Thư Viện Hoa Sen

Phần hai: Nền tảng - Chương hai: Một hiện hữu làm người quý báu

24/10/20162:48 CH(Xem: 3403)
Phần hai: Nền tảng - Chương hai: Một hiện hữu làm người quý báu
PHÁP BẢO CỦA SỰ GIẢI THOÁT
Gems of Dharma, Jewels of Freedom
cẩm nang kinh điển, xác thực và dễ hiểu của Phật giáo Đại thừa
của Đại Bồ Tát Tây Tạng thế kỷ 12 Jé Gampopa
Bản dịch Anh ngữ từ tiếng Tây Tạng của Ken và Katia Holmes
dựa trên những giảng nghĩa chi tiết theo
truyền thống của Dòng Kagyü
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ

 

PHẦN HAI:
NỀN TẢNG
CHƯƠNG HAI
MỘT HIỆN HỮU LÀM NGƯỜI QUÝ BÁU

 

Bởi tất cả chúng sinh đều có bản tánh giác ngộ này, ta có thể tự hỏi là năm loại (phi-nhân) (1) có thể đạt được Phật quả hay không. Thực ra thì họ không thể. (2) Loại chúng sinh tuyệt hảo nhất mà sự hiện hữu của họ tạo nên một nền tảng thích hợp cho việc đạt được Phật quả, được mô tả là có một hiện hữu làm người quý báu. Các chúng sinh này được phú bẩm hai loại đặc tính vật lý (“những tự do” và “thuận lợi”) và ba loại niềm tinđặc tính thuộc về tâm của họ. Điều này được tóm tắt như sau:

“Nền tảng tuyệt hảo nhất được tóm tắt trong năm điểm: các tự do, thuận lợi, xác tín, ước nguyệntrong sáng. Trong đó hai điểm thuộc về vật lý (thân) và ba điểm thuộc về tâm.”

 

1. Những Tự do

 

Đây là những sự tự do bởi ta thoát khỏi tám điều kiện bất lợi. Theo saddharmasmrtyupasthâna

(Kinh Giáo Pháp Siêu việt về sự Hồi tưởng Trong trẻo) thì các bất lợi này là:

 

“Tám trạng thái bất lợi: ở trong một trạng thái-địa ngục, (3) một tinh linh đói khát (ngạ quỷ), (4) một súc sinh, một người hoang dã, một vị trời trường thọ, (5) là người chấp giữ các tà kiến, sinh trong thời đại không có chư Phật (6) hay là người gặp trở ngại trầm trọng trong sự hiểu biết.” (7)

 

Vì sao những trạng thái này được coi là không thuận lợi cho việc đạt được giác ngộ? Các trạng thái địa ngục thì không thích hợp bởi họ trải nghiệm một nỗi khổ triền miên, các trạng thái tinh linh đói khát (ngạ quỷ) không thích hợp bởi nỗi thống khổ trong tâm họ và trạng thái súc sinh cũng thế bởi các súc sinh hoàn toàn bị một sự vô minh to lớn sai sử. Ba trạng thái này cũng không có sự tự trọng (8) hay một cảm thức hổ thẹn (9). Những chúng sinh trong các trạng thái này không thực sự có khả năng thực hành Pháp bởi những khiếm khuyết đã kể ở trên làm cho cuộc đời họ nói chung không thích hợp với việc đó.

 

“Các vị trời trường thọ” là những vị trời không có nhận thức. Họ không có khả năng thực hành Pháp (10) bởi tâm họ không thể chuyên chú vào việc đó – sự liên tục của ý thức của họ, cùng với những hoạt động liên quan trong tâm thức, bị đình hoãn. Ngoài các vị trời này, các vị trời dục giới (11) sống lâu hơn loài người, và vì thế cũng được bao gồm trong loại này. Thật ra, tất cả các  vị trời ở trong tình trạng bất lợi bởi họ bám luyến vào những tiện nghi mà họ trải nghiệm trong thế giới của họ. Sự bám luyến khiến họ không thích hợp với một sự truy cầu đức hạnh mãnh liệt. Về mặt này, mức độ tương đối hạn hẹp của đau khổ hiển nhiên trong đời sống làm người của ta là một phẩm tính, vì nó làm sinh khởi sự chán ngán sinh tử, chế ngự tánh kiêu ngạo, làm phát khởi lòng bi mẫn đối với chúng sinh và khiến ta tránh xa hành động xấu ác và hiểu rõ giá trị của đức hạnh. Điều này cũng được nhắc đến trong bodhicaryâvatâra (Bồ Tát Hạnh):

