Phần Bẩy: Lời Khuyên Của Rinpoche Dành Riêng Cho Hành Giả Mật Tông

28/11/20163:28 SA(Xem: 3989)
Phần Bẩy: Lời Khuyên Của Rinpoche Dành Riêng Cho Hành Giả Mật Tông

CHÂN DUNG CỦA TSENZHAB SERKONG RINPOCHE 
Alexander Berzin, 1998 
Lozang Ngodrub chuyển Việt ngữ | Võ Thư Ngân hiệu đính 
www.berzinarchives.com

Phần Bẩy: Lời Khuyên Của Rinpoche
Dành Riêng Cho Hành Giả Mật Tông

Nhập Thất Mật Điển “Bán Thời”

Mặc dù những khóa nhập thất toàn thời dài lâu sẽ đem lại lợi lạc, nhưng đa số không có dịp may để thực hiện điều này. Vì vậy, Rinpoche thấy nếu ta cho rằng phải có ba tháng hay nhiều thời giờ rảnh rỗi hơn mới có thể nhập thất theo kiểu này thì quá hẹp hòi. Nhập thất không có nghĩa là xa lánh mọi người, mà là thời gian tu tập miên mật để giúp cho tâm mình uyển chuyển với một pháp tu. Thực hành một thời khóa mỗi sáng và tối trong khi vẫn giữ sinh hoạt bình thường trong ngày là điều hoàn toàn chấp nhận được. Chính Rinpoche cũng làm nhiều khóa nhập thất như thế mà không ai biết là ngài đang nhập thất.

Điều hạn chế duy nhất đối với phương pháp tu tập này là ta phải ngủ trên cùng một chiếc giường, hành thiền trên cùng một tọa cụ, ở cùng một nơi trong suốt khóa nhập thất, nếu không thì sẽ mất đà trong việc tích lũy năng lượng tâm linh. Hơn nữa, mỗi thời khóa phải có một số lượng mật chú, lễ lạy hay các hành trì lập đi lập lại tối thiểu, dựa theo số lượng mà ta đã thực hiện trong thời khóa đầu tiên của kỳ nhập thất. Vì vậy, lời khuyên của Rinpoche là chỉ hành trì pháp tu mình đã chọn lựa ba lần trong thời khóa đầu tiên thôi. Nhờ vậy, bệnh tật trầm trọng sẽ không nhất thiết làm gián đoạn kỳ nhập thất và ta khỏi phải khởi sự lại từ đầu.

Khi Sự Cấp Thiết Vượt Qua Hạn Chế Của Khóa Nhập Thất

Tuy nhiên, đối với các hình thức giới luật Phật giáo, “điều cấp thiết đôi khi vượt qua sự cấm đoán”, nhưng chỉ trong các trường hợp rất đặc biệt. Một lần nọ, giữa kỳ nhập thất ở Dharamsala, tôi nhận được lời yêu cầu đi dịch thuật cho một lễ quán đảnhthuyết pháp của Đức Dalai Lama ở Manali, một thị trấn Hy Mã Lạp SơnẤn Độ. Tôi đã thỉnh ý với Rinpoche và ngài bảo tôi đi, không nên chần chừ hay lưỡng lự. Việc phụng sự Đức Dalai Lama là điều lợi lạc hơn hết mà tôi có thể thực hiện. Tôi sẽ không mất đà với việc hành trì, miễn là tôi vẫn có một thời khóa hành thiền mỗi ngày và trì tụng số mật chú tối thiểu theo hạn định. Tôi đã làm theo cách này, và sau mười ngày làm việc với Đức Dalai Lama, tôi đã trở về Dharamsala để hoàn tất khóa nhập thất.

 

Theo Đúng Quá Trình Nghi Lễ

Rinpoche luôn nhấn mạnh nghi lễ được đặt ra là có mục đích và nghiêm túc. Ta cần phải làm đúng theo nghi lễ. Thí dụ như các khóa nhập thất Mật tông đòi hỏi việc trì tụng một số lượng mật chú nhất định, rồi thực hiện một “lễ hỏa tịnh” sau đó. Lễ hỏa tịnh là một nghi thức phức tạp để cúng dường các thức đặc biệt vào trong lửa. Mục đích của nghi lễ này là để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu sót nào trong hành trì của mình và tịnh hóa bất cứ sai lầm nào ta đã tạo ra.

Một số khóa nhập thất đặc biệt khó khăn. Thí dụ như trong một lần nhập thất, tôi phải trì tụng một mật chú một triệu lần, và trong lễ hỏa tịnh phức tạp, tôi phải cúng dường mười ngàn cặp cỏ lau sậy dài và trì tụng một mật chú với mỗi một cặp cỏ. Toàn bộ mười ngàn cặp cỏ phải được ném vào trong lửa tại chỗ, không được gián đoạn. Khi thực hiện lễ hỏa tịnh vào cuối kỳ nhập thất này, tôi không có đủ số cỏ lau sậy. Sau khi hoàn tất phần nghi lễ còn lại, tôi đã thưa chuyện với Rinpoche và ngài bắt tôi làm lại toàn bộ lễ hỏa tịnh trong một vài ngày sau đó. Lần này, tôi phải biết chắc là mình có đủ mười ngàn cặp cỏ lau sậy!

Rinpoche nhấn mạnh khả năng tự lực, bởi vì các vị chuyên môn về nghi lễ không luôn luôn có mặt để cho ta ý kiến. Vì vậy, ngài dạy các đệ tử Tây phương cách tự thực hiện lễ hỏa tịnh. Điều này bao gồm cách chuẩn bị lò lửa và vẽ mạn đà la cần thiết bằng bột màu trên nền lò. Thậm chí nếu người Tây phương cần người khác trì tụng nghi lễ khi không có bản nghi lễ bằng ngôn ngữ của họ, Rinpoche giải thích rằng họ vẫn cần phải tự cúng dường các thức vào trong lửa. Ngay cả khi nhập thất theo nhóm, họ cũng phải làm y như vậy.

Tuy nhiên, việc theo đúng quá trình nghi lễ không mâu thuẫn với cách tiếp cận thực tế. Thí dụ như các khóa nhập thất bắt đầu bằng việc trưng bày các thức cúng dường đặc biệt trên bàn thờ tại nhà và cúng dường chúng mỗi một ngày tiếp theo để tiêu trừ chướng ngại. Các chướng ngại được quán tưởng trong dạng quỷ thần gây trở ngại và họ được triệu thỉnh mỗi ngày để thọ dụng các thức cúng dường. Rinpoche khuyên ta có thể dùng những hộp bánh quy thay thế cho các torma truyền thống trang trí công phu, thường được sử dụng cho việc này.

Đừng Cố Gắng Thực Hành Những Pháp Tu Cao Cấp Khi Chưa Có Đủ Khả Năng

Rinpoche không hài lòng khi người ta cố gắng thực hành những pháp tu cao cấp, khi họ chưa có đủ khả năng. Ví dụ như một số người cố gắng hoàn tất các pháp tu theo giai đoạn khi mà họ chưa sẵn sàng hay thậm chí chưa quan tâm đến việc hành trì một nghi quỹ dài, nói gì đến việc quán triệt nó. Cấp độ cao nhất của Mật điển, Anuttarayoga (Tối Thượng Du Già), gồm có giai đoạn phát khởi trước hết, rồi đến giai đoạn viên mãn. Giai đoạn đầu luyện trí tưởng tượng và định lực qua việc hành trì nghi quỹ. Giai đoạn sau sử dụng năng lực của tâm để phối hợp hệ thống năng lượng vi tế của thân thể, nhằm chuyển hóa bản thân. Nếu không có các kỹ năng thành tựu được nhờ việc hành trì nghi quỹ thì việc tu tập với các luân xa (chakras), kinh mạch và luồng khí trong hệ thống vi tế là một trò hề.

Rinpoche cảnh cáo rằng các pháp tu Mật tông cao cấp có thể rất tai hại nếu người tu tập không có khả năng và thực hành sai lầm. Thí dụ như pháp chuyển di tâm thức (powa) bao gồm việc tưởng tượng tống khứ tâm thức của mình ra khỏi đỉnh đầu khi gần kề cái chết có thể rút ngắn thọ mạng. Pháp sử dụng thuốc tinh chất (chulen) mà hành giả phải nhịn đói hàng tuần và sống bằng các viên thuốc xá lợi đã được gia trì, đặc biệt là khi thực hành theo nhóm, có thể tạo ra nạn đói trong vùng. Hơn nữa, những ai tu tập như vậy có thể bị bệnh trầm trọng vì thiếu thức ăn và nước uống, thậm chí có thể tử vong.

Các khóa nhập thất Mật điển tự chúng là pháp tu cao cấp, và Rinpoche cảnh cáo về việc nhập thất quá sớm. Ví dụ, đôi khi người ta nhập thất để trì tụng một trăm ngàn mật chú, nhưng lại không quen thuộc với pháp tu này. Họ tưởng rằng trong thời gian nhập thất, họ sẽ có được kinh nghiệm. Dù bỏ ra một thời gian tu học miên mật và quen thuộc với một pháp tu nào đó là việc lợi lạc, đó không phải là việc ta phải làm trong một khóa nhập thất Mật điển chính thức. Một người không biết bơi thì không thể bắt đầu tập luyện trong hồ bơi 12 tiếng mỗi ngày. Liều lĩnh một cách dại dột như vậy chỉ đưa đến sự kiệt sứcvọp bẻ chân tay mà thôi. Việc tập luyện rốt ráo chỉ dành cho những tay bơi lão luyện, để trở thành các vận động viên hàng đầu. Các khóa nhập thất Mật tông cũng giống như vậy.

Đừng Kiêu Căng Về Công Phu Tu Tập

Hơn nữa, việc tu tập các pháp tu Mật điển phải là việc kín đáo, nếu không, chướng ngại có thể xảy ra. Rinpoche thấy nhiều người Tây phương không những không giữ kín việc tu tậpthành tựu của mình, mà còn khoe khoang về những điều này. Ngài nói khoe khoang khoác lác rằng mình là đại hành giả du già về một Bổn tôn nào đó là điều lố bịch, khi ta chỉ mới hoàn tất hay đang thực hiện một kỳ nhập thất ngắn bằng cách trì tụng các mật chú liên quan đến vị Bổn tôn này vài trăm ngàn lần. Hơn nữa, việc tự phụ và kiêu căng trong khi mình không tu tập nghi quỹ dài của Bổn tôn đó hàng ngày thì lại càng tệ hơn nữa. Rinpoche luôn luôn giải thích rằng nghi quỹ dài dành cho những hành giả mới bắt đầu tu tập. Các nghi quỹ dài có hơn một trăm trang, giống như kịch bản opera quán tưởng dài dòng. Các nghi quỹ ngắn dành cho những hành giảcông phu sâu dày, đã quen thuộc với toàn bộ pháp tu đến mức họ có thể thực hành mọi pháp quán tưởngnghi thức trong khi chỉ trì tụng một vài câu.

Hiểu Rõ Giá Trị Của Phương Pháp Giảng Dạy Tối Nghĩa Có Chủ Ý Trong Mật Tông

Rinpoche dạy rằng người Tây phương cũng cần phải kềm chế khuynh hướng đòi hỏi cách trình bày mạch lạc đối với tất cả các giáo huấn và chỉ giáo ngay từ đầu, đặc biệt là trong Mật tông. Các đạo sư Ấn ĐộTây Tạng vĩ đại hoàn toàn có khả năng sáng tác những bản văn dễ hiểu. Tuy nhiên, các ngài cố ý viết một cách mơ hồ. Cách trình bày tài liệu Mật tông quá rõ ràng và dễ tiếp xúc có thể dễ đưa đến sự thoái hóachướng ngại trong việc tu tập. Ví dụ như người ta có thể xem thường các giáo pháp này và không nghiêm túc nỗ lực tu hành.

Một thành phần quan trọng trong phương pháp sư phạm của Phật giáo là khiến cho người ta đặt câu hỏi về ý nghĩa của giáo pháp. Nếu các đệ tử thật sự quan tâm đến giáo pháp thì họ sẽ tìm cách để làm cho ý nghĩa được sáng tỏ hơn. Phương pháp này sẽ tự động loại bỏ nhưng người chỉ là “khách du lịch tâm linh”, và những ai không sẵn sàng bỏ ra công phu khó nhọc cần thiết cho thành tựu giác ngộ. Tuy nhiên, nếu mục đích làm sáng tỏ giáo pháp Mật tông là để xua tan ấn tượng méo mó, tiêu cực của người ta về các giáo pháp này thì Đức Dalai Lama đã tán thành việc công bố sự giải thích rõ rệt. Tuy nhiên, việc này chỉ liên quan đến mặt lý thuyết chứ không liên hệ đến pháp tu cụ thể về mỗi một Bổn tôn. Một cẩm nang rành mạch về “cách hành trì” có thể khuyến khích người ta cố gắng hành trì các pháp tu cao cấp mà không có sự giám sát của một vị thầy, và điều này có thể rất nguy hiểm.

Không Nên Xem Thường Các Vị Hộ Pháp

Rinpoche cảnh cáo điều tối nguy hiểm là xem thường các vị Hộ Pháp. Chư Hộ Pháp là lực lượng mạnh mẽ, thường là chư thần đã được các đại sư cao cả thuần hóa. Các ngài khiến cho những chúng sanh hung bạo này thệ nguyện bảo hộ giáo pháp của Đức Phật (Pháp) và các hành giả chân thành tu tập giáo pháp thoát khỏi sự nguy hại và chướng ngại.

Rinpoche thường kể chuyện về một vị Hộ Pháp đã thệ nguyện gìn giữ pháp tu chuyên về biện luận của một tu viện nọ. Vị Hộ Pháp này phải gây trở ngại, chẳng hạn như tạo ra bệnh tật và tai nạn cho bất cứ người nào cố gắng hành trì Mật điển trong khuôn viên của tu viện, trong khi họ nên biện luận về giáo pháp. Chỉ các nhà sư nào đã hoàn tất lớp biện chứngtu học thêm tại một trong hai học viện mật điển mới được phép tu tập Mật điển, nhưng thậm chí ở thời điểm đó, họ cũng không được hành trì giữa bốn bức tường của tu viện này.

Một vị Geshe, lúc còn là tăng sinh, đã cúng dường lễ đốt lá tùng liên hệ đến pháp tu Mật điển, và ông đã liên tục gặp chướng ngại. Sau đó, ông tu học ở một trong hai học viện Mật điển và sau khi ra trường, đã tiếp tục làm lễ cúng dường này, nhưng ở ngoài tu viện, trên một sườn núi gần đó. Vài năm sau đó, khi vị Geshe này trực tiếp chứng ngộ tánh Không vô niệm, vị Hộ Pháp đã hiện ra trong một linh kiến. Vị thần hung tợn đã xin lỗi ngài và nói rằng, “Tôi xin lỗi là trước đây đã làm hại ngài, nhưng đó là một  trong những điều cam kết của tôi đối với vị sáng lập tu viện của ngài. Giờ thì ngài đã chứng ngộ tánh Không, dù có muốn, tôi cũng không thể nào làm hại ngài được nữa.”.

Rinpoche nhấn mạnh tầm quan trọng của ví dụ này. Đùa giỡn với các lực lượng ngoài tầm kiểm soát của mình có thể dẫn đến tai họa. Ngài thường trích dẫn lời Đức Dalai Lama luôn nói rằng hãy nhớ các vị Hộ Pháp là hầu cận của các Bổn Tôn. Chỉ những hành giả nào có đẩy đủ khả năng trong giai đoạn phát khởi của Tối Thượng Du Già Mật Điển và có quyền ra lệnh như một Bổn Tôn mới nên liên hệ với các Hộ Pháp. Nếu không, việc liên hệ quá sớm sẽ giống như đứa bé gọi một con sư tử to lớn đến bảo vệ nó. Con sư tử có thể ăn tươi nuốt sống đứa bé. Đức Dalai Lama khuyên rằng nghiệp do ta tạo ra là hộ pháp tốt nhất đối với mình. Hơn nữa, còn việc quy y Tam Bảo – Phật, Pháp. Tăng (tăng thân đã đạt chứng ngộ cao cả) thì sao?

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3054)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.