Về Truyền Thống Nghi Lễ Longchen Nyingtik

11/10/20201:00 SA(Xem: 3882)
Về Truyền Thống Nghi Lễ Longchen Nyingtik

VỀ TRUYỀN THỐNG NGHI LỄ LONGCHEN NYINGTIK

Orgyen Tobgyal Rinpoche[1] giảng | Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ

 

Orgyen Tobgyal Rinpoche (2) (1)
Orgyen Tobgyal Rinpoche

Trong một Pháp hội Đại Thành Tựu (Drupchen) Chime Phakme Nyingtik, đạo sư trì tụng của Lerab Ling, vị Chopon đứng đầu cùng một vài hành giả thiết tha khác đã tận dụng cơ hội nghỉ giải lao để cố gắng bòn rút thông tin từ [Orgyen Tobgyal] Rinpoche về truyền thống nghi lễ Longchen Nyingtik. Lạ thay, họ đưa ra thỉnh cầu khá liều lĩnh, điều có lẽ là lý do mà khi giờ giải lao kết thúc, trước sự ngạc nhiên của tất cả, Rinpoche bắt đầu trình bày chi tiết về lịch sử đằng sau truyền thống thực hành Longchen Nyingtik[2]. Và đây là điều Ngài đã nói.

 

Nhiều người đã đặt các câu hỏi cho tôi. Tôi cố gắng trả lời một cách chính xác, nhưng câu trả lời của tôi thường không được hiểu đúng và điều đấy dẫn đến những phức tạp. Kinh nghiệm của tôi là người ta nói rằng: Trong ‘giáo lý của Ngài’ [trong Anh ngữ ‘your teaching’] – đấy là điều các bạn nói bằng Anh ngữ, đúng không? Sau đó, họ lặp lại điều mà họ nghĩ là tôi đã nói, nhưng lại hiểu sai hoàn toàn. Tôi thường xuyên đến Lerab Ling trong gần hai mươi năm qua và tôi đã nói nhiều điều một cách công khai, cho mọi người ở đây trong chính điện và cả một cách riêng tư nữa. Nhưng mọi người dường như muốn ném mọi điều tôi nói vào một chiếc bình và làm một kiểu xúp lạ kỳ từ nó. Sau đấy, họ gặp tôi và nói rằng: “Đây là giáo lý của Ngài!”. Điều gì đó như vậy vẫn cứ xảy ra; vì thế, tôi cảm thấy rằng tôi phải làm sáng tỏ; nếu không thì tôi sẽ phải bận tâm.

Một số người ở Lerab Ling, bao gồm đạo sư trì tụng [Umdze] và đạo sư nghi lễ [Chopon], vừa hỏi rằng: “Chúng con có thể học hỏi những cách trì tụng và nghi lễ cho Longchen Nyingtik từ đâu”. Đó là câu hỏi, đúng vậy không?

Câu trả lời của tôi là, thứ nhất, Tổ Jigme Lingpa[3] không thiết lập bất kỳ truyền thống nào liên quan đến nghi lễ. Nói một cách hoàn toàn rõ ràng, điều này nghĩa là không có truyền thống đặc biệt nào về việc làm Torma hoặc sử dụng những cách trì tụng hay phương pháp đặc biệt để chơi chũm chọe và trống được truyền xuống từ Tổ Jigme Lingpa. Tuy nhiên, nhiều Terton khác, những vị du hành đến Núi Huy Hoàng Màu Đồng[4], đã được chỉ cho cách làm Torma, trì tụng và chơi các nhạc cụ và chư vị đã đem về kiến thức đó. Vì thế, Tổ Jigme Lingpa không cần phải trao truyền lại điều đó.

Tôi không nói là không có nghi lễ nào cho các thực hành của Tổ Jigme Lingpa – hãy đảm bảo rằng bạn hoàn toàn hiểu điều tôi vừa nói!

Tổ Jigme Lingpa là một Yogi Đại Viên Mãn; vì lẽ đó, với Ngài, cách mà Kyerim[5] và Dzogrim được thực hành là điều quan trọng nhất, chứ không phải cách mà các Torma được làm hay cách mà kèn và trống được chơi. Cho đến nay, tôi chưa từng nghe nói một cách tụng nào được chính Tổ Jigme Lingpa truyền lại. Một lần nữa, nói cho rõ, tôi đang không nói rằng Tổ Jigme Lingpa không tụng khi Ngài thực hành, mà tôi đang nói rằng Ngài không tạo ra hay khăng khăng về việc sử dụng một cách tụng đặc biệt.