 

“Hơn nữa, đau khổ là một phẩm tính. Sự mỏi nhọc đối với thế gian sẽ giải trừ thái độ kiêu mạn, lòng bi mẫn sẽ tuôn trào đối với những người bị vướng kẹt trong sinh tử, và khi tránh xa sự bất thiện, ta sẽ vui thích đức hạnh.”

 

Ở trên đã giải thích vì sao bốn loại hiện hữu phi-nhân hoàn toàn không có tự do (để làm việc hướng về giác ngộ). Những điều này cũng đúng đối với vài loại người. Những loại người không có tự do là:

những người hoang dã, bởi họ không thể liên lạc với các vị Thầy tâm linh,

những người người chấp giữ các tà kiến, bởi họ gặp khó khăn trong việc hiểu rõ đức hạnhnguyên nhân của việc tái sinh trong những trạng thái tốt đẹp hơn và của sự giải thoát.

những người sinh trong thời đại không có chư Phật, bởi không có các giáo lý về hành động đúng đắn và không đúng đắn

những người gặp trở ngại trầm trọng trong sự hiểu biết, bởi những trở ngại này khiến họ không thể hiểu giáo lý giải thích điều gì đáng làm và điều gì có hại.

 

Tự do vô cùng tốt lànhthoát khỏi tám điều trên.

 

2. Những Thuận lợi

 

Có mười thuận lợi: năm thuận lợi cá nhân và năm thuận lợi ở ngoài ta.

2a. Năm thuận lợi cá nhân
 

Các thuận lợi này được mô tả là: “là một con người, sinh ra ở một nơi trung tâm, đầy đủ khả năng, không bị lạc vào những hành động tệ hại nhất và tin tưởng ở điều đúng đắn.”

 

con người có nghĩa là được sinh ra giống như những người khác, với những bộ phận của người nam hay nữ bình thường.

Được sinh ở một nơi trung tâm nghĩa là được sinh ở một nơi có những thánh nhân dẫn dắt ta.

Đầy đủ khả năng nghĩa là bởi không ngu si hay bị phiền não do sự trở ngại trong việc truyền đạt, ta có trí thông minh cần thiết để thực sự thực hành đức hạnh.

Không bị lạc vào hành động tệ hại nhất có thể xảy ra nghĩa là không phạm vào “các hành động có hậu quả tức thời. (12)”

Tin tưởng ở điều đúng đắn nghĩa là tin tưởng ở điều hoàn toàn tốt lànhGiáo Pháp cao quý do Đức Phật tuyên thuyết; phương pháp làm chủ bản thân.
 

2b. Năm thuận lợi bên ngoài bản thân
 

“Đức Phật đã xuất hiện trong thế giới của ta,

Giáo Pháp cao quý đã được giảng dạy,

Giáo lý của Pháp cao quý vẫn còn hiện hữu,

có những bậc hộ trì các giáo lý hiện hành đó và

có những vị khác (13) là nguồn hứng khởi của lòng từ và bi.”
 

Người sở hữu mười thuận lợi này, là những thuận lợi liên quan đến hoàn cảnh và môi trường xung quanh của họ, được gọi là “người có những thuận lợi vô cùng tốt lành.” Một hiện hữu làm người quý báu nhất là người được phú bẩm những tự dothuận lợi này. Vì sao nó được gọi là “vô cùng quý báu”? Nó được gọi như thế là bởi khó gặp (14) và vô cùng lợi lạc và hữu ích, những phẩm tính của hiện hữu làm người quý báu này có thể so sánh với những phẩm tính của một viên

ngọc như ý.

 

“khó gặp”

 

Trong bodhisattvapitaka (Bồ Tát Tạng) có nói:

 

“Khó có được một hiện hữu làm người và khó duy trì sinh lực của con người. Khó nhận được

Giáo Pháp cao quý và một vị Phật khó hiển lộ.”

