Thư Viện Hoa Sen

Đức Phật đản sanh trong từng sát-na tâm của con người

17/05/20163:13 CH(Xem: 9292)
Đức Phật đản sanh trong từng sát-na tâm của con người
blank

ĐỨC PHẬT ĐẢN SANH
TRONG TỪNG SÁT NA TÂM CỦA CON NGƯỜI
Hòa Thượng Thích Trí Quảng

thich tri quang
HT.Thích Trí Quảng tắm Phật tại chùa Huê Nghiêm
hôm 8-4-Bính Thân (2016) - Ảnh: B.Toàn

Nói đến Phật đản, người ta thường quan niệm rằng Đức Phật sanh ra trên cuộc đời này để giáo hóa chúng sanh. Tuy nhiên, theo tinh thần Pháp Hoa, Đức Phật không phải chỉ có một sanh thân Thích Ca Mâu Ni và không phải Đức Phật chỉ mới Đản sanh trên thế gian này cách đây hơn 25 thế kỷ.

Thật vậy, Đức Phật còn có vô số ứng thân, nghĩa là Ngài hiện thân vào tất cả các loại hình thế giới, mà ở thế giới nào thì Đức Phậtứng thân giống như chúng sanhthế giới đó. Vì vậy, khi xuất hiện trên thế gian này, Đức Phật phải mang thân tứ đại ngũ uẩn giống như loài người, để Ngài có thể sống gần gũi với mọi người, để Ngài có thể đồng cảm với mọi người, để Ngài hóa giải những vướng mắc khổ đau cho con người, để Ngài hướng dẫn họ ra khỏi kiếp sống lầm than trong sanh tử luân hồi.

Chính vì Đức Phật hiện thân trong loài người, cho nên mọi người cứ lầm tưởng Đức Phật cũng là người giống y như họ và lầm tưởng Đức Phật tu thành Phật được thì ai tu cũng thành Phật. Nhưng kỳ thực, trải qua suốt dòng lịch sử dài từ xa xưa cho đến ngày nay, trên thế gian này, chúng ta thấy chưa có người nào thành Phật cả; vì chưa ai thành tựu được Bồ-tát hạnh, tức chưa có đầy đủ phước đứctrí tuệ toàn hảo như Đức Phật. Điều này khẳng định tư cách ứng thân của Đức Phậtthế giới Ta-bà.

Ngoài ứng thân, đồng thời Đức Phật còn có vô số hóa thân Thích Ca Mâu Ni. Ý này được Phật nói rõ trong kinhPháp hoa, phẩm Hiện bảo tháp rằng, để mở cửa tháp Đa Bảo, Đức Phật đã tập trung phân thân của Ngài ở khắp mười phương, vì các phân thân Phật đang đi giáo hóa các loài hữu tình chúng sanh. Như vậy, hóa thân Phật thường hiện hữu dưới tất cả các dạng hình khác nhau.

Vì thế, chúng sanh nào nghĩ đến Phật, thì Phật sẽ xuất hiện vào tâm họ và Ngài hóa giải phiền não trần lao của họ, làm cho họ được an vui giải thoát trong nhứt thời. Chính lúc nhận được lực tác động của Phật mà tâm họ trở thành thanh tịnh giải thoát, thì ngay niệm tâm thanh tịnh đó, họ được coi là Phật. Và niệm tâm kế tiếp không còn thanh tịnh thì không thể là Phật nữa.

Với yếu nghĩa của hóa thân Phật như vậy, chúng ta thấy có vô số hóa thân Phật, chẳng những người xuất gia, mà cả cư sĩ tại gia cũng có thể nương lực Phật vượt qua những khó khăn và thành tựu được những việc khó như Phật. Tuy nhiên, cần hiểu rằng điều này chỉ đạt được trong nhứt thời mà thôi, không phải được vĩnh viễn.

Và nói đến hóa thân là nói đến tính chất linh hoạt vô cùng của hóa thânkinh điển thường diễn tả là thiên bá ức hóa thân. Vì thế, Đức Phật khẳng định rằng chỉ cần một niệm tâm tốt của chúng ta sanh ra là Phật ra đời; một niệm tâm xấu của chúng ta khởi lên là Phật nhập diệt; một niệm tâm chúng ta không nghĩ đến Phật là không có Phật. Nói cách khác, Đức Phật đản sanh trong từng sát-na tâm của con người.

Còn Đức Phật hằng hữu miên viễn bất tử là Đức Tỳ Lô Giá Na, là nguồn ánh sáng vô tận từ vô thỉ kiếp quá khứ cho đến tận vị lai không cùng, vẫn luôn tỏa sáng cho muôn loài trong Pháp giới, không thay đổi, không mất mát.

Trên bước đường đi theo dấu chân Phật, mỗi người chúng ta tiếp nhận được nguồn ánh sáng vô tận giải thoát của Đức Phật nhiều hay ít tùy theo công phu tu tập của chính mình.

Trong mùa Phật đản, chúng tôi cầu mong tất cả mọi người thường sống trong ánh sáng từ bitrí tuệ của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật.
HT. Thích Trí Quảng
(Nguyệt san Giác Ngộ)

 

 










Tạo bài viết
10/05/2018(Xem: 12538)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: