Truyền Thừa Khyentse

23/09/20201:00 SA(Xem: 3360)
Truyền Thừa Khyentse

TRUYỀN THỪA KHYENTSE

Bài Nói Chuyện Của [Dzigar] Kongtrul Rinpoche
trong Lễ Cúng Tsok & Đạo Sư Du Già Về Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche
ngày 12/10/2005, tại Chính Điện Pema Osel Do Ngak Choling
Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Dzigar Kongtrul Rinpoche
Lý dochúng ta thành lập Pema Osel Do Ngak Choling ngay từ đầu là để nghiên cứuthực hành Giáo Pháp và để tôn vinh lòng từ của thầy tôi, vị mà [nghi quỹ] Đạo Sư Du Già của Ngài đang được chúng ta thực hành hôm nay. Vì thế, bất cứ khi nào tôi ở đây, thật thích hợp nếu giảng dạy một chút. Giảng dạy khiến cho chuyến viếng thăm ý nghĩa hơn nhiều với cá nhân tôi, trong khi cũng góp phần cho mục đích của trung tâm. Tiến hành bất cứ thực hành nào ở đây cùng nhau cũng chia sẻ cùng mục đích đó.

Hôm nay, tôi muốn kể một chút về tiểu sử của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo[1]. Kể về câu chuyện cuộc đời Ngài sẽ phát lộ Ngài là người vĩ đại, kỳ lạ đến thế nào và cách mà tầm nhìn và công việc của Ngài đã truyền cảm hứng cho Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye[2]. Hai vị sau đó đã làm việc chặt chẽ cùng nhau để hình thành phong trào Rime [Bất Bộ Phái]. Viên ngọc thứ ba trong phong trào này là Tổ Chokgyur Lingpa[3] và theo nhiều cách khác nhau, ba vị đã đóng góp rất nhiều cho việc giữ gìn Giáo PhápTây Tạng vào giữa thế kỷ 19.

Tổ Jamyang Khyentse Wangpo sinh ra trong gia đình Dilgo cao quý ở Derge, miền Đông Tây Tạng. Vua Derge là vị vua Giáo Pháp lâu đời với nhiều thượng thư mà cha của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo là một trong số những vị quan trọng nhất. Lòng sùng mộ Giáo Pháp của đức vua cũng nổi tiếng khắp nơi. Lần nọ, khi đang thọ nhận quán đỉnh từ đạo sư, Đức Situ Chojung vĩ đại, ông ấy được truyền cảm hứng để khắc gỗ toàn bộ Kangyur và Tengyur, với sự trân trọng cách mà Giáo Pháp đóng vai tròphương tiện của hòa bình và hạnh phúc trên thế giới. Mỗi tập trong Kangyur và Tengyur gồm tối thiểu khoảng 400 trang và mỗi trang sẽ thành một bản khắc gỗ. Vì vậy, các bạn có thể tưởng tượng mức độ vĩ đại của dự án này.

Đức vua trình bày tầm nhìn và ý nghĩ chợt xuất hiện với đạo sư và Đức Situ Chojung hoan hỷ, bảo đức vua rằng đích thân Ngài sẽ chịu trách nhiệm hoàn thành dự án này, đảm bảo rằng không có sai sót nào. Sau đó, họ tiến hành dự án phước lành đó cùng nhau. Đây chỉ là một ví dụ về sự vĩ đại của vua Derge. Và đây là môi trường Giáo Pháp phong phú mà Tổ Jamyang Khyentse Wangpo đã sinh ra.

Tổ Jamyang Khyentse được biết đến là vị tái sinh của Đức Rigdzin Jigme Lingpa[4]. Ngài Jigme Lingpa có một nghi thức buổi sáng đặc biệt: Ngài thường dậy sớm khi nghe thấy bài ca của một con chim nhất định, rửa mặt và tay trong hồ gần đó rồi trở về chỗ ngồi để thực hành. Tôi từng nghe nói rằng khi Tổ Jamyang Khyentse còn rất nhỏ, Ngài nhớ rõ ràng về việc thức dậy một sáng nọ khi con chim đang hót, rửa tay và mặt rồi trở về hộp thiền định của Ngài – và điều tiếp theo Ngài nhớ được là sinh ra trong gia đình Dilgo. Vì thế, Ngài nhớ về câu chuyện cuộc đời của Đức Jigme Lingpa như thể nó mới xảy ra hôm qua.

Khi Tổ Jamyang Khyentse còn nhỏ, Ngài có những linh kiến tuyệt vời về Guru Rinpoche và Tôn giả Vô Cấu Hữu [Vimalamitra]. [Nữ Hộ Pháp] Ekajati luôn hiện diện để bảo vệ Ngài và Ngài có nhiều linh kiến về chư Tôn. Tổ Jamyang Khyentse có một thầy giáo thọ rất nghiêm khắc. Một trong những nhiệm vụ của vị giáo thọ này là không để cho các Tulku nói quá ngẫu nhiên về những linh kiến và sau đó, bị chọc ghẹo và được xem là điều gì đó lạ kỳ. Tôi nghĩ vị giáo thọ chắc hẳn đã làm tốt công việc khi khiến Ngài im lặng bằng cách quở trách Ngài nhiều lần bởi Ngài đã không dám nói quá nhiều về những linh kiến này.

Từ rất sớm trong đời, niềm yêu thích mạnh mẽ khởi lên trong Tổ Jamyang Khyentse về việc trở thành một tu sĩ. Vua Derge chủ yếu liên hệ với truyền thừa Sakya (mặc dù ông ấy kính trọng cả truyền thừa Kagyu và Nyingma), và Tu viện chính yếu ở Derge, tên là Gonchen, thuộc về Sakya, cùng với nhiều Tu viện nhỏ khác. Tổ Jamyang Khyentse trước tiên gia nhập một Tu viện Sakya và thọ các giới luật Phật giáo đầu tiên ở đó, chẳng hạn như quy y. Ngài được công nhận là một trong những Shabdrung vĩ đại trong truyền thống Sakya. Shabdrung là truyền thống kế vị theo dòng dõi gia đình; nói cách khác, nếu bạn là một tu sĩ, con trai của anh/em bạn trở thành người kế vị của bạn. Ngài được Đức Sakya Gongma công nhận là Shabdrung quan trọng của một vị Lama Sakya.

Theo năm tháng, Tổ Jamyang Khyentse Wangpo dần nghiên cứuthiền định rất nhiều. Năm 21 hay 22 tuổi, Ngài có linh kiến về việc hành hương đến miền Trung Tây Tạng như nhiều vị tu sĩ và Lama Sakya thường làm. Ngài đi hành hương ở vùng đó, sau đấy, định cư ở đó tại một trong những Tu viện Sakya. Một sự thật thú vị là mặc dù sống ở một Tu viện Sakya, Ngài đã chọn xuất gia và thọ toàn bộ giới luật tu sĩ tại Mindrolling, một Tu viện Nyingma. Ngài làm vậy bởi Ngài muốn giới luật truyền xuống từ Tôn giả Tịch Hộ [Shantarakshita]. Theo cách này, Ngài liên hệ mật thiết, theo một cách thức bí mật, với những giáo lýthực hành Nyingma. Bắt đầu bằng chuyến viếng thăm miền Trung Tây Tạng này, Tổ Jamyang Khyentse du hành rộng khắp trong mười ba năm tiếp theo để thu thập các giáo lý và thọ nhận quán đỉnh từ tất cả tám truyền thừa Kim Cương thừa được truyền đến Tây Tạng từ Ấn Độ.

Khi mà không có quán đỉnh cho các thực hành nhất định, Ngài biên soạn chúng. Trong vài trường hợp, dòng truyền thừa được giữ bởi một người đàn ông hay một người phụ nữ bình phàm, vị đơn giản ở đúng vị trí vào đúng thời điểm để thọ nhận quán đỉnh từ vị trì giữ truyền thừa trước kia. Anh hay cô ấy có thể không biết đọc hay viết và đã thực hành đến một mức độ nhất định, nhưng thường thì không trọn vẹn. Tổ Jamyang Khyentse thường phải dạy người này cách đọc và viết và sau đó, cách tiến hành thực hành một cách đúng đắn. Sau đấy, Ngài sẽ thọ nhận các quán đỉnh từ họ.