 

Trong Kinh Đại Bi Liên Hoa cũng nói:

 

“Khó gặp được một hiện hữu làm người. Khó gặp được loại tự do tối hảo và khó có việc một vị

Phật xuất hiện trong thế gian. Khó khát khao những phẩm tính đức hạnh và cũng khó gặp được

những lời cầu nguyện hoàn hảo nhất.”

 

Trong gandavyûhasûtra (Kinh Hoa Nghiêm) cũng nói:

 

“Khó tránh được tám hoàn cảnh bất lợi; khó làm một con người; cũng khó có sự tự do tối hảo, trong mọi sự đầy đủ của nó. Khó có việc một vị Phật hiển lộ, khó có những khả năng hoàn hảo và khó học được Phật Pháp; cũng khó hỗ trợ các thánh nhân. Khó có những vị Thầy tâm linh có phẩm tính đích thực. Khó thực hành đúng đắn giáo lý truyền thống về cuộc đời tốt lành nhất; khó duy trì một cách sinh nhai đúng đắn và trong thế giới con người, khó thực hiện nghiêm túc những điều tương ưng với Pháp.”

 

Ngoài ra, trong Bồ Tát Hạnh có nói:

 

“Những tự dothuận lợi này vô cùng hiếm có.”

 

Điều gì có thể minh họa sự hiếm có này, nó hiếm có đối với ai và vì sao một điều như thế hiếm có? Bồ Tát Hạnh đưa ra một ví dụ:

 

“Vì thế, Đấng Chiến Thắng Siêu việt đã nói rằng làm một con người thì hiếm có (hi hữu) như cơ hội của một con rùa chui đầu vào một cái ách gỗ đang trôi lềnh bềnh trên một đại dương xáo động.”

 

Trích dẫn này xuất xứ từ đâu? Trong “Kinh Tuyệt hảo” nói:

 

“Nếu mặt đất bao la này hoàn toàn bị biến thành nước và nếu người nào đó thả nổi một chiếc ách

bằng gỗ có một cái lỗ, chiếc ách bị gió đánh giạt khắp nơi, một con rùa bị thương (15) có thể phải

mất hàng ngàn năm để chui đầu vào cái lỗ đó,” v.v..

 

Những người khó có được sự hiếm có này là những người sinh trong các trạng thái hiện hữu thấp (16).

Vì sao hiện hữu làm người thật hiếm có, nếu xét về việc nó là kết quả hi hữu của những nguyên nhânđiều kiện (duyên) nào đó? Một tích tập đức hạnh (17) trong quá khứnguyên nhân chính yếuncủa việc có một hiện hữu được phú bẩm những tự dothuận lợi. Một khi bị sinh trong các cõi thấp, ta luôn luôn làm những điều sai lầm; ta không biết cách để phát triển đức hạnh. Bởi lý do nàymnên chỉ những chúng sinh sinh trong ba cõi thấp đã tạo ác hạnh tương đối ít, hay những người đã gây ác nghiệp nhưng sẽ trải nghiệm các kết quả của nó ở những chuỗi hiện hữu khác, là có thể có một tái sinh làm người

 

“vô cùng lợi lạc và hữu ích”

Trong Bồ Tát Hạnh có nói:

 

“Một cuộc đời được phú bẩm các tự dothuận lợi được gọi là “tiềm năng làm người mạnh mẽ” (18) vì nó có sức mạnh hay khả năng để đạt được tái sinh (19) cao hơn hay điều tốt lành tối thượng (20). Ngoài ra, bởi khả năng có ba cấp độ – thấp, trung bình và tốt nhất – nên có ba loại người, tính về mặt khả năng – thấp, trung bình và cao nhất.”

 

Trong bodhipathapradîpa (Ngọn Đèn Soi sáng Con Đường Giác ngộ) cũng nói:

 

“Ta nên biết là con người có ba loại tiềm năng: thấp, trung bình và cao nhất.”

 

Những người có tiềm năng thấp là những người có khả năng đạt được sự tái sinh làm người hay tái sinh thiêng liêng, bằng cách tránh rơi vào các trạng thái thấp. Có câu nói:

 

“Một người có tiềm năng thấp được giải thích là người nỗ lựchạnh phúc của riêng mình, chỉ đơn thuần trong phạm vi hạnh phúc thế gian, bằng bất kỳ phương tiện nào.”

 

Người có tiềm năng làm người trung bình có khả năng đạt được một trạng thái an bìnhhạnh phúc bằng cách giải thoát bản thân khỏi luân hồi sinh tử:

 

“Người quay lưng với hạnh phúc thế gian, ngoảnh mặt với ác hạnhnỗ lực chỉ để đạt được an bình của riêng mình được gọi là một người trung bình.”

 

Người có tiềm năng mạnh mẽ nhất là người có khả năng đạt được Phật quả vì lợi ích của chúng sinh:

 

“Những người bằng sự tỉnh giác về đau khổ của bản thân, hoàn toàn hiến mình để tiệt trừ mọi nỗi khổ của tất cả chúng sinh được gọi là ‘những người siêu việt’.”

 

Đạo sư Candragomin cũng bình luận về lợi lạc và sự hữu ích to lớn của một hiện hữu làm người quý báu. Ngài nói:

 

“Người khát khao đi đến tận cùng đại dương của sự tái sinh và hơn nữa, gieo trồng hạt giống đức hạnh của sự giác ngộ siêu việt – những phẩm tính của một người như thế thì vượt rất xa phẩm tính của một viên ngọc như ý. Ai có thể lấy đi sự thành tựu của một người như thế? Con đường mà một người có lòng dũng cảm vĩ đại như thế bước lêncon đường mà các vị trời, rồng, garuda, vidyâdhara, kinnara hay uraga (21) không thể nào đạt được.

hiện hữu làm người này được phú bẩm những tự dothuận lợi, nó có khả năng từ bỏ sự bất thiện, khả năng vượt qua đại dương sinh tử, khả năng bước trên con đường giác ngộ và khả năng đạt được Phật quả viên mãn. Vì thế một hiện hữu như thế tốt lành hơn các hiện hữu khác rất nhiều – hiện hữu của các vị trời, rồng v.v.. Thậm chí hiện hữu đó còn tốt hơn một viên ngọc quý báu nhất. Bởi hiện hữu làm người được phú bẩm những tự dothuận lợi này thật khó đạt được và có lợi lạc to lớn như thế nên nó được gọi là ‘quý báu nhất’.”

 

“rất dễ bị hủy hoại”

 

Mặc dù khó đạt được và có lợi lạc to lớn như thế, một hiện hữu làm người quý báu rất dễ bị hủy hoại, bởi chẳng điều gì có thể khiến sinh lực kéo dài mãi, bởi có nhiều nguyên nhân của cái chết và bởi những khoảnh khắc thời gian chẳng bao giờ ngừng trôi. Trong Bồ Tát Hạnh có nói:

 

“Thật không thích đáng khi có một thái độ mãn nguyện, nghĩ rằng: ‘Ít nhất tôi sẽ không chết hôm nay’. Chắc chắn là ta sẽ bị hủy diệt vào một lúc nào đó.”

 

Vì thế, dù xét về phương diện sự hi hữu, mong manh hay mục đích to lớn của nó, ta nên coi sự hiện hữu vật lý này như một con tàu mà với nó ta phải làm bất kỳ điều gì cần thiết để thoát khỏi đại dương sinh tử. Có câu nói rằng:

 

“Khi sử dụng con tàu là khả năng làm người mạnh mẽ này, hãy thoát khỏi con sông lớn khổ đau. Bởi một con tàu như thế khó gặp lại sau này, đừng rơi vào sự vô minh: chớ ngủ khi đang là lúc để hành động.”

 

Khi coi sự hiện hữu của ta như con chiến mã để cưỡi, ta nên làm bất kỳ điều gì để thoát khỏi con đường nguy hiểm của sinh tửđau khổ. Có câu nói rằng:

 

“Khi cưỡi con chiến mã là hiện hữu làm người thuần tịnh, hãy vượt thoát những con đường hiểm nguy của khổ đau trong sinh tử.”

 

Khi coi hiện hữu vật lý này như một người phục vụ, ta nên buộc nó phải làm những công việc thiện lành. Vì thế có câu nói:

 

“Hiện hữu làm người này nên được dùng để phụng sự.”

 

ba loại niềm tin

 

Để hành xử theo cách như thế, ta cần có niềm tin: có câu nói rằng nếu khôngniềm tin, các phẩm tính cao quý sẽ không phát triển trong ta. Vì thế Kinh Mười Phẩm tính nói:

 

“Các phẩm tính cao quý sẽ không sinh khởi nơi người không có niềm tin, giống như một chồi xanh không nhú lên từ một hạt giống bị cháy xém.”

 

Buddhâvatamsaka (Kinh Hoa Nghiêm) cũng nói:

 

“Những người có khuynh hướng thế tục với niềm tin ít ỏi sẽ không thể hiểu được sự giác ngộ

của chư Phật.”

 

Vì thế, ta nên nuôi dưỡng niềm tin: như Đức Phật nói trong lalitavistara (Sự đản sinh của Đức Phật):

“Ananda! Hãy phát triển niềm tin – đây là yêu cầu của Như Lai.”

 

Một cách chính xác thì “niềm tin” có nghĩa là gì? Dựa theo sự phân tích, có ba phạm vi của niềm tin: niềm tin như sự xác tín, niềm tin như ước nguyệnniềm tin như sự trong sáng.

 

3. Niềm tin như sự xác tín

 

Đây là điều xảy ra nhờ cân nhắc hành động và những kết quả của nó (22) - Chân lý về Khổ (Khổ Đế) và Chân lý về Căn nguyên của đau khổ (Tập Đế) (23). Xác tín nghĩatin chắc rằng kết quả của thiện hạnhkinh nghiệm hạnh phúc trong dục giới; kết quả của ác hạnhkinh nghiệm khổ đau trong dục giới và kết quả của việc thiền địnhkinh nghiệm hạnh phúc trong hai cõi cao hơn. Nó có nghĩa là bởi dấn mình vào những nhiễm ô (24) và hành động, được giải nghĩa bằng Tập Đế, ta sẽ có năm uẩn (25) bị ô uế, được giải nghĩa bằng Khổ Đế.

 

4. Niềm tin như ước nguyện

 

Khi hình dung giác ngộ tối thượng như điều hết sức đặc biệt, ta tham dự thật nhiệt thành vào con

đường để thành tựu nó.

 

5. Niềm tin như sự trong sáng

 

Đây là niềm tin kiên cố hình thành đối với đối tượng của nó – Ba Viên Ngọc (26), là sự trong sáng đầy hỉ lạc của tâm có lòng sùng mộ và tôn kính đối với Đức Phật, đấng tôn quý tối thượng, là vị Thầy của con đường; đối với Pháp tôn quý tối thượng chính là con đườngTăng đoàn tôn quý tối thượng là những bạn đồng hành tu tập con đường.

 

Vì thế abhidharmakośa (A-tì-đạt-ma-câu-xá luận) có nói:

 

“Niềm tin là gì? Đó là sự tin tưởng ở những hành động, các kết quả của chúng, các Chân lý và các đấng cao quý nhất. Đó là ước nguyện và là sự trong sáng của tâm thức.”

 

Ngoài ra, trong ratnâvalî (Vòng Hoa Quý báu của các Hệ thống Triết học Phật giáo) có nói:

 

“Bất kỳ ai, dù tham, sân, si hay sợ hãi, không bao giờ xa rời Pháp, những người đó được nói là có niềm tin. Người như thế là một pháp khí phi thường để đạt được điều thật sự tuyệt hảo.” (27)

 

~ không xa rời Pháp bởi tham muốn ~

 

Điều này có nghĩa là không từ bỏ Pháp bởi lòng tham muốn. Chẳng hạn như cho dù ta bị quyến rũ bởi thực phẩm, của cải, phối ngẫu, vương quốc hay bất kỳ điều cám dỗ nào có thể được đưa ra để thuyết phục ta từ bỏ Pháp, ta vẫn không từ bỏ Giáo Pháp.

 

~ không xa rời Pháp bởi sân hận ~

 

Điều này có nghĩa là không từ bỏ Pháp do sân hận. Chẳng hạn như ta sẽ không từ bỏ lối sống theo Giáo Pháp để chống lại kẻ không chỉ gây rất nhiều tai họa trong quá khứ mà còn mang lại nhiều tổn hại cho ta trong hiện tại.

 

~ không xa rời Pháp bởi sợ hãi ~

 

Điều này có nghĩa là không từ bỏ Pháp do bởi sợ hãi. Chẳng hạn như cho dù bị đe dọa rằng nếu ta không từ bỏ Pháp, 300 chiến sĩ khủng khiếp sẽ xuất hiện và mỗi ngày cắt một lạng rưỡi thịt trên thân thể ta, ta vẫn không từ bỏ Pháp.

 

~ không xa rời Pháp bởi si mê ~

 

Điều này có nghĩa là không từ bỏ Pháp bởi si mê, ngu dốt. Chẳng hạn như những người khác có thể quả quyết rằng nhân và quả, Tam Bảo v.v.. là những điều sai lạc và làm lung lay niềm tin của ta đối với Pháp – nhưng ta vẫn không từ bỏ nó.

 

Người duy trì sự xác tín của họ khi đối mặt với bốn loại tình huống này là người có niềm tin. Bởi niềm tin của họ, tâm thái (28) của họ khiến họ vô cùng thích hợp đối với việc thành tựu sự giải thoát. Những loại niềm tin đó sẽ mang lại vô số lợi lạc. Trong số các phẩm tính không thể nghĩ bàn mà những niềm tin đó có thể làm cho sinh khởi, ta có thể nhắc đến:

 

* làm sinh khởi tâm lực của bậc tuyệt hảo trong chúng sinh (29),

* tiệt trừ sự bất lợi,

* làm các khả năng trở nên sắc bén và sáng ngời,

* bảo đảm giới hạnh không bị suy thoái,

* giải trừ các ô nhiễm (30),

* khiến ta vượt lên các phạm vi kinh nghiệm bị hư hỏng bởi điều xấu ác (31)

* khiến cho ta gặp được con đường giải thoát,

* tích tập một kho công đức bao la,

* khiến ta nhìn thấy nhiều vị Phật và

* khiến ta nhận được sự gia hộ (32) của chư Phật.

 

Như có nói trong ratnolkâ-nâma-dhâranî (Kinh Đà-ra-ni từ Cây Tala Quý báu)

 

“Niềm tin nơi sự giác ngộ vô song, nghĩa là tin tưởng các bậc giác ngộgiáo lý của các ngài và tin tưởng hoạt động của những vị kế thừa của chư Phật, làm sinh khởi thái độ của một đại nhân.”

 

Điều này và nhiều điều nữa đã được nói ra. Hơn nữa, ta được dạy rằng tất cả chư Phật, các đấng Chiến Thắng Thành tựu Siêu việt, sẽ xuất hiện trước mặt người được trang bị niềm tin. Có nói trong Bồ Tát Tạng:

“Như thế chư Phật, các đấng Chiến Thắng Thành tựu Siêu việt, khi đã thừa nhận những người ấy là pháp khí xứng đáng của Phật pháp, sẽ xuất hiện trước họ và sẽ giảng dạy Bồ Tát hạnh một cách đúng đắn nhất cho những người ấy.”

 

Vì thế “một hiện hữu làm người cao quý nhất” – có hai bộ phẩm tính, nghĩa là các tự dothuận lợi, và ba phẩm tính của tâm, nghĩa là các phương diện của niềm tin – là một hiện hữu tạo nên nền tảng đúng đắn cho việc thành tựu giác ngộ vô song.

Điều này kết thúc chương hai về nền tảng,

trong tác phẩm Pháp Bảo của sự Giải thoát

 

----------------------------------

(1) có nghĩa là các vị thiên (trời), bán-thiên (A tu la), súc sinh, tinh linh đói khát (ngạ quỷ) và các chúng sinh-địa ngục.

(2) Đây là một điều khái quát, được dựa trên các lý do sẽ được đưa ra trong chương này. Không phải là các vị trời hoàn toàn không thể đạt được những kết quả cao cấp, đặc biệt là nếu họ thực hành các kỹ thuật sâu xa của Kim Cương thừa.

(3) địa ngục – giống như mọi thực tại tương đối, địa ngục là một trạng thái của tâm hơn là một địa điểm vật lý. Theo kinh nghệm chủ quan của những người trải qua ảo giác về các trạng thái địa ngục (đôi khi về những điều có vẻ là những thời gian vô cùng tận) thì địa ngục là một kinh nghiệm hết sức thật. Dường như nó xác thực và khủng khiếp như những hình ảnh kinh khủng xuất hiện trong một cơn ác mộng.

(4) tinh linh đói khát – một phạm trù rộng lớn, bao gồm từ những tinh linh khốn khổ, tìm kiếm thực phẩm, nước uống hay nơi trú ngụ trong một thời gian dài, cho tới những quỷ ma to lớn, hầu như là các vị trời. Đó là một hình thức kinh nghiệm được tạo nên bởi sự tích tập sự tham muốn và hám lợi mãnh liệt trong tâm thức.

(5) các vị trời trường thọ là những vị ở trong một trạng thái bền vững lâu dài trong đó nhận thức của giác quan được tạm thời ngừng nghỉ: đây là một kết quả của sự tập trung mãnh liệt trong quá khứ. Thuật ngữ này được sử dụng, bằng cách mở rộng, để bao gồm mọi vị trời bởi tất cả các vị này sống lâu hơn loài người.

(6) thời đại không có chư Phật Nhìn về mặt chân lý tối thượng, sự toàn giác của tâm (Phật quả) thì hiện diện khắp nơi. Như ta thấy trong chương một, Phật tánh/Pháp Thân/tánh Không thì hoàn toàn trùm khắp. Dù sự hiện diện khắp nơi này có được nhận thức hay không, ở bình diện chân lý tương đối, các thế giới phụ thuộc vào biệt nghiệp và cộng nghiệp của cư dân trong các thế giới đó. Điều có thể xảy ra là trong nhiều kiếp, chư Phật không được nhận thức trong các thế giới, nếu nghiệp của chúng sinh trong các thế giới đó tệ hại và tầm thường đến nỗi cuộc đời của họ không hơn gì sự tạo tác thế tục – là kết quả của các hành động trong quá khứ.

(7) ngăn trở sự hiểu biết – Từ Tây Tạng (lkugs.pa) có nghĩa là “câm” – nói một cách văn hoa hay theo nghĩa đen. Vấn đề là gặp một sự bất lợi trong sự truyền đạt đủ để làm ngăn trở hay giảm thiểu rất nhiều khả năng của một người trong việc nhận những lời chỉ dạy mà họ sẽ cần đến để có thể làm việc một cách tiệm tiến trong tâm thức họ.

(8) tự trọng – một ý thức về đạo đức, nó làm việc một cách bí mật, ngăn ngừa ta không phạm ác hạnh, nhờ một sự hổ thẹntính chất riêng tư hay sâu xa.

(10) cảm thức hổ thẹn – như ở trên nhưng có liên quan tới đời sống công cộng của ta. Ta xấu hổ vì những phản ứng của người khác về sự bất thiện của ta.

(11) thực hành Pháp – câu này, hiện nay hầu như được sử dụng rộng rãi, muốn nói tới việc áp dụng giáo lý (Pháp) của Đức Phật; đưa giáo lý vào thực hành. Nói tổng quát hơn, nó muốn nói tới việc ta hết sức chuyên tâm trong việc truy cầu chân lýgiải thoát.

(12) dục giới - loại chúng sinh có sự hiện hữu bị chi phối bởi kinh nghiệm giác quan. Một vài phân tích về các cõi trời xác định 6 loại trời dục giới chính yếu, 17 loại trời sắc giới và 4 loại trời vô sắc giới.

(13) các hành động có hậu quả tức thời – các hành động vô cùng mạnh mẽ gây ra sự tái sinh xấu tức thời sau khi chết, thậm chí không trải qua trạng thái bardo (trung ấm). Năm hành động thường được kể ra là:

1. làm hại một vị Phật

2. giết chết một A La Hán

3. giết cha

4. giết mẹ

5. gây một sự chia rẽ thực sự trong Tăng đoàn trong thời của Đức Phật.

