VẤN ĐÁP VỀ THIỀN Nhiều Tác Giả Biên dịch: Thuần Bạch
Nếu bạn hỏi tôi giải thích cái mà bạn gọi là đốn ngộ (satori-événement) và bảo tôi lý giải giữa hằng giác (satori-état) và đốn ngộ, tôi sẽ nói rằng: “Mỗi người chúng ta, không có trường hợp ngoại lệ - mọi chúng sanh và ngay cả mọi loài hữu tình – đều ở trong hằng giác.
Tất cả chúng ta đều ở trong hằng giác, nhưng lại không biết đến. Chúng ta không nhận thấy không khí bao trùm quả đất, nhưng khi có gió thổi, sự chuyển động của không khí làm cho ta cảm nhận sự hiện diện của không khí mà trước đó chúng ta đã không nhận ra vì không khí không chuyển động và đang dừng nghỉ. Luồng gió đó, chấn động đó, chính là đốn ngộ, nếu tôi có thể diễn đạt như vậy. Khi mọi vật đang dừng nghỉ thì đang ở trong hằng giác. Nhưng một chuyển động tâm linhđặc biệt sẽ gây ra đốn ngộ. Đây không phải là một đột biến thông thường. Đột biến này có thể xảy đến cho một người vào một cơ may nào đó, nhưng cũng cần phải có sự chuẩn bị.
Chúng ta hãy lấy ví dụ trên cuộc đời của đức Phật. Đức Phậtbuông bỏ hết dục lạcthế gian, đi vào rừng và học đạo với những bậc thầy lỗi lạc nhất vào thời đó. Nhưng sự học này là tri thức, tiếp thu với lý trí, và việc học này không mang đến cho ngài niềm tin về sự hiện hữu của thực tại.
Do đó ngài không hài mãn về những cuộc thảo luận triết lý đó. Ngài lại lui vào rừng tu khổ hạnh. Ngài nghĩ rằng “Khi chúng ta tham đắm vào thân, tâm trí sẽ quên mất mục đích, và một tâm thức bận rộn và mê mờ không thể đạt đến mục tiêu.” Vì thế ngài giảm thiểu một cách tối đa những nhu cầu của thân: ngủ thật ít, ăn thật ít và tiếp tục ngồi, bất động trong những thời tọa thiền không ngớt. Nhưng ngài đã không mãn nguyện bởi vì, nếu như những nhu cầu của thân giảm thiểu từ từ, thì sức khỏe cũng giảm sút theo đó; ngài không còn đứng dậy nổi khỏi chỗ ngồi vì quá kiệt sức. Chính trong sự sống mà con ngườiđạt đếnGiác Ngộ và Viên Mãn; do đó sự sống phải được bảo toàn đàng hoàng, và điều này không thể thực hiện được nếu ta giảm thiểu những nhu cầu sống còn. Vì thế ngài ăn uốngtrở lại. Nhưng lòng khao khát đạt đạo vẫn tồn tại. Ngài chưa biết đó là điều gì, chỉ biết đó là một nỗi khao khát nội tâm.
Sự học tri thứctỏ ra chưa đủ, cả đến sự ép xác cũng chưa đủ. Nhưng lòng khao khát vẫn còn đó. Ngài cảm thấylo âu nhiều vì sự học tri thức cũng như khổ hạnh đã không thỏa mãn được nỗi khao khát đó. Ngài không biết phải làm sao. Ngài không còn biết phải tu trì cách nào. Ngài thôi không học theo lối tri thức nữa - lãnh vực của trò chơi chủ thể với khách thể - sự phân hai này không thể nào đưa đến trạng tháian tâm.
Nếu chúng ta cố trở thành toàn hảo về mặt đạo đức, ta sẽ đặt một bên con người muốn có đạo đức toàn bích, và bên kia là sự toàn bích. Như thế sự toàn bích sẽ không bao giờ đạt được, vì khi chúng tađạt đến một trình độđạo đức toàn bích nào đó, từ trình độ này sẽ dẫn đến một trình độ cao hơn, toàn bích hơn nữa. Chúng ta sẽ không bao giờ toàn bích cả. Sẽ không bao giờ đạt đượclý tưởng khi nào người đi tìm sự toàn bích và chính sự toàn bích còn phân hai.
Hôm nay 22-2-2021 người dân Hoa Kỳ và toàn dân thế giới đánh dấu một cột mốc thực sự nghiệt ngã và đau lòng với 2.493.968 người qua đời chỉ trong vòng một năm đại dịch Covid-19. Riêng tại Hoa Kỳ là nửa triệu người chết - nhiều hơn số quân nhân Mỹ chết trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thế chiến thứ hai và Chiến tranh Việt Nam cộng lại.
Xin nguyện cầu linh hồn/ hương linh những người đã qua đời vì Covid-19 trên toàn thế giới nói chung và Hoa Kỳ nói riêng sớm được về cõi thiên đường vĩnh hằng hay sớm được tiêu diêu miền cực lạc.Cầu nguyện mọi khổ đau và chết chóc sẽ qua đi, ánh dương quang sớm xuất hiện để nhân loại tiếp tục hát khúc khải hoàn ca của yêu thương và vui đẹp trên hành tinh này.
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc.
Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z).
Thế hệ Z là giới trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ.
Ngày đầu xuân, kính gởi đến Đại chúng niềm vui trong Chánh pháp, cùng
chia sẻ Pháp lạc trong Giáo pháp hiện thế của Đức Thích Tôn, cùng hướng đến
Giáo nghĩa đương lai của Đức Từ Tôn Vô Năng Thắng.
Trong những chu kỳ thành-trụ-hoại-không của thế giới, trong cái cộng nghiệp
và biệt nghiệp của mỗi chủng loại, của mỗi dân tộc, nhân loại đã và đang trải qua
những biến đổi trong thế giới tự nhiên, những biến động trong xã hội loài người,
làm thay đổi tư duy của con người từ giáo nghĩa, giáo điều, tín lý của các tôn giáo,
các hệ tư tưởng, gây nên những thế kỷ xung đột, bạo hành, chiến tranh, giữa các
dân tộc, các tôn giáo.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.