Theo cách này, Ngài tỉ mỉ thu thập mọi giáo lý, thực hànhnghi quỹ quán đỉnh cho tám truyền thừa khác nhau. Suốt thời gian, Ngài luôn thực hành những giáo lý đã thọ nhận để các dòng truyền thừa duy trì sống động trong Ngài. Sau nỗ lực phi phàm trong mười ba năm, Ngài trở về Derge. Khi trở về, Ngài gửi một bức tượng Phật Vô Lượng Thọ, một bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và một bức tượng Độ Mẫu Tara cho Tổ Jamgon Kongtrul Lodro Thaye. Tổ Jamgon Kongtrul trưởng thành ở Palpung, nơi thuộc vùng Derge, nhưng bị bệnh và đã di chuyển đến trung tâm nhập thất gần đó. Trong lời nhắn, Tổ Jamyang Khyentse nói với Ngài rằng bức tượng Vô Lượng Thọ là để Ngài trường thọ và bức tượng Độ Mẫu Tara là vì hoạt động của Ngài và rằng họ sẽ làm việc cùng nhau thân thiết như một nhóm để làm lợi lạc giáo lýchúng sinh. Tổ Jamgon Kongtrul vô cùng xúc động và được truyền cảm hứng. Sau đấy, Tổ Jamyang Khyentse duy trì nhập thất gần Derge, chỉ du hành một chút.

Lúc này, danh tiếng của Tổ Jamyang Khyentse là một tu sĩ vĩ đại như vậy đã lan khắp Derge và hơn thế nữa. Để lại cuộc sống trong một gia đình cao quý và hiến dâng bản thân cho việc nghiên cứuthực hành, Ngài được kính trọng vô cùng. Ở Tây Tạng, là một tu sĩ tốt, người thực sự trì giữ giới luật đã thọ nhận không sứt mẻ, rất có giá trị. Vì thế, Ngài dần trở nên rất nổi tiếng.

Ngài có được sự sáng suốt phi phàm, điều được dân chúng vùng đó vô cùng trân trọng. Họ thường đến thỉnh cầu Ngài tiên tri. Ngài thực sự quan tâm xem những khó khăn của mọi người là gì và cố giúp họ vượt qua các chướng ngạivấn đề. Khi danh tiếng của Ngài tăng lên, mọi người bắt đầu đến thỉnh cầu giáo lý và những giáo lýtác động chuyển hóa với cuộc đời họ. Tổ Jamyang Khyentse và Tổ Jamgon Kongtrul bắt đầu gặp gỡ nhiều hơn trong giai đoạn này và hai vị chia sẻ một kết nối vĩ đại. Trước những cuộc gặp này, Tổ Jamgon Kongtrul vốn đã quen thuộc với những giáo lý Kagyu nhưng không quen lắm với các truyền thống khác.

Thấy được cách mà Tổ Jamyang Khyentse đắm mình trong mọi truyền thống và tiến hành các thực hành một cách bình đẳng với sự kính trọngniềm tin lớn lao, Tổ Jamgon Kongtrul được truyền cảm hứng mãnh liệt; như thể là điều gì đó thức tỉnh bên trong Ngài. Ngài hiểu rằng cách tiếp cận Rime, trân trọng mỗi truyền thốngtruyền thừa trong bối cảnh riêng với các phẩm tính riêng, và quan trọng hơn, thực hànhđại diện cho mỗi truyền thống càng nhiều càng tốt, là chìa khóa để đảm bảo cho tương lai của các giáo lýTây Tạng. Tổ Jamgon Kongtrul quyết định rằng Ngài phải noi theo cuộc đời của Đức Jamyang Khyentse và hoàn thành tầm nhìn của Ngài trong việc giữ gìnbảo vệ Giáo PhápTây Tạng. Ngài đã thỉnh cầu các quán đỉnh, giáo lýthực hành của mọi truyền thống hiện được giữ gìn bởi Tổ Jamyang Khyentse. Tổ Jamyang Khyentse trao chúng cho Ngài, bảo rằng, “Bởi Ngài giữ chúng, Ngài phải thực hành tất cả chúng; hơn thế nữa, Ngài phải kết tập và xuất bản chúng như một pho các thực hành và giáo lý”.

Như thế, Tổ Jamgon Kongtrul bắt đầu tiến hành Năm Kho Tàng vĩ đại. Khi hệ thống hóa các truyền thống khác nhau, Ngài cũng biên soạn quán đỉnhchỉ dẫn cho những thực hành mà chúng không tồn tại. Tuyển tập đầu tiên mà Ngài biên soạn được gọi là Dam Ngak Dzod – Kho Tàng Mọi Chỉ Dẫn Cốt Tủy.

Khi danh tiếng của hai vị tăng thêm, Tổ Jamyang Khyentse và Tổ Jamgon Kongtrul nổi tiếng về những giáo lý, không chỉ Kagyu, Nyingma hay Sakya, mà mọi truyền thống không phân biệt, như thể chúng là truyền thống của riêng chư vị. Điều này đem đến sự kính trọngniềm tin lớn lao từ tất cả những vị yêu thích con đường tâm linh. Theo cách này, chư vị được biết đến là đạo sư Rime. Các học trò vân tập bên hai vị và hai vị cũng chia sẻ nhiều học trò: Tổ Jamyang Khyentse có những học trò của Tổ Jamgon Kongtrul; Tổ Jamgon Kongtrul cũng có những học trò của Tổ Jamyang Khyentse.

Tổ Jamyang Khyentse sau đó tiến hành nhập thất trong phần còn lại của cuộc đời. Điều này không làm giảm đi sự nổi tiếng của Ngài hay ngăn cản các học trò tìm kiếm Ngài. Mọi người vẫn tiếp tục tụ tập bên ngoài ẩn thất của Ngài, có lẽ chờ một tuần để được gặp Ngài chỉ năm phút và thọ nhận một trao truyền hay giáo lý. Ngài thường đi bộ ra ban công phía trên đám đông để ban giáo lý, quán đỉnh hay một trao truyền về Chân ngôn Mani hoặc Văn Thù Sư Lợi. Lúc kết thúc, bằng một vài cử chỉ, Ngài thường ném gạo xuống đám đông và mỗi người tham dự thường có được đúng năm hạt gạo trong tay họ. Đây là một trong những dấu hiệu diệu kỳ về thành tựu tâm linh của Ngài. Hàng trăm nghìn học trò đã đến gặp Ngài và nhận được lợi lạc từ Ngài theo cách này.

Trong lúc này, lượng người đến đỉnh lễ Tổ Jamyang Khyentse và Tổ Jamgon Kongtrul ngang với khi họ du hành đến Lhasa để chiêm bái tượng Phật Jowo nổi tiếng. Điều đấy cho thấy cách mà hai vị trở thành những nhân vật vĩ đại và quan trọng ở Tây Tạng. Hai vị chẳng bao giờ buông bỏ kết nối mật thiết và sự cộng tác trong việc giữ gìn giáo lý thông qua các tác phẩm như Năm Kho Tàng. Hai vị là hai đạo sư Rime quan trọng nhất, đem đến cho phong trào nét đặc sắc cùng với tầm nhìn và thúc đẩy phong trào trên khắp Tây Tạng.

Tổ Jamyang Khyentse viên tịch năm 1892 ở tuổi 73. Sau đó, Tổ Jamgon Kongtrul hiến dâng bản thân trong việc hoàn thành mệnh lệnh của đạo sưhoàn thành Năm Kho Tàng. Tổ Jamyang Khyentse nói rằng khi qua đời, Ngài sẽ đến Ngũ Đài Sơn ở Trung Hoa, nơi cư ngụ của Đức Văn Thù Sư Lợi, để tan vào tim Đức Văn Thù Sư Lợi. Sau đó, Ngài sẽ hiển bày năm hóa hiện; mỗi vị lại hiển bày năm nữa, tạo thành tổng cộng hai mươi lăm và nhân thêm phạm vi hoạt động của Ngài thêm nhiều lần.

