôi đã cố gắng dịch mới tất cả những đoạn được trích, có tham khảo theo bản dịch của những dịch giả hàng đầu hiện nay. Tuy nhiên, vì đây không phải là một công trình học thuật, nên tôi không cố dịch chính xác theo từng chữ từ văn bản Pāli, mà chỉ cố gắng diễn đạt ý nghĩa của đoạn văn bằng một ngôn từ thật dễ hiểu đối với thiền sinh Vipassana dưới ánh sáng kinh nghiệm thiền của họ. Có thể sự chuyển dịch một số từ ngữ hay đoạn văn dường như không theo chuẩn mực chính thống, nhưng tôi hy vọng về mặt ý nghĩa thì bản Anh ngữ luôn bám sát được ngữ nghĩa chính xác nhất của nguyên bản.

Để được nhất quánchuẩn xác, những thuật ngữ Phật học dùng trong sách này được ghi bằng tiếng Pāli, dù trong vài trường hợp tiếng Sankrit có thể quen thuộc với độc giả Anh ngữ hơn. Thí dụ chữ Pāli dhamma được dùng thay vì chữ Sanskrit dharma, kamma thay cho karma, nibbāna thay nirvāna, saṅkhāra thay saṃskāra. Để dễ hiểu hơn, những chữ Pāli khi dùng ở số nhiều sẽ được thêm chữ s theo văn phạm Anh. Nói chung những chữ Pāli dùng trong sách được giới hạn tới mức tối thiểu để tránh sự tối nghĩa không cần thiết. Tuy nhiên, chúng thường tiện lợi để diễn tả gọn gàng những khái niệm không quen thuộc với tư tưởng phương Tây, không dễ dàng diễn tả bằng một chữ trong Anh ngữ. Vì lý do này, có những nơi việc dùng chữ Pāli có vẻ như tốt hơn so với một cụm từ tiếng Anh dài dòng. Tất cả những chữ Pāli được in đậm [trong bản tiếng Anh] đều được định nghĩa trong phần chú giải ở cuối sách.

Kỹ thuật Vipassana mang lại lợi ích đồng đều cho tất cả mọi người tập, không phân biệt nòi giống, giai cấp, nam nữ. Để trung thành với tiêu chuẩn này, tôi tránh dùng danh từ chỉ tính phái trong sách. Ở một vài chỗ tôi dùng chữ “he” để chỉ thiền sinh nói chung. Xin độc giả hiểu rằng cách dùng này không có ý phân biệt nam nữ. Chúng tôi không có ý định chỉ nói đến phái nam mà gạt phái nữ ra ngoài, vì điều đó trái với sự giảng dạy và tinh thần của Vipassana.

Tôi xin cám ơn rất nhiều người đã giúp đỡ trong công trình này. Đặc biệt xin cảm ơn sâu xa ông Goenka, mặc dầu bận rộn, đã dành thì giờ để xem xét tác phẩm trong khi đang tiến hành và hơn thế nữa là đã dẫn dắt tôi trên con đường đạo được diễn tả trong sách.

Trên bình diện sâu xa hơn, tác giả thật sự của cuốn sách này là S. N. Goenka, vì mục đích của tôi chỉ là trình bày sự truyền bá giáo huấn của Đức Phật qua phương pháp của ông. Công quả của tác phẩm này thuộc về ông, còn những gì thiếu sót tôi xin chịu trách nhiệm.

William Hart



Tạo bài viết
19/06/2022(Xem: 12179)
13/04/2022(Xem: 58059)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: