Lịch Sử Hình Thành Đại Tạng Kinh Việt Nam

29/11/20214:39 SA(Xem: 3159)
Lịch Sử Hình Thành Đại Tạng Kinh Việt Nam
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
ĐẠI TẠNG KINH VIỆT NAM
(Trích từ quyển "Mục Lục Tam Tạng Đại Chánh" xuất bản năm 2021)

blankDự án phiên dịch “Tam tạng Phật giáo Việt Nam” với tên gọi trong truyền thống Đại thừa là Đại tạng Kinh Việt Nam được Viện Tăng thống GHPGVNTN triệu tậpthảo luận kế hoạch và chính thức thành lập vào ngày 20-22/10/1973. Cơ quan trực tiếp phụ trách dự án này là Hội đồng phiên dịch Tam tạng gồm 18 thành viên, dưới sự chủ tọa của HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Minh Châu và HT. Thích Quảng Độ.

Do tác động nặng nề của chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn đó, từ chủ trương của tập thể đã trở thành đóng góp lớn, thầm lặng của một số cá nhân. Đóng góp phiên dịch Kinh tạng Đại thừa có HT. Thích Trí Tịnh, HT. Thích Trí Nghiêm, HT. Thích Trí Quang, HT. Thích Thiện Siêu, HT. Thích Thanh Từ, HT. Thích Tuệ Sỹ, tập thể trường Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm (Sài Gòn) và trường Cao đẳng Phật học Hải Đức (Nha Trang). Đóng góp phiên dịch Luật tạng Đại thừa có HT. Thích Trí Thủ, HT. Thích Đổng Minh, HT. Thích Phước Sơn. Đóng góp phiên dịch Kinh tạng Pali nổi trội nhất là HT. Thích Minh Châu, về Luận tạng Pali có HT. Tịnh Sự, HT. Bửu Chơn, HT. Giới Nghiêm… Đóng góp về Luật tạng Pali có TT. Chánh Thân.

Từ năm 1998, HT. Thích Tịnh Hạnh đã chủ trì và bảo trợ việc biên tập và xuất bản các dịch phẩm đã có trước đó và dịch mới một số khác, tạo thành 203 tập thuộc Linh Sơn Pháp bảo Đại tạng Kinh, chủ yếu xuất bản tại Đài Bắc và ấn tống cho cộng đồng Phật giáo Việt Nam ở nước ngoài.

Vào ngày 30/11/2003, nhằm nâng tầm quan trọng chiến lược trong việc phát triển Phật giáo và phụng sự nhân sinh, HT. Thích Trí Tịnh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, đã ký quyết định thành lập Hội đồng chỉ đạo phiên dịch và ấn hành Đại tạng Kinh Việt Nam gồm 10 thành viên, trong đó, HT. Thích Minh Châu làm chủ tịch. Trong 18 năm qua (2003-2021), dưới sự lãnh đạo của ba vị Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam (VNCPHVN) gồm HT. Thích Minh Châu (2003-2009), HT. Thích Trí Quảng (2009-2017), HT. Thích Giác Toàn (2017-2022), Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đã lần lượt phiên dịchbiên tập, xuất bản, tái bản Kinh tạng Pali, kinh tạng A-hàm và một số kinh Đại thừa quan trọng. Theo kế hoạch, từ năm 2019-2022, VNCPHVN xuất bản Tam tạng Pali, Tam tạng Phật giáo Bộ phái và một số bộ quan trọng của Phật giáo Đại thừa.

Để đẩy mạnh Phật sự trọng đại này, vào cuối năm 2019, tôi ký quyết định bổ nhiệm TT. Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM, làm đồng - Tổng biên tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam (đồng - Tổng biên tập còn có TT. Thích Minh Thành, Ủy viên thường trực GHPGVN).

Với tính trách nhiệm, cam kết và nỗ lực, đầu năm 2020, TT. Thích Nhật Từ trình lên tôi kế hoạch thực hiện ba quyển sách Mục lục nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện phiên dịchbiên tập và xuất bản Tam tạng Phật giáo gồm: (i) Quyển “Mục lục Tam tạng Đại Chánh,” (ii) Quyển “Tổng mục lục Tam tạng Phật giáo (đối chiếu Việt, Sanskrit, Tây Tạng, Hán, Hàn, Anh),” và (iii) Quyển “Tổng mục Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.”

Quyển sách quý vị đang cầm trên tay là “Mục lục Tam tạng Đại Chánh”, lẽ ra được xuất bản đầu năm 2021 nhưng do tác động của đại dịch Covid-19 tại Việt Namđến nay, mới được xuất bản. Quyển thứ hai đang trong quá trình dò bản thảo và sẽ xuất bản vào tháng 11/2021. Mục đích và ý nghĩa của việc xuất bản quyển “Mục lục Tam tạng Đại Chánh” này bao gồm:

(i) Giới thiệu Tổng mục lục của “Đại Chánh tân tu Đại tạng Kinh Kinh (Taishō shinshu daizōkyō, 大正新修大藏經, viết tắt là Đại Chánh) do Junjirō Takakusu (高楠順次郎) và Kaikyoku Watanabe (渡邊海旭) đồng chủ biên và được NXB. Daizō shuppan kabushiki kaisha in tại Tokyo vào năm 1924-34. Đại tạng Kinh Việt Nam chủ yếu dựa trên ấn bản Đại Chánh này, vốn được giới học giả xem là ấn bản học thuật chuẩn nhất, phổ biến nhất từ trước đến giờ.

(ii) Ghi nhận công đức đóng góp của quý Tôn đức Tăng, Ni và cư sĩ Việt Nam tham gia phiên dịch Tam tạng Phật giáo từ Hán tạng và Pali tạng sang tiếng Việt từ hậu bán thế kỷ 20 đến nay, góp phần hình thành Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

(iii) Khi quyển “Mục lục Tam tạng Đại Chánh” được công bố, VNCPHVN đẩy mạnh việc kêu gọi quý Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam tránh tình trạng dịch trùng lặp, do không có thông tin về các dịch phẩm đã được dịch và xuất bản trước đây, từ đó, tập trung nguồn lực vào việc dịch các tác phẩm còn lại trong Đại Chánh. Điều này góp phần hoàn thành việc phiên dịch toàn bộ ấn bản Đại Chánh sang tiếng Việt.

(iv) Tôi tán dương và kêu gọi quý Tăng, Ni và Phật tử Việt Nam có chuyên môn về Hán học và Phật học, hãy phát tâm tham gia vào công trình phiên dịch Tam tạng Phật giáo vốn rất quan trọng trong lịch sử phát triển văn học Phật giáo và giáo dục Phật học tại Việt Nam.

Với năng lực chuyên môn và tinh thần đóng góp của TT. Thích Nhật Từ và các nhân sự trong Ban Biên tập tại VNCPHVN, tôi tin tưởng rằng dự án phiên dịchbiên tập và xuất bản Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam của GHPGVN, trong vòng 10 năm tới (2021-2031), sẽ hoàn thành Tam tạng Pali và 56 tập (gồm tập 1-55 và tập 85) của ấn bản Đại Chánh cũng như văn học chú giải Tam tạng của Việt Nam và văn học Phật giáo Việt Nam cận hiện đại.

Xuất bản và phổ biến Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam là phương pháp thù thắng trong việc giới thiệu con đường minh triết, trí tuệđạo đức và nhân bản của đức Phật đến với những người hữu duyên, giúp họ vượt qua nỗi khổ, niềm đau; tìm thấy và trải nghiệm hạnh phúc bây giờ và tại đây, sống cuộc đời hữu ích và có giá trị cho mình và mọi người.

Tôi tán dương tác giả và tập thể các dịch giả, nhân sự thuộc VNCPHVN cũng như quý Tăng, Ni, Phật tử trong và ngoài nước đã, đang và sẽ tiếp tục đóng góp vào hoàn thành tổng tập Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam.

 

Chùa Minh Đạo, ngày 18/10/2021
Hòa thượng THÍCH THIỆN NHƠN
Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN
Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo phiên dịch
Tam tạng Thánh điển Phật giáo Việt Nam
https://thuvienhoasen.org/a36834/muc-luc-tam-tang-dai-chanh-dai-chanh-tan-tu-dai-tang-kinh- 







Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
24/08/2015(Xem: 10425)
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?