Bilingual.
261. PRESIDENT DIEM DECREED MARTIAL LAW,
ORDERED THE ARMY TO BESIEGE PAGODAS NATIONWIDE /
TT DIỆM BAN LỆNH THIẾT QUÂN LUẬT,
RA LỆNH QUÂN ĐỘI BAO VÂY CÁC CHÙA TOÀN QUỐC
261. Telegram From the Embassy in Vietnam to the Department of State1
Saigon, August 21, 1963, 10 p.m.
299. Department pass CAS HQ. CINCPAC for POLAD.
Tokyo for Lodge. Following is preliminary CAS/Embassy analysis situation:
1. Indications have accumulated over day suggesting that impetus for crackdown on Buddhists and imposition of state of siege2 came from senior military leadership and that decision to embark on this course taken by President with very little reference to his Cabinet or other civilian advisors with exception Ngo Dinh Nhu. Such high civil functionaries as Secretary of State at the Presidency Thuan, Interior Minister Luong and Police/CIO Chief appear confused, concerned and out of picture both in terms of planning which led to this morning’s events and of their present roles. Military now have a dominant role and although for time being they profess loyalty to President, latter’s position would seem currently or potentially precarious with generals appearing have option of deposing him now or much more likely at a later stage in developments. His main hope for escaping figurehead role would be rapid restoration civil governmental control through ending state of martial law or divisions in ranks of military which he could exploit to maintain some kind of intra-military power equilibrium.
2. Although in initial phases Buddhist affair the military tended sympathize with Buddhists and to be resentful of GVN’s inept handling, in recent weeks there have been indications that military beginning to tire of issue, becoming concerned over impact of prolonged impasse on morale of troops, and beginning to fear that Buddhists had escalated dispute to point where it posed possibly grave threat to security of country and struggle against VC. We have several reports of dissatisfaction on part of military leadership with indecisiveness of GVN’s handling of Buddhist question and ineffectuality of senior civilian officials. Events of Sunday,3 including large and responsive crowd at Xa Loi, student unrest in Hue, and attack by Buddhist supporters on ARVN Captain in Da Nang may finally have impelled military into action. Expertness, speed, and coordination with which operations carried out against Buddhists in widely separated cities indicate that careful and detailed prior planning must have been carried out on contingency basis before final decision to move taken. This also suggested by dispatch with which banners appeared in city this morning proclaiming Army’s determination to defeat Communists and by remarkably expeditious appearance of ARVN psywar pictures purporting to show evidence of VC penetration of Buddhist movement.
3. Luong’s claim (see Embtel 293)4 that generals confronted Diem in all day session 20 August with urgent request that he give them power to deal with situation, while possibly self-seeking attempt dissociate himself with [from] Buddhist repression, has ring of truth to us. Also see FVS 94815 for Diem’s part, aside from question as whether he had much choice, generals’ proposals may have had certain attractions for him. Rightly or wrongly President appears to have believed that his government had genuinely attempted path of conciliation with Buddhists. He could claim that this policy had been unsuccessful in placating Buddhists and had in fact merely led to expanded Buddhist activity. In short, Diem probably concluded that this policy had become one-way street to catastrophe for him, his family and his government. Early action against Buddhists would also have advantage of presenting Ambassador Lodge with fait accompli before latter’s arrival. Also by involving military in repressive actions against Buddhists, he may have thought that he could taint with same brush as his regime only real alternative which US would have accepted should public opinion over Buddhist issue force change in American policy of support for his regime.
4. Joining military in crackdown on Buddhists might also have appealed to Ngo Dinh Nhu, only other non-military participant in Monday meeting according to Luong, as being in accord with his long-standing prescription for solution to problem. Would also tie in with his previously reported blandishments toward generals; Nhu may have encouraged his brother to go along with generals confident in his ability to manipulate them and to make them bear equal onus for strong measures against Buddhists.
5. Two most immediate sources of danger are possibilities of mass agitation in protest against Buddhist repression and break out of fighting between various military elements now in control of country. Re first, generals moved so swiftly and effectively in establishing martial law that, with exception Hue, people seem too stunned to react. As result stringent security controls now in force will be difficult for agitators to organize demonstrations. However, judging by sentiment in their favor generated by Buddhist leadership in recent weeks, particularly among students, possibility of unrest in main cities cannot be excluded.
6. Probably more serious is threat that various elements of military, even though now ostensibly united, may begin maneuver for power in very amorphous and anomalous situation. General Dinh, who is Military Governor of Saigon, is an emotional and somewhat extremist officer who might break facade of army unity in present situation. Also uncertain is present locus of loyalties of Colonel Le Quang Tung, Vietnamese Special Forces Commander who has long served as Ngo family’s watchdog among military. Tung has an estimated 1,000 highly trained troops in and around Saigon. Although he appears to be going along with General Don for moment, he is much hated and distrusted by other senior officers, especially Dinh and Khanh. Trouble could well break out between various factions.
Trueheart
NOTES:
(1) Source: Department of State, Central Files, POL 2-4 S VIEI Secret; Operational Immediate. Repeated Operational Immediate to CINCPAC and Tokyo. Received at 1:28 p.m. Relayed to the White House, CIA, Office of the Secretary of Defense, and the Departments of the Army, Navy, and Air Force. Ambassador Nolting left Saigon on August 15; Ambassador Lodge was in Tokyo en route to Vietnam.
(2) According to CINCPAC telegram 210030Z, August 20, received in Washington at 10:34 p.m., Secretary Thuan informed U.S. officials that President Diem in Executive Council on August 20 decided to proclaim martial law via radio to begin at 6 a.m., August 21, local Saigon time. As a practical matter, Thuan stated, martial law was in effect from midnight of August 20. (Ibid., POL 23 S VIET) For text of Diem’s proclamation, see American Foreign Policy: Current Documents, 1963, p. 862.
(3) August 17.
(4) In telegram 293, August 21, 9 p.m., the Embassy transmitted the salient points of that afternoon’s discussion between a U.S. official and Vietnamese Interior Minister Luong concerning the declaration of martial law and the action against the Buddhists. (Department of State, Central Files, POL 27 S VIET)
(5) Not found.
Source:
https://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d261
.... o ....
261. ĐIỆN TÍN TỪ ĐẠI SỨ QUÁN HOA KỲ TẠI VN
GỬI BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ (1)
Sài Gòn, ngày 21 tháng 8 năm 1963, lúc 10 giờ tối.
299. Qua các nguồn được kiểm soát CAS HQ.
CINCPAC cho POLAD.
Cũng gửi tới Tokyo cho tân Đại sứ Lodge.
Sau đây là tình huống phân tích sơ bộ của CAS (nguồn kiểm soát)/Đại sứ quán:
1. Các dấu hiệu tích lũy những ngày qua cho thấy rằng động lực đàn áp Phật tử và áp đặt tình trạng bao vây các chùa (2) đến từ giới lãnh đạo quân sự cấp cao và từ quyết định từ Tổng thống Diệm với rất ít tham khảo từ Nội các hoặc các cố vấn dân sự khác, ngoại trừ Ngô Đình Nhu. Những quan chức dân sự cấp cao như Bộ Trưởng Phủ Tổng thống Nguyễn Đình Thuần, Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương và Tư lệnh Cảnh sát/CIO tỏ ra bối rối, lo lắng và lạc lõng cả về mặt lập kế hoạch dẫn đến sự kiện sáng nay và vai trò hiện tại của họ. Quân đội hiện có vai trò thống trị và mặc dù hiện tại họ tuyên bố trung thành với Tổng thống Diệm, nhưng vị trí của Tổng Thống dường như hiện tại hoặc tương lai có thể sẽ bấp bênh khi các tướng lĩnh dường như có quyền lựa chọn truất phế ông Diệm ngay bây giờ hoặc nhiều khả năng ở giai đoạn sau này. Hy vọng chính của ông Diệm để thoát khỏi vai trò hình thức sẽ là nhanh chóng khôi phục quyền kiểm soát của chính quyền dân sự thông qua việc chấm dứt tình trạng thiết quân luật hoặcnhờ sự chia rẽ trong hàng ngũ quân đội mà ông Diệm có thể khai thác để duy trì một kiểu cân bằng quyền lực trong nội bộ quân đội.
2. Mặc dù trong giai đoạn đầu của vấn đề Phật giáo, quân đội có xu hướng thông cảm với Phật tử và bất bình trước cách xử lý kém cỏi của Chính phủ Việt Nam, nhưng trong những tuần gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy quân đội bắt đầu mệt mỏi với vấn đề này, trở nên lo ngại về tác động của tình trạng bế tắc kéo dài đối với tinh thần của quân đội, và bắt đầu lo ngại rằng các Phật tử đã leo thang tranh chấp đến mức có thể gây ra mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh đất nước và cuộc đấu tranh chống lại VC. Chúng tôi có một số báo cáo về sự không hài lòng của một bộ phận lãnh đạo quân sự trước sự thiếu quyết đoán trong cách Chính phủ Việt Nam xử lý vấn đề Phật giáo và sự kém hiệu quả của các quan chức dân sự cấp cao. Các sự kiện ngày Chủ nhật,(3) bao gồm đám đông đông đảo và hưởng ứng tại Chùa Xá Lợi, tình trạng bất ổn của sinh viên ở Huế, và cuộc tấn công của những người ủng hộ Phật giáo vào một Đại úy QLVNCH ở Đà Nẵng cuối cùng có thể đã buộc quân đội phải hành động. Sự chuyên nghiệp, tốc độ và sự phối hợp trong các hoạt động chống lại Phật tử ở các thành phố xa xôi cho thấy rằng việc lập kế hoạch trước một cách cẩn thận và chi tiết phải được thực hiện trên cơ sở dự phòng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Điều này cũng được gợi ý qua công văn với các biểu ngữ xuất hiện trong thành phố sáng nay tuyên bố quyết tâm của Quân đội đánh bại Cộng sản và bằng sự xuất hiện nhanh chóng đáng chú ý của các bức ảnh chiến tranh tâm lý của QLVNCH nhằm mục đích cho thấy bằng chứng về sự thâm nhập của VC vào phong trào Phật giáo.
3. Tuyên bố của Bùi Văn Lương (xem Công điện 293)(4) rằng các tướng lĩnh nói trực tiếp với ông Diệm trong phiên họp suất ngày 20 tháng 8 với yêu cầu khẩn cấp rằng ông Diệm hãy trao cho họ quyền lực để giải quyết tình hình, trong khi có thể làm cho hình ảnh ông Diệm tách ra [khỏi] sự đàn áp Phật giáo, đã vang lên sự thật cho chúng tôi. Cũng xem FVS 9481 (5) về phần Diệm, ngoài câu hỏi liệu ông có nhiều sự lựa chọn hay không, những đề xuất của các tướng lĩnh có thể đã có những hấp dẫn nhất định đối với ông Diệm. Dù đúng hay sai, Tổng thống Diệm dường như đã tin rằng chính phủ của ông đã thực sự cố gắng hòa giải với các Phật tử. Ông có thể tuyên bố rằng chính sách này đã không thành công trong việc xoa dịu các Phật tử và trên thực tế chỉ dẫn đến việc mở rộng hoạt động của Phật giáo. Tóm lại, ông Diệm có lẽ đã kết luận rằng chính sách này đã trở thành con đường một chiều dẫn tới thảm họa đối với ông, gia đình và chính phủ của ông. Hành động sớm chống lại các Phật tử cũng sẽ có lợi trong việc trình bày sự việc đã rồi với Đại sứ Lodge trước khi ông Lodge đến VN. Cũng bằng cách lôi kéo quân đội vào các hành động đàn áp chống lại Phật tử, ông Diệm có thể nghĩ rằng ông Diệm có thể làm hoen ố hoạt động của Phât tử và chế độ của ông Diệm là giải pháp thực sự duy nhất mà Hoa Kỳ có thể chấp nhận nếu dư luận về vấn đề Phật giáo buộc phải thay đổi chính sách về ủng hộ chế độ của ông Diệm.
4. Theo Bộ trưởng Bùi Văn Lương, việc quân đội liên kết đàn áp Phật tử cũng có thể làm hài lòng Ngô Đình Nhu, người dân sự duy nhất [ngoài Lương] trong cuộc họp các tướng hôm thứ Hai, vì phù hợp với phương châm lâu dài của Nhu về giải pháp cho vấn đề. Cũng sẽ gắn liền với những lời gợi ý được báo cáo trước đây của ông Nhu đối với các tướng lĩnh; Nhu có thể đã khuyến khích ông Diệm đi cùng với các tướng lĩnh tin tưởng vào khả năng của Nhu kích động họ họ và khiến họ [các tướng] phải chịu trách nhiệm bình đẳng trong các biện pháp đàn áp mạnh mẽ Phật tử.
5. Hai nguồn nguy hiểm trực tiếp nhất là khả năng kích động quần chúng để phản đối sự đàn áp Phật giáo và bùng phát xung đột giữa các thành phần quân sự khác nhau hiện đang kiểm soát đất nước. Thứ nhất, các tướng hành động quá nhanh chóng và hiệu quả trong việc thiết lập tình trạng thiết quân luật đến nỗi, ngoại trừ Huế, người dân dường như quá choáng váng để có thể phản ứng. Kết quả là các biện pháp kiểm soát an ninh nghiêm ngặt hiện đang có hiệu lực sẽ gây khó khăn cho những người kích động tổ chức biểu tình. Tuy nhiên, xét theo tình cảm ủng hộ họ do giới lãnh đạo Phật giáo tạo ra trong những tuần gần đây, đặc biệt là trong giới sinh viên, không thể loại trừ khả năng xảy ra tình trạng bất ổn ở các thành phố chính.
6. Có lẽ nghiêm trọng hơn là mối đe dọa rằng các thành phần khác nhau của quân đội, mặc dù bây giờ bề ngoài đã thống nhất, có thể bắt đầu thao túng quyền lực trong một tình huống rất vô định hình và bất thường. Tướng Tôn Thất Đính, Tư lệnh Biệt khu Thủ đô Sài Gòn, là một sĩ quan dễ xúc động và có phần cực đoan, có thể phá vỡ vẻ ngoài đoàn kết quân đội trong tình hình hiện nay. Cũng không chắc chắn về lòng trung thành hiện tại của Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam, người từ lâu đã giữ chức vụ giám sát quân đội cho gia đình họ Ngô. Tung có khoảng 1.000 quân được huấn luyện tinh nhuệ trong và xung quanh Sài Gòn. Mặc dù tỏ ra thân thiết với Tướng Trần Văn Đôn trong chốc lát nhưng ông Tung lại bị các sĩ quan cao cấp khác, đặc biệt là Tôn Thất Đính và Nguyễn Khánh, ghét bỏ và nghi ngờ. Rắc rối cũng có thể nổ ra giữa các phe phái khác nhau.
Trueheart (Quyền Đại sứ Hoa Kỳ tại VN)
GHI CHÚ:
(1) Nguồn: Bộ Ngoại giao, Central Files, POL 2-4 S VIEI Secret; Hoạt động ngay lập tức. Hoạt động lặp lại gửi ngay lập tức tới CINCPAC và Tokyo. Nhận được lúc 1:28 chiều. Được chuyển tiếp đến Bạch Ốc, CIA, Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng và các Bộ Lục quân, Hải quân và Không quân. Đại sứ Nolting rời Sài Gòn ngày 15 tháng 8; Đại sứ Lodge đang ở Tokyo trên đường đến Việt Nam.
(2) Theo điện tín CINCPAC 210030Z ngày 20/8 nhận được tại Washington lúc 22h34, Bộ Trưởng Phủ Tổng Thống Nguyễn Đình Thuần thông báo với giới chức Mỹ rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm tại Hội đồng Hành pháp ngày 20/8 đã quyết định ban lệnh thiết quân luật qua đài phát thanh bắt đầu vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/8, giờ địa phương Sài Gòn. Về vấn đề thực tế, Thuần nêu rõ, thiết quân luật có hiệu lực từ nửa đêm ngày 20 tháng 8. (Ibid., POL 23 S viet) Về văn bản tuyên bố của Diệm, xem "American Foreign Policy: Current Documents, 1963"(Chính sách đối ngoại của Mỹ: Các văn kiện hiện hành, 1963) tr. 862.
(3) Ngày 17 tháng 8.
(4) Trong điện tín 293, lúc 9 giờ tối ngày 21 tháng 8, Đại sứ quán đã truyền đi những điểm nổi bật của cuộc thảo luận chiều hôm đó giữa một quan chức Hoa Kỳ và Bộ trưởng Nội vụ Bùi Văn Lương liên quan đến việc ban lệnh thiết quân luật và hành động chống lại Phật tử. (Bộ Ngoại giao, Hồ sơ Trung ương, POL 27 S viet)
(5) Không tìm thấy.
.... o ....
THAM KHẢO:
CUỘC TẤN CÔNG CÁC CHÙA ĐÊM 20-8-1963
Trích từ “Việt Nam Nhân Chứng”
của cựu Trung Tướng VNCH Trần Văn Đôn
(từ trang 168 đến 179)
Chiều ngày 20 tháng 8, ông Ngô Đình Nhu mời tôi, quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Trần Thiện Khiêm, Tham Mưu Trưởng, Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Quân trấn Sài gòn, và Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tổng giám đốc Công an Cảnh sát, đến dinh Độc Lập ra lệnh: “Tối nay sẽ bắt các sư sãi cộng sản”.
Đêm 20 tháng 8, lợi dụng lệnh giới nghiêm, dinh Độc Lập ra lệnh riêng cho Đại Tá Lê Quang Tung, chỉ huy trưởng Lực Lượng đặc biệt cùng Cảnh Sát Đặc Biệt của Dương Văn Hiếu, Mật vụ và Cảnh sát chiến đấu của ông Trần Văn Tư, Giám đốc Cảnh sát Đô thành bao vây tấn công các chùa trong đô thành để bắt các Thượng tọa, Đại đức, Tăng ni và Phật tử.
Lực Lượng Đặc Biệt là một tổ chức của quân đội, được thành lập từ năm 1956 gồm gần 10 Đại Đội (mỗi đại đội 120 người), võ trang súng ống tối tân nhất, được huấn luyện kỹ như Nhảy Dù, bơi lội, đột kích sau lưng địch… Một số ít chiến sĩ Lực Lượng Đặc Biệt này đã từng nhảy dù ra Bắc để hoạt động, vì vậy nên được chọn lựa rất kỹ, đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn. Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy lực lượng này.
Nghe lệnh tấn công chùa như vậy, chúng tôi biết là việc này sẽ làm sụp đổ thêm cho chế độ nhưng không thể can gián được. Đêm đó, tôi và Trần Thiện Khiêm theo dõi tại bộ Tổng Tham Mưu trên máy riêng Motorola của Cảnh sát nên chúng tôi biết được cuộc tấn công này do Đại Tá Lê Quang Tung chỉ huy tổng quát.
Tôi và ông Khiêm lấy xe đến chùa Xá Lợi vào khoảng 1 giờ khuya. Đến nơi tôi thấy đèn còn bật sáng, cảnh sát còn đi qua lại. Bước vào chính điện, tôi giở mũ, ông Khiêm cũng giở theo. Lính cảnh sát thấy vậy cũng giở mũ và đứng im. Tôi hỏi:
- Quý Thầy đâu hết rồi?
Họ nói dẫn qua Phú Nhuận, còn Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết rất mệt, mai sáng phải cho vô bịnh viện quân sự Cộng Hòa. Chúng tôi trở ra đi thẳng đến dinh Gia Long. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Gặp ông Nhu, ông ta bảo chúng tôi ra lệnh thiết quân luật. Lịnh này ban ra là có ý đổ trách nhiệm tấn công chùa cho quân đội, tôi hiểu ý của ông Nhu nhưng im lặng thi hành.
Lúc 5 giờ sáng, ông Diệm tập hợp Nội Các chánh phủ để trình bày sự việc. Ngay trong phiên họp đó, Ngoại Trưởng Vũ Văn Mẫu từ chức để phản đối sự đàn áp Phật giáo của anh em ông Diệm. Sự từ chức nầy của ông Mẫu làm thế giới xôn xao, Phật tử xúc động, dân chúng cảm phục một người đã thẳng thắn từ bỏ chức vụ để phản đối hành động bất công và tàn bạo.
Lúc đó ông Trần Văn Chương đang là Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Mỹ, bà Chương là Quan sát viên cho Việt Nam Cộng Hòa tại Liên Hiệp Quốc, nhận thấy anh em Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo, con gái mình tiếp tay phát ngôn hỗn xược mà mình không thể cản ngăn được nên cả hai ông bà đều từ chức.
Sự từ chức của ông Vũ Văn Mẫu và ông bà Trần Văn Chương là những ngọn đòn đau đớn cho anh em nhà họ Ngô.
Giới nghiêm là hạn chế sự lưu thông về đêm, còn Thiết quân luật là phải đem quân đội ra đường canh gác. Một thứ phù hợp với một tình trạng mà Thiết quân luật chỉ áp dụng khi thật sự có nguy hiểm cho nước nhà. Bởi vậy nghe lịnh Thiết quân luật, các tướng ngơ ngác.
Trung Tướng Dương Văn Minh cho tôi ý kiến: Xin phép Tổng Thống triệu tập tất cả các tướng lãnh trong Đô thành mỗi ngày từ 9 đến 12 giờ để thảo luận và học tập ưu khuyết điểm của lệnh Thiết quân luật.
Chiều ngày 21 tháng 8, tôi đến gặp ông Ngô Đình Nhu, đề nghị thực hành ý kiến của ông Dương Văn Minh. Học tập tức là gián tiếp chấp nhận việc Thiết quân luật, tức là nhận lãnh trách nhiệm tấn công nhà chùa. Ông Nhu chấp thuận không nghi ngờ gì cả.
Ngày 21 tháng 8, đài VOA loan tin quân đội nghe theo lịnh Tổng Thống đi tấn công chùa. Tôi không biết làm sao cải chính tin đó với đài VOA nên tôi cho Đại Úy Lê Văn Khấn, sĩ quan tùy viên của tôi đi mời ông Conein, sĩ quan CIA quen tôi từ năm 1946 ở Hà Nội hiện đang ở góc đường Công Lý và Nguyễn Đình Chiểu đến bộ Tổng Tham Mưu gặp tôi đêm đó. Ông Conein sợ tôi gài bẩy nên mang theo súng tùy thân.
Chín giờ tối, ông Conein lại, chúng tôi cho biết quân đội không tham gia trong việc tấn công các chùa như đài VOA đã loan tin để ông Conein về trình lại đại sứ Mỹ. Ông Conein hỏi: “Các tướng lãnh Việt Nam có ý định đảo chánh không?” Tôi trả lời: “Chuyện này rất quan trọng sẽ nói chuyện sau”. Rồi ông Conein ra về.
Hôm sau đài VOA cải chính, nói rõ là quân đội Việt Nam không tấn công chùa. Ông Nhu nghe tin cải chính nầy rất tức giận, buộc mấy ông tướng phải họp lại, tuyên bố đứng sau lưng Tổng Thống và tôi phải ra nhật lịnh nói rằng quân đội có tham gia việc đó. Tôi phải tuân lời. Tuân lời ra nhật lịnh kêu gọi quân đội xiết chặt hàng ngũ sau lưng Ngô Tổng Thống thì được, nhưng nói làm sao cho anh em quân nhân và đồng bào hiểu mình đang tìm cách hạ một chính quyền đang bị dân oán hận!
(…)
Tối ngày 21 tháng 8, hầu hết các chùa lớn ở các tỉnh đều bị cảnh sát, an ninh quân đội đến khám xét hoặc bắt các tu sĩ và cũng những người của hai cơ quan trên cùng chính quyền địa phương đến bắt một số Phật tử tham gia trong những cuộc biểu tình tuyệt thực, những Phật tử trung kiên thường có mặt tại chùa trong thời gian Phật giáo tranh đấu. Trong số bị bắt có rất nhiều Huynh trưởng và Đoàn sinh gia đình Phật tử, nhất là tại các tỉnh miền Trung, từ Bình Thuận đến Quảng Trị, tỉnh nào cũng có một số đông Huynh trưởng và Thanh thiếu niên gia đình Phật tử bị bắt đánh đập, giam cầm từ đêm 21 tháng 8. Hầu hết các trường Đại học và Trung học đều đóng cửa. Một phần do học sinh bãi khóa, một phần chính quyền sợ mở cửa sẽ tạo nơi tập trung cho sinh viên học sinh khởi xuất đi biểu tình phản đối chính quyền.
Mấy Thầy lãnh đạo Phật tử tranh đấu bị bắt, nhà chùa bị cảnh sát canh chừng, các Phật tử trung kiên dính líu vào vụ tranh đấu đa số đều bị bắt giam, vậy mà mấy ngày sau vẫn có một số đông Phật tử, dân chúng và sinh viên học sinh truyền miệng nhau, từng toán người vào chợ và đứng rải rác các ngả đường gần đó chờ đúng giờ ấn định tất cả kéo ra trước chợ Sài gòn trương biểu ngữ biểu tình phản đối chính quyền. Lần này cảnh sát nổi, cảnh sát chìm không phải chỉ giải tán biểu tình bằng hơi cay, bằng xịt nước hay bằng đấm đá mà bằng gậy gộc và bằng súng, cho nên Quách Thị Trang là một thiếu nữ thuộc gia đình Phật tử miền Vĩnh Nghiêm (Bắc Việt di cư) đã bị bắn chết trước chợ Bến Thành. Một số Phật tử bị thương vì bị đánh đập.
Việc một nữ sinh bị bắn chết làm cho chúng tôi thấy hổ thẹn với quần chúng khi khoác áo quân nhân ra đường. Việc Phật tử bị giam cầm làm cho tôi có mặc cảm tội lỗi. Nói làm sao cho dân chúng hiểu được rằng chúng tôi không làm chuyện đàn áp đó, chúng tôi không chủ trương giết người biểu tình bất bạo động, chúng tôi không đồng ý bắt giam người như vậy? Nhưng chúng tôi cúi đầu nhẫn nhục chờ ngày không xa chúng tôi sẽ trả lời với mọi người bằng hành động.
Chưa bao giờ nhà lao chứa nhiều tù nhân như trong thời gian đó. Nhiều anh em quân nhân rất khổ tâm khi phải ra đàn áp biểu tình. Trước ngày tấn công chùa vào 20 tháng 8, có những vụ biểu tình mà quân đội được lịnh của Tiểu Khu Trưởng tức là Tỉnh Trưởng ra lịnh chặn biểu tình đã đến gần đám biểu tình mà nói: “Chúng tôi được lịnh không cho đoàn biểu tình đi qua, tức là biểu chúng tôi phải chết tại nơi đây. Xin các anh chị hiểu giùm cho chúng tôi”.
Phật tử các tỉnh thừa nhận quân nhân ở các tỉnh dù được lịnh vẫn không nỡ thẳng tay đàn áp Phật tử biểu tình, chỉ có cảnh sát và cảnh sát dã chiến đàn áp mạnh vì phần đông các ông Phó ty cảnh sát hoặc Trưởng phòng Cảnh Sát Đặc Biệt, Trưởng phòng di động đều là cán bộ nòng cốt của đảng Cần Lao.
Vụ bắn Quách Thị Trang chết, bắt thêm sinh viên học sinh giam cầm không những khiến cho dân chúng trong nước căm hận mà Việt kiều và sinh viên Việt Nam ở ngoài nước cũng oán ghét gia đình nhà Ngô. Thế giới bất bình hành động đó của anh em Ngô Đình Diệm thêm nên bà Nhu quyết định lên đường đi “giải độc”.
Đầu tháng 10, bà Nhu có mặt tại Pháp. Ngoài việc tiếp xúc với chính giới ra, bà ấy ra lịnh tòa Đại sứ Việt Nam tại Ba Lê tổ chức một cuộc họp để giải độc vào chiều ngày 3 tháng 10 năm 1963.
Xe chở bà Nhu trên đường đi đến sứ quán, sinh viên và Việt kiều đã đón liệng cà chua, trứng và nước sơn để tỏ ý chống đối hiện thân của một chế độ độc tài. Lúc bà Nhu xuống xe, gần 200 sinh viên và Việt kiều đã đồng thanh đả đảo chính quyền Ngô Đình Diệm, hô hào đoàn kết tranh đấu đòi quyền tự do cho dân Việt. Trong số sinh viên chủ động có con trai tôi là Đức, đang học Đại học Y Khoa tại Ba Lê. Đức hướng dẫn sinh viên chống bà Nhu trong thời kỳ đó.
Vài ngày sau ông Diệm gặp tôi hỏi:
- Ông có đứa con đang học ở Ba Lê?
- Dạ.
- Học gì? Năm thứ mấy? v.v…
Ông Diệm chỉ hỏi chứ không nói lời phê bình nào, và tôi chỉ trả lời vắn tắt những câu hỏi của ông ta mà thôi.
Ngày 22 tháng 8, tôi đến thăm Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết. Với giọng nói mệt nhọc, ngài hỏi:
- Tại sao lại đánh chúng tôi?
Nghe hỏi tôi xót xa quá, nhưng không biết trả lời sao!
Vì thiết quân luật, chúng tôi ở trong trại không về nhà, nhiều anh em cũng như tôi nhận những cú điện thoại trách móc của vợ, không những chỉ các gia đình theo đạo Phật mà người phụ nữ thuộc các tôn giáo khác cũng có người trách chồng sao lại tham gia vào việc đàn áp Phật giáo… Đại Tá Trần Ngọc Huyến, một tín đồ Thiên Chúa giáo, người ủng hộ ông Diệm hết tình cũng chống vấn đề đàn áp Phật giáo đó của anh em ông Diệm.
Những gì chúng tôi nung nấu từ đầu năm 1960 đến nay đã đến lúc phải bộc phát. Những độc tài, bất công, đàn áp của chính quyền mà suốt mấy năm trời chúng tôi bất bình đến nay phải bùng nổ. Những chuẩn bị từ lâu nay đến lúc phải thi hành” (1.11.1963).
(Nguồn: Việt Nam Nhân Chứng, Trần Văn Đôn, nxb Xuân Thu, USA, 1989)
https://thuvienhoasen.org/a17967/cuoc-tan-cong-cac-chua-dem-20-8-1963
.
.