Khi đến lúc phải tìm ra một vị tái sinh của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo, Tổ Jamgon Kongtrul đã công nhận Ngài Jamyang Khyentse Chokyi Lodro[5]hóa hiện chính yếu. Sau đó, Đức Shechen Gyaltsap[6] công nhận Dilgo Khyentse Rinpoche[7] là một [hóa hiện] khác. Hai hóa hiện này là giống với Tổ Jamyang Khyentse Wangpo nhất về lòng sùng mộ không mệt mỏi của chư vị trong việc giữ gìn và hoằng dương những giáo lýquan điểm bất bộ phái không lỗi lầm. Thú vị là, Dilgo Khyentse Rinpoche đã sinh ra trong một nhánh của chính gia đình Dilgo từ Derge mà Tổ Jamyang Khyentse Wangpo xuất thân.

Với lòng sùng mộ lớn lao dành cho dòng dõi cao quý của các giáo lý, tinh thần bất bộ pháihoạt động Giáo Pháp được thiết lập bởi Tổ Jamyang Khyentse Wangpo vĩ đại và vị kế nhiệm, Bổn Sư của tôi – Dilgo Khyentse Rinpoche, chúng ta đã xây dựng Pema Osel Do Ngak Choling. Về thầy tôi, chẳng thể nào diễn tả bằng từ ngữ cách mà lòng từ của Ngài chạm đến tôi và cách mà cuộc đời tôi đã thay đổi và được làm lợi lạc bởi Ngài, cách mà sự quan tâm của Ngài truyền phương hướngý nghĩa trong cuộc đời tôi. Tôi chẳng thể nào tưởng tượng xem cuộc đời mình sẽ ra sao nếu không gặp Ngài. Miêu tả tốt nhất là hình ảnh mang tính truyền thống về lòng từ ái: Cách mà chim mẹ tỉ mỉ chăm sóc quả trứng mong manh, sau đó ấp trứng, rồi cuối cùng giúp chú chim non sống độc lập.

Không có ngày nào trôi qua mà tôi không quán chiếu về lòng từ và bi của Ngài. Khi mọi chuyện trở nên bình phàm và thông tục, nhớ về sự quan tâm của Ngài giúp nâng đỡ cuộc đời bằng nhận thức về ý nghĩa lớn lao hơn – có lòng dũng cảm để sống cuộc đời vị tha như Ngài đã làm. Ngài đại diện và sống một cuộc đời hiến dâng cho chúng sinh khác, nói cách khác, một cuộc đời thoát khỏi cái ngã. Chẳng thể nào diễn tả cảm xúc áp đảo khi nghĩ về tấm gương và lòng bi của Ngài dành cho tôi. Ý định của tôi với nơi này xuất phát từ đó; nó là một cách để đền đáp lòng từ lớn lao của Ngài.

Khi bất kỳ ai trong chúng ta dồn hết tâm trí cho trung tâm này, dù sống ở đây như một người trông nom hay theo các cách khác, chúng ta lập tức cảm thấy một ý nghĩa lớn lao hơn. Chúng ta tin tưởng rằng truyền thừa sẽ được thiết lập ở đây và rằng đây là nơi mà chúng ta có thể dồn sức lực càng nhiều càng tốt. Chúng ta đều có thể phụng sự truyền thừa và chư đạo sư truyền thừa ở đây. Và chúng ta đều cần suy nghĩ về điều sẽ khiến Pema Osel thành công và phát triển, điều gì sẽ xảy ra với trung tâm này. Tuân theo truyền thống Rime, tương lai này không chỉ là của Tăng đoàn chúng ta, mà còn cả Tăng đoànhoạt động của những đạo sư khác. Chúng ta cần duy trì linh động để làm cả hai. Nhưng với riêng chúng ta, bởi Pema Osel được đặt tên theo các vị Khyentse, biết chư vị là ai và công việc của chư vị là gì là điều quan trọng. Sau đó, chúng ta sẽ biết rằng trung tâm này không phải để tập hợp nhiều người mà để tìm ra vị trí của chúng ta trong dòng dõi đó và phụng sự truyền thừa huy hoàng đó.

Về một miêu tả chi tiết về công việc của Tổ Jamgon Kongtrul liên quan đến Năm Kho Tàng, xin hãy tham khảo tự truyện của Ngài với tựa đề ‘A Gem of Many Colors’, Richard Barron (Chokyi Nyima) chuyển dịch Anh ngữ, NXB Snow Lion.

 

Nguồn Anh ngữ: The Khyentse Lineage (https://www.mangalashribhuti.org/sites/default/files/lineage/The_Khyentse_Lineage_CP.pdf).

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.

 

PHỤ LỤC: TIỂU SỬ VẮN TẮT DZIGAR KONGTRUL RINPOCHE[8]

Dzigar Kongtrul Rinpoche (sinh năm 1964) – vị Dzigar Kongtrul hiện tại – Jigme Namgyel, sinh ở miền Bắc Ấn Độ, không lâu trước khi khu định cư cộng đồng Tây Tạng tại Bir được cha Ngài – Neten Chokling Rinpoche thứ ba – thành lập. Khi Rinpoche mới lên chín, cha Ngài qua đời. Không lâu sau, Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche công nhận Ngài là hóa thân của Tổ Jamgon Kongtrul và Đức Karmapa thứ mười sáu đã xác nhận điều này. Ngài nhanh chóng được tấn phong tại Chokling Gompa ở Bir.

Dzigar Kongtrul Rinpoche lớn lên trong môi trường tu viện và thọ nhận sự rèn luyện mở rộng trong mọi khía cạnh của giáo lý Phật Đà. Đặc biệt, Ngài thọ nhận giáo lý của truyền thừa Nyingma, nhất là Longchen Nyingtik từ Bổn Sư của Ngài – Kyabje Dilgo Khyentse Rinpoche. Rinpoche cũng nghiên cứu sâu rộng dưới sự dẫn dắt của Tulku Urgyen Rinpoche, Nyoshul Khen Rinpoche và học giả vĩ đại – Khenpo Rinchen.

Dzigar Kongtrul Rinpoche sau đó chuyển đến Hoa Kỳ vào năm 1989 cùng với gia đình và bắt đầu nhiệm kỳ năm năm với vai trò giáo sư triết học Phật giáo tại Đại học Naropa (khi ấy là Học viện) vào năm 1990. Không lâu sau khi đến Hoa Kỳ, Ngài thành lập Mangala Shri Bhuti, một tổ chức hướng đến việc thúc đẩy thực hành của truyền thừa Longchen Nyingtik. Ngài đã thành lập một trung tâm nhập thất trên núi – Longchen Jigme Samten Ling – ở Bắc Colorado, nơi Ngài dành phần lớn thời gian trong nhập thất và dẫn dắt học trò trong sự hành trì nhập thất dài hạn.

Các đệ tử của Dzigar Kongtrul Rinpoche bao gồm Pema Chodron – tác giả Phật giáo được ưa chuộng, vị phối ngẫu của Ngài – Elizabeth Mattis-Namgyel và con trai, Dungse Jampal Norbu. Ngài cũng là một họa sĩ khát khao trong trường phái biểu hiện trừu tượng.



[1] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[2] Về Đức Jamgon Kongtrul, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a34168/tieu-su-van-tat-duc-jamgon-kongtrul-lodro-thaye.

[3] Về Đức Chokgyur Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30774/cuoc-doi-duc-chokgyur-lingpa.

[4] Về Đức Jigme Lingpa, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a31755/cau-chuyen-cuoc-doi-to-jigme-lingpa.

[5] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[6] Về Đức Shechen Gyaltsap, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32440/cuoc-doi-duc-shechen-gyaltsab-gyurme-pema-namgyal.

[7] Về Dilgo Khyentse Rinpoche, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a32138/2/tieu-su-dilgo-khyentse-rinpoche-1910-1991-.

[8] Nguồn Anh ngữ: https://www.rigpawiki.org/index.php?title=Dzigar_Kongtrul_Rinpoche.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/07/2020(Xem: 3105)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.