Chư Yogi Đại Viên Mãn không xem hình dáng của những Torma là điều gì đó quan trọng. Điều mà chư vị thực sự cho là quan trọng là biết được ý nghĩa của Torma và tất cả các khía cạnh khác nhau của Torma. Theo Đại Viên Mãn, khi bạn phá hủy (tor nghĩa là ‘phá hủy’) mọi hiện tượng nhị nguyên của luân hồiNiết Bàn, bạn sẽ đạt đến tinh túy của nó, thứ giống như mẹ (ma).

Có bốn cách để liên hệ với Torma; tất cả đều tập trung vào ý nghĩa của Torma, chứ không phải nó trông ra sao. Về mặt hình dángtương tự, về cơ bản thì bạn cần làm bất cứ điều gì trông tốt nhất. Khi bạn trì tụng, âm thanh cần phải dễ chịu và truyền cảm hứng. Và như tôi vẫn luôn nói với các bạn, nếu Gyaling và kèn được thổi không tốt, chúng không dễ chịu và truyền cảm hứng thì bạn chẳng tích lũy được công đức. Chư Tôn có lẽ chẳng phân biệt giữa âm nhạc được chơi tốt hay không tốt, nhưng người nghe thì có. Họ sẽ nghe ra sự khác biệt. Và cúng dường âm nhạc không dễ chịu là một kiểu suy nghĩ khác biệt sau đó. Với hành giả Đại Viên Mãn, như bạn biết đấy, mọi âm thanh đều là âm thanh tự nhiên khởi lên của Pháp tính, điều nghĩa là cúng dường âm nhạc như một phần của nghi lễ chẳng tạo ra bất kỳ vấn đề gì.

Điều mà tôi đang nói là về cách tiến hành các nghi lễ, chúng ta có một chút tự do tiến hành trong những giới hạn nhất định; điều tôi không nói là bạn có thể thay đổi hay chơi đùa với chính thực hành! Bạn không thể thay đổi thứ tự những lời cầu nguyện, v.v. Bạn không thể nghĩ rằng, “Tổ Jigme Lingpa nói rằng con có thể làm điều con muốn …” và quyết định bắt đầu bằng những lời cầu nguyện cát tườngkết thúc bằng quy y! Bạn không thể làm thế, bởi những thực hành này được sắp xếp theo trí tuệý định của những Mật điển và bạn tuyệt đối không thể đi ngược lại với các Mật điển, đúng vậy không?

Dodrupchen Rinpoche thứ nhất xuất hiện sau Tổ Jigme Lingpa – Tổ Jigme Lingpa là đạo sư của Dodrupchen Rinpoche thứ nhất. Dodrupchen Rinpoche không kế thừa một Tu viện, nhưng Ngài đã thiết lập một [Tu viện]. Trong một Tu viện, chư Tăng luôn luôn cử hành các nghi lễ khi thực hành, nhưng trong các thực hành nhóm, mỗi tu sĩ không thể làm theo ý của Ngài. Vì thế, để những tu sĩ của Tổ Dodrupchen có thể tiến hành Longchen Nyingtik như là thực hành chính yếu, họ cần một truyền thống nghi lễtruyền thống mà Ngài thiết lập dựa trên cách mà thầy của Ngài – Tổ Jigme Lingpa đã thực hành – Tổ Jigme Lingpa chắc hẳn phải thực hành Longchen Nyingtik theo một cách thức nào đó, tuân theo một thứ tự đặc biệt về các lời cầu nguyện, v.v. đúng vậy không? Truyền thống được thiết lập bởi Tổ Dodrupchen thứ nhất sau đấy được giữ gìn bởi các vị Dodrupchen thứ hai, ba và tư – vị thứ tư là đương kim Dodrupchen Rinpoche[6] – và ngày nay vẫn được thực hành ở cả hai Tu viện Dodrupchen, một ở Tây Tạng và một ở Sikkim.

Cũng có một truyền thống khác được truyền xuống từ Tổ Do Khyentse, thứ bao gồm những cách riêng biệt về trì tụng và tiến hành thực hành.

Như vậy, một điểm quan trọng khác là để có thể thực hành cùng nhau trong một Tu viện, chư Tăng cần một truyền thống nghi lễ và vì thế, một truyền thống phải được thiết lập, đúng không nào?

Thứ hai, Tổ Jigme Lingpa có một đệ tử người Bhutan tên là Mon Jigme Kundrol. Tu viện của vị này chính là Yongla Gompa, nơi đã thiết lập truyền thống nghi lễ Bhutan của riêng mình để cử hành Longchen Nyingtik – thứ vẫn được thực hành cho đến ngày nay và tương tự truyền thống Tây Tạng mà tôi vừa nhắc đến.

Thực sự ở Bhutan, không có [hành giả] Sakya hay Gelug và các Tu viện Nyingma và Kagyu có cách thực hành theo lối riêng của Bhutan, bao gồm một truyền thống để thực hành Longchen Nyingtik. Do đó, đấy là điểm thứ hai của tôi.

Jigme Gyalwe Nyugu là đệ tử chính yếu của Tổ Jigme Lingpa, nhưng Ngài không có một Tu viện lớn mà dành phần lớn thời gian để nhập thất trong hang động ở thung lũng Trama, Dzachukha.

Barchung Jigme Gocha là một đệ tử khác của Tổ Jigme Lingpa và Ngài có một Tu viện, nơi mà chư Tăng thực hành Longchen Nyingtik theo truyền thống nghi lễ Mindrolling[7]. Tôi không biết liệu họ có luôn luôn tuân theo truyền thống đó không hay áp dụng nó từ sau này, nhưng đấy là truyền thống mà họ hiện đang tuân theo.

Drubwang Penor Rinpoche[8]tiền thân của Ngài là Palchen Dupa – tuân theo truyền thống Tu viện Palyul, nơi chủ yếu dựa trên thực hành các giáo lý Kama. Về giáo lý Terma mà chư Tăng của Ngài thực hành, họ chủ yếu tuân theo truyền thống của Tổ Ratna Lingpa[9] và pho Namcho[10]. Tuy nhiên, trong thời kỳ của Đức Palchen Dupa, Longchen Nyingtik trở thành một thực hành quan trọng ở Palyul – điều mà họ cũng tuân theo truyền thống Mindrolling, thứ vẫn tiếp tục được thực hành hoàn hảo tại Tu viện Namdroling cho đến ngày nay.

Như vậy, bây giờ, tôi đã giải thích về truyền thống nghi lễ.

Người khác đã hỏi rằng, “Liệu có một truyền thống Longchen Nyingtik của Tổ Jamyang Khyentse không?”. Ban đầu, Tổ Jamyang Khyentse Wangpo[11] không có một Tu viện. Nhưng sau đó, Ngài đến Dzongsar[12], một Tu viện Sakya – cụ thể là nhánh Ngorpa – nơi họ thành tâm giữ gìn truyền thống Sakya của riêng mình. Và đặc biệt, những [hành giả] Ngorpa sẽ chẳng bao giờ sẵn lòng tiến hành dù chỉ một thực hành Nyingma – dĩ nhiên ngoại trừ việc họ tiến hành thực hành Sakyapa về Phổ Ba Kim Cương và Yangdak, thứ vốn là một thực hành Nyingma. Tổ Jamyang Khyentse Wangpo không thay đổi truyền thống ở Dzongsar một chút nào, nhưng vị Jamyang Khyentse thứ hai – Chokyi Lodro[13] – đã giới thiệubảo trợ cho Pháp hội Drubchod về Phổ Ba Sakya với vũ điệu Cham. Như thế, không có truyền thống ‘[của Đức] Khyentse’ để tiến hành Longchen Nyingtik.

Dẫu vậy, truyền thống thực hành của các vị Khyentse là Longchen Nyingtik. Các vị Khyentse thường được biết đến là những đạo sư Rime [Bất Bộ Phái]. Tuy nhiên, chư vị luôn thực hành Rigdzin Dupa [Tập Hội Trì Minh] vào ngày Mười của tháng Tây Tạng và Yumka Dechen Gyalmo [Nữ Hoàng Đại Lạc] vào ngày Hai mươi lăm; cả hai đều là thực hành Nyingma. Nhưng chư vị không thực hành chúng tại Tu viện Dzongsar; chư vị thực hành ở Khyentse Labdrang, nơi cư ngụ và ngôi nhà chính yếu của các vị Jamyang Khyentse. Vì thế, Longchen Nyingtik cùng với một vài trong số các Terma của chư vị Jamyang Khyentse chỉ được thực hành bởi một số người của Khyentse Labdrang. Cách mà chúng ta thực hành ở đây, tại Lerab Ling, dựa trên truyền thống đó và nếu bạn đã nghiên cứu tỉ mỉ hơn một chút, bạn sẽ khám phá ra rằng nền tảng chính yếu cho truyền thống nghi lễ này là truyền thống Mindrolling.

Cụ thể hơn, các giáo lý Nyingma bao gồm truyền thống Bắc và Nam. Ví dụ, Kho Tàng Phương Bắc là những [kho tàng] của Tổ Rigdzin Godem[14] và Đức Dalai Lama thứ năm vĩ đại; và truyền thống phương Nam đến từ Terton Ratna Lingpa và v.v. Người ta nói rằng các truyền thống Khyentse và Chokling đã phát triển cùng nhau và rằng chúng hơi khác với truyền thống Mindrolling. Ví dụ, khi các hành giả Nyingma thực hành Giáng Hạ Gia Trì, họ bắt đầu sự cầu khẩn bằng Lời Cầu Nguyện Bảy Dòng, trong khi những vị tuân theo truyền thống Mindrolling thì đi thẳng vào Giáng Hạ Gia Trì.

Các vị Khyentse, Kongtrul và Chokling đã cử hành hàng trăm nghìn Drupchen và cách mà chư vị thực hành luôn dựa trên truyền thống Mindrolling, nhưng được điều chỉnh với các yếu tố từ truyền thống phương Nam. Các nghi lễ được tuân theo tại Mindrolling hầu hết dựa trên các Kho Tàng Phương Bắc. Những khác biệt nhỏ giữa các truyền thống có thể được tìm thấy trong cách mà mỗi truyền thống tiến hành nghi thức tự quán đỉnh, ban quán đỉnh và v.v. Cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng những điều chỉnh được thực hiện bởi truyền thống Nyingma giúp cải thiện truyền thống Mindrolling. Ví dụ, khi bạn tụng Chân ngôn trong truyền thống Mindrolling, không cần tụng các Chân ngôn nguyên âm và phụ âm và v.v. hay những lời cầu nguyện Cúng dườngTán thán, thời khóa kết thúc ngay sau phần trì tụng Chân ngôn (bạn chỉ tiến hành một trì tụng nhanh bằng đoạn kệ bốn dòng, Những Lời Cuối Của Minling Terchen, điều thật dễ dàng). Cùng lúc, Mindrolling cũng là một truyền thống vô cùng linh thiêng.

Vì thế, chúng ta đang tuân theo cách tiếp cận Khyentse, nhưng về mặt ngữ nghĩa, chẳng có thứ gì là truyền thống ‘Khyentse’. Tại sao? Bởi ngoại trừ cách tụng Chân ngôn Maha Guru [Đại Đạo Sư] trong Tukdrup Barche Kunsel, Tổ Jamyang Khyentse Wangpo không trao truyền bất kỳ cách tụng nào mà Ngài nghe được trong những linh kiến thanh tịnh. Cách tiếp cận của Ngài là giữ gìn mọi giáo lý trong Tám Cỗ Xe Lớn Của Sự Trao Truyền, bao gồm cả giáo lý Nyingma về Kama và Terma, và thực hành chúng chính xác như Ngài được dạy. Do đó, giữ gìntrọng tâm của Ngài, chứ không phải tạo ra thứ gì đó mới mẻ. Ngày nay ở Tu viện Dzongsar, có người nói về ‘truyền thống Khyentse’, nhưng tôi không tin tưởng điều họ nói. Người ta thường nói bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu họ, nhưng vấn đề là chẳng thể tìm thấy bản văn nào để ủng hộ điều họ nói.

Tôi hy vọng điều này giờ đây sẽ rõ ràng hơn một chút.

Về Longchen Nyingtik, truyền thừa giáo lý cần được xem là truyền thừa gốc. Một trong những truyền thừa trao truyền cho Longchen Nyingtik đến từ Đấng Toàn Tri Longchenpa vĩ đại và Ngài trao nó cho Tổ Jigme Lingpa. Tổ Jigme Lingpa sau đó trao truyền điều mà Ngài nhận được từ Đức Longchenpa qua truyền thừa của vị Dodrupchen thứ nhất. Ngài Dodrup[chen] trao lại nó cho Tổ Do Khyentse Yeshe Dorje và một truyền thừa đã tiếp tục từ Ngài. Sau đấy, nó đến với Patrul Rinpoche và một truyền thừa được truyền xuống qua Ngài.

Tổ Jigme Lingpa cũng trao những giáo lý này cho Ngài Jigme Gyalwe Nyugu; vị này đã trao chúng cho học trò Jamyang Khyentse Wangpo, rồi qua Jamgon Kongtrul[15] và những đạo sư vĩ đại khác để tạo thành một truyền thừa khác của những giáo lý Nyingtik. Các truyền thừa của Ngài Dodrupchen Jigme Trinle Ozer và Jigme Gyalwe Nyugu là hai truyền thừa của các học trò của Tổ Jigme Lingpa, những vị được biết đến là ‘hai Jigme: mặt trời và trăng’.

Sau đó, Ngài Dodrupchen đã trao truyền Longchen Nyingtik cho Vua Mông Cổ, Chogyal Ngagi Wangpo, vị cũng được biết đến là Vua Wam. Học trò của Đức Vua là Shabkar Tsokdruk Rangdrol[16]. Học trò của Ngài Shabkar Tsokdruk Rangdrol là Kyabgon Pema Gyatso. Học trò của Kyabgon Pema Gyatso là Shuksep Jetsunma, một nữ đạo sư rất nổi tiếng, người sống ở Gangri Thokar. Bà sống cùng thời với cha tôi và Bà có thể bay trên trời. Đây là một truyền thừa giáo lý Nyingtik khác.

Cũng có truyền thừa của Ngài Mon Jigme Kundrol ở Bhutan và vì thế, có rất nhiều truyền thừa giáo lý của Longchen Nyingtik.

Sự trao truyền qua Tổ Jamyang Khyentse Wangpo phải được xem là sự trao truyền chính yếu. Ngài đã biên soạn nhiều bản văn về những giáo lý này. Vì thế, bất kể bạn làm gì, xin hãy chắc chắn rằng nếu bạn nói điều gì đó về tất cả những điều này, bạn sẽ làm đúng. Đừng mắc lỗi! Bởi sẽ thật tệ nếu bạn đi khắp nơi và nói rằng, “Ồ, Orgyen Tobgyal Rinpoche nói rằng Tổ Jamyang Khyentse Wangpo không có truyền thừa” khi mà thực sự điều tôi nói là Ngài đã không truyền lại một truyền thống nghi lễ.

Nghe một cách đúng đắn là điều quan trọng bởi nếu người ta nghe lầm, sẽ có những hậu quả. Ví dụ, tôi vừa nhận được một lời đe dọa giết mạng qua In-tơ-nét. Ngày nay, người ta ghi âm mọi thứ mà bạn nói, sau đó tách những câu nói ra khỏi ngữ cảnh và đưa chúng lên mạng. Như thế, thay vì nghe toàn bộ giáo lý, người ta chỉ nghe được vài phần và có khi lại nghe được những tuyên bố không đầy đủ và gây hiểu lầm, chẳng hạn như ‘Tổ Jamyang Khyentse Wangpo không có truyền thừa trao truyền của Longchen Nyingtik’ hay ‘Không có truyền thừa của Tổ Jamyang Khyentse Wangpo’. Và điều đấy thực sự gây sốc. Rút những phần giáo lý ra khỏi ngữ cảnh không phải là cách mà mọi chuyện nên được làm. Sẽ ra sao nếu bạn nghe lầm một cách thê thảm đến mức bạn nghĩ bạn đã được bảo rằng, “Không có truyền thống của Tổ Jigme Lingpa, bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn!”. Đấy là một tuyên bố sửng sốt!

Tôi đã rút ra bài học từ kinh nghiệm đau thương; vì vậy, bây giờ, tôi chắc chắn rằng tôi đã làm sáng tỏ.

 

Gyurme Avertin chuyển dịch Tạng-Anh; Janine Schulz hiệu đính.

Nguồn Anh ngữ: http://all-otr.org/vajrayana/32-about-longchen-nyingtik-ritual-tradition.

Pema Jyana chuyển dịch Việt ngữ.



[1] Về Orgyen Tobgyal Rinpoche, tham khảo phần phụ lục trong bài Hoạt Động Kính Ái (https://thuvienhoasen.org/a34386/hoat-dong-kinh-ai).

[4] Tức cõi Tịnh độ của Guru Rinpoche.

[5] Về Kyerim – giai đoạn phát triển, tham khảo https://thuvienhoasen.org/p38a34222/giai-doan-phat-trien.

[7] Theo RigpawikiTu viện Orgyen Mindrolling là một trong Sáu Tổ Đình của truyền thống Nyingma. Tu viện được thành lập bởi Tổ Minling Terchen Gyurme Dorje, tức Rigdzin Terdak Lingpa cùng với em trai Lochen Dharmashri vào năm 1676. Tu viện có một mối liên hệ thân thiết với Đức Dalai Lama thứ năm, nhưng bị phá hủy trong chiến tranh Dzungar năm 1717-1718, khi mà em trai của Tổ Terdak Lingpa, đại học giả Lochen Dharmashri bị sát hại. Con gái của Đức Terdak Lingpa, Bà Jetsun Mingyur Paldron, chạy đến Sikkim và sau đó trở lại Mindrolling, cùng với em trai Drinchen Rinchen Namgyal tái thiết Tu viện, với sự hỗ trợ của Polha Taiji.

Người đứng đầu [trưởng dòng] của Mindrolling là những vị kế thừa cha truyền con nối của Tổ Minling Terchen. Minling Trichen Rinpoche là vị trì giữ Pháp tòa thứ 11 và sau khi Ngài qua đời vào năm 2008, con trai của Ngài – Dungse Dalha Gyaltsen (sinh năm 1959) từ Tây Tạngtrở thành vị trì giữ Pháp tòa thứ 12.

[9] Theo Rigpawiki, Ratna Lingpa (1403-1478) – một Terton Tây Tạng, người đã kết tập Nyingma Gyubum – Tuyển Tập Mật Điển Nyingma vào thế kỷ 15. Ngài cũng được biết đến với các danh hiệu Shikpo Lingpa và Drodul Lingpa, bởi trong một đời, Ngài đã phát lộ các Terma tiền định của ba đời khác nhau.

[10] Theo Rigpawiki, Namcho là những phát lộ Terma của Terton Mingyur Dorje, điều được đặc biệt giữ gìn trong truyền thống Palyul.

[11] Về Đức Jamyang Khyentse Wangpo, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a30571/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-wangpo.

[12] Theo RigpawikiTu viện Dzongsar – một Tu viện Sakya ở Derge, trụ xứ chính yếu của Đức Jamyang Khyentse Wangpo và Jamyang Khyentse Chokyi Lodro. Các vị tái sinh chính yếu khác tại Dzongsar là Gongna và Ngari Tulku.

Tu viện được thành lập bởi Đức Chogyal Phakpa khi Ngài trở về từ Trung Quốc vào năm 1275. Trước đó, đây vốn là một ngôi chùa Nyingma và Kadam và ban đầu là địa điểm của một ngôi đền Bonpo. Trước năm 1958, Dzongsar có khoảng 300 đến 500 tu sĩ nhưng toàn bộ vùng phụ cận chứa đầy lều trại bất cứ khi nào Đức Jamyang Khyentse Wangpo hay Jamyang Khyentse Chokyi Lodro ở đó, bởi mọi người cắm trại nhiều ngày hay thậm chí nhiều tháng với hy vọng được diện kiến những vị đạo sư vĩ đại này. Tất cả chùa chiền đã bị phá hủy vào năm 1958, nhưng đã bắt đầu được xây dựng lại vào năm 1983 dưới sự dẫn dắt của (bác sĩ) Lodro Phuntsok.

[13] Về Đức Jamyang Khyentse Chokyi Lodro, tham khảo https://thuvienhoasen.org/a32327/cuoc-doi-duc-jamyang-khyentse-chokyi-lodro.

[14] Theo Rigpawiki, Rigdzin Godem Ngodrup Gyaltsen (1337-1408) – một Terton quan trọng, người đã khám phá Kho Tàng Phương Bắc. Ngài được biết đến là Rigdzin Godem bởi vào năm mười hai tuổi, ba chiếc lông kền kền tự nhiên mọc lên từ đỉnh đầu Ngài. Khi Ngài hai mươi tư, năm chiếc nữa mọc lên. Rigdzin Godem nghĩa đen là “Trì Minh Lông Kền Kền”.

Ngài là một hóa hiện của Tổ Nanam Dorje Dudjom và là tiền thân của Terton Sogyal.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.