Lời đầu - Nguyên Giác

11/12/20227:00 SA(Xem: 2802)
Lời đầu - Nguyên Giác

Huong Phap 1
LỜI ĐẦU 

Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni,

Kính thưa tất cả quý Phật tử, quan khách và độc giả,

 

Thừa lệnh Ni sư Thích Nữ Giới Hương, Trưởng ban tổ chức Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống, tôi xin được phép viết Lời Tựa cho tuyển tập Hương Pháp 2022 này, trước là để mừng pháp hội, nơi những người con Phật cùng ghi lại các suy nghĩcảm xúc xuống giấy để ngợi ca và tuyên thuyết Chánh pháp, sau là cùng mời nhau ứng dụng Phật pháp trong đời thường để tịnh hóa cõi nhân gian cũng như đặc biệt tán thán chúc mừng 11 vị trúng giải (Giải I, II, III, 2 Giải Khuyến Khích và 6 giải Hương Pháp) nằm trong số 280 bài dự thi. Nhóm 11 bài trúng tuyển trên là nội dung của cuốn sách HƯƠNG PHÁP 2022 và được trao tặng khách tham dự buổi lễ Trao Giải Thưởng lúc 19 giờ Chủ Nhật ngày 1 tháng 12 năm 2022 tại Nhà Hàng Seafood World, Miền Nam California.

 

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đặc biệt có giải Khuyến Khích Hoằng Pháp năm 2022 cho các tác giả có bài văn thơ được đánh giá cao và được chọn lựa cho Tuyển Tập HƯƠNG ĐẠO TRONG ĐỜI 2022. Xin mời tất cả quý vị đón đọc hai tác phẩm trên ở website (www.huongsentemple.com ), facebook chùa Hương Sen (https://www.facebook.com/Huong.Sen.Riverside ) và Thư Viện Hoa Sen (https://thuvienhoasen.org) cũng như có cho thỉnh tại Amazon, Barnes & Noble…. Nếu quý vị nào ở xa có thể thỉnh Online rất tiện lợi.

 

Kính thưa chư liệt vị,

 

Thời Đức Phật chưa có chữ viết, nên hoằng pháp chỉ bằng lời nói, và phải chờ vài thế kỷ sau mới có chữ viết để ghi lại Kinh, Luật, Luận. Thời bây giờ, Phật Giáo đã có thể hoằng pháp bằng chữ viết, và nhiều phương tiện đa truyền thông như truyền hình, phát thanh, video… Ni sư Thích Nữ Giới Hương hiện nay đang sử dụng nhiều phương tiện hoằng pháp, trong đó riêng Tủ Sách Bảo Anh Lạc của Chùa Hương Sen đã tới 58 ấn phẩm. Chúng ta dễ dàng hiểu vì sao Ni sư viết nhiều, in nhiều, bởi vì viết là phương tiện truyền thống nhất, thêm nữa, đó cũng là thói quen của học giả, vì bản thân Ni Sư đã tốt nghiệp Tiến Sĩ Phật Học tại Ấn Độ. Hiện thời Ni Sư đã có nhiều ấn phẩm phát hành trên mạng Amazon cũng như Barnes & Noble, và dự kiến trong một tương lai gần, tất cả các ấn phẩm của Ni Sư đều sẽ phát hành trên các mạng đó. Tương tự, trên YouTube (Hương Sen Temple), Fangape (https://www.facebook.com/Huong.Sen.Riverside ) và website: www.huongsentemple.com đang đều đặn đăng lên các video để hoằng pháp.

 

Tuy nhiên, Ni Sư Thích Nữ Giới Hương đã nghĩ rằng không nên chỉ riêng tự mình hoằng pháp, nhưng còn muốn tất cả Phật tử cùng góp sức tuyên thuyết lời Đức Phật và cùng ứng dụng Chánh pháp trong đời thường. Tuyên thuyết lời Đức Phật chính là học, và ứng dụng Phật pháp chính là hành. Trong thời hiện đại, tuyên thuyết lời Đức Phậtứng dụng Phật pháp trong cách tiện dụng nhất chính là cầm bút để làm thơ, viết bài, viết truyện… Chư Tổ trong hai ngàn năm qua đã dùng chữ viết để hoằng pháp, và bây giờ Ni Sư muốn mời gọi Phật tử cùng cầm bút lên, góp sức vào công việc hoằng pháp. Đó là lý do có Cuộc Thi Viết Văn Ứng Dụng Phật Pháp Trong Đời Sống.

 

Thật vậy, viết văn để hoằng pháp, để ứng dụng Phật pháp, chính là học theo hạnh của Đức Phật. Trong Kinh Trung Bộ (The Majjhima Nikāya) số 95, trích bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu:

 

Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama có giới hạnh, gìn giữ giới hạnh của bậc Thánh, có thiện đức, đầy đủ thiện đức. Này các Hiền giả, thật vậy, Sa-môn Gotama thiện ngôn, dùng lời thiện ngôn, nói lời tao nhã, ý nghĩa minh bạch, giọng nói không bập bẹ, phều phào, giải thích nghĩa lý minh xác.”

 

Như thế, Cuộc thi này sẽ là cơ duyên giúp chúng ta cùng học theo Phật, cùng trang nghiêm giới hạnh, chúng ta cùng viết lên thiện ngôn, dùng chữ thiện ngôn, dùng chữ cao nhã, ý nghĩa minh bạch, giải thích nghĩa lý minh xác...

 

Trong những bài tham dự cuộc thi, không phải bài nào cũng hay theo nghĩa thế gian. Tuy nhiên, nhìn theo nghĩa xuất thế gian, hễ người viết với lòng tịnh tín, với giới hạnh trang nghiêm, với lòng chân thành muốn hoằng pháp, thì các bài viết đều hay theo nghĩa xuất thế gian, vì chữ nghĩa cúng dường chư Phật không ai có thể đo lường được để chấm điểm.

 

Trong tận cùng, khi cầm bút lên, là chúng ta muốn học theo hạnh hoằng pháp của Đức Phật, rằng chúng ta là những Bồ tát hóa thân để tịnh hóa cõi nhân gian, theo Kinh Trung Bộ (The Majjhima Nikāya) số 7, bản dịch của Hòa Thượng Thích Minh Châu, và cùng viết sao cho độc giả sẽ có lúc ca ngợivi diệu: “Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối...”

 

Đó là ước mơ của Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, của tứ chúng Chùa Hương Sen, và của Ban Giám Khảo Cuộc Thi.

 

Kính chúc chư vị phước trí trang nghiêm, thân tâm thường an lạc.

 

Westminster, ngày 11 tháng 12 năm 2022

 

Thừa lệnh Ni sư TN Giới Hương,

và thay mặt Ban Giám Khảo,

Cư sĩ Nguyên Giác

 

 



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
16/04/2024(Xem: 1979)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.