(14) những vị khác – các vị Giáo Thọ và những người bảo trợlòng từ ái và sự dẫn dắt khiến cho ta có thể thực hành.

(15) khó gặp – trong ý nghĩa là khó gặp người có đầy đủ tất cả những yếu tố này và trong những sự tái sinh vô tận khó gặp được người tự trang bị cho mình mọi điều kiện này.

(16) con rùa bị thương – đôi khi được mô tả là một con rùa mù.

(17) trạng thái hiện hữu thấp – “ba cõi thấp” – địa ngục, tinh linh (ngạ quỷ) và súc sinh.

(18) một hiện hữu làm người quý báunghiệp quả của một tích tập to lớn điều tốt lành trong quá khứ.

(19) “người” – Từ Phạn ngữ purusa có nghĩa là người có khả năng hay năng lực

(20) tái sinh cao (mngon.mthod), dịch sát nghĩa là “cao thượng một cách hiển nhiên”, ám chỉ sự tái sinh như một vị trời, bán-thiên hay người.

(21) điều tốt lành tối thượng nghĩa là niết bàn

(22) Tất cả những loại phi-nhân khác nhau, được trang bị một số năng lực đặc biệt.

(23) xem chương về hành động: nhân và quả.

(24) Đây là hai trong “bốn chân lý cao quý” – hay chính xác hơn, “bốn chân lý được nhận thức bởi Bậc Chứng ngộ”.

(25) các nhiễm ô (Phạn: klesa, TT. phung.po) – những độc chất chính trong tâm, chẳng hạn như tham, sân, si v.v.. là những gì nảy sinh từ vô minh căn bản của bản tánh thuần tịnh của tâm và những gì phát sinh hành động.

(26) năm uẩn bị ô uế (Phạn: skandha) – năm phạm vi chính yếu của kinh nghiệm thế tục, được gọi là “các uẩn” là bởi mỗi phạm vi rất đa dạng. Đó là: sắc, thọ, tưởng, hành và thức. “Có” các uẩn này có nghĩa là bị tái sinh vì chúng.

(27) Ba Viên Ngọc (TT. dkon.mchog.gsum, Phạn. triratna) – đôi khi được gọi là “Tam Bảo” hay “ba điều hiếm có và siêu phàm” – Phật, Pháp và Tăng đoàn.

(28) thực sự tuyệt hảo (TT. ngas.legs) là điều dẫn đến, và là sự giải thoát khỏi sinh tử.

(29) TT. snod – thường được dịch sát nghĩa là “con tàu.” Một người như thế là một con tàu (pháp khí) thích hợp đối với việc thành tựu giác ngộ. Bởi chính thái độ của họ - chứ không phải trạng thái vật lý - sẽ quyết định điều này nên ta sử dụng ý nghĩa bao hàm của từ ngữ hơn là sử dụng nghĩa đen của nó.

(30) các Bồ Tát.

(31) TT: nyon.mongs, Phạn: klesa – một thuật ngữ Phật giáo chính yếu, được dịch một cách khác nhau như sự mục nát, các ô nhiễm, ảnh hưởng xấu, cảm xúc rối loạn, độc chất trong tâm v.v.. Klesa là tất cả các sắc thái của tham, sân và si xuất phát từ vô minh căn bản về thực tại tối hậunhận thức nhị nguyên tiếp theo về mọi sự.

(32) TT: bdud Phạn. mara – một thuật ngữ Phật giáo chính yếu khác, chỉ rõ bốn xấu ác chính gây khổ đau cho cuộc sống – các ô nhiễm (xem ở trên), cái chết, các uẩn (skandra) và sự đam mê bản ngã: đôi khi được nhân cách hóa như bốn loại ma to lớn (tứ ma) quấy nhiễu hay cám dỗ chúng sinh.

(33) gia hộ - không được hiểu theo cảm tính. Gia hộ thực sự là sự trao truyền, hay đúng hơn là sự giới thiệu nộ quán sâu xa, khi tâm kinh nghiệm điều gì đó có bản tánh giác ngộ cố hữu.

Tạo bài viết
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: