Lấy Tâm Nhìn Tâm

08/10/20201:00 SA(Xem: 9150)
Lấy Tâm Nhìn Tâm

CT LÕI THIN T NIM X
(The True Essence of Sati Meditation)
LẤY TÂM NHÌN TÂM
Minh Tuệ Đỗ Minh

Bia

MỤC LỤC

Lời nói đầu 
CHƯƠNG I: NGUYÊN LÝ
Biểu đồ
Nguyên lý trong kinh Phật 
Đặc tính  
CHƯƠNG II: ẨN DỤ
Biểu đồ 
Ẩn dụ trong kinh Phật 
CHƯƠNG III: AN TRÚ
Danh ngôn thiền 
Thi kệ thiền 

LỜI NÓI ĐẦU

Mục đích của Thiền Phật Giáo là Niết-Bàn. Kinh Niệm Xứ là một trong những bản kinh ‘liễu nghĩa’ nhất, thù thắng nhất mà Đức Thế Tôn đã để lại cho chúng ta làm bản đồ  tu tập hướng về mục đích này.  Vì vậy, việc ‘y cứ’ vào những lời vàng trong kinh Sati PatthanaSutta là một điều tối quan trọng đối với những ai thực sự thiết tha với con đường giải thoát.

“Lấy Tâm nhìn tâm” được chọn làm tựa sách này là một câu nói rất quen thuộc với những người đã từng biết đến thiền. Tuy chỉ bốn từ nhưng chứa đựng được cốt tủy tinh hoa của thiền tập.

Hai chữ ‘Tâm” vang lên giống nhau, viết xuống như nhau nhưng ý nghĩa của chúng thì hoàn toàn khác biệt, tạm gọi nôm na là “tâm lớn” và “tâm nhỏ”.

Chính xác hơn hết thì chúng chính là “Tâm Vô Vi” và “Tâm Hữu Vi”. Tâm Vô Vi chỉ có một còn Tâm Hữu Vi thì vạn trạng thiên hình. Tâm Vô Vi thì ai cũng như ai, nhưng Tâm Hữu Vi thì chẳng người nào giống người nào cả.

Có thể nói rằng toàn bộ giáo pháp của Đức Phật chỈ tóm gọn trong hai thuật ngữ này: Vô ViHữu Vi (asankhata dhamma và sankhata dhamma hay unconditioned reality và conditioned reality).

Chỉ khi nào một người hiểu được rốt ráo hai sự thật này thì mới có thể nói rằng người đó là người tỉnh thức, là người biết được mình là ai, mình là gì.. Người tỉnh thức thì mới có khả năng thoát khỏi ảo tưởng vô minh.

Thấy được Vô ViHữu Vi là thấy “tính toàn thể của thực tại” (the totality of reality) hay còn gọi là “thực tại hai tầng” (twofold reality).

Trong mỗi chúng sanh, ai cũng có sẵn hai tầng thực tại này nhưng người nhận ra được Thực Tại Vô Vi này quả thật là rất hiếm.

Nếu có ‘con mắt ít bụi’  nhìn được bản chất “vạn biến” của pháp hữu vi thì không khó để thấy ra “cái tâm bất biến” vô vi. Hay nói cách khác, chỉ khi nhận ra được Tâm Vô Vi thì mới có khả năng thấy được tánh sinh diệt vô thương của các pháp hữu vi.

Như vậy, “Lấy tâm nhìn tâm” đồng nghĩa với “lấy tâm vô vi không sinh không diệt để quan sát những trạng thái tâm sinh diệt hữu vi”.

Tầm quan trọng của Tâm Biết Vô Vi này thể hiện rất rõ trong kinh Niệm Xứ - những từ như ‘Biết’, ‘Tuệ Tri’ đã được Đức Phật lập đi lập lại rất nhiều lần. Trên nền của Tuệ Tri là sự sinh diệt của Thân Thọ Tâm Pháp. Và chúng ta hành thiền quán chính là an trú vào Tâm này, quán sát những gì xảy ra trên thân để “không nương tựa, không chấp trước bất cứ một pháp nào thuộc kinh nghiệm hữu vi.

Khi đã hiểu rõ bản chất vô thường, bất toại nguyện, không phải là tự ngã của tấm thân ngũ uẩn này thì quá trình xả ly, ‘đặt gánh nặng xuống’ chẳng phải sẽ rất đơn giản hay sao?

Nếu nói “Thiền là nghệ thuật phá vỡ sự đồng hóa với bản ngã” (Meditation is the art of breaking the identification with the ego) thì với thanh kiếm của Tâm Biết Vô Vi, tấm thân ngũ uẩn hay cái ta ảo tưởng này sẽ không có khả năng sống sót lâu dài.

Trong tập sách nhỏ này, chúng tôi cố gắng hệ thống lại những hiểu biết căn bản về pháp học, cũng là những nguyên lý nền tảng cho pháp hành,  bằng những biểu đồ cùng những ẩn dụ nói về hai thực tại - Tâm Vô Vi và Cảnh Hữu Vi (hay Thức Hữu Vi). Đồng thời trích dẫn thêm một số kinh Phật, đặc biệtKinh Pháp Cú (Dhammapada)  để minh chứng cho những hiểu biết và nguyên lý ấy.

Xin chân thành gởi lời tri ân đến những người bạn thời gian qua đã cùng với chúng tôi học tập những lời Phật dạy, khuyến khích và truyền nhiều cảm hứng cho nhau để món quà Pháp khiêm tốn này có thể ra đời.

Mong cho tất cả chúng ta sớm nhận ra “bản tâm vô vi” hay “bản chất chân thật” nơi chính mình để sống một đời hạnh phúc, trí tuệbình an. Đó là cách chúng ta bảo vệ Chánh Pháp thực sự. Khi thế gian này vẫn còn rất nhiều người hiểu được những lời vàng của Đức Thế Tôn thì Chánh Pháp vẫn còn sáng mãi.

Kính,

Minh Tuệ Đỗ Minh

Tháng 10 / 2020

minhtuedominh@gmail.com

 

VỀ BIỂU ĐỒ

Biểu đồ về hai pháp Vô ViHữu Vi được chia thành 2 cột: cột bên phải là Tâm (vô vi), cột bên trái là Cảnh(hữu vi).

Tâm cũng như Cảnh có nhiều tên gọi khác nhau nhưng những cách gọi đó đều cùng một ý nghĩa. Ví dụ, ta có thể gọi Tâm Vô ViTâm Vô Tướng, Pháp Hiện Tại, Pháp Bất Tử .v..v… còn Tâm Hữu Vi là Pháp Nhất Thiết Tướng, Pháp Sinh Diệt, Pháp Giả .v..v…

Trong những cách gọi tên được liệt kê ở đây, ở cột bên phải về Tâm có hai thuật ngữ có thể sẽ “lạ tai” với nhiều người. Đó là “Tự Ngã” (Atta, Self) và “Chánh Pháp” (Dhamma, Truth).

(Tự ngã)

Trước tiên xin nói về “Tự Ngã”. Khi hỏi “Có Tự Ngã hay không?”, câu trả lời thông thường là “không có Tự Ngã” (anatta). Điều này cũng không sai nhưng chỉ đúng một nửa. Nhưng nếu hỏi “Ngũ uẩn này có phải là Tự Ngã không?” thì trả lời “Ngũ uẩn không phải là Tự Ngã” thì tuyệt đối chính xác.

Hãy cùng đọc lại một câu kinh Pháp Cú xem Đức Phật ngụ ý gì khi khuyên chúng ta “hãy yêu tự ngã” :

Nếu biết yêu tự ngã,
Phải khéo bảo vệ mình,
Người trí trong ba canh,
Phải luôn luôn tỉnh thức.

(Pháp Cú 157)

Attanance piyam janna
rakkheyya nam surakkhitam
tinnam annataram yamam
patijaggeyya pandito.

Hay:

Tự mình y chỉ mình,
Nào có y chỉ khác.
Nhờ khéo điều phục mình,
Được y chỉ khó được.
(Pháp Cú 160)

Atta hi attano natho
ko hi natho paro siya
attana hi sudanten
natham labhati dullabham.

Cả hai câu đều có “atta”. Như vậy rất dễ dàng thấy ra ý nghĩa của “tự ngã” ở đây là nói đến “Tâm Vô Vi”, để đối lại với “Ngũ uẩn hữu vi”, là “anatta”, không phải là tự ngã.

Trong tạng Kinh, khi đề cập đến “anatta”, “vô ngã” Đức Phật thường giảng rộng là “không phải là ta, không phải của ta, không phải tự ngã của ta” (‘netaṃ mama, nesohamasmi, na meso attā’ti -  This is not mine, I am not this, this is not my self.’)

Như vậy, “Tự Ngã” khi được Ngài sử dụng trong những kinh trên có phải là muốn nói đến cái “Tâm Biết Vô Vi” hay “bản thể thực sự cuẩ chính mình” hay không? Có phải nó đồng nghĩa với “Chân Ngã”, “Chân Tâm”, “Chân Tánh”, “Tự Tánh” . . . mà chúng ta thường nghe hay không?

Cùng đọc thêm một câu kinh nổi tiếng khác:

"Này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...”

(Trường Bộ III) (Tương Ưng V, 170)

Một lần nữa lại thấy “atta”. Và như vậy, ý nghĩa của “atta” như đã trình bày ở trên không còn phải luận bàn gì thêm nữa.

Khi hiểu được ý nghĩa thâm sâu của “atta” như vậy, tâm chúng ta sẽ mở rộng, phóng khoáng hơn rất nhiều, nhất là khi tiếp nhận những lời giảng của các vị đạo sư đương thời. Có nhiều vị thường hay dung “Self” (viết hoa, dich Việt là Ngã, để nói về Bản Tâm). Vì nếu không hiểu đúng, đôi khi chúng ta lại quy chụp cho họ là “tà kiến”, không biết được rằng người thiểu trí chính là ta, nhận định bừa chỉ để lộ ra cái dốt của chính mình.

(Pháp hay Chánh Pháp)

Bây giờ xin nói về “chánh pháp”.

”Chánh Pháp” (Dhamma) cũng không phải chỉ có một nghĩa theo cách hiểu thông thường là “tam tạng kinh điển”.

Trong câu kinh vừa trích dẫn ở trên:

“Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác ...”

(Trường Bộ III & Tương Ưng V)

Lúc Đức Thế Tôn giảng kinh này chắc chắn là chưa có “tam tạng”, nên ý nghĩa của nó là gì? Phải chăng là “ngọn đèn”, là “ánh sáng”, là “hòn đảo” của “Tâm Biết Vô Vi” ai ai cũng có? Phải chăng “nương tựa vào Chánh Pháp” là “nương tựa vào ngọn đèn Tâm, là an trú vào Tâm Chói Sáng của chính mình”?

Đó là những lý do để những từ này được xếp trong biểu đồ nơi cột “Tâm Biết Vô Vi”.

Thêm một câu kinh có từ “Pháp”:

Tỷ kheo an trú Pháp,
Mến pháp, suy tư Pháp.
Tâm tư niệm chánh Pháp,
Không rời bỏ chánh Pháp.
(Pháp Cú 364)

Dhammaramo dhammarato
dhammam anuvicintayam
dhammam anussaram bhikkhu
saddhamma na parihayati.

The bhikkhu who abides in the Dhamma, who delights in the Dhamma, who meditates on the Dhamma, and is ever mindful of the Dhamma, does not fall away from the Dhamma.

Chắc chắn lời kinh này Đức Thế Tôn khuyên chúng ta an trú vào chánh niệm, hoan hỷ sống trong thiền, không rời bỏ Tâm Biết Vô Vi Chói Sáng của mình, chứ không phải chỉ là tụng kinh, đọc điển như một số người thường hiểu.

Namo Buddhaya.

pdf_download_2
Lay-Tam-Nhin-tam

_____________________________
Xem thêm:
Sơ đồ tóm tắt nội dung Sách Đại Niệm Xứ
Xem thêm:
blank
Sách Đại Niệm Xứ






.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
07/09/2022(Xem: 6765)
19/07/2022(Xem: 3649)
19/06/2022(Xem: 10876)
13/04/2022(Xem: 53765)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.