Phần Ii - Bát Nhã Vô Tận Chơn Ngôn

01/06/201112:00 SA(Xem: 14524)
Phần Ii - Bát Nhã Vô Tận Chơn Ngôn

TOÀN TẬP MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000


BÁT NHÃ VÔ TẬN TẠNG CHÂN NGÔN 

Nạp mô bạc già phạt đế bát nị nhã ba la mật đa dậy. Đát điệt tha. Án lột rị địa rị thất rị tuất rô tri tam mật lật tri Phật xả dậy. Sa ha

Phật rằng Vô tận tạng chân ngôn thật là mẹ chư Như lai. Dầu hay trì tụng thần chú ấy, hết thảy tội nghiệp đều cũng tiêu diệt. Lại được chính trí, biết quá khứ kiếp túc mạng nhân duyên, chỗ nghe chính pháp hằng nhớ chẳng quên. Bèn kíp chứng được vô thượng bồ đề

KIM CƯƠNG TÂM CHÂN NGÔN 

Án ô luân ni. Sa bà ha 

Trước hết lại dạy trì Kim cương tâm chúbản tâm vậy. Quá khứ chư Phật cũng lấy Kim cương tâm làm nhân, mà tu, bèn mới chứng nên Phật quả. Dẫu nhẫn ra đời giáo hoá chúng sinh, dạy chư Bồ tát cũng lấy Kim cương tâm mà tu, mới được vào đại thừa pháp. Trước hiển, sau mật, dầu tụng Kim cương kinh, hằng niệm chân ngôn, ấy ắt chẳng thối chuyển vậy . 

TÁN 

Tán là lời khen ngợi pháp bát nhã này, lấy làm mẹ hết thảy chư kinh. Quá khứ chư Phật cũng nương pháp này mà được thành tựu. Hiện tại chư bồ tát cũng lấy pháp này mà độ chúng sinh. Vị lai hành nhân cũng nhờ pháp này, mà được kiến tính vậy . 

Đoạn nghi sinh tín 

Tuyệt tướng siêu tôn 

Tồn vong nhân pháp giải chân không 

Bát nhã vị trùng trùng 

Tứ cú dung thông 

Phước đức thán vô cùng 

Đoạn nghi sinh tínTu Bồ Đề nhân Phật phá nghi, bèn minh tự kỷ chân tâm, dứt rồi chúng sinh phiền não vọng tưởng. Kinh này một vị, chỉn thật đoạn nghi sinh tín, lấy làm chủ vậy. Như lai chỗ truyền niết bàn diệu tâm chính pháp nhãn tạng, lấy Kim cương bảo kiếm đoạn trừ tình hoặc vi tế tứ tướng, biết được chân như, lý nhân pháp đều không, mới chứng chân không vậy. Bát nhã nguyên tùng chân như tâm lưu ra. Hết thảy muôn pháp chư kinh lấy kinh Kim cương làm cốt tủy. Kinh Kim cương lại lấy tứ cú kệ làm cốt tủy. Dầu hay liễu đạt dung thông sự lý, vì người diễn thuyết tự lợi, lợi tha, ắt thật thành tựu pháp thân, chứng nên hà sa phước đức. tán thán vô cùng vô tận vậy . 

Nam mô Kỳ viên hội thượng Phật bồ tát 

Diễn thuyết đại bộ Bát nhã kinh khi Phật trụ vương xá thành non Thứu Phong. Hội thứ nhất diễn thuyết 400 quyển. Hội thứ hai diễn thuyết 78 quyển. Hội thứ ba diễn thuyết 59 quyển. Hội thứ tư diễn thuyết 18 quyển. Hội thứ năm diễn thuyết 10 quyển. Hội thứ sáu diễn thuyết 8 quyển . 

Khi Phật trú Thất la phiệt thành, viện Cấp cô viên, hội thứ bảy diễn thuyết 2 quyển, hội thứ tám diễn thuyết 1 quyển, hội thứ chín diễn thuyết 1 quyển . 

Khi Phật lên tha hoá tự tại thiên cung, trên điện Mạt ni bảo tạng, hội thứ mười diễn thuyết 2 quyển . 

Khi Phật lại về trú Thất la phiệt thành, viện Cấp cô viên, hồi thứ mười một diễn thuyết bố thí ba la mật 5 quyển, hội thứ mười hai diễn thuyết giới ba la mật năm quyển, hội thứ mười ba diễn thuyết nhẫn nhục ba la mật 1 quyển, hội thứ mười bốn diễn thuyết tinh tấn ba la mật 2 quyển . 

Khi Phật lại trú Vương xá thành non Linh Thứu phong, hội thứ mười lăm diễn thuyết thiền định ba la mật 3 quyển. Hội thứ mười sáu Phật lại trụ Vương xá thành viện Trúc lâm viên diễn thuyết trí tuệ la la mật tám quyển . 

Trước sau hết thảy vừa mười sáu hội, kể được sáu trăm hai quyển. Khi thì Phật dạy thanh diễn thuyết. Khi thì Phật dạy bồ tát diễn thuyết. Một quyển Kim cương bát nhã này, lời Phật kim khẩu thân truyền, diễn thuyết vừa khi hội thứ chín ở nơi Thất la phiệt thành, viện Kỳ thọ Cấp cô độc viên, kể từng quyển, năm trăm thứ bảy mươi bảy. 

Kinh này là đại thừa giáo. Như lai vì người phát đại thừa tối thượng thừa, mà diễn thuyết. Vì vậy khi tụng kinh rồi, bèn niệm rằng : 

Nam mô Kỳ viên hội thượng Phật bồ tát

KIM CƯƠNG BÁT NHÃ BA LA MẬT KINH 

Hoàn
 

GIỚI THIỆU 

GIẢI DI ĐÀ KINH 

Kinh A Di Đà, kể từ ngày Cưu Ma La Thập (Kumarajìva) dịch vào năm 402 từ bản tiếng Phạn Sukhavatìyùhà, hiện còn được bảo tồn, chắc chắn đã được các Phật tử Việt Nam biết tới và đọc tụng. Nhưng các tư liệu hiện thấy, ta không có bất cứ một thông tin nào ghi nhận về sự xuất hiện của nó, cho đến khi Minh Châu Hương Hải viết Giải Di Đà kinh. Cho nên để hiểu cụ thể lịch sử phát triển của tư tưởng tịnh độ ở nước ta, Giải Di Đà kinh có vị thế xung yếu

I.TÌNH TRẠNG VĂN BẢN 

Văn bản chúng tôi hiện sở hữu là bản in năm Minh Mạng thứ 14 (1833), khổ 13*27, gồm 43 tờ, trong đó 2 tờ đầu in bài tựa cho việc khắc lại các kinh (Trùng san chư kinh tự), 39 tờ đánh số liên tục từ 1 đến 39 in Giải Di Đà kinh, và 2 tờ cuối cùng đề trên gáy là Di Đà kinh mạt ghi tên những người ủng hộ tinh thầnvật chất cho việc in lại bản giải kinh này. Mỗi tờ 2 mặt, mỗi mặt 8 dòng chữ cỡ lớn và 16 dòng cho cỡ chữ in nhỏ. Chữ cỡ lớn in chính văn chữ Hán, còn chữ cỡ nhỏ để in lời giải bằng tiếng Việt quốc âm. Mỗi dòng chữ lớn có 17 chữ, còn chữ nhỏ có 16 chữ. Đây là một bản in đẹp, chữ khắc rõ ràng dễ đọc, tương đối không có sai sót gì nhiều, tuy nhiên đôi khi cũng có khắc lộn chữ này qua chữ kia mà dễ thấy nhất là chữ cùng hay cũng ( ) thường hay bị khắc thành chữ kỳ ( ). 

Người đứng bản in này căn cứ bài tựa Trùng san chư kinh tự là Thiền sư Từ Tường, thuộc chùa Linh Sóc, xã Hà Hồi. Theo bản in của bài tựa đây thì tên xã là Hà Huýnh, nhưng căn cứ vào danh sách những người cúng bản gỗ để in kinh thì ta có tên Hà Hồi xã. Hơn nữa theo Các tổng trấn xã danh bị lãm, trong các làng xã Việt Nam ở miền Bắc vào đầu thế kỷ 19, không có xã nào tên Hà Huýnh cả, mà chỉ có tên xã Hà Hồi, thuộc tổng Hà Hồi, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng (tức thuộc huyện Thường Tín, Hà Tây ngày nay). Vì chưa có điều kiện điều tra thực địa về ngôi làng Hà Hồi này, cho nên chúng tôi không biết làng này có ngôi chùa nào tên Linh sóc không. Do thế, về vị thiền sư Từ Tường, ta hiện chưa biết rõ lai lịch . 

Trong 2 tờ cuối ghi tên những người ủng hộ tinh thầnvật chất cho việc in lại Di Đà kinh (Trùng san Di Đà kinh) ta thấy liệt kê một loạt tên những vị "chứng san" như đại đức Thanh Hoà chùa Hoa Lâm, đại đức Trí Thủy chùa Sùng Phúc, tỷ kheo Từ Tạng, tỷ kheo Từ Dung, tỷ kheo Chiếu Huyên, tỷ kheo Thanh Nhã, tỷ kheo Bảo Đỉnh, tỷ kheo Thanh Khê, v.v…Nhưng những người này hiện tại cũng chưa rõ lai lịch, nên cũng không giúp gì được việc truy tìm lại tiểu sử của thiền sư Từ Tường

Người viết tựa cho lần in này có tên là Đặng Hy Hiến. Hy Hiến rõ ràng là tên chữ, tên thật là gì ta hiện chưa biết. Ông viết lời tựa ở tại thư xá của ông gọi là Tiên thị. Và tự nhận mình là một nhà Nho. Ông chỉ giữ chức trách viết tựa, mà không có tham gia vào việc chỉnh cú hay sửa lại sai sót của những bản in trước. Việc chỉnh cú này theo ông là do thiền sư Từ Tường thực hiện. Về nhân vật Đặng Hy Hiến này, cũng trong bảng danh sách những người ủng hộ in kinh, có ghi tên một cử nhân khoa Tân mão tên là Đăng Văn Kham, thuộc thôn Cự Đình, xã Lộc Đình, huyện Văn Giang, phủ Thuận An (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Theo Quốc triều hương khoa lục 1 tờ 49a7, thì đúng là năm Minh Mạng thứ 12 Tân mão (1831) trong những người đậu cử nhân tại trường thi Thăng Long có tên Đặng văn Kham. Và cũng theo sách này thì Đặng Văn Kham làm quan đến chức Án sát ở Quảng Nam, sau đó bị tội, nhưng không cho biết ông có tên hiệu là gì, nên cũng không thể đồng nhất Đặng Hy Hiến với Đặng văn Kham. Về sự việc này cũng cần điều tra thêm mới làm rõ được . 

Ngoài Đặng văn Kham, bản danh sách này cũng có ghi thêm tên đường huynh của Kham là tú tài Đặng văn Chính. Song một lần nữa, về Đặng văn Chính ta cũng không biết gì hơn, nên không thể bình luận gì về quan hệ với Đặng Hy Hiến . 

Dẫu vậy, lời tựa của Đặng Hy Hiến đã cho ta biết ít nhiều về bản đáy, mà thiền sư Từ Tường đã dùng để in lại Giải Di Đà kinh. Theo Đặng Hy Hiến, do việc khi đem in thì các bản gỗ xưa bị thiếu, nứt và sứt nát, vị thiền sư đã bổ xuyết vào những chỗ thiếu và mất, để đem khắc bản (cổ bản khuyết liệt, hoán mạn chi dư, bổ xuyết lậu đật, phục phó kỷ quyết). Tuy nhiên, bản in chúng ta có hiện nay không có dấu hiệu gì để giả thiết có 2 loại bản gỗ khác nhau, tức bản khắc cũ và bản khắc mới do Từ Tường bổ sung vào. Nói khác đi, đây là một bản khắc hoàn toàn mới. Vậy khi khắc bản gỗ cho lần in này, Từ Tường chắc đã có trong tay một văn bản của lần in trước, và lần in trước này có khả năng cách Từ Tường khá lâu, bởi vì lối chữ quốc âm thường có những chữ giả tá của thế kỷ 18. Ví dụ như chữ đến, viết là điển, không có chữ chí cạnh bên; chữ suốt viết là …v.v. Hiện ta không biết trước lần in này còn bao nhiêu lần in nữa, nhưng chắc chắn ta biết bản in củaTừ Tường là dựa vào 1 bản in trước đó, vì nó có nói đến bản gỗ khắc cũ . 

Văn bản này có mấy tên gọi khác nhau. Từ tờ 1 trở đi, tên gọi chính là Phật thuyết A Di Đà kinh sớ sao tự. Rồi tờ 7 có tên là Phật thuyết A Di Đà kinh. Nhưng trên gáy tất cả từ tờ 1 đến tờ 39, trừ tờ 4 đến tờ 6 đều gọi là Di Đà kinh thích giải hoa ngôn. Còn tờ 4 đến tờ 6, trên gáy chỉ có Di Đà kinh. Hai tờ ghi danh sách những người cúng kinh cũng ghi là Di Đà kinh. Như thế, ở đây ta có những tên gọi khác nhau của bản văn giải thích này. Tuy nhiên, cứ vào Hương hải thiền sư ngữ lục, ta có tên Giải Di Đà kinh. Tên này được ghi vào trong số các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải và được lưu hành để những người khác chép lại, thì rõ ràngtương đối phổ thông. Hơn nữa, vì nó được ghi vào trong Hương hải thiền sư ngữ lục, mà cuốn ngữ lục này lại in vào năm 1847. Vì thế, nó phần nào có tính cổ sơ khi so với tên của bản in chúng ta hiện có. Chúng tôi do thế đề nghị gọi văn bản mà chúng ta hiện sở hữu trong tay bằng tên gọi Giải Di Đà kinh . 

II.NĂM BIÊN SOẠN VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 

Theo Hương hải thiền sư ngữ lục thì các tác phẩm của Minh Châu Hương Hải đều viết tại chùa Nguyệt Đường, nghĩa là từ những năm 1685 trở về sau cho đến khi ông mất vào năm 1715. Thế thì trong gần 30 năm này, ông đã viết Giải Di Đà kinh vào thời điểm nào. Theo chúng tôi nghĩ vì Minh Châu Hương Hải đánh giá rất cao phương pháp niệm Phật tịnh độ, đặc biệt là khi ông ra ở tại viện Thiền tịnh của núi Quy Thái, tỉnh Thừa Thiên bây giờ, tức vào khoảng năm 1665, chắc chắn ông đã quan tâm đến các văn hiến liên hệ với phương pháp tu hành này, trong đó có bộ A Di Đà kinh sớ sao của Châu Hoằng (1535-1615). Thực tế như sẽ thấy dưới đây, Giải Di Đà kinh là một bộ thích giải chủ yếu dựa vào A Di Đà kinh sớ sao vừa nói.

Điểm lôi cuốn là sau khi Châu Hoằng mất không lâu, tác phẩm của ông đã được truyền qua nước ta và được Minh Châu Hương Hải biết tới. Có khả năng ông đã biết đến tác phẩm này từ những ngày ông còn ở miền Nam, tức vùng Thuận hoá và Quảng nam. Dẫu sao đi nữa, dù biết trước khi ra Bắc hay sau đó, điều chắc chắn là trong thế kỷ thứ 17, tác phẩm của Châu Hoằng đã phổ biến rộng rãi bên ngoài Trung quốc. Sự kiện này cho chúng ta một nhận định khá hấp dẫn về tình trạng giao lưu văn hoá giữa các dân tộc vào thế kỷ ấy. Đó là đã có sự giao lưu thường xuyênđồng thời giữa các nền văn hoá của các dân tộc khác nhau thời đó, đặc biệt trong đó có cả văn hoá Phật giáo . 

Theo phân tích hiện nay về Giải Di Đà kinh, thì tuy Minh Châu Hương Hải đã dựa vào A Di Đà kinh sớ sao, nhưng ông đã không hoàn toàn bám sát tác phẩm của Châu Hoằng. Tác phẩm của Châu Hoằng gồm 4 quyển, giải thích rất dông dài từng đoạn văn 1. Bây giờ nếu ta so sánh giữa 2 tác phẩm của Châu HoằngMinh Châu Hương Hải thì không thấy có sự bám sát sít sao. Chẳng hạn, ngay câu đầu của bài tựa :"Linh minh động triệt, trạm tịch thường hành, phi trọc phi thanh, vô bối vô hướng. Đại tai chân thể, bất khả đắc như tư nghị giả, kỳ duy tự tánh du", Châu Hoằng đã dùng đến 1026 chữ để giải thích, tức "sớ sao". Trong khi đó, Minh Châu Hương Hải chỉ dùng hơn 100 chữ Việt để vừa dịch vừa giải thích câu đó. Nói thế có nghĩa là Minh Châu Hương Hải đã tóm tắt A Di Đà kinh sớ saogiải thích lại bằng tiếng Việt . 

Tuy nhiên, không phải bao giờ Minh Châu Hương Hải cũng tóm tắt một cách trung thành những lời giải thích của Châu Hoằng. Lấy thí dụ, khi giải thích về tên Cấp Cô Độc, thì ai cũng biết đây là tên dịch tiếng Hán của Anathapindika, một cư sĩ đệ tử nổi tiếng của Đức Phậtnổi tiếng vì ông thường hay bố thí cho những người cô và độc tức những trẻ em không cha mẹ và người già không vợ con. Thế mà trong Giải Di Đà kinh, Minh Châu Hương Hải đã giải thích Cô Độc như sau :"Cô Độc là thầy tu, trên từ lục thân gọi là Cô, dưới xả thê tử gọi là Độc". Đây là lời giải thích mà ta không tìm thấy trong A Di Đà kinh sớ sao của Châu Hoằng. Thực tế về vị cưnổi tiếng này, Châu Hoằng viết :"Cấp Cô Độc, trẻ mà không cha gọi là Cô, già mà không con gọi là Độc, nay chỉ nơi không nương tựa, không nuôi dưỡng, thì gọi là Cô Độc", như A Di Đà kinh sớ sao 2 tờ 376a8-9 (188c8-9) đã ghi. Nói khác đi, ta không tìm đâu ra cách giải thích Cấp Cô Độc liên hệ với thầy tu như Minh Châu Hương Hải đã có . 

Nói tóm lại, khi viết Giải Di Đà kinh, Minh Châu Hương Hải đã dựa vào A Di Đà kinh sớ sao, lấy đây làm nguồn tư liệu chủ yếu, nhưng rút gọn bớt tới gần 90 % và thêm vào những kiến giải riêng của mình. Chính những kiến giải thêm này đã làm nên bộ mặt riêng của Giải Di Đà kinh . 

III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG 

Giải Di Đà kinh được tổ chức trong bản in lần này thành 3 phần. Trong 39 tờ đánh số liên tục, ta thấy 6 tờ đầu dành cho phần giải thích lời tựa của A Di Đà kinh sớ sao. Tờ thứ 6 ghi lại nghi thức đọc kinh, 33 tờ còn lại hoàn toàn dành cho việc giải thích A Di Đà kinh, bản dịch của La Thậpdựa vào A Di Đà kinh sớ sao. Vì dựa vào A Di Đà kinh sớ sao, cho nên cách giải thích của Minh Châu Hương Hải bị ảnh hưởng của Châu Hoằng. Thứ nhất, khi viết A Di Đà kinh sớ sao, Châu Hoằng đã nói rõ ông dựa vào Hoa Nghiêm kinh sớ diễn nghĩa sao của Trừng Quán (738-840) để có tên là "sớ sao". Sớ là để giải thích kinh và sao để tóm tắt ý nghĩa của những giải thích đó. Vì chịu ảnh hưởng của Trừng Quán, tức tư tưởng Hoa Nghiêm nên Châu Hoằng mới đề ra lối giải thích đặc thù của riêng mình gọi là xứng lý, mà Minh Châu Hương Hải đã tiếp thu và cải biên. Một trong những nét cải biên dễ thấy nhất là Minh Châu Hương Hải đã gộp sớ và sao vào một, bằng chính việc ông ghi lời sớ sao rằng. Trong khi đó, Châu Hoằng phân chia ra rành rẽ giữa sớ và sao. Thông thường, sao còn được viết dài hơn sớ nữa. 

Mặt khác, thời kỳ A Di Đà kinh sớ sao ra đời là thời kỳ phong trào tâm học của Vương Dương Minh (1472-1529) phát triển rầm rộ, vì thế khi viết A Di Đà kinh sớ sao, Châu Hoằng đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ lý luận tâm học của phong trào ấy. Điều này ta có thể thấy rõ ngay câu đầu của lời tựa, khi Châu Hoằng viết :"Linh minh động triệt, trạng tịch thường hằng". Linh minh là một phạm trù đặc biệt của tư tưởng tâm học Vương Dương Minh. Trong Truyền tập lục quyển hạ, Vương Dương Minh đã xác định :"Linh minh của ta là chúa tể của trời đất quỷ thần…Trời đất quỷ thần vạn vật, mà rời linh minh của ta, thì không có trời đất quỷ thần vạn vật và linh minh của ta, mà rời trời đất quỷ thần vạn vật, thì không có linh minh của ta nữa". Cho nên, khi viết Giải Di Đà kinh, Minh Châu Hương Hải cũng chịu ảnh hưởng sâu đậm của tư tưởng tâm học Vương Dương Minh . 

Bố cục của A Di Đà kinh sớ sao gồm 3 phần . Phần thứ nhất trình bày tổng quát, thể hiện qua bài tựa nói lý do tại sao viết bản giải thích này. Đó là vì các bản sớ xưa quá giản lược và ít lưu hành ở đời, cho nên phải viết lại. Phần thứ hai là giải thích văn nghĩa, gồm 10 vấn đề. Một là lý do xuất hiện của Phật giáo nói chung và Kinh A Di Đà nói riêng. Hai là vấn đề phán giáo, tức xếp loại kinh này thuộc loại gì. Ba là vấn đề đốn tiệm, tức xếp phương pháp tu hành của kinh này thuộc dạng tông phái nào. Bốn là nói về đối tượng nhắm tới của kinh này, tức những ai có thể thực hành được. Năm là bản chất giáo lý của kinh. Sáu là chủ trương của kinh. Bảy là bộ loại của kinh.

Tám là vấn đề dịch giải và trì tụng. Chín là giải thích tên kinh. Và mười là giải thích văn bản của kinh. Trong 10 vấn đề này, Châu Hoằng còn chia làm nhiều đoạn nhỏ. Riêng 2 vấn đề cuối cùng tức giải thích tên kinh và giải thích văn bản kinh, thì Châu Hoằng còn chia thành nhiều tiểu đoạn nữa. Đặc biệt về vấn đề giải thích văn bản kinh, Châu Hoằng đã sử dụng lại lối phân đoạn của các nhà chú giải xưa nay, tức là chia nó làm 3 đoạn nhỏ, gồm đoạn tựa, đoạn chính tông và đoạn lưu thông. Riêng trong đoạn lưu thông, một nét khác của Châu Hoằng là gồm vào trong kinh bài A Di Đà chú

Nội dung và quan điểm của A Di Đà kinh sớ sao là thế. Minh Châu Hương Hải khi viết Giải Di Đà kinh cũng đã bám sát tuy sơ lược như đã nói. Điểm cần chú ý là tại sao Minh Châu Hương Hải lại chọn A Di Đà kinh sớ sao, trong số các bản giải thích về kinh A Di Đà được biết ở thời ông. Ví dụ A Di Đà kinh sớ của Trí Viên (1177-1022) và xưa hơn nữa là của Khuy Cơ (632-682), của Nguyên Hiểu (618-686) v.v… Nói khác đi, trước khi Châu Hoằng viết A Di Đà kinh sớ sao, ta có nhiều bản giải thích khác nhau về kinh A Di Đà của những nhà chú giải nổi tiếng như Khuy Cơ , Nguyên Hiểu v.v…Trả lời câu hỏi trên, ta cần chú ý đến tình hình học thuậttư tưởng thời Minh Châu Hương Hải tại Trung quốc cũng như nước ta. Ở Trung quốc như đã thấy, phong trào tâm học của Vương Dương Minh đang phát triển mạnh mẽ.

Còn ở nước ta, tại vùng đất Minh Châu Hương Hải sống trước khi ra Bắc, tức khoảng từ năm 1647 trở đi, 1 trong những người theo thuyết Vương Dương Minh nổi tiếngChu Thuấn Thủy đã đến nước ta. Chu Thuấn Thủy đã sống ở nước ta 10 năm nhưng không được các chúa Nguyễn trọng dụng, nên sau đó qua Nhật và nhập tịch vào nước này năm 1657. Chính Chu Thuấn Thủy đã truyền tư tưởng tâm học của Vương Dương Minh cho học giới Nhật bản, đặt nền móng cho sự phát triển nền tâm học, mà sau này đã tác động mạnh mẽ đến phong trào duy tân thế kỷ 19 do Minh Trị lãnh đạo. Thời gian 10 năm sống tại Quảng Nam và Thuận hoá, Chu Thuấn Thủy dù không thuyết phục các chúa Nguyễn theo tư tưởng của mình, chắc hẳn có một số tác động lên học giới Việt Nam, trong đó nhất định có cả Minh Châu Hương Hải. Có lẽ do những tác động ấy, mà sau này ông đã chọn A Di Đà kinh sớ sao làm nguồn tư liệu tham khảo để viết nên Giải Di Đà kinh . 

Như vậy, nội dung Giải Di Đà kinh tuy lấy nguồn tư liệu từ A Di Đà kinh sớ sao của Châu Hoằng, nhưng thực chất về mặt tư tưởng, khi phân tích ta thấy nó nằm trong quỹ đạo chung của tư tưởng thiền Tịnh độ của Phật giáo Việt Nam. Quả thực quan niệm tự tánh Di Đà duy tâm tịnh độChâu Hoằng chủ trương và Minh Châu Hương Hải nêu lại bằng câu tiếng Việt "tự tính Di Đà, một lòng tịnh độ", ta không cần tìm đâu xa, chỉ cần đọc lại Hội thứ 2 Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông

Tịnh độ là lòng trong sạch 

Chớ còn ngờ hỏi đến Tây phương 

Di Đà là tính sáng soi 

Mựa phải nhọc tìm về Cực lạc 

Ta thấy ngay trước Châu HoằngMinh Châu Hương Hải mấy thế kỷ, nó đã được nêu lên và xác định một cách rõ ràng. Điểm lôi cuốn hơn nữa là Minh Châu Hương Hải còn nhắc tới kinh Pháp đàn, mà khi tra lại A Di Đà kinh sớ sao 2 tờ 389b16 (195b16) thì đúng là Pháp bảo đàn, để phê phán việc Pháp bảo đàn ghi lộn thế giới Cực lạc chỉ cách ta mười vạn 8 ngàn dặm. Trong Sự lý dung thông, Minh Châu Hương Hải đã nói tới việc mình"vui về bề diệu dược liên bang". Do thế, trước sau như một, nội dung thiền của tư tưởng Minh Châu Hương Hảitư tưởng thiền tịnh, coi việc niệm Phật như một phương tiện hành thiền mà vào thời ông đã trở nên rất phổ biến. Viên Văn Chuyết Chuyết (1590-1644) viết Bồ đề yếu nghĩa để xiển dương tư tưởng thiền tịnh. Rồi một đồng đại trẻ tuổi của ông là Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726) đã viết Tịnh độ yếu nghĩa [Lê Mạnh Thát, Chân Nguyên thiền sư toàn tập, tập 1, Tp.Hồ Chí Minh, 1979, tr.159-190] cũng nhắm cùng một mục đích

Và qua Giải Di Đà kinh ta ít nhiều nhận ra quan điểm của Minh Châu Hương Hải, dù có ảnh hưởng của Châu Hoằng, về giá trị của việc trì chú. Ông viết :"Chuyện trì danh hiệu thắng hơn trì chú, thắng hơn hết thảy chư dư công đức". Rõ ràng khi viết thế, ông đã không che giấu thái độ cũng như cách đánh giá không cao vị thế và vai trò của việc trì chú. Nếu đọc Hương hải thiền sư ngữ lục, với nhiều mô tả dài dòng mà kỹ càng về việc ông đối phó với những hiện tượng ma quái, về việc trị bệnh nổi tiếng của ông, ta tưởng Minh Châu Hương Hải quí trọng việc trì chú. Thế mà khi đọc Giải Di Đà kinh, với câu vừa dẫn trên, ta mới thấy quan điểm của ông thế nào đối với việc trì chú. Điều này giải thích cho chúng ta rất nhiều vai trò của mật giáo trong đời sống thực tiễn của Phật giáo Việt Nam

Người Phật giáo Việt Nam có thể niệm Phật, tụng kinh, trì chú, nhưng họ vẫn nhận mình là những môn đồ của thiền một cách tự nhiên mà không gượng ép. Đôi khi những sinh hoạt niệm Phật tụng kinh, trì chú ấy có vẻ nổi bật, dễ dẫn người ta đến ấn tượng rằng sinh hoạt Phật giáo Việt Nam chủ yếu bao gồm những hình thức như thế. Thực tế qua lịch sử, ta thấy những vị thiền sư danh tiếng nhất một thời đều ít nhiều liên hệ đến những sinh hoạt kiểu đó, như Vạn Hạnh, Đạo Hạnh v.v…Và những vết tích khảo cổ còn lại như hàng loạt cột kinh tìm thấy tại cố đô Hoa Lư, đều thể hiện sâu đậm nếu không nói là toàn bộ ảnh hưởng của mật giáo. Điều này gây thắc mắc cho một số người, rằng tại sao thiền tông của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ mật giáo như thế.

Sự thật căn cứ vào những mô tả về cuộc đời những con người ấy cùng những vết tích còn lại, người ta nêu lên câu hỏi trên thực tếViệt Namtồn tại một hình thức Phật giáo gọi là thiền tông hay không? Hay thiền tông chỉ là"một tiếng đồn từ tu viện"v.v…Những vị như Vạn Hạnh, Đạo Hạnh v.v…ngày nay ta không còn những tác phẩm liên hệ để có thể biết thái độ của họ. Nhưng với Minh Châu Hương Hải, qua Giải Di Đà kinh, ta thấy thái độ, quan điểm của ông như thế nào. Sự việc này giải thích dứt khoát vì sao ông vẫn tự nhận mình là một thiền sư, và các thế hệ tiếp theo vẫn xác định ông trong tư cách ấy, mà cụ thể là quyển Hương Hải thiền sư ngữ lục

Việc ông nhấn mạnh trì danh niệm Phật này như một phương pháp thiền, như đã thấy, là nằm trong quỹ đạo thiền của tư tưởng thiền Phật giáo Việt Nam. Ta đã nhắc tới Trần Nhân Tông, nhưng trước Minh Châu Hương Hải không bao lâu, ngay một người Phật tử như Đào Duy Từ (1572-1634) đã mô tả lại phần nào nhận định vừa nêu trong Tư dung vãn của ông : 

Một bầu chi cũng thú yên hà, 

Nghi ngút hương bay cửa Đại la 

Ngày vắng đỉnh đang chuông bát nhã 

Đêm khuya dắng dõi kệ Di Đà 

Nhặt khoan đàn suối ban mưa tịnh 

Eo óc cầm ve thuở ác tà 

Mựa rảng đạo xa hoà nhọc kiếm 

Bồ đề kết quả ở lòng ta 

Ngôi chùa Việt Nam vào thời Đào Duy Từ ở miền Nam vẫn luôn luôn "dắng dõi kệ Di Đà". Nói khác đi, tư tưởng tự tính Di Đà là một tư tưởng Tịnh độ đã bị thiền hoá, mà Trần Nhân tông trước đó đã diễn tả bằng câu :"Di Đà là tính sáng soi", đã lưu hành rộng rãi trong giới Phật giáo Việt Nam, nghĩa là Thiền tông Việt Nam. Cho nên ta có giả thuyết mà không sợ sai lầm, việc Minh Châu Hương Hải giải thích kinh A Di Đà theo hướng A Di Đà kinh sớ sao của Châu Hoằng không phải là một cái gì hoàn toàn xa lạ với truyền thống Phật giáo Việt Nam, nằm ngoài quỹ đạo phát triển của dòng Phật giáo này. Nó chỉ làm rõ hơn nữa những mặt đặc biệt mà nền Phật giáo này thể hiện

IV.PHÂN TÍCH VĂN HỌC 

Giải Di Đà kinh, như nhan đề nêu lên là một bản giải thích về kinh A Di Đà, lấy nguồn cảm hứng từ tác phẩm A Di Đà kinh sớ sao của Châu Hoằng. Có thể nói nó là một trong số ít tác phẩm xưa nhất hiện biết về lối văn giải thích này. Trước nó ta chỉ có những bản văn xuôi dịch đuổi theo bản chữ Hán của Viên Thái và Nguyễn Thế Nghi. Loại văn xuôi này thường bị nguyên bản chữ Hán khống chế, nên không cho ta biết bộ mặt đích thực của tiếng nói dân tộc hàng ngày của đồng bào ta. Chính qua lối văn giải thích của Minh Châu Hương Hải, ta bước đầu có những bản văn xuôi đích thực do người Việt Nam viết. Cần chú ý là vào thế kỷ này cũng đã có một số bản văn xuôi tiếng Việt được ghi lại, như của Majorica và Alaxandre de Rhodes. Nhưng đây là những tác phẩm do người ngoại quốc ghi lại, và chắc chắn không thể phản ánh đầy đủ và trung thực tiếng nói hàng ngày của nhân dân ta.

Vì thế, những bản văn xuôi như Giải Di Đà kinh xuất phát từ một ngòi bút Việt Nam, dứt khoát phản ánh trung thực, trọn vẹn tiếng nói của chính dân tộc mình. Ngoài ra như đã nói trên, Minh Châu Hương Hải có được những lợi điểm mà ít người Việt Nam vào thời ông sở hữu. Đó là ông thuộc tầng lớp trên, tầng lớp trí thức của xã hội Việt Nam thời đó, có dịp tiếp xúc với những nhà lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của đất nước, và đặc biệt hơn hết, Minh Châu Hương Hải đã sống và làm việc lâu dài ở hai miền khác nhau của đất nước. Nền văn xuôi do ông ghi lại, từ đó có thể coi như một đại biểu trung thành cho tiếng nói của 1 dân tộc thống nhất. Chỉ chừng ấy đặc điểm thôi cũng đã làm cho ta trân trọng những tác phẩm của Minh Châu Hương Hải, và dành cho chúng vị trí xứng đáng trong lịch sử phát triển văn học dân tộc . 

Không những thế, bản thân các tác phẩm văn xuôi của Minh Châu Hương Hải, trong đó có Giải Di Đà kinh, đã đạt được một số thành tựu, vươn lên xây dựng được vẻ đẹp mang tính văn học. Thử đọc lại một đoạn văn sau:"Nghe chim kêu hoa nở thì gọi là ngày, chim đỗ hoa hiệp thì gọi là đêm. Hoa có hai giống, một là thiên hoa, hai là thọ hoa. Bốn phương tự nhiên gió thổi, đều ra chủng chủng âm thanh thuyết pháp. Hoa thơm tùy phong, tán cúng chư bồ tát. Hết thảy thanh văn cùng chư đại chúng tán hoa, rắc xuống kim địa, đầy hơn 4 tấc, hoa quang sáng rỡ, hơi thơm lạ lùng…". Ta có thể cảm thụ một cách dễ dàng những hình tượng được miêu tả một cách trong sángrõ ràng. Tiếng nói của dân tộc ta gần 400 năm trước đây là vậy . 

Tất nhiên, ta không thể đòi hỏi Minh Châu Hương Hải mở rộng lĩnh vực chuyên môn của mình để đi qua những địa hạt khác của văn học như viết tiểu thuyết bằng văn xuôi chẳng hạn. Những gì ông để lại cho chúng ta hôm nay qua Giải Di Đà kinh, tối thiểu cũng đã giúp cho ta phác họa lại diện mạo tiếng nói thường ngày của cha ông ta cách ta mấy trăm năm. Và đó là những đóng góp to lớn đối với dân tộc ta. Nền văn xuôi do Minh Châu Hương Hải gầy dựng vì thế cần được trân trọngnghiên cứu kỹ lưỡng hơn, để ta có thể nhận diện chân dung và khuôn mặt nó rõ ràngđúng đắn
 

BÀI TỰA IN LẠI CÁC KINH 

Hễ sắp dựng gác xây nhà với vẻ đẹp khác thường hơn người, thì trước tất phải lo cột kèo cây gỗ. Và để cho cột kèo cây gỗ có được chạm trổ thì phải dùng đến búa, rìu, cưa, đục, dây thước…Há chỉ xem sơ sơ thôi sao? Phải chuyên mắt xem xét, phải thẳng tay ngắm nghía mới được thế. Kẻ sĩ học đạo thánh nhân tất cũng phải bàn kinh sửa truyện, khảo xem trăm nhà, tìm những điều sâu xa, rõ những mối manh tổng quát, sau đó mới đạt được chỗ hiểu. Nhưng điều này há chỉ đặc biệt với nhà nho ta sao? 

Cái học họ Thích cũng vậy, nay có thiền sư Từ Tường chùa Linh Sóc, xã Hà Hồi, gọi ta nói:"Người xưa của tông phái tôi vì chúng sanhcăn cơ chậm lụt, đã mở bày sự thật nhiệm màu về ý nghĩa chân thật của pháp môn để giải thoát cho họ, đã viết đủ trong các kinh luật. Nhưng lo về sau bị buông bỏ, nên các bậc hiền đức cổ xưa lại phải bắt đầu nối thêm mà làm ra có luận giải. Từ khi chánh pháp bị suy phế, ý chỉ nhĩ căn của Lăng nghiêm bị che khuất, phương tiện văn chương chảy tới các nước lân cận, thì tệ nạn này càng nổi bùng lên. Ngu tôi từ khi xuất gia đến nay, lòng luôn luôn nghĩ tới chuyện xiển dương chánh giáo, thỉnh thoảng lấy các kinh Lương hoàng, Thủy sámDược sư cùng với các bộ chú giải Di Đà, Phổ Môn, Kim cương ở những bản gỗ xưa bị thiếu hư tản mạn còn lại, bổ sung vào những chỗ sót mất, lại giao cho khắc in, để công bố cho những hàng xuất gia, nhằm mở rộng sự nghiệp trí tuệ, rồi luôn luôn thắp hương lễ sám chắp tay đảnh lễ nam mô, để cùng với Phật xưa thánh trước, theo sát không bỏ một phút giây, những mong những pháp môn quảng đại từ bi, không thể nói, không thể bàn, bao dung mà không trở ngại tôi. Than ôi, chúng ta thật có sức để làm Phật ư ! 

Người ta thường hay khó chịu về cái học không chuyên nhất, nên ngơ ngác không có chỗ thâu hoạch được. Ta nghe đạo Phù Độ nhiều kệ thuyết, lắm giới luật. Việc học nó cũng rất cực khổ, còn việc hiểu được nó thì ta không thể biết. Nhưng việc chấp hành cái học đó để có tiến bộ nhằm nối tổ truyền đèn, tiếp tục tuệ mạng của chư Phật, thì chí hướng của chúng ta cũng gần thế ư. Nếu không vậy, chỉ luống giao vào tay đốt Phật của Đan Hà (?) thì lòng chúng ta càng quặn đau, lại càng nhân thế mà càng cảm thấy thêm nữa. Cái học của nhà nho ta gọi là cái chứa nhóm nhân nghĩa lễ nhạc, là cái học làm sáng tỏ văn chương đạo đức, thì so với cái học của nhà Phật, rất là dễ biết dễ làm. Thế mà đám tụ nho vờ vĩnh, không chịu quan tâm đến thơ truyện, đem văn chương mà khắc in, lại tự xén cắt câu kéo, tước bỏ ý nghĩa, làm cho con đường chính đại đàng hoàng ngày càng nhỏ hẹp lại. Ta há không ra sức có chí như những vị kia mươi chục người để cùng bàn luận về đạo của thánh nhân ta sao. Nên viết bài tựa này . 

Hạ tuần tháng mùa thu năm Minh Mạng thứ 14 (1833) của Hoàng Triều 

Tường Nguyên Hy Hiến họ Đặng viết ở Thư xá Tiên Thị 

Nguyễn Đắc Trung xã Hồng lục khắc chữ.
 

PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH SỚ SAO TỰ 

Huyền Cơ Thiện Giác pháp 

Tự Minh Châu thích giải 

Pháp tử Chân Lý khâm thuật 

Chân Quý phụng san

Sơ thông tự đại ý 

Linh minh động triệt, trạm tịch thường hằng, phi trược phi thanh, vô bối vô hướng. Đại tai chân thể, bất khả đắc nhi tư nghì giả, kỳ duy tự tính dư? 

Linh là linh giác, minh là minh hiển, trạm là bất nhiễm, tịch là bất giao, thiêng biết sáng suốt, thông thâu trong sạch, phẳng lặng hằng bền. Phi trược là chẳng từng thọ nhất trần. (1b) Phi thanh là chẳng từng xả nhất pháp. Vô bối là dầu buông đi, ắt chẳng có thửa mà tùng khứ. Vô hướng là dầu rước tới, ắt chẳng có thửa mà tùng lai. Lớn thay chân thật thể, rộng rãi mãn khắp mười phương, cao thẳm khỏi hết tam tế, lại chẳng có pháp nào mà ví cùng. Há phải đối tiêu rằng đại chân thể là tượng có nhiều danh, ắt gọi là bản tâm bản giác, ắt gọi là chân thức chân tru, chủng chủng dị danh, đương nơi tự giác linh quang, vốn thật nhất tâm cụ túc, chỉn bằng chẳng khá tư nghì được. Thửa một tự tánh vậy vây . 

Thường trược nhi thanh, phản bối nhi hướng, việt tam kỳ ư nhất niệm, tề chư thánh u phiến ngôn. Chí tai diệu dụng, diệt bất đắc nhị nhi tư nghì giả, kỳ duy Phật thuyết A Di Đà kinh dư? 

Trừng là trừng tịnh, chuyển ngũ trược bèn nên thanh thái. Phản là qui hoàn bỏ sa bà bèn tới cực lạc. (2a) Việt tam kỳ là tự Cổ Thích Ca đến Thi Khí Phật, trải qua bảy muôn năm ngàn Phật xuất thế. Từ Thi Khí đến Nhiên Đăng Phật, trải qua bảy muôn sáu ngàn Phật xuất thế. Từ Thiên Đăng đến Bà Thi Phật, trải qua bảy muôn bảy ngàn Phật xuất thế. Ấy là vượt tam kỳ. Chưng nơi nhất niệm tề chư thánh là Phật cùng chư Bồ tát, nhân chưng phiến ngôn hằng niệm A Di Đà Phật, chực quyết vãng sinh, nhất tâm bất loạn, chẳng còn thối chuyển, bèn nên Vô thượng Bồ đề. Ấy là nhất niệm đến siêu, phiến ngôn tức chứng. Rốt ráo thay, diệu dụng ắt khôn tư nghì được, nhân bởi Thích Ca diễn thuyết A Di Đà kinh vậy vây . 

Cố ngã Thế Tôn, sạ thuyết tam thừa, chung quy nhất bảo, đẳng ban trân tứ, tiện tích thù ân

Vì vậy đức Phật Thế Tôn, trước bèn khai quyền, tạm thuyết tiểu thừa dạy chư Thanh văn, trung thừa dạy chư Duyên giác, đại thừa dạy chư Bồ tát, tùy thuận chúng sinh, nhân có lợi độn, phải diễn tam thừa vậy. Sau chúng sinh liễu ngộ, bèn lập nhất phá tam, hội quyền về thật, đều cho tối (2b) thượng đại xa. Vì vậy rằng ban cho đẳng chư trân bảo, lại thêm ơn lạ. Một cửa niệm Phật này, chẳng luận đại căn tiểu căn, dầu tin niệm Phật, nhất tâm bất loạn, ắt được vãng sinh. Hai là trì danh trong nơi ơn lạ, lại thêm lạ mầu vậy . 

Chỉ tứ thập bát chi nguyện môn, khai nhất thập lục chi quán pháp, nguyện nguyện quy hồ phổ độ, quán quán tôn hồ diệu tâm

Dẫn bốn mươi tám lời phát nguyện, chưng cửa nguyện môn; mở 16 đường mật tưởng, chưng pháp quán tưởng. Chu hoằng nguyện đều về phổ độ, đẳng quán tôn chẳng khỏi diệu tâm

Hựu dĩ nguyện môn quảng đại, quí tại tri tiên, quán pháp thâm huyền, vưu ưng thủ ước. Tri tiên tắc vụ sinh bỉ quốc. Thủ ước tắc duy sự trì danh. Cử kỳ danh hê, kiêm chúng đức nhi câu bị, chuyên hồ trì dã, thống bách hạnh dĩ vô di . 

(3a) Lại bèn cửa nguyện môn rộng lớn, ắt rất tôn quý chưng nơi tri tiên. Phép quán tưởng sâu nhiệm, càng lắm trọng, hợp đương thủ ước. Tri tiên ắt vụ bề vãng sinh bỉ quốc. Thủ ước ắt vui hay cần sự trì danh. Cử thửa Phật hiệu, gồm no chúng đức, mà đều đủ. Chuyên thọ trì vậy, thống hết muôn hạnh, bèn chẳng khuy . 

Tùng tư nhi vạn lự hàm hưu, cứu cực hồ nhất tâm bất loạn

Nếu từ đây mà muôn lọ đều rỗi, xét rốt ráo bởi nhất tâm bất loạn

Nãi tri phỉ ly khuể bộ, bảo trì dũng tứ sắc chi hoa. Bất xuất hộ đình, xin địa nhiễu thất trùng chi thọ. Xứ xứ di đà thuyết pháp, thời thời liên nhụy hoá sinh. Trân câm dự già điểu giai âm. Quỳnh viện cộng mão đường tịnh thái . 

Bèn hay (3b) chẳng dời khỏi nước bước, trong bảo trì trổ chen bổn sắc liên hoa, chưa ra ngoài cửa sân, dưới kim địa nhiễu quanh bầy trùng hàng thọ. Mỗi chốn Di Đà đều thuyết pháp, đòi khi liên nhụy cùng hoá sanh, trân cầm già điểu hằng diễn thuyết đồng thanh, ngọc viên hoa đường đều trang nghiêm mọi vẻ . 

Cái do niệm không chân niệm, sinh nhập vô sinh, niệm Phật tức thị niệm tâm, sinh bỉ bất ly sinh thử, tâm Phật chúng sinh, nhất thể, trung lưu lưỡng ngạn bất cư, cố vị tự tính di đà duy tâm tịnh độ

Tượng bởi niệm không, chân niệm sinh, bèn ngộ nhập vô sinh. Niệm Phật ấy thật niệm tâm. Sinh bỉ nào khác sinh thử. Tâm, Phật cùng chúng sinh một thể , chẳng trụ lưỡng ngạn, trung lưu. Vì vậy, rằng tự tính Di Đà, một lòng tịnh độ

Thử tác lý chi nhất tâm toàn qui thượng trí, diệc phục thông hồ sự tướng, khúc (4a) vị độn căn

Ấy pháp chưng lý nhất tâm đều về những người thượng trí. Ắt lại dung thông sự tướng, chiều vì những kẻ độn căn

Nại hà thủ ngu chi bối, trước sự nhi lý vô văn, tiểu huệ chi lưu, chấp lý nhi sự toại phế. Trước sự nhi mê lý, loại mông đồng đọc cổ thánh chi thư, chấp lý nhi di sự, tỉ bần sỹ hoạch hào gia chi khoản . 

Nài bao những bậc thủ ngu, chấp lấy sự mà chẳng nghe lý. Những đông tiểu huệ, chấp lấy lý mà phê rẫy sự. Chấp sựmê lý, chẳng khác chi chúng trẻ thơ đọc lấy chưng sách tiên thánh. Chấp lấy lý mà bỏ rẫy sự, dường bằng học trò khó bèn được sổ nhà trưởng giả

Nhiên trước sự nhi niệm năng tương kế, bất hư nhập phẩm chi công, chấp lý nhi tâm thật vị minh, phản thọ lạc không chi họa . 

Vậy bèn chấp sự mà hay niệm Phật tương kế, chẳng luống chưng công (4b) vào phẩm vị, chấp lý mà lòng thật chưa minh, lại phải chịu chưng họa lạc không . 

Toại sử thùy thủ đồ cần, ỷ môn không vọng, thượng cô phật hoá, hạ phụ kỹ linh, kim sinh dĩ cập đa sinh, nhất ngộ nhi thành bách ngộ, cam tâm khổ thú, thúc thủ tử môn, vô cứu vô quý, khả bi khả thống . 

Bèn khiến uổng vội rũ tay, luống trông dựa cửa, trên quả đức chẳng vâng Phật dạy, dưới phụ mình bỏ rẫy kỷ linh, kiếp này đến nhẫn đa sinh, một phen lầm nên trăm phen lỡ. Lòng cam chịu chưng nơi khổ thú, bó tay vào trong cửa tử môn, chẳng ai cứu trợ, chẳng về nương đâu, cực khá thương, cực khá thiết . 

Châu hoàng mạt pháp hạ phàm, cùng tưu vãn học, võng thông huyền lý, tố bỉ không đàm, họa bỉnh hà ích cơ trường, yên thạch nam vu cổ mục . 

Lời thề nguyền quảng đại, đời mạt pháp (5a) dưới trần phàm, cùng ngung xem chưa khắp, văn học trí chưa sâu, chưa hiểu thông lẽ màu nhiệm, vốn thiển liệt luống đàm không, dường bằng bánh vẽ, nào hay ích chi dạ đói, khác chi yến thạch, khôn dối được mặt chủ thương . 

Kỳ thừa tiên sắc, đốc phụng tư kinh, vọng lạc quốc vi gia hương, ngưỡng từ tôn như hổ thị . 

Kính vâng lời Phật dạy, đốc phụng sự kinh này, mong về cực lạc quốc, lấy làm chốn gia hương. Ngưỡng vọng đức Từ Tôn, bằng trông cậy mẹ cha . 

Nhưng dĩ tâm hoài khiêm lợi, đạo quí hoằng thông, khái cổ sớ tiễn kiến kỳ toàn, duy sổ giải cẩn hành ư thế, từ tuy thiết nhi thái giản, lý vi lộ nhi bất chương, bất cực luận kỳ hoằng công, trù phát khởi hồ chân tín, đốn vong phu (5b) kiến, ký kiệt tâm tư, tổng thu bộ loại ngũ kinh, trực cứ Văn Thù nhất hạnh, nhi phục hội quy huyền chỉ, tắc phân nhập tạp hoa, quán xuyến chủ môn tắc bác tổng quần điển, vô nhất bất tiểu quy tự kỷ, hữu nguyện giai hồi hướng bồ đề, triển thử tinh thành, khất cầu gia bị

Nhân dùng lòng tư duy lưỡng lợi, đạo tôn quý vì bởi rộng thông. Tin lời xưa, lời bày thấy ít. Vui kể biết chưng thế liệt hành. Lời tuy chí thiết, mà rất ít hiển ra, chưa sáng lẽ nhiệm màu, chẳng cùng luận chưng thửa đại công, chúng phát hành vi nhân chính tín. Bỏ rẫy bì phu ngoại kiến, lòng rỗi hết sự lo toan. Tổng thâu nơi bộ loại năm kinh, chực quyết nương Văn Thù một hạnh, bèn lại hội về huyền chỉ, đại ý ắt thông vào tính hải Hoa Nghiêm. Thấu suốt khắp hết chư môn, ắt máy rộng chưng nơi quần điển. Nào một đâu chẳng tiêu về nơi tự kỷ, hễ có nguyện chưa khuây hồi hướng bồ đề, ấy mở nơi nhất niệm tinh thành, xin cầu gia bị cho thấu khắp . 
 
 
 

(6a1) PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH 

Cử tán 

Lô hương sạ nhiệt 

Pháp giới mông huân 

Chư Phật hải hội tất diêu văn 

Tùy xứ kiết tường vân 

Thành ý phương ân 

Chư Phật hiện toàn thân 

Nam mô Hương Vân Cái bồ tát ma ha tát 

(tam biến) 

Tịnh khẩu nghiệp chân ngôn 

Án tu rị tu rị ma ha tu rị tu tu rị tát bà ha 

Tịnh tam nghiệp chân ngôn 

Án sa phạ bà phạ truật đà sa phạ đạt ma sa 

Phạ bà phạ (6b) truật độ hám 

An thổ địa chân ngôn 

Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, 

Án độ rô độ rô địa vỹ tát bà ha 

Phổ cúng dường chân ngôn 

Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc 

(tam biến) 

Khai kinh kệ 

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp 

Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ 

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì 

Nguyện giải Như Lai chân thiệt nghĩa 

Nam mô Khai Bảo Tạng bồ tát ma ha tát
 
 
 
 

(7a) PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH 

Phật là Thích Ca, diễn thuyết A Di Đà kinh 

Lời sớ sao rằng : 

Phật là Ta bà giáo chủ bổn sư Thích Ca, thập hiệu cụ túc, tam giác tề viên. Tự giác ắt khác phàm phu, giác tha ắt khác nhị thừa, giác mãn ắt khác bồ tát. Lại rằng không vọng tâm, danh là tự giác, khỏi huyễn sắc, danh là giác tha. Rồi vọng tâm, rồi huyễn sắc, lòng hằng thanh tịnh, danh là giác mãn

Kinh có thông biệt dị nghĩa. Một chữ kinh này, thật danh là thông. Phật thuyết A Di Đà năm chữ, thật gọi là biệt. Chư kinh đều đủ giáo, hành, lý vậy. Vốn lý lập giáo, nương giáo tu hành, tùng hành hiển lý, chuyên chỉ kinh này, Phật thuyết ắt thật là giáo. Chấp trì danh hiệu, thật là hành. A Di Đà ắt thật là lý. Lại rằng dung thông tam đức, lý ắt pháp thân đức, giáo ắt bát nhã đức, hạnh ắt giải thoát đức. A Di Đà công đức vô lượng, lại sánh cùng tam đại, ắt Phật thật là thể đại, vô lượng thọ, thật là tướng đại, vô lượng quang, thật là dụng đại

Xứng lý ắt tự tánh giác là Phật nghĩa, tự tánh giác vô lượngA Di Đà nghĩa, tự tánh bổn thỉ nhị giác là lưỡng độ quả chứng nghĩa, tự (7b) tánh giác thể biến chiếu thật là thuyết kinh nghĩa . 

Như thị ngã văn, nhất thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Độc Viên

Bằng chân thật ta nghe, một khi Phật trụ ở Xá Vệ quốc, viện Kỳ Thọ, cấp Cô Độc viên

Lời sớ sao rằng : 

Như thị là tín thành tựu vậy. Nhất tâm bất loạn gọi là như. Một lòng chẳng khác gọi là thị. Thật tướng chi lý, thỉ chung chẳng khác, gọi là như. Thuyết thật như lý gọi là thị. Ngã văn là chân văn thành tựu vậy. Ngã là tự ngã thân văn pháp thân chân ngã vậy. Nhất thờithành tựu chi thời, đương khi thuyết thính sự rồi ắt gọi là nhất thời vậy. Phật là viên giác thành tựu, làm tôn chủ tam thánh lục phàm hết thảy chúng sinh vậy. Tại là thường trụ ứng vô sở trụ. Xá Vệ quốc là Phong đức thành. Kỳ là Kỳ Đà thái tử. Thọ là cây Kỳ Đà thái tử cúng. Cấp là Tu Đạt Noa trưởng giả dựng làm tự vũ tinh xá, hằng thường cung cấp. Cô Độc là thầy tu, trên từ lục thân gọi là cô, dưới xả thê tử gọi là độc, cùng trụ một nơi viện ấy (8a) . 

Xứng lý ắt tự tánh đổng triệt thập phương, thật ấy A Nan văn Phật nghĩa. Tự tánh bất ly đương xứ, thật ấy Phật tại Kỳ Viên nghĩa . 

Dữ đại Tỳ kheo Tăng, thiên nhị bách ngũ thập nhân câu, giai thị đại A la hán, chứng sở tri thức . 

Cùng những đại Tỳ kheo Tăng nhân, một ngàn hai trăm năm mươi người hằng đủ, đều thật những bậc đại A la hán, chúng thửa hay danh biết lòng thấy tánh, cùng làm tri thức

Lời sớ sao rằng: 

Đại tỳ kheo là nội quyền bồ tát, ngoại thinh văn hạnh. Tỳ kheo có 3 nghĩa. Một là khất sĩ, khất pháp, khất thực, cần cầu thành tựu thánh quả vậy. Hai là bố ma, phát tâm xuất gia, lòng hằng ly dục. Thú hướng vô sinh, chư ma đều bố uý vậy. Ba là phá ác, diệt trừ phiền não nghiệp cấu, lòng hằng thanh tịnh vậy. A la hán bèn có 3 nghĩa, một là ứng cúng, hai là sát tặc, ba là vô sinh. A la hántứ quả thinh văn. Đại A la hán là tu vô lậu nghiệp, đức cao danh mãn, làm nhân thiên nhãn mục, đạo dẫn chúng vậy . 

Xứng lý ắt tự tính vô lậu, thật ấy là la hán nghĩa, tự tính vô mê (8b), thật ấy tri thức nghĩa . 

Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma ha Mục Kiền Liên, Ma ha Ca Diếp, Ma ha Ca Chiên Diên, Ma ha Câu Thy La, Ly Bà Đa, Châu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lô, Phả La Đọa, Ma ha Kiếp Tân Na, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà

Ông Xá Lợi Phất cửu tu đức trưởng, trí huệ đệ nhất. Ông Mục Kiền Liên quảng đại, thần thông đệ nhất. Ông Ca Diếp lòng quảng đại, đầu đà thượng hạnh đệ nhất. Ông Ca Chiên Diên, lòng quảng đại, luận nghị đệ nhất. Ông Câu Thy La, lòng quảng đại, ứng đáp đệ nhất. Ông Châu Lợi Bàn Đà Dà, tịnh trừ cấu hoặc đệ nhất. Ông Nan Đà, lòng hoan hỷ đệ nhất. Ông A Nan Đà, đa văn đệ nhất. Ông La Hầu La, mật hạnh đệ nhất. Ông Kiều Phạm Ba Đề, hay thọ chư (9a) thiên cúng dường đệ nhất. Ông Tân Đầu Lô Phả La Đọa, hay ứng nhân giai cúng làm đại phúc điền đệ nhất. Ông Ca Lưu Đà Di, dạ hành quang diệu đệ nhất. Ông Kiếp Tân Na, lòng quảng đại, thông hay tinh tú đệ nhất. Ông Bạc Câu La, diện mạo đoan chính, tuổi thọ trường đệ nhất.Ông A Nậu Lâu Đà, gọi là Như ý thiên nhãn đệ nhất . 

Như thị đẳng chư đại đệ tử, tịnh chư bồ tát ma ha tát

Bằng thật bấy nhiêu người chư đại đệ tử, lại có chư bồ tát cùng đại bồ tát 

Lời sớ sao rằng: 

Ấy đại đệ tử, ắt trước đại tỳ kheo, đại A la hán. Đệ tử là học ở sau thầy, gọi là đệ, hiểu biết ở nơi thầy sinh, gọi là tử. Lại rằng tiên giác hậu giác, như huynh tiên đệ hậu, hiểu biết bởi thầy sinh vậy. Mở mang dưỡng dục bèn nên pháp khí, thửa rằng tùng Phật khẩu sinh, hợp nối Phật chủng. Bồ tát là giác hữu tình, đồng Phật sở chứng, bèn gọi là giác. Vô minh vị tận, bèn gọi là tình. Bồ tát bèn dùng bi trí nhị nghiêm. Trí là trên cần cầu Phật đạo. (Bi là) dưới thì quyền độ (9b) chúng sinh. Chân thật nhất tâm, thành tựu đại đạo gọi là ma ha tát

Xứng lý ắt tự tánh, tâm vương tâm số dung thông thật là Phật cùng đệ tử câu nghĩa, tự tính chân vọng tương dung, thật là bố tát nghĩa . 

Văn thù sư lợi pháp vương tử, a dật đa bồ tát, càn đà ha đề bồ tát, thường tinh tấn bồ tát

Văn thùpháp vương tử, làm thượng thủ chư bồ tát. A dật đa bồ tát đương lai hạ sinhdi lặc Phật. Càn đa ha đề là bất hưu tức bồ tát, ý hằng làm phạm hạnh. lịch hằng sa kiếp chẳng từng hưu tức, thường tinh tấn bồ tát đã vô lượng kiếp hằng tùy hoá độ chúng sinh, chưa từng nhất niệm khí xả, lòng hằng tinh tấn

Dữ như thị chư đại bồ tát

Bằng thật các đấng đạo sư cùng chư đại bồ tát

Lời sớ sao rằng: 

Chư đại bồ tát đều cục túc tín hạnh nguyện, kinh Di Đà lấy tín hạnh nguyện làm tịnh độ nhân . 

(10a) Xứng lý ắt tự tính vô bất chiếu, thật là Văn thù trí nghĩa, tự tính vô bất dung, thật là Di Lặc từ nghĩa, tự tính vô cùng vô tận, thật là bất Hưu Tức Thường Tinh Tấn nghĩa . 

Cập thích đề hoàn nhân đẳng vô lượng chư thiên đại chúng câu . 

Đến nhẫn nhục giới thiệu chủ các đấng, vô lượng chư thiên, hết thảy đại chúng

Lời sớ sao rằng: 

Thích Đề Hoàn NhânĐao Lợi Đế Thích Thiên chúa cùng 32 Đề Hoàn Thiên tử vậy. Vô lượng chư thiêndục giới, sắc giới, vô sắc giới đẳng chư thiên vậy. Đại chúng câu là Bồ tát, thinh văn, thiên, nhân, tu la, hết thảy đại chúng vậy . 

Xứng lý ắt tự tính triệt thượng triệt hạ, thật ấy bồ tát la hán chư thiên đại chúng câu nghĩa . 

Dĩ thời Phật cáo Trưởng lão Xá Lợi Phất

Khi ấy Phật bảo Trưởng lão Xá Lợi Phất, trí cao đức trưởng (10b) 

Lời sớ sao rằng: 

Nhĩ thời là khi thành tựu vậy. Phật cáo là kinh nhân chẳng ai thỉnh vấn, Phật bèn tự thuyết vậy. Xá Lợi Phất trí tuệ thâm thâm, dầu chư Phật đều dùng nhất thiết trí vậy. Di Đà trí xảo phương tiện thành tựu tịnh độ công đức, dùng trí sanh tín ắt nên chánh tín, dùng trí phát nguyện ắt nên hoằng nguyện, dùng trí khởi hạnh ắt nên diệu hạnh, thật được thành Phật vậy . 

Xứng lý ắt tự tính tự nhiên trí, thật ấy Phật tự cáo Xá Lợi Phất nghĩa . 

Tùng thị tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh viết Cực lạc

Thật bởi ta bà sang đến tây phương, khỏi mười muôn ức chư Phật quốc độ, có thế giới danh rằng Cực Lạc

Lời sớ sao rằng: 

Quốc độ, danh là sở y, gọi y báo. Phật là năng y, gọi rằng chánh báo. Ở Ta bà sang đến Tây phương, khỏi mười muôn ức chư Phật quốc độ, xa bèn cực xa, chẳng phải như Pháp đàn kinh thuyết có mười muôn tám ngàn dặm vậy. Phạn ngữ tu ma đề, Hoa ngôn gọi là (11a1) Cực lạc, lại gọi là an dưỡng, an lạc, lại gọi là liên bang, tịnh độ, bỉ quốc, bỉ ngạn vậy . 

Xứng lý ắt thật tự tính kiên cố thanh tịnh, thật ấy Tây phương nghĩa, tự tính ly chướng tuyệt phi, thật ấy quá thập vạn ức nghĩa, tự tính hoành cai thụ triệt, thật ấy thế giới nghĩa . 

Kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp

Thửa quốc độ ấy có phật hiệuA Di Đà, nay hằng hiện tại thuyết pháp

Lời sớ sao rằng: 

Ta bà Thích Ca hiện tại thuyết pháp tứ thập cửu niên, rày đã niết bàn, gọi là quá khứ. Tây phương Di Đà hiện tại thuyết pháp, vô lượng kiếp hằng thường diễn thuyết, gọi là hiện tại. Suốt đời chầu bên Phật, chẳng thấy kim dung, trọn ngày ngồi pháp diên, chẳng nghe diệu đạo, bèn khiến ma vương hỗn nơi Phật điện, suy pháp, quấy loạn chân tôn, dầu hay phản chiếu tâm nguyên, Phật pháp một thời lưỡng túc . 

Xứng lý ắt tự tính thể tự linh tri, thật ấy kỳ độ hữu Phật nghĩa (11b). Tự tính tức kim hiển hiện, thật ấy hiện tại thuyết pháp nghĩa . 

Xá Lợi Phất, bỉ độ hà cố danh vi Cực Lạc? Kỳ quốc chúng sanh, vô hữu chúng khổ, đản thọ chư lạc, cố danh Cực Lạc

Phật bảo Xá Lợi Phất, bỉ phương quốc độ sao vậy gọi làm Cực Lạc? Rằng thửa chưng quốc độ ấy, chẳng có những sự khổ, bèn chịu những sự vui, vì vậy gọi là Cực Lạc

Lời sớ sao rằng: 

Khổ là Sa bà cực khổ, chẳng được gặp Phật, chẳng được văn pháp, ác hữu khiên triền, quần ma não loạn, luân hồi lục đạo, chưa khỏi tam đồ, nghiệp tượng chướng trọng, mệnh căn xúc đoản, hằng chịu chủng chủng chư khổ, gọi là thử phương cực khổ. Lạc là Tây phương cực lạc, hoa khai kiến Phật, thân cận thánh hiền, hội thượng thiện nhân, chư Phật đều cùng hộ niệm, chẳng có tam đồ ác đạo, thọ mệnh vô lượng vô cùng, thân tâm thanh tịnh, thế giới trang nghiêm. Vì vậy gọi là bỉ phương cực lạc

Xứng lý ắt tự tính vô nhiễm, thật ấy vô hữu chúng khổ nghĩa. Tự tính (12a) thường tịnh, thật ấy đản thọ chư lạc nghĩa . 

Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, thất trùng lan thuần, thất trùng la võng, thất trùng hàng thọ, giai thị tứ bảo châu tráp vi nhiễu

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Nơi cực lạc quốc độ, xứ xứ đều có thất trùng câu lan ngọc, đòi nơi đều có thất trùng bảo võng che muôn cây, đều có thất trùng hàng bảo thọ, ắt thật những tứ bảo khắp đòi lần vây nhiễu thật. Vì vậy bỉ phương quốc độ gọi là Cực Lạc". 

Lời sớ sao rằng: 

Kim ngân, lưu ly, pha lê, tứ bảo lan thuần, vô lượng thất trùng làm câu lan ngoài bảo thọ, tứ bảo là võng vô lượng thất trùng che trên bảo thọ, trùng trùng thất hàng bảo thọ, cây cao tám ngàn do tuần. Cội ngọn cành lá hoa quả dưới trên cối chen chư bảo, ngũ sắc phóng quang ngàn dặm, mùi hương thơm khắp mười phương thế giới. Vì vậy gọi là Cực Lạc

Xứng lý ắt tự tính, vạn đức tung hoành, thật ấy lan thuẫn nghĩa, tự tính (12b) bao la pháp giới, thật ấy bảo võng nghĩa, tự tính trưởng dưỡng chúng thiện, thật ấy hàng thọ nghĩa . 

Hựu Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ, hữu thất bảo trì, bát công đức thủy, sung mãn kỳ trung, trì để thuần dĩ, kim sa bố địa . 

Phật lại bảo Xá Lợi Phất rằng :"Cực Lạc quốc độ có thất bảo trì, bát công đức thủy, thửa trong đìa, nước hằng đầy, dưới đáy đìa, toàn những kim sa bố địa" 

Lời sớ sao rằng: 

Cực lạc quốc độ, tả hữu trong ngoài, khắp thế giới vô lượng dục trì, hoặc tiểu hoặc đại, bèn đến nhẫn trăm nghìn do tuần, dường bằng biển lớn, toàn những kim ngân, lưu ly, pha lê, chân châu, xà cừ, mã não, thất bảo, thửa cùng hợp nên. Nước trong đìa, bát công đức thủy. Một là trừng tịnh trong sạch. Hai là thanh lương mát mẻ. Ba là cam mỹ ngon ngọt. Bốn là khinh nhuyễn dịu dàng. Năm là nhuận trạch nhuần nhã. Sáu là an ổn điều hoà. Bảy là trừ hết cơ khát. Tám là trưởng dưỡng chư căn. Bát công đức thủy đều cùng lợi ích chúng sanh

(13a) Xứng lý ắt tự tính, uông danh xung dung, thật ấy bảo trì nghĩa. Tự tính tất bị nhất thiết công đức, thật ấy đức thi nghĩa . 

Tứ biên giai đạo, kim ngân, lưu ly, pha lê hiệp thành, thượng hữu lâu các, diệc dĩ kim ngân, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, nhi nghiêm sức chi . 

Tư bề thềm bậc đường đi lại, toàn những kim ngân, lưu ly, pha lê, đều cùng hợp nên. Trên lại có lầu gác, ắt dùng những kim ngân, lưu ly, pha lê, xa xừ, xích châu, mã não trau chuốt, bèn nghiêm trang vậy . 

Lời sớ sao rằng: 

Trên hoàng kim địa, hết thảy trong chư báu, đều có 500 sắc, phóng hoa quang, hoá nên quang minh đài. A Di Đà Phật, giảng đường tinh xá, cung điện lầu gác, trăm nghìn muôn, đều dùng vô lượng thất bảo, thắng bội hơn nghìn muôn, trên đệ lục thiên, thiên đế sở cư. Nơi chư bồ tát trú cũng trang nghiêm như vậy. Chư thiên nhân dân, cung vũ lầu gác xứng thửa hình sắc, cao hạ đại tiểu hoặc dùng nhất bảo nhị bảo đến nhẫn vô lượng châu báu. Đôi bên lầu gác, đều có hoa phướn bảo chàng, vô lượng nhạc khí (13b) dùng làm trang nghiêm. Tám giống thanh phong đều ứng nhạc khí, diễn thuyết ra tiếng khổ không vô thường, vô ngã, hằng giải thoát vậy . 

Xứng lý ắt tự tính bình trực, thật ấy giai đạo nghĩa, tự tính cao siêu, thật ấy lâu các nghĩa, tự tính cụ túc công đức pháp tài, thật ấy thất bảo nghĩa . 

Trì trung liên hoa, đại như xa luân, thanh sắc thanh quang, huỳng sắc huỳnh quang, xích sắc xích quang, bạch sắc bạch quang, vi diệu hương khiết

Trong đĩa liên hoa, bằng đại xa luân, thanh sắc có hào quang xanh, huỳnh sắc có hào quang vàng, xích sắchào quang thắm, bạch sắchào quang sáng, thơm sạch lạ lùng . 

Lời sớ sao rằng: 

Trì trung liên hoa, hình như xa luân, tùy kỳ đại tiểu, hoặc là lớn một do tuần, đến nhẫn trăm nghìn do tuần, chẳng phải như bánh xe nhân gian, lớn bằng một trượng. Trong đìa liên hoa quang minh, bội hơn nhật nguyệt, mỗi nhất nhất hoa trung, phóng xuất ba mươi sáu trăm muôn ức quang minh, (14a) mỗi nhất nhất quang trung, phóng xuất ba mươi sáu muôn ức Phật. Mỗi nhất nhất Phật, phóng xuất trăm nghìn quang minh, khắp hết mười phương chúng sinh, hằng diễn thuyết diệu pháp. Hễ người tu tịnh độ vậy, dù khi lễ Phật, hiệp tưởng tự thân ở trong liên hoa làm lễ, Phật hiện trong nơi liên hoa, chịu ta lễ kính. Dầu khi niệm Phật, hiệp tưởng thân ta ở trong liên hoa, kiết già phu tọa, Phật trong liên hoa bèn tiếp dẫn ta, mới hiệp nhất tâm, trì danh niệm Phật

Xứng lý ắt tự tính thanh tịnh quang minh, thật ấy liên hoa nghĩa . 

Xá Lợi Phất, Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Cực Lạc quốc độ, đã nên thành tựu, chân thật công đức trang nghiêm". 

Lời sớ sao rằng : Di Đà thuở làm Pháp tạng tỳ kheo, phát tứ thập bát nguyện rồi, trụ chân thật tuệ, dũng mãnh tinh tấn, đã vô trong số kiếp tu bồ tát hạnh, hằng hộ thân khẩu ý, thường hành lục độ liễu không vô tướng, vô tác, dùng làm giáo hoá, độ hết vô lượng chúng sinh, đều phát bồ đề tâm. Thật gọi rằng đại hạnh công đức. Công đức tại pháp tính trung, hằng tu (14b) vô lậu tính. Công đức đã vô lượng, nghìn muôn ức kiếp viên mãn thành tựu công đức, bèn mới nhập Phật vị . 

Xứng lý ắt tự tính năng sinh vạn pháp, thật ấy trang nghiêm nghĩa . 

Hựu Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ, thường tác thiên nhạc, huỳnh kim vi địa . 

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Di Đà quốc độ tự nhiên hằng thường nghe tiếng thiên nhạc, dưới thì toàn những hoàng kim làm đất". 

Lời sớ sao rằng : 

Trên thì thanh quang hằng mát, hoa nhạc giao huy, bội hơn đệ thất phạm thiên, tam thiền diệu lạc, muôn giống kỹ lạc, bất cổ tự minh, tự nhiên ra tiếng thanh xướng lưu lượng, hoà nhã âm thanh. Dưới thì hoàng kim làm địa, thể tánh ôn nhu, lại có kim chàng bảo cái, dùng trăm thức báu hợp nên, đôi khi hằng phóng nghìn giống quang minh, mỗi nhất quang minh lại có tám muôn bốn nghìn sắc ánh, mười phương bằng phẳng, rộng rãi chẳng có Tu di chư sơn, chẳng có hà hải khanh khảm, chẳng có chốn nào u ám, hằng phóng quang minh vô tận

(15a) Xứng lý ắt tự tính vạn đức hoàdung, thật ấy thiên nhạc nghĩa, tự tính chân như bình đẳng, thật ấy kim địa nghĩa . 

Trú dạ lục thời, ngũ thiên mạn đà la hoa

Hoa khai hợp trong 12 giờ, trời mưa rắc xuống những thiên danh hoa . 

Lời sớ sao rằng : 

Tịnh độ trú dạ hằng minh, chẳng dùng nhật nguyệt, nghe xem chim kêu hoa nở, thì gọi là ngày, chim đỗ hoa hiệp, thì gọi là đêm. Hoa có hai giống. Một là thiên hoa, hai là thọ hoa. Bốn phương tự nhiên gió thổi, đều ra chủng chủng âm thanh thuyết pháp. Hoa thơm tùy phong, tán cúng chư bồ tát, hết thảy thanh văn cùng chư đại chúng. tán hoa rắc xuống kim địa dày hơn bốn tấc, hào quang sáng rỡ, mùi thơm lạ lùng. Hoa dầu khí héo, tự nhiên gió thổi không sạch, thọ hoa tán cúng lại nhiếp thiên hoa

Xứng lý ắt tự tính khai giác, thật ấy danh hoa nghĩa . 

Kỳ độ chúng sanh, thường dĩ thanh đán, các dĩ y khích, thịnh chúng diệu hoa, cúng (15b1) dường tha phương, thập vạn ức Phật, tức dĩ thực thời, hoàn đáo bổn quốc, phạm thực kinh hành . 

Thửa nơi bỉ độ, chúng sunh thanh đản, sớm mai đều dùng khăn gối, bèn đựng các giống thượng diệu danh hoa, cúng dường đòi phương, mười vạn ức Phật, ắt bèn đến khi thời thực, lại về tới bổn quốc, thời trai rồi, lại đi kinh hành

Lời sớ sao rằng : 

Thanh đán là đầu sáu giờ, tịnh tâm chí kỉnh. Y kích là khăn gói thanh tịnh, đựng hoa cúng khắp mười phương ức Phật. Một Phật là một đại thiên quốc độ, tuy rằng rộng xa, đã có thần túc phi hành, nhật trung thời lại về đến bổn quốc, dầu đã vãng sanh, ắt được lục thần thông, chẳng những phi hành tự tại, dầu khi phạn thực toàn những chủng chủng bảo bát, trăm mùi ẩm thực, đều cùng sung mãn. Ăn rồi bèn lại tiêu hoá, chẳng phải đại tiểu tiện lợi, hoặc là pháp hỷ, thiền duyệt đều cùng bảo mãn, kinh hành là hằng giải thoát tiêu diêu tự tại

Xứng lý ắt tự tính tự nghiêm, thật ấy thịnh hoa cúng dường nghĩa, tự tánh tự biến, thật ấy thập vạn ức Phật nghĩa. Tự tính tự không, thật ấy (16a) thực thời hoàn nghĩa. Tự tính tự trú, thật ấy bản quốc nghĩa. Tự tính thường định, thật ấy phạn thực nghĩa. Tự tính thường tuệ, thật ấy kinh hành nghĩa . 

Xá Lợi Phất Cực Lạc quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Cực Lạc quốc độ đã thành tựu chân thật công đức trang nghiêm". 

Lời sớ sao rằng : 

Pháp Tạng tỳ kheo tu bồ tát hạnh, xưa phát nguyện rằng : Ta khi thành Phật, từ dưới nhẫn trên, đều có vô lượng trăm nghìn giống hương bèn cúng hợp nên. Lại nguyện rằng :"Khi ta thành Phật, mười phương vô ương số thế giới chư thiên nhân dân, bèn dùng đựng hoa tán cúng". Lại nguyện rằng :"Khi ta thành Phật, trong nơi quốc độ, chư bồ tát đều dùng chủng chủng hương hoa cúng cụ, dầu muốn đến tha phương thế giới cúng dường chư Phật, bằng giây phút khá đến khắp mười phương". Lại nguyện rằng :"Khi ta thành Phật, mọi người trong quốc độ ta, dầu khi muốn ăn chưng trong bảo bát, đủ hết trăm mùi ẩm thực hoá nên hiện tiền, ăn rồi lại biến hoá đi". Nay đã thành Phật, nhất nhất sở nguyện đều cùng thành tựu

(16b1) Phục thứ Xá Lợi Phất, bỉ quốc thường hữu chủng chủng kỳ diệu, tạp sắc chi điểu, bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá lợi, ca lăng tần già, cộng mạng chi điểu, thị chư chúng điểu, trú dạ lục thời, xuất hoà nhã âm, kỳ âm diễn xướng, ngũ căn, ngũ lục, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần, như thị đẳng pháp . 

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Bỉ phương quốc độ, hằng có chủng chủng dị kỳ những chim nhiều thức bạch hạc cùng chim khổng tước, anh võ cùng chim xá lợi, ca lăng cùng chim tần già, bèn lại có chim cộng mệnh. Thật chư chúng điểu, trú dạ trong 12 giờ đều cùng ra tiếng hoà nhã âm thanh, diễn thuyết thông đạt, ngũ căn ngũ lực, cùng thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần, bằng thật đẳng pháp, ba muơi bảy phẩm trợ đạo

Lời sớ sao rằng : 

Cực lạc quốc độ, Di Đà ứng hiển, hằng có chủng chủng dị kỳ, những chim nhiều sắc vẻ tốt. Chim bạch hạc, khổng tước thuần thiệt hay (17a) nói chân ngôn, chim anh võ, xá lợi biện tài nhiều lời diệu ngữ. Chim ca lăng tần già trổi tiếng oai âm, siêu chư quần điểu. Lại có chim cộng mạng hai đầu một thân, diễn thuyết phạn ngữ. Thật những chúng điểu trú dạ trong 12 giờ, ra tiếng âm thanh hoà nhã, diễn thuyết thông đạt ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần. Bằng thật đẳng pháp, 37 phẩm trợ đạo đều minh . 

Xứng lý ắt tự tính biến hoá, thật ấy chúng điểu nghĩa, tự tính xuất sinh nhất thiết pháp môn, thật ấy căn lực giác đạo nghĩa . 

Kỳ độ chúng sanh văn thị âm dĩ, giai tất niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

Thửa chúng sinh trong quốc độ ấy, thật nghe diệu âm diễn thuyết rồi, ắt đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng

Lời sớ sao rằng : 

Hằng nghe ca xướng kỹ nhạc, ấy quả thế gian phàm hý vô ích. Hằng niệm tam bảo là nhân hiền thánh, phước huệ lưỡng toàn, thật là lợi ích vậy. Tam bảo có ba thứ. Một là thế gian trụ trì tam bảo. Tạc hình, đúc tượng, xây tháp, tranh vẽ, sơn thếp trang nghiêm, gọi là Phật bảo (17b). Quyển vàng, quyển thắm, bìa bao ngũ sắc, gọi là pháp bảo. Tỳ kheo ngũ chúng, hoà hợp vô tranh, gọi là tăng bảo. Hai là xuất thế gian tam bảo. Tổng quát đại ý, pháp tướng tôn nghiêm, ứng hoá thị hiện, gọi là Phật bảo. Giáo hạnh lý quả, quyền dụng đa môn, gọi là pháp bảo. Tam hiền thập thánh, tứ quả tứ hướng, duyên giác bích chi, phẩm vị tuỳ thứ, gọi là tăng bảo. Ba là tối thượng tam bảo. Viên dung đại ý, tánh thể linh giác, chiếu liễu chư pháp, gọi là Phật bảo. Hằng sa đức dụng, giai khả quỉ trì, gọi là pháp bảo. Tánh tướng bất nhị, minh hợp vô vi, gọi là tăng bảo. Thật ấy tối thượng tam bảo

Xứng lý ắt tự tính chân tâm nhất thể, thật ấy Phật pháp tăng nghĩa . 

Xá Lợi Phất, nhữ vật vị thử điểu, thật thị tội báo sở sanh, sở dĩ giả hà? Bỉ Phật quốc độ vô tam ác đạo. Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ, thượng vô ác đạo chi danh, hà huống hữu thiệt thị chư chúng điểu, giai thị A Di (18a1) Đà Phật, dục linh pháp âm, tuyên lưu biến hoá sở tác

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Mày chớ rằng chim ấy ắt thật tội báo sở sanh. Thửa bèn sao vậy? Di Đà quốc độ chẳng có tam ác đạo". Phật bảo Xá Lợi Phất :"thửa nơi cực lạc quốc độ, còn chẳng có chưng danh ác đạo, hà huống ắt thật có chư chúng điểu, đều những A Di Đà Phật, muốn cho pháp âm tuyên diễn lưu bố, thửa bèn biến hoá, dùng làm phương tiện". 

Lời sớ sao rằng : 

Cực lạc quốc độ chẳng có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chẳng có nữ nhân cùng người khuyết căn tật bệnh, muôn kiếp chẳng từng nghe danh dữ, hà huống có chư chúng điểu? Dầu tiếng nhạc, tiếng chim, tiếng gió, tiếng nước, toàn những Di Đà biến hoá phương tiện. Khắp hết thế giới, đẳng chư nhĩ căn, hằng nghe những tiếng diệu âm diễn thuyết

Xứng lý ắt tự tính vô tham sân si đẳng, thật ấy vô tam ác đạo nghĩa, tự tính vốn cùng như huyễn pháp môn, thật ấy biến hoá sở tác nghĩa . 

Xá Lợi Phất bỉ Phật quốc độ, vi phong xuy động, chư bảo hàng thọ, cập bảo (18b) la võng, xuất vi diệu âm, thí như bách thiên chủng nhạc, đồng thời câu tác, văn thị âm giả, tự nhiên giai sanh niệm Phật, niệm pháp, niệm tăng chi tâm . 

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Di Đà quốc độ, gió vi phong thổi động các hàng cây báu, đến nhẫn chư bảo la võng đều cùng ra tiếng diệu âm, ví bằng trăm nghìn giống nhạc, khi ấy đều cùng động dụng, thật nghe những tiếng diệu âm ấy, tự nhiên đều sanh chưng lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng". 

Lời sớ sao rằng : 

Vi phong là bát chủng thanh phong, gió thổi dịu dàng, chẳng hàn chẳng nhiệt, đượm mát thanh lương. Chư bảo hàng thọ là vô số dị chủng thành hàng vô lượng bảo thọ. La võng là dùng những thất bảo thượng diệu, thẳm cao muôn trượng trùng trùng điệp, che khắp hoà thế giới Phật đạo tràng. Thọ chủng thật trang nghiêm, vi phong hàng động, bèn ra vô lượng âm thanh, đều cùng diễn thuyết diệu pháp, chúng sinh đều hiểu biết vô sinh pháp nhẫn, hằng trụ bất thối chuyển, đều được thành tựu vô thượng bồ đề

Xứng lý ắt tự tính lý trí giao dung, thật ấy phong thọ nghĩa . 

(19a) Xá Lợi Phất, kỳ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm

Phật bảo Xá lợi Phất :"thửa nơi Di Đà quốc độ, đã thành tựu chân thật công đức trang nghiêm". 

Lời sớ sao rằng : 

Hóa cầm phong thọ, chủng chủng trang nghiêm, đều bởi Phật nhân địa, nguyện hành chư công đức, bèn thành tựu vậy . 

Xứng lý ắt tự tính bát nhã châu biến pháp giới, thật ấy điểu thọ thuyết pháp nghĩa . 

Xá Lợi Phất, ư nhữ ý vân hà, bỉ Phật hà cố hiệu A Di Đà? 

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Chưng ý mày rằng sao bỉ phương Phật ấy, nhân nào vậy, hiệu là A Di Đà?" 

Lời sớ sao rằng : 

Một quyển kinh này, Di Đà Phật, thật làm chánh chủ. Vì vậy tua phải thẩm vấn A Di Đà Phậttứ tự hồng danh, thành tựu vạn đức, thửa nghĩa sâu rộng, hợp vì mở bảo, khiến người người đều minh sự lý trì danh niệm Phật, cầu vãng sanh vậy . 

(19b1) Xứng lý ắt tự tính chánh tư duy, ắt thật ở ý vân hà nghĩa . 

Xá Lợi Phất, bỉ Phật quang minh vô lượng chiếu thập phương ức vô sở chướng ngại, thị cố hiệu vi A Di Đà

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Di Đà Phật quang minh vô lượng, soi khắp mười phương quốc độ, nào đâu thửa chướng ngại, thật vì vậy hiệu là A Di Đà". 

Lời sớ sao rằng : 

Thật quang minh thọ mạng đều vô lượng vậy. Một là trí quang. Hai là thân quang. Một là nhân tín hạnh công đức thành tựu. Hai là nhân bản nguyện quả mãn thành tựu. Lại rằng, Di Đà Phật đại phóng quang minh, bội hơn trăm ức ba ngàn đại thiên thế giới. Lại có tám muôn bốn ngàn diệu tướng. Nhất nhất tướng trung, lại có tám muôn bốn ngàn tùy hình hảo. Nhất nhất hảo trung, lại có tám muôn bốn ngàn quang minh soi khắp mười phương thế giới. Hết thảy chúng sinh niệm Phật, Phật đều tiếp dẫn chẳng bỏ. Lại rằng : Một Phật Di Đà quang minh, soi khắp 10 phương thế giới vô cùng vô tận, vì vậy hiệu là vô lượng quang

(20a1) Hựu Xá lợi Phất, bỉ Phật thọ mạng, cập kỳ nhân dân, vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp, cố danh A Di Đà

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Bỉ Phật thọ mạng cùng thửa nhân dân vô lượng vô biên vô ương số kiếp, vì vậy gọi là A Di Đà" 

Lời sớ sao rằng : 

Phật thọ, một là pháp thọ, phi thọ phi bất thọ, phi thỉ phi chung là pháp thân thọ vậy. Hai là báo thọ, nhất đắc vĩnh đắc, hữu thỉ vô chung , ấy là báo thân thọ. Ba là ứng thọ, thị đồng sinh diệt, hữu thỉ hữu chung, ấy là ứng thân thọ vậy. Lại rằng pháp thân lấy như lý làm mạng, báo thân dùng trí tuệ làm mạng, ứng thân tùy nhân duyên làm mạng. Lại rằng, nhân dân nhờ Phật, nhân bổn nguyện lực, đều được thọ mạng, vô lượng vô biên, vô ương số kiếp vậy . 

Xứng lý ắt tự tính thường chiếu, thật ấy quang minh nghĩa. Tự tánh thường tịch, thật ấy thọ mạng nghĩa. Tự tính tịch chiếu bất nhị, thật ấy A Di Đà nghĩa . 

Xá Lợi Phất, A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp

Phật bảo Xá (20b) Lợi Phất :"A Di Đà Phật tự thành Phật đến nhẫn nay kể đã được 10 đại kiếp". 

Lời sớ sao rằng : 

Thành kiếp 20 lần tăng giảm. Trụ kiếp 20 lần tăng giảm. Hoại kiếp 20 lần tăng giảm. Không kiếp 20 lần tăng giảm. Tám mươi lần tăng giảm là một đại kiếp. 10 lần đại kiếp là 800 tiểu kiếp vậy . 

Xứng lý ắt bản lai thành Phật, thật là thập kiếp nghĩa . 

Hưụ Xá Lợi Phất, bỉ Phật hữu vô lượng vô biên Thanh văn đệ tử, giai A la hán, phi thị toán số, chi sở năng tri. Chư Bồ tát chúng, diệc phục như thị

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Di Đà có vô lượng vô biên Thinh văn đệ tử, đều những bậc A la hán, thật khôn toán kế, bèn thửa hay biết. Chư Bồ tát chúng, ắt thật lại nhiều như vậy". 

Lời sớ sao rằng : 

Trước cử thinh văn, sau cử bồ tát, đều minh thửa hiền (21a) thánh vậy. Thinh văn nghe tứ thánh đế , nguyện hữu thâm thiển, bèn có tam quả A la hán toàn những tứ quả. Giả sử thinh văn tỳ kheo, mãn trăm ngàn muôn ức vô ương số, khôn hay kể xiết vậy. A la hán đã rồi hết chư lậu. Những bậc lòng bền kiên cố chẳng động, như Tu di sơn, lòng trí sáng biết, như nhật nguyệt minh, lòng quảng đại dường bằng biển lớn, sinh ra chủng chủng công đức vô lượng vô biên, ắt chư bồ tát đương lai đều được thành Phật. Vì vậy rằng nhất sinh bổ xứ

Xứng lý ắt tự tính tức không tức giả, thật ấy Phật hữu thinh văn bồ tát nghĩa . 

Xá Lợi Phất, bỉ Phật quốc độ thành tựu như thị công đức trang nghiêm. Hựu Xá Lợi Phất, cực lạc quốc độ, chúng sanh sanh giả, giai thị a bệ bạt trí

Phật lại bảo Xá Lợi Phất :" Di Đà quốc độ, hạnh nguyện đã thành tựu, thật như dường ấy, công đức trang nghiêm". Phật lại bảo Xá Lợi Phất :"Chúng sinh vãng sinh tịnh (21b) độ, ắt thật đều nên chẳng còn thối chuyển". 

Lời sớ sao rằng : 

Từ Chiếu tông chủ, lập đồ diễn thuyết tứ độ, những thứ chưa rồi phiền não, vãng sinh đồng cư độ, gọi là nguyện bất thối. Phá hết tà kiến tà tư, vãng sinh phương tiện độ, gọi là hạnh bất thối. Phá trần sa vô minh, vãng sinh Thật báo độ gọi là trí bất thối. Phá tam hoặc tịnh tận, vãng sinh Tịch quang độ, gọi là vị bất thối. Tuy bất thối, danh đồng, bèn thâm thiển có khác . 

Xứng lý ắt tự tính thường trụ, thật ấy bất thối nghĩa . 

Kỳ trung đa hữu, nhất sanh bổ xứ, kỳ số thậm đa, phi thị toán số, sở năng tri chi, đản khả dĩ vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp

Thửa trong quốc độ ấy, có nhiều bồ tát quyết vãng sinh. Lại tua bổ xứ, thửa kể cực nhiều, ắt thật khôn toán kế, thửa hay xiết vậy, bèn dầu khả thuyết, vô lượng vô biên vô ương số . 

Lời sớ sao rằng : 

Vãng sinh bỉ quốc, há những dự bất thối, lại có bổ (22a) xứ bồ tát khôn khá kể xiết, hằng khuyên cầu vãng sinh vậy. Bổ xứ ấy, những quyết vãng sinh, lại tua bổ Phật vị ắt thật những đẳng giác bồ tát vậy. Nhất sinh bổ xứ, là chư bồ tát chí nguyện vãng sinh, đều được tam thập nhị tướng, thâm nhập diệu pháp, tua bổ Phật vị. Như Phật là Hộ Minh thuở trước, Di Lặc thuở sau, tua bổ Phật vị. Dường bằng Thái tử đông cung, thật ấy thiệu truyền đế vị . 

Xứng lý ắt tự tính quyết định thành Phật, thật ấy nhất sinh bổ xứ nghĩa . 

Xá Lợi Phất, chúng sinh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc. 

Phật bảo Xá lợi Phất :"Chúng sinh nghe tin vậy, chỉnh hợp phát nguyện, nguyện cầu vãng sinh tịnh độ". 

Lời sớ sao rằng : 

Khuyên tín khuyên nguyện có 4 thứ . Một là nghe diễn thuyết vãng sinh, được thân tâm thế giới thanh tịnh, bèn phát tín nguyện vậy. Hai là nghe diễn thuyết dùng nhất tâm trì danh, quyết định ắt được vãng sinh, bèn phát tín nguyện vậy. Ba là nghe kinh diễn thuyết, rằng trì danh niệm Phật, Phật ắt hộ niệm, đều được bất thối bồ đề, bèn phát tín nguyện vậy. Bốn là nghe (22b) kinh thuyết, có tín có nguyện, muôn người niệm, muôn người vãng sinh, bèn phát nguyện vậy . 

Xứng lý ắt tự tính hoàn quy bản thể, thật ấy nguyện sanh bỉ quốc nghĩa . 

Sở dĩ giả hà đắc, dữ như thị, chư thượng thiện nhân, câu hội nhất xứ

Thửa bèn sao vậy? Cũng được thật như dường ấy. Những dự chư thượng thiện nhân cùng hợp một chốn . 

Lời sớ sao rằng : 

Chẳng những nhân trung chi thiện , lại có thinh văn bồ tát cùng dự tua bổ xứ, quyết định vãng sinh, đều cùng hội họp nhất xứ. Thửa rằng Quán Âm Thế Chí, dang tay cùng đi, Văn Thù Phổ Hiển đều làm thân thắng thiện hữu

Xứng lý ắt vạn thiện đồng qui, thật ấy đồng hội nhất xứ nghĩa. 

Xá Lợi Phất, bất khả dĩ thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc. 

(23a) Phật lại bảo Xá Lợi Phất : "chẳng khá rằng lấy thiểu thiện căn phước đức nhân duyên, mà được vãng sinh bỉ quốc." 

Lời sớ sao rằng: 

A Di Đà Phậtvô thượng bồ đề. Kinh này dạy trì danh là ắt thật hồi hướng vô thượng bồ đề. Di Đà đã thành tựu vạn đức, dầu cử một danh, muôn đức đều viên, sức dùng trì niệm, tự nhiên chư ác chẳng sinh, chư thiện phụng hành ắt thật phúc trung chi phúc, ấy là đa phúc vậy. 

Xứng lý ắt tự tính xuất sinh nhất thiết phát, thật ấy thiện căn nghĩa, tự tính phú hữu nhất thiết pháp, thật ấy phúc đức nghĩa. 

Xá Lợi Phất, nhược hữu thiện nam tử thiện nữ nhân,văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, nhược tam nhật, nhược tứ nhật, nhược ngũ nhật, nhược lục nhật, nhược thất nhật, nhất tâm bất loạn

Phật bảo Xá Lợi Phất: "dầu có người thiện nam (23b) tử, người thiện nữ nhân, nghe thuyết A Di Đà Phật, chuyên trì niệm danh hiệu, dầu một ngày, dầu hai ngày, dầu ba ngày, dầu bốn ngày, dầu năm ngày, dầu sáu ngày, đến nhẫn bảy ngày, nhất tâm niệm Phật, lòng chẳng tán loạn". 

Lời sớ sao rằng: 

Di Đà danh hiệu, thật là tiêu niệm cảnh, chấp trì nhất tâm, thật là minh niệm pháp. Nhất nhật chí thất nhật, thật là khắc niệm kỳ. Chấp trì danh hiệu, quyết trí vãng sanh, ấy là sự nhất tâm. Niệm niệm hằng minh thật tướng, ấy là lý nhất tâm. Một lòng tín nguyện niệm Phật, chẳng có tạp tưởng nghi hối, ấy là bất loạn

Xứng lý ắt tự tính phi ức phi vọng, thật ấy chấp trì nghĩa. Phi kim phi tạp thật ấy thất nhật nghĩa. Phi nhất phi đa thật ấy nhất tâm nghĩa. Phi định phi loạn thật ấy bất loạn nghĩa . 

Kỳ nhân lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật vị chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền . 

Thửa người ấy chưng khi lâm mạng chung thời, A Di Đà Phật cùng chư thánh chúng, ứng thân hiện tiền, thửa nơi trước mặt

(24a) Lời sớ sao rằng: 

Nước thanh trong sạch, ắt nguyệt bèn đến. Lòng thanh tịnh, ắt Phật bèn hiện. Thửa rằng cảm ứng đạo giao, khôn tư nghì vậy . 

Xứng lý ắt tự tính vọng cùng, chân lộ, thật là nghĩa lâm chung Phật hiện

Thị nhân chung thời, tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật, cực lạc quốc độ

Thật người ấy khi lâm mạng chung thời, lòng chẳng điên đảo, ắt được vãng sinh A Di Đà Phật cực lạc quốc độ

Lời sớ sao rằng: 

Bởi thuở bình nhật, tùy thuận vọng tưởng, chẳng tu chính niệm, lòng nhiều tán loạn, gọi là điên đảo. Rày đã nhất tâm bất loạn, trong ắt kiên trì chính niệm, ngoài bèn Phật cảm lai nghênh như lời Phật thuyết, tùy thửa tâm tịnh, ắt Phật độ tịnh, nhất niệm chính tưởng thành tựu, ắt được vãng sinh, chẳng còn nghi vậy . 

Xứng lý ắt tự tính vô hình, thật ấy bất điên đảo nghĩa, tự tính vô cấu, thật âý sinh cực lạc nghĩa . 

Xá Lợi Phất, ngã kiến thị lợi, cố thuyết thử ngôn, nhược hữu chúng sanh, văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Ta thấy thật lợi ích, vì vậy diễn thuyết lời ấy. Dầu có chúng sinh nghe thuyết thật như vậy, chỉnh hợp phát nguyện, cầu vãng sinh bỉ quốc tịnh độ". 

Lời sớ sao rằng: 

Nhất tâm trì niệm Phật danh, Phật đến tiếp dẫn, bèn được vãng sinh thật là tự lợi. Sinh tịnh độ rồi, liền được văn pháp ngộ đạo, hoàn lai tam giới, rộng độ vô lượng chúng sinh, thật là lợi tha. Tự tha câu lợi thật là thị lợi . 

Xứng lý ắt tự tính cụ túc, thật ấy thị lợi nghĩa . 

Xá Lợi Phất, như ngã kim giả tán thán A Di Đà Phật bất khả tư nghị công đức chi lợi . 

Phật bảo Xá Lợi Phất :"bằng ta nay vậy, tán thán A Di Đà Phật, khôn khả tư nghì, chưng công đức âý, thật đại lợi (25a) ích". 

Lời sớ sao rằng: 

Tán là lời tán thán xưng dương. Di Đà thậm mỹ quảng đại công đức, người người đều quy tín vậy. Thán là cảm kích thâm thiết, pháp ấy trong nhân thiên, họa có lịch kiếp nhân duyên, bèn mới được gặp, khôn khá tư nghì vậy . 

Xứng lý ắt tự tính ly tâm ngôn tướng, thật ấy bất khả tư nghì công đức nghĩa . 

Đông phương diệc hữu A Súc Bệ Phật. Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng ha sa số chư Phật . 

Đông phương ắt có A Số Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật cùng Đại Tu Di Phật với Tu Di Quang Phật cùng Diệu Âm Phật, thật bằng các đấng chư Phật hằng hà sa số

Lời sớ sao rằng: 

Chư Phật đều tán thán vậy, thấy tịnh độ pháp môn ngàn muôn vô lượng chư Phật dị khẩu đồng âm, cùng thửa tán thán, bèn hợp tín (25b) chớ nghi vậy . 

Hễ cữ 10 phương, lấy đông phương làm đầu. Bốn mùa lấy xuân làm trước, muôn vật sinh trưởngtrí tuệ nghĩa. muôn pháp dùng trí tuệ làm đạo sư, vì vậy cử đông phương trước. Ắt như Văn Thù, Xá Lợi làm thầy đại chúng. Đông phương A Súc Phậtpháp thân bất động vậy. Tu Di Tướng Phậttướng hảo cao diệu, bách phước thành tựu, chúng bảo đều cụ túc vậy. Đại Tu DiPhật đức cao rộng khỏi hết quần phẩm chư danh sơn vậy. Tu Di Quang PhậtPhật thân hằng phóng quang, chiếu sáng soi khắp hết quần phương vậy. Diệu Âm Phậtpháp âm viên diệu đệ nhất, tùy cơ diễn thuyết, chúng sinh đều thì liễu ngộ vậy . 

Hằng hà là ở Tây vức trên đảnh Hương sơn, có Vô nhiệt não trì, lưu xuất tứ hà. Mỗi hà rộng 40 dặm lấy làm tỉ dụ . 

Xứng lý ắt tự tính trí tuệ bất khả tận, thật ấy đông phương hằng sa Phật nghĩa . 

(26a1) Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới

Chưng thửa nơi chư Phật quốc độ đều phóng thiệt tướng ra, dài rộng che khắp ba ngàn đại thiên thế giới

Lời sớ sao rằng: 

Nhân bởi khẩu nghiệp thanh tịnh, chưa từng vọng ngôn ỷ ngữ, lưỡng thiệt, ác mạ, hằng chân thật ngữ, hằng chánh trực ngữ, hằng nhu nhuyễn hoà hợp ngữ. Phật đã vô lượng kiếp nhẫn nay chưa từng vọng ngữ, tích nhiều công đức, bèn được cảm quả trường thiệt tướng, che khắp ba ngàn đại thiên thế giới. Một tứ đại bộ châu là một nhật nguyệt. Một non Tu Di gọi là tiểu thế giới. Một ngàn tiểu thế giới gọi là tiểu thiên. Một ngàn tiểu thiên gọi là trung thiên. Một ngàn trung thiên gọi là đại thiên. Ba ngàn đại thiên thế giới, làm một Phật quốc độ vậy . 

Xứng lý ắt tự tính chân biến pháp giới, thật ấy quãng trường thiệt nghĩa . 

Thuyết thành thật ngôn, nhữ đẳng chúng sinh, đương tín thị xưng tán bất khả tư nghì (26b1) công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh

Diễn thuyết lời chân thật pho ngươi đẳng chư chúng sinh, hợp tín thật xưng dương tán thán, khôn khả tư nghì công đức, hết thảy chư Phật đều hộ niệm kinh . 

Lời sớ sao rằng: 

Hộ niệm là những người niệm Phật, sức Phật phò trì bảo hộ, khiến được an ổn, khỏi hết chướng nạn vậy. Lòng Phật hằng hộ niệm, khiến thửa tinh tấn, chẳng còn thối chuyển vậy. Những người niệm Phật, Phật hằng thường trụ, ứng hiển trên đầu, lại được nhiều sự ích lợi. Những người niệm Phật, Di Đà hằng phóng quang minh, nhiếp thọ người ấy. Bổn Sư Thích Ca cùng 10 phương chư Phật, cùng hộ niệm người ấy. Hợp hay người niệm Phật, Phật hằng hộ niệm, cảm ứng tự nhiên, thật chẳng phải cuống hoặc vậy . 

Xứng lý ắt tự tính bất biến, ấy là thành thật nghĩa, tự tính bất ly, thật ắt hộ niệm nghĩa . 

Xá Lợi Phất, Nam phương thế giới hữu Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại (27a1) Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật . 

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Nam phương thế giớinhật nguyệt Đăng Phật cùng Danh Văn Quang Phật, có Đại Diệm Kiên Phật cùng Tu Di Đăng Phật, lại có Vô Lượng Tinh Tấn Phật. Thật bằng các đấng chư Phật, hằng hà sa số". 

Lời sớ sao rằng: 

Nhật Nguyệt Đăng Phậtđại trí vô tận. Nhật thời sáng soi ban ngày. Nguyệt thời sáng soi ban đêm. Đăng thời quang chiếu những nơi nhật nguyệt chẵng soi đến, là bát nhã viên quang nhất thiết chủng trí vậy. Danh Văn Quang Phật là danh xưng phổ văn, như sáng soi xa, danh nghe khắp hết mười phương vô lượng thế giới, dường bằng huệ nhật quang minh, nào đâu chẳng khắp vậy. Đại Diệm Kiên Phậtquyền thật nhị trí quang minh, dường bằng hai vai chiếu diệu, quyền trí hằng thường chiếu sự, thật trí hằng thường chiếu lý. Sự lý phân minh, song chiếu bất muội, hà đảm hết thảy Phật pháp vậy . 

Tu Di Đăng Phật là thân trường tám muôn bốn ngàn do tuần, Phật dùng trong (27b1) đạo đại trí sáng soi khắp hết hằng sa thế giới, quảng độ chúng sinh, trí quang cao viễn như Tu Di sơn vậy . 

Vô Lượng Tinh Tấn Phậttinh tấn kiến giải vậy. Một là mọi thời tinh tấn vô lượng. Hai là đẳng sự tinh tấn vô lượng, tự lợi lợi tha, trí hạnh vô biên vậy . 

Xứng lý ắt tự tính quang minh vô tận, thật ấy nam phương, hằng sa Phật nghĩa . 

Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới

Điều chưng thửa nơi chư Phật quốc độ, phóng thiệt tướng dài rộng, che khắp ba nghìn đại thiên thế giới

Thuyết thành thiệt ngôn, nhữ đẳng chúng sanh, đương tín thị xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh

Lời diễn thuyết chân thật:"pho ngươi các đấng chúng sinh hiệp tín thật (28a) xưng dương tán thán khôn khả tư nghị công đức, hết thảy chư Phật thửa đều hộ niệm kinh . 

Xá Lợi Phất, Tây phương thế giới hữu Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật . 

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Tây phương thế giớiVô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, lại có Vô Lượng Tràng Phật cùng Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, bằng thật các đấng chư Phật hằng hà sa số

Lời sớ sao rằng: 

Vô Lượng Thọ PhậtCực Lạc thế giới có tam thập lục vạn ức, lại có nhất thập nhất vạn chín ngàn năm trăm đồng danh đồng hiện A Di ĐàVô Lượng Thọ vậy. Vô Lượng Tướng Phậttướng hảo vô tận, hoặc ứng 32 tướng hảo, hoặc hiện tám muôn bốn ngàn tướng hảo, hoặc ứng hoá vi trần tướng hảo, phước đức vô lượng, tướng hảo vô lượng vậy . 

(28b) Vô Lượng Tràng Phậtcông đức chí tôn, dụ như tràng phan, trật phẩm cao hiển siêu việt, là vô lượng quảng đa vậy . 

Đại Quang Phậtquang huy quảng chiếu vậy. Phật thân hằng hiển hiện quang minh, chẳng phải mượn nhật nguyệt, hằng soi sáng khắp hết 10 phương. Vì vậy danh là Đại Quang. Đại Minh Phậtđại trí thường minh, phá rối hết chư hoặc vậy, dùng nhất thiết trí phá hết kiến tư hoặc, dùng đạo chủng trí phá hết trần sa hoặc, dùng nhất thiết chủng trí phá hết vô minh hoặc, dường bằng cảo nhật đương không, nào đâu chẳng quán chiếu, vì vậy danh là Đại Minh Phật

Bảo Tướng Phậttướng hảo thù diệu, như vô thượng bảo tôn quý vậy. Dùng nhất mắt có tám muôn bốn ngàn thanh tịnh bảo mục. Mục hào tướng như lưu ly, hằng phóng quang. Nương long dường bằng tử kim sắc. Nhục kế tướng như ngọc Chân Thúc ca. Vì vậy danh là Bảo Tướng. Tịnh Quang PhậtPhật đức thanh tịnh, hằng phát quang minh vậy, dường bằng kính thanh tịnh soi khắp muôn hình, hằng sáng thanh tịnh. Vì vậy danh là Tịnh Quang . 

Xứng lý ắt tự tính thanh tịnh bất khả tận, thật ấy Tây phương hằng sa (29a) Phật nghĩa . 

Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới

Đều thửa chưng nơi chư quốc độ, phóng thiệt tướng ra dài rộng che khắp ba ngàn đại thiên thế giới

Thuyết thành thiệt ngôn, nhữ đẳng chúng sanh, đương tín thị xưng tán bất khả tư nghì công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh

Lời diễn thuyết chân thật :"pho ngươi các đấng chúng sinh hợp tin thật xưng dương tán thán khôn khả tư nghị công đức, hết thảy chư Phật sở hộ niệm kinh". 

Xá Lợi Phất, Bắc phương thế giới Hữu Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Am Phật, Nan Thư Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật. 

Phật bảo (29b1) Xá Lợi Phất:"Bắc phương thế giới có Diệm Kiên Phật, tối thắng âm Phật, lại có Nan Trở Phật, Nhật Sinh Phật cùng Võng Minh Phật, bằng thật các đấng chư Phật hằng hà sa số

Lời sớ sao rằng: 

Diệm Kiên Phật là lời trước đã giải, tuy Phật trước có đại tự, song le nghĩa chẳng khác vậy . 

Tối Thắng Âm Phậtcực diệu hảo âm thanh, dầu nhân thiên nhị thừa bồ tát, hết thảy âm thanh đều chẳng kịp vậy. Bát âm gồm no. Vì vậy danh là Tối Thắng

Nan Thư Phật là Phật đức kiên mật khôn hoại được vậy, đã chứng pháp thân, được kim cang bất hoại thể, trần sa não hoặc khôn hay ác chỉ ngăn trở được, vì vậy danh là Nan Thư . 

Nhật sinh PhậtPhật quang xuất hiện, sướng bằng Nhật xuất cao thăng vậy. Như chư Phật thành tựu chánh giác, thuyết pháp lợi sinh, tuệ quang phổ chiếu, chẳng khác nhật sinh đông phương vậy . 

Võng Minh Phậtđại trí như bão võng, ngàn thức ngọc giao ánh quang minh thấu suốt, Phật trí che khắp chúng sinh, nào đâu chẳng soi vậy, hết thảy chủng (30a1) chủng pháp môn, đều cùng dung thông, giác hết quần mê gọi là Võng Minh . 

Xứng lý ắt tự tính hàm nhiếp vô tận, thật ấy bắc phương hằng sa Phật nghĩa . 

Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới

Đều thửa nơi chư Phật quốc độ, phóng thiệt ra tướng dài rộng che khắp ba ngàn đại thiên thế giới

Thuyết thành thiệt ngôn, nhữ đẳng chúng sanh, đương tín thị xưng tán bất khả tư nghị công đức nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh

Diễn thuyết lời chân thật ngữ:"pho ngươi các đấng chúng sinh, hợp tin thật xưng dương tán thán, khôn khả tư nghị công đức, hết thảy chư Phật sở hộ niệm kinh". 

Xá Lợi Phất, Hạ phương thế giới hữu Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật (30b1), Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật . 

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Hạ phương thế giớiSư Tử Phật, Danh Văn Phật cùng Danh Quang Phật, Đạt Ma Phật lại có Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, bằng thật các đấng chư Phật hằng hà sa số". 

Sư tửnhị nghĩa. Một là làm vương chư thú, du hành tự tại. Như Phật, hết thảy phàm thánh tôn kính, vào ra tam giới, tự tại vô ngại. Hai là oai âm, chúng thú kinh sợ. Như Phật thuyết pháp, thiên ma ngoại đạo, đều cùng tín phục. Vì vậy danh là Sư Tử

Danh Văn Phậtvô lượng pháp môn, hà sa diệu đức, thế giới đều cùng hay danh, gọi là Danh Văn Phật

Danh Quang Phật là danh sáng như nhật quang, nào đâu chẳng sáng khắp, chúng sinh đều cùng ngưỡng vọng, tiêu danh hiển quang, gọi là Danh Quang Phật

Đạt Ma thử phương là đặt pháp vậy, ắt kiêm lưỡng lợi. Một là dùng pháp quỷ trì, kỷ đức thành tựu pháp thân, hai là dụng pháp quý trì, giáo tha khiến hết chúng sinh, đều chứng pháp thân gọi là Đạt Ma Phật

(13a1) Pháp Tràng PhậtPhật pháp cao hiển vậy, nhân thiên kính ngưỡng, lấy làm tôn chủ, tà ngoại khâm vọng, đều cùng hàng phục như vô lượng tràng, danh gọi làm Pháp Chàng Phật . 

Trì Pháp Phật kiêm hữu nhị nghĩa. Một là chấp trung danh trì, hai là chấp thủ danh trì, chẳng trụy lững biên, hằng giữ trung đạo, gọi là Trì Pháp Phật

Xứng lý ắt lượng chi di thâm, bất khả cùng tận, thật là hạ phương hằng sa Phật nghĩa . 

Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới

Đều thửa chưng chư Phật quốc độ phóng thiệt tướng ra dài rộng, che khắp ba ngàn đại thiên thế giới

Thuyết thành thiệt ngôn, nhữ đẳng chúng sinh đương tín thị xưng tán bất khả tư nghì công đức nhiết chư phật sở hộ niệm kinh . 

Diễn thuyết lời chân thật:"pho ngươi các đấng chúng sinh, hợp tin thật (31b) xưng dương tán thán khôn khả tư nghị công đức, hết thảy chư Phật sở hộ niệm kinh". 

Xá Lợi Phất, Thượng phương thế giới hữu Phạm Am Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Ta La Thọ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thế Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật . 

Phật bảo Xá Lợi Phất :"Thượng phương thế giới có Phạm Am Phật, Tú Vương Phật cùng Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, lại có Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật cùng Ta La Thọ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, lại có Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật. Bằng thật các đấng chư Phật hằng hà sa số". 

Phạm ÂmPhật âm thanh tịnh, chẳng có tạp nhiễm vậy. Phật hằng dụng nhất thừa pháp, hoá đạo chúng sinh, gọi là thuần nhất bất tạp, (32a) cụ túc thanh bạch phạm hạnh, vì vậy danh là Phạm Âm

Tú Vương, ấy là chân nguyệt, vạn điểm tinh quang bất như nhất nguyệt, chân nguyệt dụ làm đại giác, siêu xuất quần mê, chúng sinh đều cùng quy ngưỡng, vì vậy gọi làm Tú Vương . 

Hương Thượng là thánh trong thánh, như hương trong hương, tối thượng vô tỉ, Phật chứng ngũ nhận pháp thân, hương xông vô lượng thế giới, ngũ phận siêu xuất nhân thiên nhị thừa chi hương vậy, gọi làm Hương Thượng Phật

Hương Quang là hương trung phát quang, gồm no đoạn trí nhị đức vậy. Hương hay trừ ác khử uế, đều cùng tịnh tận trí đức. Quang là trí huệ quang chiếu tuyệt chư si ám. Vì vậy danh là Hương Quang . 

Đại Diệm Kiên, nghĩa như Phật trước đồng danh hiệu, vô lượng vô biên vậy . 

Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân là vạn hạnh trang nghiêm pháp thân vậy. Phật là nhất thiết chủng trí, gồm no lục độ vạn hạnh, dường bằng muôn giống bảo hoa trang nghiêm pháp thân vậy. Sa La Thọ Vươngkiên cố tối thắng, tam giới độc tôn, như thọ vương vậy. Phật là chúng thánh trung vương gọi là Thọ Vương . 

(32b) Bảo Hoa Đức, lấy hoa dụ đức Phật thì phú hữu vạn đức, quý trọng thiên hoa, tôn vinh quý trọng danh Bảo Hoa Đức Phật

Kiến Nhất Thiết Nghĩa là hết thảy thế gian, dầu xuất thế gian vô lượng chư pháp diệu nghĩa, đều cùng thông vậy, danh là Nhất Thiết Nghĩa Phật . 

Như Tu Di Sơn là chúng sơn chi vương, Phật đức siêu việt dường bằng tu Di vậy. Vạn đức giao la chúng bảo hợp thành, Tu Di là vương chúng sơn, Như lai làm vương tam giới. Vì vậy danh xưng Tu Di Sơn Vương Phật . 

Xứng lý ắt tự tính ngưỡng chi di cao bất khả tận, thật ấy thượng phương hằng sa Phật nghĩa . 

Các ư kỳ quốc, xuất quảng trường thiệt tướng, biến phú tam thiên đại thiên thế giới

Điều chưng thửa chư Phật quốc độ phóng thiệt tướng ra dài rộng, che khắp ba ngàn đại thiên thế giới

Thuyết thành thiệt ngôn, nhữ đẳng chúng sanh đương tín thị xưng tán bất khả tư nghị (33a) công đức, nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh

Diễn thuyết lời chân thật:"Pho ngươi các đấng chúng sinh, hợp tin thật xưng dương tán thán khôn khả tư nghị công đức, hết thảy chư Phật sở hộ niệm kinh". 

Lời sớ sao rằng: 

Tự trước lục phương chư Phật tán thán, ắt thật Di Đà sức bản nguyện vậy. Kinh Đại bản rằng: Thửa Di Đà còn làm Pháp Tạng tỳ kheo, lời phát nguyện rằng :"Ngã tác Phật thời, danh nghe khắp 10 phương, vô ương số thế giới, xưng tán Di Đà, khắp chưng các chư quốc độ". Nay Di Đà thành Phật, lại như thửa lời nguyện

Xứng lý ắt tự tính biến chiếu, thật ấy lục phương Phật tán nghĩa . 

Xá Lợi Phất, ư nhữ ý vân hà? Hà cố danh vi nhất thiết chư Phật sở hộ niệm kinh

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Chưng ý mày rằng sao? nhân nào vậy gọi là hết thảy chư Phật sở hộ niệm kinh?". 

Xá Lợi Phất, nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thị kinh thọ trì giả (33b1) cập văn chư Phật danh giả

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Dầu có người thiện nam tử, thiện nữ nhân, nghe Di Đà kinh thọ trì vậy, bèn đến nhẫn nghe chư Phật danh vậy". 

Lời sớ sao rằng: 

Văn ắt là văn tuệ, tư ắt là tư tuệ, tu ắt là tu tuệ. Văn là tín nghĩa, thọ là nguyện nghĩa, trì là hành nghĩa . 

Xứng lý ắt tự tính tự quỹ ắt thật ấy văn thử nghĩa, tự tính tự giác, thật ấy văn chư Phật danh nghĩa

Thị chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, giai vi nhất thiết chư Phật chi sở hộ niệm, giai đắc bất thối chuyển ư A nậu đa la tam miệu tam bồ đề

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Dầu thật những người thiện nam tử, thiện nữ nhân, hết thảy chư Phật, bèn thửa đều cùng hộ niệm, đều được chẳng thối chuyển, chưng vô thượng bồ đề thành đẳng chánh giác". 

Lời sớ sao rằng: 

Thập căng già sa là vô ương số, chư Phật bèn thửa (34a) nhiếp thọ chẳng những sáu phương một hằng hà sa vậy. Lời Phạm ngữ : A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, hoa ngônvô thượng chánh đẳng chánh giác vậy. Linh linh độc chiếu liễu liễu thường tri, chưa từng tăng giảm, chẳng có đắc thất, bồ đề ắt thật ta, ta ắt thật bồ đề, còn chẳng có tiến, hà huống có thối . 

Xứng lý ắt tự tính thường giác, thật ấy bất thối nghĩa . 

Thị cố Xá Lợi Phất, nhữ đẳng giai đương tín thọ ngã ngữ cập chư Phật sở thuyết . 

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Chúng ngươi đều hợp tin vâng lời ta cùng chư Phật thửa diễn thuyết". 

Lời sớ sao rằng: 

Giai đương tín thọ, thật là đệ tam trùng khuyến. Tín hành nguyện, ba sự chẳng khá khuyết một. Tín là tin Di Đà bản nguyện, Thích Ca diễn thuyết, lục phương tán thán. Hạnh là tinh tấn chuyên cần, trì niệm danh hiệu, một lòng hằng nhớ, chẳng khi tán loạn. Nguyện là nguyện vãng sinh tịnh độ, chẳng còn thối chuyển, kíp nên vô thượng bồ đề. Tín, hạnh, nguyện ba sự chẳng khá khuyết nhất. Ngàn người tin niệm, ngàn người vãng sinh, muôn người tin niệm, muôn người (34b) đều được vãng sinh. Hằng tin niệm danh hiệu Phật, lòng hằng ức tưởng Phật, miệng hằng niệm Phật, thân hằng kính Phật, mới gọi là thâm tín tâm, lấy làm thiết yếu vậy. 

Xứng lý ắt tự tính bản lai thị Phật, thật ấy tín thọ nghĩa . 

Xá Lợi Phất, nhược hữu nhân dĩ phát nguyện, kim phát nguyện, đương phát nguyện, dục sanh A Di Đà Phật quốc giả, thị chư nhân đẳng giai bất đắc thối chuyển ư A nậu đa la tam miệu tam bồ đề, ư bỉ quốc độ, nhược dĩ sanh, nhược kim sanh, nhược đương sanh . 

Phật bảo Xá Lợi Phất:"dầu có người quá khứ thế đã phát nguyện, hoặc hiện tại thế này phát nguyện, hoặc vị lai thế hợp phát nguyện, muốn vãng sinh A Di Đà Phật quốc độ vậy, thật các đấng chư nhân đều được bất thối chuyển chưng vô thượng bồ đề chánh đẳng chánh giác, chưng nơi bỉ phương quốc độ, dầu quá khứ đã vãng sinh, hoặc hiện tại nay vãng sinh, hoặc vị lai hợp vãng sinh". 

(35a) Lời sớ sao rằng : 

Dĩ nguyện dĩ sinh là rằng những người thửa trước nguyện cầu đã được vãng sinh vậy. Kim nguyện kim sinh, những người thửa khi Phật trú thế, một lòng nguyện cầu được vãng sanh vậy. Đương nguyện đương sinh, là những người nghe thuyết kinh rồi, một lòng tin nguyện cầu, đều được vãng sinh vậy . 

Xứng lý ắt tự tính phi khứ lai kim, thật ấy dĩ sinh, kim sinh, đương sinh nghĩa . 

Thị cố Xá Lợi Phất, chư thiện nam tử, thiện nữ nhân, nhược hữu tín giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ

Phật bảo Xá Lợi Phất:"Thật vì vậy, những người thiện nam tử, thiện nữ nhân, dầu có tin vậy, chỉn hợp phát nguyện, nguyện sinh bỉ phương cực lạc quốc độ". 

Lời sớ sao rằng : 

Dầu có nguyện ắt được vãng sinh, tùy nhân cảm quả vậy. Dại thay chẳng tin, dầu tin ắt lại nguyện vậy, nào ai chẳng được vãng sinh. Văn Thù làm thầy chúng tín, cụ túc nhất tâm. Phổ Hiền làm vương chư nguyện, bất ly đương niệm . 

Xứng lý ắt tự tính như trí minh khế, thật ấy tín nguyện song thành nghĩa . 

(35b) Xá Lợi Phất, như ngã kim giả xưng tán chư phật bất khả tư nghị công đức

Phật bảo Xá Lợi Phất:"bằng ta nay vậy, xưng dương tán thán chư Phật khôn khả tư nghị công đức". 

Lời sớ sao rằng : 

Dầu xưng dương tán thán vô lượng thọ Phật, ấy là lời tán thán chư Phật. Di Đà với chư Phật cùng đồng một pháp thân vậy. Thích Ca cùng chư Phật tán thán Di Đà khôn khá tư nghị công đức, ắt đã thuận thửa lời kinh văn, đồng nhất pháp thân chi nghĩa . 

Bỉ chư Phật đẳng, diệc xưng tán ngã bất khả tư nghị công đức, nhi tác thị ngôn :Thích Ca Mâu Ni Phật năng vi thậm nan y hữu chi sự, năng ư Ta bà quốc độ, ngũ trược ác thế, kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề

Các phương chư Phật đẳng, ắt đều xưng dương tán thán (36a) ta khôn khả tư nghị công đức, bèn làm phương tiện lời chân thật diễn thuyết : Thích Ca Mâu Ni Phật hay diệu dụng những sự thậm nan hy hữu, chưng nơi Ta bà quốc độ, thời ngũ trược ác thế, một là mạt vận trần cấu chẳng thanh, hai là suy kiến điên đảo chẳng thanh, ba là phiền não xí thạnh chẳng thanh, bốn là chúng sinh nghiệp chướng chẳng thanh, năm là suy mệnh xúc đoản trần khổ nhiễu loạn chẳng thanh. Trong nơi ngũ trọc, được chứng nên vô thượng bồ đề chánh đẳng chánh giác

Lời sớ sao rằng : 

Kiếp trược là mạt vận trần cấu chẳng thanh vậy. Kiến trược là suy kiến điên đảo chẳng thanh vậy. Phiền não trượctham sân si phiền não chẳng thanh vậy. Chúng sinh trược là luân hồi lục đạo nghiệp chướng chẳng thanh vậy. Mạng trược là suy mạng súc đoản, chư khổ triền phược chẳng thanh vậy . 

Xứng lý ắt tự tính thỉ giác minh hộ bản giác, thật ấy tán chư Phật nghĩa. Bản giác minh hồ thỉ giác, thật ấy tán ngã nghĩa. Tự tính tịch nhi thường chiếu, chiếu nhi thường tịch, thật ấy Thích Ca Mâu Ni nghĩa. Tự tính nhiễm nhi bất nhiễm, bất nhiễm nhi nhiễm, thật ấy ngũ trược bồ đề nghĩa . 

(36b) Vị chư chúng sanh, thuyết nhị nhất thiết thế gian nan tín chi pháp

Vì chư chúng sinh, thật diễn thuyết hết thảy thế gian bèn chưng pháp khôn tin . 

Lời sớ sao rằng : 

Nguồn cơn cửa pháp tịnh độ, hết thảy thế gian bèn thửa không tin. Một là ở phương uế độ, nhiều kiếp tập khí đã quen, mới nghe bỉ độ thanh tịnh trang nghiêm, nghi rằng chẳng có sự ấy, là một sự khôn tin. Dầu đã tin Tây phương tịnh độ, lại nghi rằng 10 phương Phật quốc đều khá vãng sinh, sau quyết định một phương Cực lạc, là hai sự nghi vậy. Dầu đã tin vãng sinh, lại nghi rằng ta bà đi đến Cực Lạc, khỏi muôn ức quốc độ, rằng sao cực xa, mà được vãng sinh bỉ quốc, là ba sự khôn tin vậy. Dầu tin chẳng ngại xa, lại nghi rằng nơi đất rộng phàm phu, tội chướng thâm trầm, rằng sao kíp được vãng sinh bỉ quốc, là bốn sự khôn tin vậy. Dầu tin được vãng sanh, lại nghi rằng nơi tịnh độ nhiều cửa kỳ diệu công hạnh, rằng sao những trì danh hiệu, mà được vãng sinh, ấy là 5 sự khôn tin vậy.

Dầu đã tin trì danh, lại nghi rằng dầu trì danh hiệu, tua phải lâu năm nhiều kiếp, mới được thành tựu, rằng sao một ngày đến nhẫn bảy (37a) ngày, bèn được vãng sinh bỉ quốc, ấy là sáu sự khôn tin vậy. Dầu tin nhất nhật thất nhật vãng sinh, lại nghi rằng trong nơi lục đạo tứ sinh, chẳng khỏi noãn thai thấp hoá, rằng sao vãng sinh bỉ quốc, ắt được liên hoa hoá sinh, ấy là bảy sự khôn tin vậy. Dầu đã tin liên hoa hoá sinh, lại nghi rằng những thứ sơ tâm nhập đạo, lòng còn tập khí phan nghiêm, rằng sao mới được vãng sinh bỉ quốc, mà được thành tựu pháp bất thối chuyển, ấy là tám sự khôn tin vậy. Dầu tin được bất thối chuyển, lại nghi rằng ấy thật tiếp diễn những người độn căn chúng sinh, dầu người thượng trí lợi căn, ắt chẳng vãng sinh bỉ quốc, ấy là chín sự khôn tin vậy. Dầu đã tin người thượng căn ắt cũng vãng sinh, lại nghi rằng nơi kinh khác, hoặc thuyết có Phật, hoặc thuyết chẳng có Phật, hoặc rằng có tịnh độ, hoặc rằng chẳng có tịnh độ, hồ nghi chẳng quyết, ấy là mười sự khôn tin vậy . 

Xứng lý ắt tự tính bất khả sầu bạc, thất ấy nan tín pháp nghĩa . 

Xá Lợi Phất, đương tri ngã ư trược ác thế, hành thử nan sự, đắc A (37b1) nậu đa la tam miệu tam bồ đề, vị nhất thiết thế gian, thuyết thử nan tín chi pháp, thị vi thậm nan . 

Phật bảo Xá Lợi Phất:"hợp hay ta chưng đời ngũ trược ác thế, ấy công hạnh những sự khó được, nên vô thượng bồ đề chánh đẳng chánh giác, vì hết thảy thế gian, diễn thuyết chưng pháp khôn tin, thực là cực khó". 

Lời sớ sao rằng : 

Phật là thật ngữ thật hành, hai sự đều hợp kiêm toàn, muôn đời chúng sinh, ắt thật tin, bèn chẳng nghi vậy. Trong ngũ trược ác thế, dầu đắc đạo là sự nan, trong nan sự lại có hai thứ : Đời thiện thế đắc đạo chưa lấy làm khó. Đời ác thế đắc đạo, dầu được nhân thiên tiểu quả, cũng chưa lấy làm khó. Trong nơi ngũ trược ác thế lại được vô thượng bồ đề, thật là thậm nan . 

Xứng lý ắt tự tính tâm cảnh song dung, thật ấy hành thử nhị nan nghĩa . 

Phật thuyết thử kinh dĩ, Trưởng lão Xá Lợi Phất cập chư tỷ kheo, nhất thiết thế (38a1) gian, thiên nhân a tu la đẳng . 

(38a) Phật diễn thuyết kinh A Di Đà rồi, trưởng lão Xá Lợi Phất, cùng chư Tỳ kheo, hết thảy thế gian chư thiên chư nhân cùng a tu la đẳng . 

Lời sớ sao rằng : 

Phật bèn thuyết pháp, pháp ắt lưu thông. Lưu là trường lưu bất tuyệt, thông là thông chẳng ủng tắc, truyền khắp 10 phương quá khứ hiện tại vị lai, phổ độ hết thảy chúng sinh chẳng phải nhất xứ nhất thời vậy. Cửa tịnh độnan tín chi pháp, duy trí giả năng tin. Vì vậy Phật hằng gọi Xá Lợi Phất. Trong Tỳ kheo cùng đại chúng, Xá Lợi quyền trí đệ nhị hợp đương cơ vậy. Đẳng là nhân thiên tu la, đẳng chư lục đạo

Xứng lý ắt tự tính cứu cánh viên mãn, thật ấy Phật thuyết kinh dĩ nghĩa. Tự tính chu biến hàm dung, thật ấy nhất thiết thế gian nghĩa . 

Văn Phật sở thuyết, hoan hỷ tín thọ, tác lễ nhi khứ . 

Nghe Phật thửa diễn thuyết, lòng hoan hỷ tin vâng, làm lễ bèn lui . 

Lời sớ sao rằng : 

Hoan hỉvui mừng, rằng phước duyên gặp Phật, thửa nghe (38b1) diễn thuyết vậy. Tín thọ là vâng tin lãnh nạp những lời hi hữu vậy. Tác lễkính trọng làm lễ, thửa nghe lời Phật thuyết vậy. Khứ là nghe rồi bèn lui, mà tu trì vậy . 

Xứng lý ắt tự tính vô não, thật ấy hoan hỷ tín thọ nghĩa. Tự tính vô trụ thật ấy tác lễ nhi khứ nghĩa . 

Phật thuyết A Di Đà kinh

Phật là Thích Ca, diễn thuyết A Di Đà kinh

Bạt nhất thiết nghiệp chướng căn bản đắc sinh tịnh độ đà la ni

Bạt trừ hết thảy nghiệp chướng căn bản được vãng sinh tịnh độ. Thần chútổng trì vậy . 

Lời sớ sao rằng : 

Dùng chủ hộ kinh, kinh được chú càng thêm hiển lý. Dùng kinh trước chú, chú được kinh càng thêm linh ứng. Thần chú khôn tư nghì. Trì chú ắt diệt tội vãng sinh. Vì vậy, bạt nghiệp chướng sinh tịnh độ là danh đà la ni, là tổng trì vậy . 

(39a1) Nẳng mồ a di đa bàn dạ đá tha già đa dạ. Đá địa dạ tha. A di lị đô bà tì, a di lị đá tất đam bà tì, a di rị đá tì ca lan đế, ai di rị đá tì ca lan đa, già di nị già già na chỉ đa ca lị, ta bà ha

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, năng tụng thử chú giả, a di đà phật thường trụ kỳ đỉnh, nhật dạ ủng hộ, vô lịnh oan gia, nhi đắc kỳ tiện, hiện thế thường đắc an ổn, lâm mạng chung thời, nhậm vận vãng sinh

Dầu có người thiện nam tử, thiện nữ nhân hay trì chú tụng thần chú ấy, vậy A Di Đà thường trụ ở nơi đỉnh thượng, đêm ngày ủng hộ, chẳng cho oan gia bèn được thửa tiện, hiện tại (39b) hằng được an ổn, đến khi lâm chung thì dẫu lòng nhậm vẫn vãng sinh

Lời sớ sao rằng : 

Kinh chú tương liên, chính thật hiển mật viên thông nghĩa. Tường trần bỉ quốc, y chính trang nghiêm, cửa tín hạnh như kinh thửa minh, thật gọi là hiển. Vâng lời Phật bí sắc, bèn chuyên trì những thần chú, ắt được vãng sinh, thật gọi là mật. Lại rằng chuyên trì danh hiệu, thắng hơn trì chú, thắng hơn hết thảy chư dư công đức. Trì tụng thần chú ba mươi sáu muôn biến, ắt bèn được thấy A Di Đà Phật. Nhất tâm niệm Phật một ngày ắt thấy Phật hiện tiền vậy. Đêm ngày 12 giờ, mỗi tụng trì chú 21 biến, ắt thật diệt hết ngũ nghịch đẳng tội. Trì danh hiệu, chí tâm niệm Phật nhất thanh, tiêu diệt tám mươi muôn ức kiếp sinh tử trọng tội. Chuyên trì danh hiệu, ắt thật đại thần chú, thật đại minh chú, thật vô thượng chú, thật vô đẳng đẳng chú. Bèn dùng thập niệm, ắt được vãng sinh. Một phen vãng sinh, bèn được bất thối chuyển, uy linh diệu lực, vì vậy gọi là đại thần chú

Xứng lý ắt tự tính không, thật ấy bạt nghiệp chướng nghĩa, tự tính hữu, ấy thật đà la ni nghĩa, tự tính bất hữu bất không, thật ấy sinh tịnh độ nghĩa . 
 
 


 
 

GIỚI THIỆU 

GIẢI TÂM KINH NGŨ CHỈ 

Bát nhã ba la mật đa tâm kinh kể từ ngày Huyền Tráng (600-664) dịch đến nay, đã được phổ biến rộng rãi khắp các nước Phật giáo Viễn Đông, trong đó có nước ta. Tuy nhiên, nếu có ai hỏi kinh này được nhắc đến trong giới Phật giáo nước ta từ bao giờ, thì tư liệu đầu tiên giúp ta trả lời đó là một câu viết của Trần Nhân Tông trong Cư trần lạc đạo phú. Ở hội thứ 8 của bài phú này khi nói về việc phải rèn luyện con người Phật giáo mình như thế nào, Trần Nhân Tông đã viết : 

Dựng cầu đò, dồi chiền tháp 

Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu, 

Săn hỷ xả, nhuyến từ bi

Nội tự tại kinh Lòng hằng đọc 

Rõ ràng kinh lòng ở đây là một biệt dịch của chữ tâm kinh tiếng Hán. Và đây có thể nói là một trong những tên kinh được dịch tiếng Việt sớm nhất hiện biết. Trước Trần Nhân Tông và sau ông, chắc chắn kinh lòng đã được những người Phật giáo Việt Nam trì tụng, nhưng phải đợi đến Minh Châu Hương Hải, ta mới có những thông tin cụ thể về vai trò của bản kinh này trong đời sống học thuật và tu niệm của giới Phật giáo nước ta. Căn cứ vào Hương Hải thiền sư ngữ lục, ta biết Minh Châu Hương Hải đã viết 2 bản giải thích về kinh này, đó là Giải tâm kinh đại điên, 1 quyển và Giải tâm kinh ngũ chỉ, 1 quyển. Bản chú giải đầu ngày nay hiện chưa tìm lại được. Bản sau, tức Giải tâm kinh ngũ chỉ, ta đã tìm thấy

I. TÌNH TRẠNG VĂN BẢN 

Bản Giải tâm kinh ngũ chỉ mà chúng tôi hiện sở hữu là 1 bản in năm Minh Mạng thứ 14 (1833), gồm 5 tờ khổ 17*29, mỗi tờ 2 trang a và b, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng 17 chữ Hán chính văn cỡ lớn, còn chữ quốc âm thì mỗi dòng như thế được in thành 2 hàng, mỗi hàng có 16 chữ cỡ nhỏ. Chữ in đẹp, rõ ràng, dễ đọc. Bản in này không có tựa và bạt. Nhưng dưới nhan đề Bát nhã ba la mật đa tâm kinh, có ghi tỳ kheo Từ Tường trùng san. Và ở tờ cuối, dòng chót dưới đề kinh, ta có dòng "Bản lưu tại Linh Sóc Thiền tự, dĩ hiểu hậu lai". Thế có nghĩa, bản Giải tâm kinh ngũ chỉ này cũng do thiền sư Từ Tường đứng in cùng 1 lần với Giải Di Đà kinh, dù trong lời tựa Trùng san chư kinh tự in ở đầu Giải Di Đà kinh không thấy nhắc gì tới Giải tâm kinh ngũ chỉ cả. Ngoài ra trong bản này, dưới tên của pháp tử Chân Lý Nhân Triều, có khắc thêm tên Tỳ kheo Chiếu Kiên. Vị tỳ kheo này chắc chắn là người đã đứng ra ủng hộ việc khắc bản này. Về 2 vị thiền sư này ta hiện không có chi tiết về năm tháng cũng như tiểu sử của họ, nên ở đây ta không thể bàn kỹ hơn. Chỉ cần ghi nhận rằng, họ là những vị thiền sư thuộc thế kỷ 19 đóng góp vào việc xuất bản các tác phẩm Phật giáo thời mình . 

II. TÊN GỌI VÀ NIÊN ĐẠI 

Tác phẩm này trong bản in hiện nay có nhan đề Bát nhã ba la mật đa tâm kinh, và ghi tiếp là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự Minh Châu thích giải. Nhưng trên gáy của tất cả các tờ kinh, trừ tờ thứ tư, đều ghi Bát nhã tâm kinh thích giải hoa ngôn. Gáy tờ thứ tư chỉ ghi đơn giảnBát nhã tâm kinh. Tuy nhiên, trong Hương hải thiền sư ngữ lục ta thấy ghi Giải tâm kinh đại điên, 1 quyển và Giải tâm kinh ngũ chỉ, 1 quyển. Dĩ nhiên, bản thích giải mà chúng ta hiện sở hữu, chắc chắn không phải là Giải tâm kinh đại điên, bởi vì bản chú giải này, dẫu ngày nay ta chưa tìm được, rõ ràng là một bản giải thích tâm kinh theo quan điểm của Thiền sư Đại Điên đời Thanh, hiện còn bảo lưu trong Tục tạng kinh, gọi là Tâm kinh chú giải, bởi vì khi phân tích bản tâm kinh chúng ta hiện có của Minh Châu Hương Hải, ta thấy nó không ăn nhập gì với bản chú giải của tổ sư Đại Điên cả. Ngược lại bản in lần này trong phần giải thích bằng tiếng Việt, Minh Châu Hương Hải nói rất rõ :"Một Bát nhã tâm kinh này, lấy làm chí tinh chí yếu, là mẹ đại bộ chư kinh, truyền sang Đông độ đã 5 lần dịch, đến đời Đường, Huyền Tráng pháp sư lại vâng chiếu dịch truyền để Đông độ lấy làm chính giáo thịnh hành Bát nhã tâm kinh, lập ngũ chỉ làm đề mục…". Vậy, khi giải thích Bát nhã tâm kinh, Minh Châu Hương Hải đã lấy 5 lý chính làm đề mục để viết nên nó. Chắc chắn bản ta hiện có là Giải tâm kinh ngũ chỉ, chứ không phải Giải tâm kinh đại điên. Như thế, giữa những tên khác nhau của tác phẩm này, chúng tôi chấp nhận cách gọi của Hương hải thiền sư ngữ lục. Nghĩa là thay vì gọi Bát nhã tâm kinh thích giải hoa ngôn, hoặc hàm hồ hơn là Bát nhã tâm kinh, chúng tôi đề nghị gọi nó là Giải tâm kinh ngũ chỉ . 

Về thời điểm Minh Châu Hương Hải viết Giải tâm kinh ngũ chỉ này, ta hiện không có tài liệu nào cụ thể. Hương hải thiền sư ngữ lục đã không ghi nhận bất cứ thông tin nào giúp ta đoán định được thời điểm ra đời của nó. Nếu căn cứ vào nội dung, có một số điểm theo chúng tôi, có thể ít nhiều ám chỉ thời điểm xuất hiện của nó. Thứ nhất, khi giải thích về chữ Xá Lợi Tử, Minh Châu Hương Hải đã viết trong Giải tâm kinh ngũ chỉ :"Xá là tứ đại sắc thân, như cả nhà, Lợi Tử là pháp tính, như chủ nhà, Phật đệ tử trí tuệ đệ nhất". Một giải thích như thế ta đã không tìm thấy trong Giải Di Đà kinh. Về trưởng lão Xá Lợi Phất, Giải Di Đà kinh chỉ viết :"Ông Xá Lợi Phất cửu tu, đức trưởng, trí tuệ đệ nhất". Khi viết thế, Giải Di Đà kinh đã giả thiết, nghĩa đen của chữ Xá Lợi Phất đã được giải thích ở một chỗ khác. Do thế, ta có thể kết luận Giải tâm kinh ngũ chỉ phải viết trước Giải Di Đà kinh . 

Hơn nữa khi giải thích về chữ thần chú trong Giải tâm kinhh ngũ chỉ, Minh Châu Hương Hải viết rất rõ:"Năm câu thần chú ấy là lời Bát nhã mật thuyết, chẳng được giải ra 1 câu. Tượng vì những lời Phật tuyên thuyết mật ngữ, chẳng phải hạ phàm được hay vậy. Như kinh Pháp hoa, lời sớ sao giải rằng, thần chú thật những danh hiệu thần vương. Dầu có xướng hiệu thần vương, quyến thuộc bộ chúng đều cùng vâng lệnh, hay hàng phục hết thảy quỷ mị. Lại rằng, thần chú như mật lệnh trong quân, dầu nghe hiệu lệnh, đều cùng vâng phép, chẳng dám lậu ngôn vấn đáp. Lại rằng, thần chú là tuỳ nguyện vậy. Dụ như quả loã là giống cái ong tò vò bắt lấy tang trùng cùng giống sâu bọ, đem vào ổ mà chúc nguyện, bèn hoá nên giống mình. Chư Phật bồ tát mật thuyết thần chú, nguyện chư chúng sinh, ắt tùy thửa nguyện, đều được thành tựu vậy". Một giải thích dài dòng như thế về thần chú đã không tìm thấy trong Giải Di Đà kinh. Đây là một chứng cớ khác, cho phép ta giả thiết Giải tâm kinh ngũ chỉ phải viết trước Giải Di Đà kinh . 

Ngoài ra, khi so sánh với Giải kim cương kinh lý nghĩa, một tình trạng tương tự đã xảy ra. Trong Giải Kim cương kinh lý nghĩa, về chữ Bát nhã ba la mật, Minh Châu Hương Hải đã viết:"Phạn ngữ Bát nhã, Hoa ngôn gọi là trí tuệ, hay đoạn hết tham sân si, diệt rồi chư phiền não, tính thể hư dung, chiếu dùng tự tại, gọi là Bát nhã. Phạn ngữ Ba la mật, Hoa ngônđáo bỉ ngạn, muốn đến bỉ ngạn, phải nương Bát nhã vậy. Thử ngạnchúng sinh tạo nghiệp, chưa khỏi sinh tử luân hồi,còn ở ta bà cực khổ. Bỉ ngạn là chư Phật bồ tát đã siêu việt chân như cảnh giới, thường trụ thanh tịnh cực lạc". Trong Giải tâm kinh ngũ chỉ, 1 giải thích như thế đã không được nêu ra. Điều này có nghĩa Giải Kim cương kinh lý nghĩa phải viết trước Giải tâm kinh ngũ chỉ. Vậy trong số 3 tác phẩm giải thích kinh của Minh Châu Hương Hải, ta thấy Giải Kim cương kinh lý nghĩa đã viết trước, rồi đến Giải tâm kinh ngũ chỉ, và sau cùng là Giải Di Đà kinh . 

Trong phần phân tích về Giải Kim cương kinh lý nghĩa, chúng tôi đã gợi ý dựa trên 1 số dữ kiện nội tại, là có khả năng bản giải thích này đã viết khi Minh Châu Hương Hải còn ở tại đàng trong, nghĩa là trước năm 1682, rồi sau đó mới được ghi lại ở đàng ngoài. Nếu giả thiết này đúng, thì Giải tâm kinh ngũ chỉ phải viết sau năm 1682. Nhưng Giải Di Đà kinh theo chúng tôi cũng có thể viết rất sớm, tức sau năm 1682 không bao lâu. Do thế khả năng xuất hiện của Giải tâm kinh ngũ chỉ vào khoảng những năm 1682 là gần với hiện thực nhất. Và điều này hoàn toàn phù hợp với 1 sự kiện khác trong cuộc đời cầm bút của Minh Châu Hương Hải. Đó là việc Minh Châu Hương Hải viết Giải tâm kinh đại điên. Bản giải thích này dựa chủ yếu vào Tâm kinh chú giải của thiền sư Đại Điên và vị thiền sư này theo chúng ta biết là phải sống vào đời Thanh, nghiã là sau năm 1644. Tác phẩm của Đại Điên do thế có thể đến nước ta sau năm này.

Và có lẽ khi tiếp xúc với Tâm kinh chú giải, Minh Châu Hương Hải mới nghĩ đến việc viết Giải tâm kinh ngũ chỉ, để bổ sung cho những gì mà ông thấy thiếu trong Tâm kinh chú giải của Đại Điên. Tất nhiên cũng có người sẽ nêu ý kiến là vì viết Giải tâm kinh ngũ chỉ trước, nên khi tiếp xúc với Tâm kinh chú giải, ông mới viết thêm Giải tâm kinh đại điên để bổ sung cho tác phẩm trước của mình. Đây là điều có thể.Tuy nhiên, thông thường thì do việc trình bày tác phẩm của người khác mà có 1 số thiếu sót cần bổ sung, tác giả mới cần viết thêm 1 tác phẩm nữa. Cho nên chúng tôi nghiêng về khả năng Giải tâm kinh ngũ chỉ được viết trước Giải tâm kinh đại điên. Nói tóm lại, thời điểm ra đời của Giải tâm kinh ngũ chỉ có thể rơi vào khoảng cuối thế kỷ 17, tức từ những năm 1685-1700. 
 
 
 
 

III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG 

Giải thích về Bát nhã tâm kinh trong lịch sử tồn tại của nó có nhiều cách khác nhau và nhiều cây bút nổi tiếng đã tham gia vào công tác giải thích này như Khuy Cơ, Tuệ Trung của đời Đường, rồi Đạo Long, Thủ Thiên, Đạo Giai của đời Tống, tiếp theo là Nguyễn Hiền, Chân Khả, Đức Thanh, Hoằng Tán của đời Minh v.v… Hàng chục tên tuổi đã chịu sức hấp dẫn của bản kinh này, và họ tìm cách lý giải ý nghĩa của bản kinh đối với họ. Giải tâm kinh ngũ chỉ của Minh Châu Hương Hải không nói rõ ông đã dựa vào đâu để viết bản giải này. Tuy nhiên, ông chỉ ra rất rõ quan điểm của ông. Trước hết, ông nêu ra 5 đề mục mà được ông gọi là ngũ chỉ để giải thích kinh. Ông viết :"Ngũ chỉ là danh, thể, tôn, dụng, tướng. Lấy đơn pháp làm danh, lấy thật tướng làm thể, lấy quán chiếu làm tôn, lấy độ khổ làm dụng, lấy đại thừa làm giáo tướng. Đơn pháp là Bát nhã ba la mật đa. Thật tướngchư pháp không tướng. Quán chiếuchiếu kiến ngũ uẩn giai không. Độ khổ là độ nhất thiết khổ ách. Đại thừaBồ tát hành thâm bát nhã". 

Khi viết thế, Minh Châu Hương Hải đã trình bày cho ta một cách hiểu về Tâm kinh bát nhã. Tâm kinh bát nhã thể hiện thế nào, Minh Châu Hương Hải bảo là phải hiểu theo 5 mặt khác nhau của nó, tức là danh, thể, tôn, dụng và tướng. Danh là tên của kinh, và đồng thời cũng là tên của mục tiêu, đó là Bát nhã ba la mật đa. Bản chất của tên này là tướng không của các pháp, tức thể của nó. Ý nghĩa của quan niệm thể này là nhằm nhìn rõ bản chất của 5 uẩn, tức của toàn bộ sự vật, đều là tính không. Đó là tôn chỉ của bản kinh này. Đây là điểm quan trọng nhất, vì có thực hiện được tôn chỉ này để thấy được toàn bộ sự vật có tính không, thì hành giả mới vượt qua mọi khổ ách, tức đạt đến tác dụng của bản kinh. Và để có tác dụng đó, hành giả phải thực hành thâm bát nhã

Đây là 1 lối tìm hiểugiải thích kinh Bát nhã theo 1 hướng mới, tạo cho những người đọc tụng những bản kinh này 1 nhận thức mới, để hiểu vì sao họ phải đọc tụng nó. Trong lịch sử chú giải Tâm kinh bát nhã của Trung quốc, 1 lối giải thích như thế tuy đôi lúc cũng có nói tới, nhưng không dứt khoátrõ ràng như những gì Minh Châu Hương Hải đã làm ở đây. Như vậy, đây là 1 đóng góp mới không những cho việc tìm hiểu lịch sử sớ giải kinh điển Phật giáo tại Việt Nam và quá trình hình thành tư tưởng của chính bản thân Minh Châu Hương Hải, mà còn là của lịch sử sớ giải của Phật giáo ở Viễn Đông, tức những nước như Trung quốc, Nhật bảnTriều Tiên

Tuy nhiên, khi viết Giải tâm kinh ngũ chỉ Minh Châu Hương Hải đã đưa ra 1 số kiến giải mà ngày nay đọc lại ta thấy có 1 số khuyết điểm. Chẳng hạn, ngay câu đầu tiên khi giải thích câu hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, Minh Châu Hương Hải đã viết :"Hành thâm là bát nhã điều hành, chẳng phải sơ tâm thiển trí hằng nương bát nhãtu hành trong 12 giờ, viên minh chính niệm, giải hạnh đẳng trì, thể dụng như như, là rằng làm cả trí tuệ đến ngàn Phật khi ấy". Thế là, Minh Châu Hương Hải đã dịch câu hành thâm bát nhã ba la mật đa thời bằng câu tiếng Việt làm cả trí tuệ đến ngàn Phật khi ấy, trong đó, ngàn có nghĩa là bờ, cả nghĩa là để dịch chữ thâm. Đây phải nói là 1 câu dịch khó hiểu, thể hiện lối dịch đuổi đã xảy ra thời Viên Thái và Nguyễn Thế Nghi. Có khả năng đây là 1 câu dịch đuổi đã có trong 1 bản dịch tiếng Việt lưu hành trước thời Minh Châu Hương Hải. Cần nhớ rằng, trong Cư trần lạc đạo phú, Trần nhân Tông đã nhắc tới tên tiếng Việt của Tâm kinh là kinh lòng . 

Không những lối dịch đuổi vừa nói đã xuất hiện trong bản giải thích này nó còn chứa đựng 1 số cắt nghĩa khá lạ lùng. Chẳng hạn khi giải thích 3 chữ Xá Lợi Tử, Minh Châu Hương Hải đã viết:"Xá là tứ đại sắc thân như cái nhà, Lợi Tử là pháp tính như chủ nhà".Lối giải thích này hầu như không thấy trong các lối sớ giải tiếng Trung quốc. Ngược lại, 1 bản sớ giải viết tại nước ta và có thể coi như bản sớ giải xưa nhất của nền văn học sớ giải của Phật giáo Viễn Đông, đó là An ban thủ ý kinh chú giải. Trong bản chú giải này, lối tách rời những phiên âm chữ Phạn ratừng chữ đơn để giải thích đã xảy ra. Chẳng hạn để giải thích chữ An ban, Phật thuyết đại an ban thủ ý kinh quyển thượng, ĐTK 602 tờ 163c20-29 đã viết :"An là thân, ban là hơi thở…an là sinh, ban là diệt…, an là nghĩ đạo, ban là giải kết…, an là tránh tội, ban là không vào tội…, an là định, ban là không khiến cho dao động v.v…". Bản chú giải này, ta biết là do Khương Tăng Hội viết. Hơn 1000 năm sau khi ông đã mất, Minh Châu Hương Hải lại sử dụng lối giải thích này . 

Có người sẽ hỏi tại sao trong hơn 1000 năm qua như thế, không có tiến bộ nào trong cách thức lý giải kinh điển hay sao? Theo chúng tôi nghĩ, cách thức lý giải kinh điển Phật giáo của Việt Nam dù có những khuyết tật gì đi chăng nữa, vẫn có 1 sức sống dai dẳng. Thí dụ cụ thể cho 1 khẳng định như thế hiện chưa tìm thấy. Nhưng 1 trường hợp tương tự có thể giúp ta hiểu được vấn đề này. Đó là việc sử dụng từ ma ha.Trong Hải ngoại ký sự, Thạch Liêm Đại Sán (1633-1704) đã chép lại những bàn cãi giữa ông và Hào đức hầu Nguyễn Hữu Hào (?-1713), tác giả nổi tiếng của Song tinh bất dạ, về trăng ma ha và gió bát nhã. Thạch Liêm cho rằng trăng ma ha không thể đối chỉnh với gió bát nhã được, mà nên dùng chữ trăng bồ đề… Trong khi đó, Nguyễn Hữu Hào lại chủ trương chữ trăng ma ha vẫn đối chỉnh với gió bát nhã, rồi còn dẫn lời người xưa nói:"Ma ha là bản thể chân như, lớn không ngoại, nhỏ không trong, trời chẳng hay che, đất chẳng hay chờ, sáng sủa soi khắp mọi nơi". Chúng ta không bàn đến việc đúng hay sai ở đây, như Thạch Liêm đã làm, điểm lôi cuốn chúng ta là từ trăng ma ha này trước và sau Nguyễn Hữu Hào vẫn tiếp tục được dùng . 

Trước Nguyễn Hữu Hào, Đào Duy Từ trong Tư dung vãn, đã viết : 

Chốn thanh gợi một danh lam

Ước tay tiêu sái mới cam dựa nhờ. 

Linh chi rước nước ma ha

Trân cầm chiu chít, kỳ hoa lăng tằng… 

Rồi không phải đợi đến Đào Duy Từ mà trước đó nữa, trong Vịnh Vân Yên tự phú, Huyền quang đã viết : 

Khuya sớm sáng chong đèn bát nhã

Hôm mai rửa sạch nước ma ha

Rồi sau những bàn cãi của Thạch Liêm với Nguyễn Hữu Hào, thiền sư Toàn Nhật (1750-1832?) trong Tham thiền văn, vẫn tiếp tục dùng lại từ ma ha này : 

Bỏ sang giàu tìm ba đường khổ, 

Nương ngụ nhờ lều cỏ ba căn, 

Tìm đâu cho khổ nhiều đàng 

Kìa non Bảo tự, nọ miền ma ha 

Cảnh nào cảnh chẳng có hoa, 

Non nào non chẳng có toà anh linh 

Qua trường hợp từ ma ha này, ta thấy những người cầm bút Phật giáo Việt Nam có những cách dùng từ và giải thích từ không hoàn toàn đồng nhất với Phật giáo Trung quốc. Cho nên, dù lối giải thích Xá Lợi Tử của Minh Châu Hương Hải có những gượng ép, nó ít nhiều cũng thể hiện cách viết sớ giải của Phật giáo Việt Nam, mà từ Khương Tăng Hội trở đi đã hình thành 1 nét riêng của nó. Đây là 1 điểm ta cần chú ý khi tiếp cận với nền văn học Phật giáo Việt Nam 


 
BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH 

Huyền Cơ Thiện Giác pháp tự Minh Châu thích giải 

Pháp tử Chân lý Nhân Triều thuật. 

Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh 

Nương lời trong kinh dịch rằng Thích Ca Thế Tôn thửa trú trong non Linh Thứu, vào tọa thiền, nhập Quang minh đại định. Khi ấy Xá Lọi Tử bạch Quán Tự Tại bồ tát rằng:"Dầu có chúng sinh tu hành, muốn học cửa pháp Bát nhã thậm thâm vi diệu, rằng làm sao cho hiểu thấy được". Quán Tự Tại Bồ tát bèn dạy bảo Xá Lợi Tử rằng:"Thích Ca Thế Tôn diễn thuyết đại bộ Bát nhã 600 quyển, một Bát nhã tâm kinh này lấy làm chí tinh chí yếu, là mẹ đại bộ chư kinh". Truyền sang Đông độ, đã 5 lần dịch, đến đời Đường, Huyền Tráng pháp sư lại vâng chiếu dịch, truyền để Đông độ lấy làm chính giáo thịnh hành. Bát nhã tâm kinh lập ngũ chỉ làm đề mục. Ngũ chỉ là danh (1b)2, thể, tôn, dụng, tướng. Lâý đơn pháp làm danh, lấy thật tướng làm thể, lấy quán chiếu làm tôn, lấy độ khổ làm dụng, lấy đại thừa làm giáo tướng. Đơn pháp là Bát nhã ba la mật đa tâm kinh. Thật tướngchư pháp không tướng. Quán chiếu là chiếu ngũ uẩn giai không. Độ khổ là độ nhất thiết khổ ách. Đại thừaBồ tát hành thâm bát nhã

Quán Tự Tại bồ tát 

Quán là bát nhã tuệ quán. Tự tại là ở nơi mình, thân tâm thanh tịnh viên dung vô ngại. Bồ là bồ đề. Bồ đề là Phật. Tát là tát đoả. Tát đỏachúng sinh. Quyền độ nội ngoại chúng sinh, hằng thường giác tự giác tha, gọi là Quán Tự Tại bồ tát

Hành thâm Bát nhã ba la thời 

Hành thâm là bát nhã diệu hạnh, chẳng phải sơ tâm thiển trí, hằng nương bát nhã, mà tu hành trong 12 giờ viên minh chính niệm, giải hạnh đẳng trì, thể dụng như như, là rằng làm cả trí tuệ đến ngàn Phật khi ấy . 

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không 

Chiếu là chiếu liễu, (kiến là) chính kiến, ngũ uẩn là sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Sắc là tứ đại huyễn sắc. Sắc là (2a) vọng thân. Thọ, tưởng, hành, thức là vọng tâm. Thân tâm huyễn vọng, ngũ uẩn chư pháp đều về chân không

Độ nhất thiết khổ ách 

Độ là độ thoát hữu tình. Hết thảy thế gian chúng khổ ách nạn, nhân bởi vô minh bất giác điên đảo vọng tưởng, hằng làm bất trung bất hiếu, thập ác ngũ nghịch, tùy thân thọ quả, phải chịu bát khổ ách nạn. Rày nương cửa pháp bát nhã mà tu, độ thoát hết thảy khổ ách

Trước kinh tự ấy, gọi làm tự phần

Xá Lợi Tử 

Xá là tứ đại sắc thân như cái nhà. Lợi Tử là pháp tính như chủ nhà. Phật đệ tử trí tuệ đệ nhất, nhân thửa vì tứ chúng, bèn hỏi:"Quán Tự Tại bồ tát bèn gọi Xá Lợi Tử mà bảo rằng . 

Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc

Phàm phu chấp sắc, Phật rằng sắc chẳng khác không. Ngoại đạo chấp không, Phật rằng không chẳng khỏi sắc. Nhị thừa xả sắc xả không. Phật rằng huyễn sắc huyễn không, ắt thật (2b) chân không. Bồ tát quyền dùng chân không, Phật rằng chân không ắt thật diệu sắc. Chân khôngbát nhã dụng. Diệu sắcchân như thể. thể dụng như như, vốn nguyên thật tướng

Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị 

Thọ là lãnh nạp, uẩn tích chư thọ. Tưởng là tư lự, uẩn tích chư tưởng. Hành là tạo tác, uẩn tích chư hành. Thức là phân biệt, uẩn tích chư pháp. Thọ tưởng hành thức ắt lại cũng vậy . 

Xá Lợi Tử thị chư tướng không tướng 

Quán Tự Tại bồ tát lại bảo Xá Lợi Tử :"Thật ngũ uẩn chư pháp không tướng, ắt những chân không thật tướng vậy". 

Bất sinh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm 

Thật tướng chẳng có sinh, chẳng có diệt, chẳng có cấu tịnh, há có tăng giảm . 

(3a) Thị cố không trung vô sắc vô thọ tưởng hành thức 

Thật vì vậy trong chân không, thật tướng chẳng có sắc là chẳng có tứ đại vọng thân, chẳng có thọ tưởng hành thức, là chẳng có phiền não vọng tâm

Vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý 

Trong chân không thật tướng, chẳng có nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý là chẳng có lục căn

Vô sắc thanh hương vị xúc pháp 

Trong chân không thật tướng, chẳng có sắc thanh hương vị xúc pháp là chẳng có lục trần, là chẳng có thập nhị nhập

nhãn giới nãi chí vô ý thức giới 

Trong chân không thật tướng, chẳng có nhãn thức, chẳng có nhĩ thức, chẳng có tỉ thức, chẳng có thiệt thức, chẳng có thân thức, chẳng có ý thức, là chẳng có học thức. Chẳng có lục căn, lục trần, lục thức, là chẳng có thập bát giới, ấy là nhân không

vô minh diệc, vô vô minh tận 

Trong chân không thật tướng, ắt chẳng có mê ngộ. Chẳng có mê, ắt chẳng có vô minh (3b1) Chẳng có ngộ, ắt chẳng có minh, mà khiến vô minh tận . 

Nãi chílão tử, diệt vô lão tử tận 

Trong chân không thật tướng, nguyên chẳng có sinh diệt. Chẳng có sinh ắt chẳng có lão tử. Chẳng có diệt ắt chẳng có sinh, mà khiến lão tử tận. Chẳng có thập nhị nhân duyên, ắt chẳng có duyên giác trong thừa pháp . 

khổ tập diệt đạo 

Khổ là quả thọ bát khổ. Tập là nhân tập tham sân si. Ấy là thế gian pháp. Diệt là tịch diệt niết bàn. Đạo là tam thập thất phẩm trợ đạo, là xuất thế gian pháp. Chẳng có khổ tập diệt đạo là chẳng có thinh văn tiểu thừa pháp . 

Vô trí diệt vô đắc 

Trí là bát nhã trí. Đại thừa bồ tát dùng trí mà chiếu cảnh. Đã chẳng có ngũ uẩn căn trần thức, lại chẳng có tứ thánh đế, thập nhị nhân duyên, ắt thật nhân pháp đều không, cảnh trí đều rồi, như bệnh khử diệt vong. Nguyên thật tướng chẳng có ngu, ắt chẳng có trí. Chẳng có thất, ắt chẳng có đắc. 

(4a) Dĩ vô sở đắc cố 

Những bậc tu hành chứng vị viên đốn, chẳng còn năng đắc bèn chẳng có sở đắc vậy. 

Bồ đề tát đỏa y Bát nhã ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố 

Bồ đề tát đỏanăng y chi nhân, bát nhã ba la mật đasở y chi pháp. Những bậc bồ tát nương cửa bát nhã mà tu, công nên, lý hiển, bèn lòng chẳng quái ngại, cũng chẳng có quái ngại vậy. 

Vô hữu khủng bố viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn 

Lòng chẳng có nghiệp buộc, nhân chẳng có nghiệp buộc, bèn chẳng có sinh tử. Đã chẳng có sinh tử khủng bố ắt chẳng có vọng nghiệp, bèn xa khỏi điên đảo mộng tưởng. Tam chướng đã rồi, bèn hiển tam đức, sinh tử ắt chứng pháp thân, phiền não ắt nên bát nhã, kết nghiệp bèn nên giải thoát đều cùng cứu cánh niết bàn

Từ ấy về trước là chánh tôn phần, từ nay về sau là lưu thông phần

(4b) Tam thế chư Phật, y Bát nhã ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la tam miệu tam bồ đề 

Tam thế Như Lai dầu quá khứ, vị lai, hiện tại chư Phật đều nương bát nhã pháp mà tu, bèn chứng nên tối thượng quả vị vậy. 

Cố tri Bát nhã ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú 

Trước đã hiển thuyết bát nhã, sau lại mật thuyết bát nhã. Nhân bởi chúng sinh căn khí bất đồng, bèn thuyết tứ chủng mật chú, đều bởi bát nhã công dụng, hay phá ma chướng gọi là đại thần chú, hay diệt si ám gọi là đại minh chú, hay hiển chí lí gọi là vô thượng chú, cực diệu giác quả gọi là vô đẳng đẳng chú. 

Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư 

Bát nhã công dụng quảng đại, trừ khổ bèn được lạc, quyết định chẳng giải đạo (5a) khiến hết chúng sinh đều tín thọ phụng hành

Cố tri Bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết 

Vì vậy hay bát nhã ba la mật đa chú, bèn thuyết thần chú rằng : 

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha 

Năm câu thần chú ấy là lời bát nhã mật thuyết, chẳng được giải ra một câu, tượng vì những lời Phật tuyên thuyết mật ngữ, chẳng phải hạ phàm được hay vậy. Như kinh Pháp hoa, lời sớ sao giải rằng, thần chú thật những danh hiệu thần vương, dầu có xưng hiệu thần vương, quyến thuộc bộ chúng, đều cùng vâng lệnh, hay hàng phục hết thảy quỉ mị. Lại rằng thần chú như mật lệnh trong quân, dầu nghe hiệu lệnh đều cùng vâng phép chẳng dám lậu ngôn vấn đáp. Lại rằng thần chú là tùy nguyện vậy. Dụ như quả loã là giống cái ong tò vò, bắt lấy tang trùng cùng giống sâu bọ, đem vào ổ mà chú nguyện, bèn hóa (5b) nên giống mình. Chư Phật bồ tát mật thuyết thần chú, nguyện chư chúng sinh ắt tùy sở nguyện đều được thành tựu vậy. 

Bát nhã thị chư Như Lai mẫu 

Tiêu trừ thất nạn tam tai khổ 

Thiên cung niệm trụy đỉnh sanh vương 

Hạ giới tùng linh ban túc ngộ 

Thử kinh phó chúc ngã đế vương 

Vị dư quần sanh tác vi hổ 

Lưu ân giáng phước nguyện từ bi 

Thời dự đạo thái dân an đỗ. 

Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát 

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH 
 

GIỚI THIỆU 

SỰ LÝ DUNG THÔNG 

Trong số 20 tác phẩm của Minh Châu Hương Hải ghi lại trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, ta thấy có ghi Soạn Sự lý dung thông 1 quyển. Và đây là tác phẩm hện tại đã tìm thấy viết bằng thơ song thất lục bát. Những tác phẩm kia, có tác phẩm nào viết bằng văn vần nữa không, ta hiện không thể trả lời dứt khoát. Dẫu sao đi nữa, với 4 tác phẩm đã tìm lại được của Minh Châu Hương Hải, ta thấy đây là tác phẩm bằng thơ duy nhất. Vì nó sử dụng lối thơ song thất lục bát, nên Sự lý dung thông có thể coi như cùng với Tư dung vãn và Ngoạ long ngâm của Đào Duy Từ, là những tác phẩm xuất hiện tương đối sớm của thể thơ này trong lịch sử văn học dân tộc ta. 

I. TÌNH TRẠNG VĂN BẢN 

Văn bản Sựdung thôngchúng tôi hiện có là bản in trong Việt Nam Phật điển tùng san, quyển thứ tư, năm 1943, do trường Viễn Đông bác cổ Pháp giúp đỡ và Hội Phật giáo Bắc Kỳ phát hành. Việt Nam Phật điển tùng san là một bộ sách gồm cả thảy 8 quyển do Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ, trong đó có các hòa thượng như Quang Minh chùa Cảnh Linh, Thanh Thịnh, chùa Hưng Long, Doãn Hài chùa Bảo Khám, Thanh Tích chùa Thiên Trù, Tâm Đức chùa Anh Ninh và thiền sư Tuệ Tạng kết hợp với trường Viễn Đông bác cổ Pháp, để công bố các sử liệu liên quan đến Phật giáo Việt Nam tàng trữ tại thư viện của trường ấy.

Nhưng mới làm được nửa chừng, tức mới tới quyển thứ 8 thì những biến cố chính trị năm 45 xảy ra, rồi sau đó toàn quốc đi vào kháng chiến nên đã ngưng lại. Việc ra đời của Việt Nam Phật điển tùng san này là một sáng kiến hay, nhằm cung cấp tư liệu nghiên cứu về những lãnh vực khác nhau của đời sốngsinh hoạt tinh thần của dân tộc ta. Chỉ tiếc một điều là nó bị ngưng lại giữa chừng, và hai nữa là trong khi tiến hành cho in lại các tác phẩm văn học Phật giáo này, những người đứng chủ trương đã không làm đúng theo qui trình trong việc công bố các văn bản cũ. Nói cách khác, họ đã không cho ta biết những bản văn họ đưa ra in đã lấy từ đâu và tình trạng văn bản của chúng như thế nào. Văn bản Sựdung thông của chúng ta cũng nằm trong tình trạng như thế. 

Tuy nhiên, căn cứ vào chính văn bản này thì ta biết nó được in kèm vào trong bộ Nhật dụng hành trì tập yếu chư nghi. Bộ này in chung với bộ Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi và tạo nên nội dung của quyển 4 Việt Nam Phật điển tùng san. Từ tờ 2a1 đến tời 59b8 là thuộc về Lễ tụng hành nghi tập yếu chư nghi, còn từ tờ 60a1 đến tờ 129b8 là thuộc bộ Nhật dụng hành trì tập yếu chư nghi. Căn cứ vào mục lục của bộ này ở tờ 1a6 đến 1b6, nội dung của Nhật dụng hành trì tập yếu chư nghi gồm có một số kệ chú như Tảo khởi kệ chú, Tẩy diện kệ chú… cho đến Khất thục kệ chú, Kháng bệnh kệ chú v.v…. Rồi các kinh như Vô thường kinh, cùng một số nghi thức như Tân tống, nhập khám, trà tỳ hỏa đàn, nhập tháp, nhiễu tháp v.v… Và đặc biệt người viết Nhật dụng hành trì tập yếu chư nghi đã gồm một loạt các văn bản tiếng Việt như Oai nghi quốc ngữ của Như Thị, Ngũ giới quốc âm và Thập giới quốc âm của Như Trừng (1696-1728) và Ni luật quốc âm của Tính Quảng và Sự lý dung thông của chúng ta nằm ở tờ 115a6 đến 119a5. 

Ta không biết họ đã căn cứ vào văn bản nào để in lại Sự lý dung thông. Và trước lần họ in, Sự lý dung thông đã qua những lần in nào. Điều may mắn là ở cuối sách Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi tờ 129a6 – b8 có một bài nhan đề Tập yếu hậu tụng do Thông Cán trụ trì chùa Liên Hoa viết vào năm Thành Thái 14, Nhâm dần (1902) nói về lai lịch của tác phẩm này :"Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi là do luật sư Viên Giác chùa Vĩnh Khánh ở Bổ Đà rộng chọn các kinh, tìm lấy những điều rất đơn giản, học đòi những điều Phật tổ trước thường làm mà làm, phỏng theo những điều Phật tổ trước thường dùng mà dùng, uyển chuyển thuận theo thời cơ, châm chước mà làm ra khóa tụng hằng ngày. Bắt đầu với trì chú, lễ tán tam bảo, rồi cúng hương, sám hối, tụng kinh, niệm Phật, rồi tự bày tỏ sám hối, đảnh lễ Tây phương, phát nguyện hồi hướng, lễ tam tự quy. Lại thể theo thành quy của Từ Vân mà lược bớt sám nguyện hành nguyện, rộng tuân quy ước của Vân Thê mà có đủ các nghi hành trì, lần lượt rút gọn phân biệt giá trị, đề tên Tập yếu (…)" 

Lễ tụng hành trì tập yếu chư nghi, như vậy là do Luật sư Viên Giác chùa Vĩnh Khánh núi Phổ Đà tập hợp các tư liệu xưa viết nên. Ngày nay, tuy chưa biết rõ niên đại của Luật sư Viên Giác này, nhưng ít nhất ta cũng biết tác phẩm của ông ít nhất đã ra đời vào thế kỷ 19. Vậy, Sự lý dung thông chắc chắn đã được Viên giác rút ra từ một bản in nào đó lưu hành vào thế kỷ 19. Văn bản Sựdung thôngchúng ta sử dụngxuất hiện trong bản in Việt Nam Phật điển tùng san, vẫn có một tính cổ sơ nào đó. Đây là văn bản mà chúng tôi đang có về Sự lý dung thông, hiện tại nằm ở tờ 115a6-119a5 của quyển 4,5 Việt Nam Phật điển tùng san. Mỗi tờ có 2 mặt a và b, mỗi mặt có 8 dòng, mỗi dòng có 18 chữ, chữ in rõ ràng, đẹp. 

Văn bản này có cả thảy 162 câu thơ viết theo thể song thất lục bát. Vì hiện tại, chúng tôi sở hữu một văn bản duy nhất, nên không biết văn bản này còn có những dị bản nào nữa không. 

II. TÁC GIẢ, NIÊN ĐẠI VÀ TÊN GỌI 

Văn bản do Việt Nam Phật điển tùng san công bố, dưới đầu đề Sự lý dung thông, không ghi tên tác giả, như đã làm với Ngũ giới quốc âm và Thập giới quốc âm của Như Trừng, Oai nghi quốc ngữ của Như ThịSa di ni học pháp oai nghi quốc âm của Tử Sầm lão nhân, tức Tính Quảng. Tuy nhiên, căn cứ vào Hương Hải thiền sư ngữ lục, ta thấy có ghi Soạn Sự lý dung thông, 1 quyển, trong số 20 tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Do thế, ta có thể coi bản Sựdung thông vừa nêu là của chính tác giả này. Thêm vào đó, nếu phân tích chính nội dung của Sự lý dung thông, thì về mặt học lý khôngxu hướng tư tưởng gì đi ngược lại với những phát biểu mà ông đã đưa ra trong các tác phẩm được biết chắc chắn là do ông viết như Giải tâm kinh ngũ chỉ, Giải Di Đà kinh, và Giải Kim cương kinh lý nghĩa. Ngoài ra, về mặt ngôn từ, từ dùng trong Sự lý dung thông với số lượng từ Hán và chữ cổ nhiều, cũng là 1 điều cho thấy chỉ tính cổ sơ của tác phẩm này. Nói tóm lại, dù văn bản không ghi ai là tác giả, ta vẫn có thể xác định là của Minh Châu Hương Hải

Thế thì Minh Châu Hương Hải đã viết Sự lý dung thông vào thời điểm nào? Hương Hải thiền sư ngữ lục, khi liệt kê 20 tác phẩm của Minh Châu Hương Hải, trước đó có ghi sự việc ông được trấn thủ Hiến trấn Lê Đình Kiên cấp cho ông hơn mẫu đất để ông dựng am thờ Phật tụng kinh và hành thiền. Điều này khiến ta có thể cho rằng ông đã viết các tác phẩm của mình trong thời gian ở tại chùa Nguyệt Đường của Hiến trấn, tức khoảng những năm từ 1685 đến 1715. Và như sẽ thấy trong phần phân tích nội dung dưới đây, khi đưa ra 1 mẫu người tu thiền lý tưởng, Minh Châu Hương Hải không phải xuất phát từ những kiến thức sách vở, mà chính từ cuộc sống của bản thânthời đại mình, với những con người tuy thành đạt trong giới học thuật nho giáo, nhưng vẫn sống cuộc sống Phật giáo của mình. Đấy là những con người

Dốc làm chí cả trượng phu

Đạo nên trung hiếu, ân thù vẹn hai 

Trong khi khó nhọc mựa nài, 

Sức dùng hà đảm Như Lai viên thành 

lời dặn dò của ông : 

Ấy lời khuyên dặn người thiền tử

Lý hiểu tường, sự giữ tiệm tu

Với 1 giọng điệu và quan điểm như thế, rõ ràng Minh Châu Hương Hải không thể viết Sự lý dung thông khi ông còn trẻ, mà phải vào những năm ông đã lớn tuổi. Nói khác đi, Sự lý dung thông có khả năng được viết vào những năm trước và sau 1700 không lâu . 

Văn bản mà chúng tôi có, có nhan đề là Sự lý dung thông. Nhưng căn cứ vào Hương hải thiền sư ngữ lục, thì ta có tên Soạn Sự lý dung thông, 1 quyển. Ở đây, chúng tôi vẫn gọi là Sự lý dung thông như văn bản đã có, vì nó đúng với nội dung của bài thơ, và không cần thêm chữ soạn ở trước nó . 

III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG 

Với 162 câu, nội dung Sự lý dung thông có thể chia làm 3 phần. Phần đầu giới thiệu vấn đề, gồm từ câu 1 đến câu 12. Phần hai là phần chính của tác phẩm, gồm từ câu 13 đến câu 158, trình bày những vấn đề lý thuyếtthực tiễn của đời sống người tu thiền Việt Nam theo quan niệm của Minh Châu Hương Hải. Phần cuối cùng là phần kết luận, gồm 4 câu từ 159 đến 162, nhắn nhủ những người tu thiền cố gắng tiến tu để giúp đỡ, sửa sang, khuông phò sự nghiệp, mở mang Phật giáo. Như thế, phần chính của Sự lý dung thông chính là phần trình bày về lý thuyếtthực tiễn đời sống của người tu thiền. Phần trình bày về lý thuyết gồm từ câu 13 đến câu 136, trước hết nhấn mạnh đến việc tâm truyền của thiền tông bằng tư tưởng pháp nhẫn vô sinh. Pháp nhẫn vô sinh là 1 khái niệm đặc biệt của tư tưởng đại thừa, mà trong tiếng Phạn gọi là anuttikadharmaksanti, nhấn mạnh đến khía cạnh sống theo thực tế, tuân thủ theo quy luật phát triển của sự vật, không chống lại quy luật phát triển ấy của đời sống tu hành Phật giáo.

Xuất phát từ cuộc sống tuân thủ quy luật phát triển vận động của sự vật này, người Phật giáo sẵn sàng chấp nhận những diễn biến phát triển bên ngoài Phật giáo, và coi nó như 1 bộ phận của tư tưởnglối sống Phật giáo. Đây là 1 nét đặc trưng của tư tưởng phát biểu trong kinh Kim cương, mà Minh Châu Hương Hải đã viết giải thích. Kinh Kim cương nói rất rõ :"Tất cả các pháp đều là Phật pháp". Và Minh Châu Hương Hải đã giảng lại như sau trong Giải Kim cương kinh lý nghĩa :"Phât rằng, hết thảy chư pháp đều cũng dùng sự tu hành cho được thành đẳng chánh giác. Thiền gia dầu bỏ, ắt lỗi ý kinh. Khác nào chưa đến ngạn mà đã bỏ thuyền, há mình chẳng chìm trong nơi khổ hải? Hết thảy chúng sinh từ vô lượng kiếp đến nay, chẳng khỏi pháp tính tam muội. Dầu khi mặc áo, ăn cơm, đàm thuyết, đối đãi, lục căn thường hành, nhậm vận thi vi, thật những là pháp tính diệu dụng. Chẳng biết phản bảng hoàn nguyên, vậy bèn tùy danh chấp tướng, tình mê vọng khởi, tạo chủng chủng nghiệp. Dầu hay biết được, nhất niệm hồi quang, liễu phàm tâm chứng được thánh tâm, chuyển thế pháp đều nên Phật pháp". 

Tư tưởng thiền cơ bản của Minh Châu Hương Hải như thế đã dựa trên tư tưởng "Chuyển thể pháp đều nên Phật pháp". Thế đã rõ, Phật pháp không nằm ngoài thế pháp. Phật pháp chính là sự sống xảy ra bây giờ và ở đây, như "mặc áo, ăn cơm, đối đãi lục căn thường hành, nhậm vận thi vi, thật những là pháp tính diệu dụng". Không có sự cách biệt. Chỉ có vấn đề là có biết "nhất niệm hồi quang" để cho sự sống ấy là sự sống mang tính Phật, mang tính giác ngộ giải thoát, chứ không còn mang tính chúng sinh khổ đau phiền não nữa hay không. Tư tưởng lấy cuộc đời, lấy sự sống trần thế làm đối tượng tu hành, từ thời Tuệ Năng (638-713) trở đi đã trở thành tư tưởng chủ đạo với bài thơ nổi tiếng của ông : 

Phật pháp tại thế gian, 

Bất ly thế gian giác, 

Ly thế mích bồ đề 

Do như tầm thố giác

Và đến thời Trần Nhân Tông của nước ta, thì vị anh hùng dân tộc này đã không ngần ngại nêu thẳng quan điểm của mình về thiền là cư trần lạc đạo (sống đời mà vui đạo). Mà sống đời vui đạo này, ở nước ta vào thời ông, đúng như mấy chục năm trước Trần Thái Tông đã nói:"Đạo giáo của đức Phật ta phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời". Và chủ trương này đến lúc Minh Châu Hương Hải viết Sự lý dung thông vẫn còn hoàn toàn mang tính tạm thời của nó. Cho nên cũng chính trong phần phân tích về lý thuyết đời sống nhà tu của Sự lý dung thông, Minh Châu Hương Hải đã đề cập tới vai trò của Nho và Lão giáo trong quan hệ với Phật giáo, dành cho chúng những vị trí xứng đáng trong đời sống của những người thực hành Phật giáo thời ông. Truyền thống coi Nho và Lão không đối lập với Phật giáo, mà còn nhấn mạnh đến chúng như 1 bộ phận và phương tiện để truyền bá Phật giáo, đến lúc này vẫn được tiếp nốikế thừa.

Và sau này ta vẫn còn thấy ở những con người như Ngô Thời Nhiệm và Nguyễn Du. Ngô Thời Nhiệm là 1 Thượng thư bộ Binh của triều Tây sơn, đồng thời cũng là 1 tiến sĩ đại khoa bảng, nhưng vẫn xác nhận công khai mình là Hải Lượng đại thiền sư trong Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh. Còn Nguyễn Du xuất thân từ 1 nhà quý tộc, trải qua bao thăng trầm của sự thế, vẫn tuyên bố "thử tâm thường định bất ly thiền"(lòng này thiền định không rời thiền), trong 1 bài thơ làm tại Lạng Sơn, trên đường đi sứ sang Trung quốc. Những người Phật tử Việt Nam đã sống đời sống đạo của mình trong 1 tình huống như thế. Trên vai họ đã gánh vác nhiều trọng trách đối với đất nước và đã có những đóng góp to lớn cho cuộc đời để làm vơi bớt đi ít nhiều khổ đau mà cuộc đời vốn dĩ thường mắc phải . 

Lẽ sống người Phật tử là vậy, thế thì thực tiễn cuộc sống của họ thế nào. Minh Châu Hương Hải đã viết : 

Ấy lời khuyên dặn người thiền tử

Lý hiểu tường, sự giữ tiệm tu

Hằng rèn giới hạnh công phu

Lên đường tinh tấn nhẫn phù yên tâm . 

Đời sống thực tiễn tu hành của họ phải gồm có giới hạnh công phu, nhưng giới hạnh công phu là gì? Minh Châu Hương Hải viết tiếp : 

Dốc làm chí cả trượng phu

Đạo nên trung hiếu, ân thù vẹn hai 

Một lần nữa, quan điểm cho rằng đời sống thực tiễn Phật giáo phải là 1 đời sống trung hiếu của đấng trượng phu như vừa nêu, ta đã thấy xuất hiện trong Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông

Sạch giới lòng, dồi giới tướng

Nội ngoại nên bồ tát trang nghiêm

Ngay thờ chúa, thảo thờ cha, 

Đi đỗ mới trượng phu trung hiêú . 

Vậy, với Sự lý dung thông, lý luận về đời sống tu hành của người Phật tử Việt Nam lại được xác nhận như nó đã xuất hiện trong lịch sử, đấy là 1 lối sống trượng phu trung hiếu. Khi viết Sự lý dung thông, Minh Châu Hương Hải hiểu rất rõ đời sống trung hiếu của những Phật tử Việt Nam thời ông, mà cụ thể nhất trước mắt ông là Ứng quận công tiến sĩ Đặng Đình Tướng, người đã lui tới thăm viếng Nguyệt Đường nhiều lần, và cũng đã từng nhờ Minh Châu Hương Hải tiến hành cúng quảy cho nhà mình. Cho nên khi viết Sự lý dung thông, Minh Châu Hương Hải không phải chỉ khuyên răn, mà còn ghi lại 1 thực tế của đời sống Phật giáo Việt Nam thời kỳ này, 1 thời kỳ mà cuộc sống đạo và đời quyện chặt vào nhau, đúng như yêu cầu Cư trần lạc đạoTrần Nhân Tông đã đề ra. Nói thế, để thấy rằng Minh Châu Hương Hải đã viết Sự lý dung thông vào những năm sống ở Nguyệt Đường, tức vào những năm 1700 . 
 

SỰ LÝ DUNG THÔNG

Bể làu làu trời thanh nguyệt sáng 2 

Hội muôn thiêng một áng đoàn viên 3 

Tỏ lòng Đông độ Tây thiên

Gần xa đầm ấm hương thiền nức xông 

Hé vừng hồng hoa khai bát nhã

Trồng bồ đề kết quả tự nhiên

Đường lên hiền thánh Phật tiên 

Gồm no phúc tuệ vẹn tuyền chẳng sai 7 

Diễn pháp tài thông hay sự lý

Cúng mười phương một vị chẳng dư 9 

Thật quyền thể dụng như như 10 

Tùy duyên đôi chữ lòng từ độ nhân 

Xét nguồn cơn Phật tri chánh kiến 11 

Ấn tâm truyền mật hiển đinh ninh 

Hằng gìn pháp nhẫn vô sinh 12 

Chỉ quán vằng vặc phân minh rạch ròi 13 

Gương hằng soi trong nơi thủ niệm 14 

Tuốt bá trần chẳng điểm thị phi 15 

Tẩy không non mạn thành nghi 16 

Một lòng bình đẳng trí bi độ người 17 

chê cười hương đồ dao cắt 18 

Lẽ đành rành thể ắt chiêm bao 

Lông rùa sừng thỏ hề sao 19 

Nhẫn như không nhẫn nhục nào nhục ai 

Hạc xông ngựa ruổi đường dài 

Long phi bằng cử nào ai sánh cùng 20 

Dầu anh hùng tài năng tế thế 

Trong huyễn trường luống kể chiêm bao 21 

Tứ sinh cửu hữu ra vào 22 

Nhân thiên đạo nhãn lòng nào dửng dưng 23 

Phải phiền chưng đức người thượng sĩ 24 

Phương tiện dùng lợi kỷ lợi tha 

Trong nơi danh giá có ba 25 

Nho hay giúp nước sửa nhà trị dân 

Đạo thì dưỡng khí an thần 26 

Thuốc trừ tà bệnh chuyên cần luyện đan 

Thích độ nhân miễn tam đồ khổ 27 

Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương 28 

Nho dùng tam cương ngũ thường 29 

Đạo gìn ngũ khí giữ giàng ba nguyên 30 

Thích giáo nhân tam qui ngũ giới 31 

Thể một đường xe phải dùng ba 32 

Luận chưng thánh tổ Nho gia 

Trong đời trị thế người là nhân sư 33 

Sao bằng Đâu suất vị cư 34 

Lão quân tiên chủ đại từ dược phương 35 

Phật là vạn pháp trung vương 36 

Làm thầy ba cõi đạo trường nhân thiên 37 

Những thánh hiền nguồn nhân bể quả 

Xưa tu hành trí đã rộng cao 

Trong nơi ba cõi ra vào 

Mười phương tri thức ai nào khá nghi 

Nguyệt in thanh hải tịnh trì 38 

Thềm lan bóng trúc hề chi vén ngằn 

Phên dày nước chảy khôn ngăn 

Mây ruổi ngoài trần há động non cao 

Sự nài bao hang sâu tiếng dội 

Đèn hãy dùng chớ nỗi chờ trăng 

Đường lên diệu lộ cao thăng 39 

Giải hành đôi chữ há rằng dám sai 40 

Tạng Như Lai làu làu thanh tịnh 41 

Năm hương lòng hằng kính hằng tin 42 

Đòi phen giải thoát tự nhiên 43 

Dùng chân như trí gương thiền sáng thâu 44 

Lộc dương theo dấu hay đâu 45 

Nê ngưu vào bể rộng sâu khôn tìm 46 

Bao nhiêu chim bay về lạc tổ 47 

Mây che ngoài ngỡ ổ hang xưa 48 

Đêm chẳng ngừa nhọc treo gương đá 49 

Ban sáng ngày trời đã phân minh 50 

Uyên ương vẽ dáng xem hình 51 

Cứ đâu lưới rách cho mình mới thông 52 

Hãy nhìn sáu tổ năm tôn 53 

Thiền hà muôn phái một dòng Tào Khê 54 

Bể từ rạt sạch nguồn mê 55 

Máy thiêng mở khép đề huề độ sinh 56 

Chuyển vô minh bối trần hiệp giác 57 

Vui về bề diệu dược liên bang 58 

Dầu ai hiểu biết tâm vương 59 

Chứng vô thượng đạo lên đường Như Lai 60 

Ra nhân đức, nhuận ân oai 

Lầu lầu viên tịnh trong ngoài sáng thanh 61 

Há còn chấp tướng ngại danh 62 

Tuỳ cơ thuận nghịch tung hoành cũng ưa 63 

Tám gió đưa đèn lòng phất phất 64 

Muôn niệm dừng vằng vặc chẳng sai 65 

Tuy rằng nam có Thiên Thai 66 

Bắc có Ngũ Đài một pháp Năng nhân 67 

Dốc bốn ân đức nhờ tam bảo 68 

Tiếp tứ hoằng một đạo nguyện xưa 69 

Cam lồ nước sái làm mưa 

Muôn cây đượm nhuận ân nhờ xuân thiên 70 

Trường hà tô lạc luyện nên 71 

Quần sinh hoá dục, công đền muôn công 

Mặc dầu vượt tổ siêu tông 

Vén cành điểm lá rồi lòng mới yên 72 

Mặc dầu tĩnh tọa lâm tuyền 

Thiền na chỉn quyết tinh chuyên đêm ngày 73 

Mặc dầu vân thủy nước mây 

Đầu đà thượng hạnh làm thầy độ sinh 74 

Đạo viên minh ngại chi chân tục 

Miễn lòng rồi tri túc thì nên 75 

Năm mươi lăm phẩm dưới trên 76 

Luyện tam muội hoả chí bền kim cương 77 

Nhân thiên mấy đấng phong quang 78 

Tam hiền thập thánh một đường cao siêu 79 

Cày mây cuốc nguyệt tuy nhiều 80 

Chứng vô thượng sỹ danh tiêu mới nồng 81 

Hai mươi lăm cửa viên thông 82 

Mặc dầu tri thức tâm không ngại gì 83 

Ưu đàm hoa nở phải thì 84 

Nhân duyên đại sự há vì một ai 85 

Kẹp non nhảy bể mới tài 86 

Dùng ba la mật chứng ngoài tam không 87 

Biết nơi thành tựu vun trồng 

Ngỏ lòng viên giác, tính đồng hoa nghiêm 88 

Cao nhân chi có nỡ hiềm 89 

Thanh trần hủy dự càng thêm đức dày 90 

Nửa câu nửa kệ bèn hay 91 

Biết lòng lọ phải nhọc bày danh ngôn 92 

Máy càn khôn một bầu thế giới 93 

Vốn chưa từng thành hoại hư không 94 

Rừng Nho bể Thích dung thông 

Linh đài vằng vặc, vừng hồng sáng thanh 95 

Bồ đề quả mãn viên thành 

Ẩm quang còn ngợi thái lành muôn duyên 96 

Xưa sau thiên thánh vạn hiền 

Chứng nên thành Phật thành tiên một lòng 

Muôn điều ngàn mối rũ xong 97 

Hằng sa tính đức há phòng niệm sinh 

Tam tạng mười hai bộ kinh 98 

Tùng tâm lưu xuất, tượng hình thật không 99 

Nhân đà lịch kiếp dụng công 100 

Tu hành như ảo mộng trung hồi trình 

Trong mười tám cõi viên minh 101 

Căn trần thanh tịnh thái bình tự nhiên 

Ấy lời khuyên dặn người thiền tử 102 

Lý hiểu tường, sự giữ tiệm tu 103 

Hằng rèn giới hạnh công phu 

Lên đường tinh tấn nhẫn phù yên tâm 104 

Ngày càng chuyển nhập chuyển thâm 105 

Nguồn nhân bể quả mựa lầm tóc tơ 106 

Máy thiền cơ trong nơi định tuệ 107 

Phải tham tường mới kể chân tu 

Dốc làm chí cả trượng phu 

Đạo nên trung hiếu ân thù vẹn hai 108 

Trong khi khó nhọc mựa nài 

Sức dùng hà đảm Như Lai viên thành 109 

Sạch lời đối đãi đau tranh 

Bẻ rào nhân ngã, tẩy thành mạn nghi 110 

Thanh trần gác để thị phi 111 

Tịnh thân khẩu ý thanh qui làu làu 112 

Nết hằng trau ngôn từ đức hạnh 

Trí phen đòi lượng thánh hiền xưa 113 

Bữa dùng đạm bạc muối dưa 

Bả bô thường tịnh, sớm trưa phải thì 114 

Cơ duyên chiết tiết ân uy 115 

Trong hằng thanh tịnh, ngoài thì đoan trang 

Trong nơi giềng mối sửa sang 

Răn khuyên hậu học mở đường tiến tu 

Qui mô Phật pháp khuông phù 116

Để làm minh cảnh muôn thu dõi truyền 117 
 


 

1. Sự : thực tiễn; Lý: lý thuyết, nguyên tắc bao gồm cả lý thuyếtthực hành

2. Làu làu: trong suốt, do dịch chữ Hán là trạm tịch; Bể làu làu nhằm chỉ cho cảnh giới giác ngộ

3. Muôn thiêng: các vị thánh đã chứng đạo

4. Rõ hết lòng của Phật và Tổ. Tây thiên là nơi Phật Thích Ca ra đời và Đông độ là nơi khai sinh dòng thiền của các Tổ như Tuệ Khả, Huệ Năng… 

5. Ý chỉ quan niệm trí tuệ như mặt trời. Khi đã có trí tuệ mặt trời chiếu soi thì mọi vật đều được rõ. Câu này viết theo lối đảo trang . 

6. Câu này lấy ý từ bài thơ truyền pháp của Đạt Ma : Ta vốn đến đất này/ Truyền pháp cứu người mê/ Một hoa nở năm cánh/ Kết quả tự nhiên nên/ Ý chỉ thiền tông phát triển thành công

7. Gồm no : gồm đủ. 

8. Đem giáo pháp bày tỏ cho mọi người biết để rõ lý thuyếtthực hành

9. Câu này lấy ý trong kinh A Hàm :"Như nước trong biển chỉ có một vị là vị mặn, giáo pháp của Phật cũng chỉ có một vị là vị giải thoát". 

10. (câu 11-12) Khi đã giải thoát rồi, người ta có thể vận dụng chân lý tùy theo trường hợp một cách đúng đắn thể hiện lòng từ bi cứu giúp mọi người

11. (câu 13-14) Xét về nguồn gốc thì hiểu biết của Đức Phật có 2 mặt : 1.Hiển: giáo lý được giảng giải một cách rõ ràng ai cũng hiểu cũng thấy. 2. Mật: những phương pháp bí truyền. Cả hai hiển và mật , đều đem truyền cho đệ tử

12. Gìn : nguyên chữ đọc là thìn, là gìn giữ, một từ xưa. Pháp nhẫn vô sinh : chữ Phạn là Anutpattikadharmaksanti, sự tùy thuận theo chân lý, theo sự thực một cách tự nhiên

13. Chỉ : dịch từ chữ Phạn Samatha, ngừng lại, một phương pháp tu thiền nhằm tập trung ý thức một chỗ, không cho tản mạn; Quán (P.) Vipasyana: là xem xét, dùng ý thức tập trung đó xem xét sự vật để nhận chân được bản chất của nó. Đây là 2 giai đoạn của một quá trình hành thiền . 

14. Thủ niệm: giữ lấy ý thức không cho tản mạn, làm cho nó trong sáng để có thể xem xét sự vật thấu suốt như sự phản chiếu của gương . 

15. Sạch hết trần lao, chẳng còn bám víu, chẳng kể thị phi

16. Rửa sạch hết núi kiêu căng, thành trì ngờ vực

17. Đem lòng bình đẳng, dùng từ bi trí tuệ cứu giúp mọi người

18. Chỉ tích vị tiên Sàn Đề bị vua Ca Ly chửi mắng và cắt hết tay chân mà vẫn nhẫn nhục chịu đựng 

19. Sự sinh diệt của các pháp không thật giống như lông rùa sừng thỏ, vì bản chất nó là chân như

20. (câu 25 và 26) Khi đã đạt được vô sinh pháp nhẫn, con người có nhiều khả năng như hạc bay vút lên cao, ngựa chạy đường dài, rồng lượn trên trời, đại bàng cất cánh vươn lên … 

21. Huyễn trường: nơi ảo mộng chỉ cho cuộc đời này . 

22. Tứ sinh: bốn loài sinh vật do bào thai, do trứng, do hơi ẩm, do tự phân hoá sinh ra; Cửu hữu : chín cõi, tức cõi dục giới, bốn cõi của sắc giới là thiền thứ nhất, thứ hai, thứ ba, thứ tư và bốn cõi của vô sắc giới, tức không vô biên xứ, thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ

23. Khi đã giác ngộ rồi, làm con mắt đạo cho trời và người thì lòng nào lại nỡ dửng dưng

24. Nên phải phiền đến lòng độ lượng của vị xuất trần, dùng phương tiện để giúp người, giúp mình . 

25. Danh giáo: những đạo chính thống, đúng tên của nó . 

26. Dưỡng khí an thần: nuôi lấy khí huyết trong con người và ổn định tinh thần

27. Tam đồ khổ : ba đường đau khổ : đường máu, đường lửa và đường gươm đao . 

28. Cửu huyền : chín đời: cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: bẩy đời: cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ

29. Tam cương ngũ thường: tam cương: ba giềng mối lớn của xã hội là quan hệ giữa vua tôi, cha con, chồng vợ. Ngũ thường: năm điều phải luôn luôn giữ tức nhân, nghĩa, lễ, trí, tín . 

30. Ngũ khí : Nóng, lạnh, gió, khô, ướt. Đó là theo Hoàng đế tố vấn nội kinh. Còn theo thiên Hồng phạm trong kinh Thư là mưa, nắng, lạnh, gió, ấm. 

Ba nguyên: Đạo gia cho rằng trời, đất và nước là ba điểm đầu . 

31. Phật giáo dạy người ba quy y và năm điều răn. Ba quy yquy y Phật, quy y phápquy y tăng. Năm điều răn là : không giết người, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu . 

32. Tuy cùng chạy trên một đường nhưng phải dùng ba loại xe khác nhau tức Nho, Phật và Lão . 

33. Nhân sư: thầy loài người

34. Đâu suất: phiên âm chữ Phạn Tusita, tên một cõi trời trong Dục giới, tương truyền nơi bồ tát Hộ Minh ngụ trước khi đầu thai làm Phật Thích Ca

35. Vị chủ tiên Lão quân của Đạo giáo, là kẻ có lòng thương rộng lớn, tìm thuốc cứu người . 

36. Vạn pháp trung vương: vua trong muôn sự muôn vật, tức vị vua của mọi vua . 

37. Ba cõi: thế giới chúng sinh theo Phật giáoba cõidục giới, sắc giớivô sắc giới, tức gồm cả trời và người . 

38. Trăng soi bóng vào biển trong hồ sạch . 

39. Diệu lộ: nẻo mầu nhiệm cao xa . 

40. Giải hành : sự hiểu biết và sự thực hành

41. Tạng Như Lai: dịch chữ Tathàgatagarbha, chỉ một quan niệm Phật giáo cho rằng mọi chúng sinh đều có tính giác ngộ tức nằm trong bào thai của Như Lai

42. Năm hương lòng: một người tu hành thì thể hiện được giới, định, tuệ, giải thoáttri kiến giải thoát, tức năm thứ "hương lòng" để dâng lên đức Phật

43. Đòi phen: nhiều lần . 

44. Chân như trí: trí tuệ có được sau khi giác ngộ, đem trí tuệ ấy mà nhận thức mọi vật thì đạt đến những tri giác đúng đắn như gương sáng có thể phản ảnh được hình tượng của mọi sự mọi vật

45. Những ảnh dụ trong công án thiền . 

46. -nt- 

47. Hai câu này dịch từ Thiền tôn cổ tụng liên châu. 

48. Hai câu này dịch từ Thiền tôn tụng cổ liên châu. 

49. Những ảnh dụ trong các công án thiền . 

50. -nt- 

51. -nt- 

52. -nt- 

53. Sáu tổ : sáu vị gầy dựng nên thiền tôn Trung quốcBồ Đề Đạt Ma, Tuệ Khả, Tăng xán, Đạo Tín, Hoằng NhẫnHuệ Năng; Năm tôn : năm tôn phái thiền phát triển sau Huệ NăngQui Ngưỡng, Tào Động, Lâm Tế, Vân MônPháp Nhãn

54. Sau Huệ Năng phát triển thành nhiều chi phái mà sau này các vị tổ thiền thường tự nhận là xuất phát từ Huệ Năng . 

55. Biển từ bi làm trong sạch và phai lạt các sông mê. 

56. Khi đã trở về biển từ bi đó thì có thể tùy phương tiện ra cứu giúp mọi người

57. Chuyển từ chỗ chưa giác ngộ đến chỗ giác ngộ mình phải xoay lưng lại với những bụi dơ của phiền não để hoà mình theo con đường giác ngộ

58. Khi chuyển được vô minh, mình vui với phương pháp niệm Phật, coi nó là phương thuốc kỳ diệu

59. Tâm vương: chỉ cho thức a lại da, nơi chứa nhóm mọi hạt giống tâm và vật của vũ trụ

60. Ý cả hai câu nói khi đã hiểu biết được cái thức ấy, tức đạt được sự giác ngộ tối cao

61. Lầu lầu viên tịnh: trong sạch tròn đầy 

62. Chấp tướng: câu nệ vào hình thức để xét đoán sự vật ; Ngại danh: bị vướng mắc bởi ngôn từ

63. Tùy theo trường hợp thuận lợi hay không thuận lợi để thực hiện ý nguyện độ sinh của mình . 

64. Bát phong: tám ngọn gió có thể lay động lòng người tức: lợi lộc, suy bại, kích báng, ca tụng, khen, chê, khổ, vui, như Đại trí độ luận chép. 

65. Muôn niệm: những hoạt động của tâm thức

66. Thiên Thai: tên một ngọn núi ở Thai châu miền Nam Trung quốc. Trí Khải (531-597) đã xiển dương và giảng dạy kinh Pháp Hoa, lập thành một tôn phái nổi tiếng gọi là tôn Thiên thai

67. Ngũ Đài: tên một ngọn núi ở huyện Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây, miền Bắc Trung quốc, nơi Trừng Quán (760-820) đã phát triển phái Hoa Nghiêm. Ý 2 câu này nói rằng dù lập trường hai phái có khác nhau nhưng đều nói đến giáo pháp của Phật Thích Ca; Năng nhân: là một từ Trung quốc dùng để dịch chữ Thích Ca

68. Trả bốn ân, tức ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân quốc gia, ân thí chủ bằng cách nhờ công đức mình thực hiện được đối với Phật, Pháp, Tăng . 

69. Tứ Hoằng: bốn lời nguyện lớn, tức "Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ v.v…" mà các vị bồ tát thực hiện đối với mình và người . 

70. Muôn cây lớn lên nhờ ân mưa móc của trời mùa xuân, như người đau khổ được rưới nước cam lồ

71. Trường hà tô lạc: sông sữa dài. Ý chỉ có khả năng nuôi dưỡng chúng sinh

72. Đã thanh trừ và làm sạch mọi xấu xa

73. Thiền na: chữ Phạn dhyàna, dịch là thiền định, một hình thức tư duy tập trung; chỉn : chỉ, chắc chắn 

74. Đầu đà: phiên chữ Phạn dùta, nghĩa là rũ bỏ, người tu hạnh này nhằm rũ bỏ tất cả mọi tham đắm phiền não chi phối như xin ăn và chỉ ăn một ngày một bữa nơi mồ mả, gốc cây, thường ngồi, không nằm, mặc áo do giẻ rách may lại… 

75. Lòng đã không còn tham đắm, trở nên biết đủ . 

76. Năm mươi lăm phẩm : những giai đoạn tu hành của một người Phật giáo mười bậc của giai đoạn niềm tin (thập tín) , mười bậc của giai đoạn thực hành (thập hạnh), mười bậc của giai đoạn củng cố niềm tin (thập trụ), mười bậc của giai đoạn hướng về kẻ khác (thập hồi hướng), mười bậc của giai đoạn đạt đích (thập địa) cộng với hai bậc Đẳng giácDiệu giác. Vậy trong quá trình tiến lên giác ngộ hoàn toàn thông thường có cả thảy năm mươi hai bậc. Nhưng tùy quan điểm của từng trường phái, người ta thường chia hai bậc cuối thành ba, bốn, năm hay sáu bậc. Quan điểm của Hương Hải đây chia Đẳng giác, Diệu giác làm năm bậc nên có năm mươi lăm bậc . 

77. Tam muội hoả: lửa tam muội. Tam muội do phiên âm chữ Phạn Samàdhi, có nghĩa là tập trung tư tưởng. Một quan niệm cho rằng khi tập trung tư tưởng người ta có thể biến đổi nó thành một thứ lửa có thể đốt cả phiền não

78. Tam hiền thập thánh: những người ở vào ba giai đoạn củng cố, thực hành và hướng về kẻ khác thì gọi ba hiền, còn những người ở vào mười bậc của giai đoạn đạt đích thì gọi là thập thánh. Ý cả hai câu nói những vị sáng suốt thảnh thơicõi trời, cõi người thì có thể thẳng tiến đến địa vị ba hiền mười thánh . 

79. -nt- 

80. Sống trong cảnh núi rừng hoang dã tuy nhiều nhưng quan trọng phải đạt được giác ngộ mới tốt. 

81. -nt- 

82. Hai mươi lăm cửa để hiểu biết tròn đầy về sự thực. Kinh Lăng Nghiêm nói gồm sự hiểu biết về 6 trần, 6 đối tượng, 6 giác quan, 6 ý thức và 7 đại (đất, nước, gió, lửa, không gian, thời gianý thức) cộng lại thành 25 viên thông

83. Khi đã hiểu biết sự thực thì không còn ngại chi nữa . 

84. Ưu đàm hoa : tên một loại hoa ở Ấn Độ, tương truyền 3 ngàn năm mới nở một lần, tiếng Phạn dịch Udumbara. 

85. Nhân duyên đại sự: bốn chữ này lấy ý từ câu:"Ta vì một đại sự nhân duyên mà ra đời là mở bày cho chúng sinh con đường đi vào tri kiến của chư Phật" của kinh Pháp Hoa. Nên đại sự nhân duyên ở đây ý chỉ ra hoá độ chúng sinh

86. Kẹp non nhảy biển : chữ lấy từ câu:"Kẹp Thái sơn mà nhảy qua biển Bắc" của Mạnh tử để chỉ những hành động khó làm. 

87. Ba la mật: phiên âm chữ Phạn Pàramità, có nghĩa là vượt bến tới bờ bên kia. Đây chỉ cho sáu loại hành động tức bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ để đạt tới ba không hay ba giải thoát là không, vô tướngvô nguyện

88. Viên giác: nguyên là tên gọi tắt của một quyển kinh mang tên Đại phương quảng viên giác tu đa la liễu nghĩa kinh. Có nội dung nói lên tính tuyệt đối của chân lý, không thể dùng ngôn từ để diễn tả trọn vẹn được nên nói lòng viên giácchân lý chỉ có thể nhập mà không thể diễn tả trọn vẹn và bấy giờ người ta ở vào thế giới hoa nghiêm. Vì vậy còn gọi tính đồng hoa nghiêm; Hoa nghiêm : tên 1 bộ kinh gọi đủ là Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh. Nêu lên quan điểm một là tất cả, tất cả là một. Do đó một người khi đã giác ngộ thì thể nhập bao trùm cả thế giới

89. Cao nhân: người đã đạt đạo. 

90. Thanh trần hủy dự : tiếng tăm khen chê. 

91. Ý cả hai câu nói khi đã giác ngộ thì nghe nửa câu kinh, nửa câukệ cũng đủ, không cần phải dài dòng văn tự nói năng (danh ngôn). 

92. -nt- 

93. Thế giớivũ trụ thâu vào một cái bầu. Chỉ thích Thi Tồn đời Lỗ có cái bầu chứa đủ cả trời đất vũ trụ. Ý nói qui luật vũ trụ chưa từng thay đổi . 

94. -nt- 

95. Linh đài: đài thiêng, chỉ cho lòng sáng suốt giác ngộ của con người. Ý chỉ khi lòng người đã sáng suốt như mặt trời thì sự giác ngộ hoàn toàn viên mãn

96. Ẩm quang: phiên âm chữ Phạn Kasyapa (Ca Diếp) tên một vị đại đệ tử của đức Phật. Đây chỉ tích Ca Diếp hiểu được ý nghĩa của việc Phật cầm cành hoa đưa lên trong chúng hội Linh Sơn. Từ đó thiền tôn bắt đầu và sau này cũng chính ý nghĩa đó chi phối sự giác ngộ của những người đi sau . 

97. Khi những đầu giây mối nhợ của phiền não đã rũ sạch thì những đức tính giác ngộ phát triển thì cần gì phải lo các vọng niệm phát sinh. 

98. Tam tạng: ba tạng, chỉ kinh điển Phật giáo gồm tạng Kinh, tạng Luật và tạng Luận, mười hai bộ kinh: mười hai loại hình kinh sách Phật giáo gồm: Trường hàng, Trùng tụng, Cô khởi, Thí dụ, Nhân duyên, Tự thuyết, Bản sinh, Bản sự, Vị tằng hữu, Phương quảng, Luận nghị, Ký biệt 

99. Kinh điển Phật giáo hình thành là do sự giác ngộ được tâm là gì, chứ không phải nhằm phản ảnh những sự thật tầm thường . 

100. Vì có nhân trong nhiều kiếp, nên việc tu hành giống như thức dậy trong một giấc mộng

101. Mười tám cõi: mười tám lĩnh vực hoạt động của một chủ thể, gồm sáu giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), sáu đối tượng của chúng (sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp), và sáu nhận thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thứcý thức). Khi mười tám lãnh vực hoạt động này đầy đủ sáng suốt, thì chủ thể (căn) và đối tượng (trần) đã thanh tịnh, thì người ta giải thoát

102. Thiền tử: người thực hành thiền 

103. Khi đã hiểu rõ lý thuyết, thực hành phải duy trì sự tiến hành đều đặn từng bước. 

104. Nhẫn phù yên tâm: đến khi đã giác ngộ

105. Chuyển nhập chuyển thâm: đi vào càng sâu. 

106. Mựa: chớ, một từ xưa. 

107. Cơ hội giác ngộ thiền nằm nơi thiền địnhtrí tuệ

108. Ân thù: người làm ơn, kẻ gây oán

109. Hà đảm: gánh vác

110. Nhân ngã: người và ta, mạn nghi: kiêu căngnghi ngờ. Ý nói phá vỡ hàng rào chia cách ta và người, xoá sạch bức thành kiêu căngnghi ngờ

111. Thanh trần: tiếng tăm, ý cả câu nói mọi tiếng tăm đều gác hết qua một bên, không để ý đến. 

112. Giữ những ràng buộc về thân, miệng và ý cho mình được trong sạch

113. Phen đòi : sánh với. 

114. Bả bô : loại vải xấu. 

115. Tùy theo cơ duyên bản thân hoàn cảnh từng người dùng ân uy để chiết phục hay tiếp đãi họ. 

116. Ý cả câu nói giúp đỡ sự nghiệp phát triển Phật giáo

117. Minh cảnh : gương sáng
 
 
 

HẾT 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 11030)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :