Đức Phật Của Chúng Ta

08/05/202211:05 SA(Xem: 4693)
Đức Phật Của Chúng Ta
blank
ĐỨC PHẬT CỦA CHÚNG TA 

HT. Thích Trí Quảng

hoa khai kiến Phật-anh-cua-vinh-huuCuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của Trời Người và những việc làm vô cùng thánh thiện của Bậc Đại Thánh. Và giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn còn giá trị tuyệt đối, mang đến lợi lạc vô cùng cho nhân loại.

Đọc lịch sử Phật giáo, chúng ta biết cách nay hơn 2.500 năm, Đức Phật đã hiện hữu trên cuộc đời với tư cách là con của vua Tịnh

Phạn và hoàng hậu Ma Gia. Tuy nhiên, quan sát kỹ chúng ta thấy Ngài là vị thái tử rất đặc biệt, khác hẳn các vương tử trên thế gian này. Thật vậy, sử sách ghi rằng Ngài có sức mạnh phi thường, thông minh siêu phàm, văn võ song toàn, tướng hảo trọn vẹn và lòng thương người vô bờ bến. Có đầy đủ quyền lực và cuộc sống vật chất cao sang nhất thế gian như vậy, nhưng Ngài chẳng màng đến, rũ bỏ tất cả đỉnh cao của đời sống thế nhân, để đi tìm con đường giải thoát sinh tử cho Ngài và cho tất cả chúng sinh. Trải qua 11 năm sống phạm hạnh nơi rừng sâu núi thẳm, với trí tuệ tuyệt luân và sự quyết tâm tìm ra con đường bất tử, Ngài đã thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác sau 21 ngày tư duy dưới cội bồ đề. Vì vậy, Ngài được tôn danh là Bậc siêu phàm, là Đấng Thế Tôn, là Đức Phật, là Bậc Đại Đạo sư của Trời Người và trên thực tế cuộc đời này, trước Ngài và sau Ngài, không có người nào đạt được quả vị tối thượng như vậy.

Từ đó, chúng ta thử nghĩ về động lực đã thúc đẩy Ngài làm được những việc vượt trên khả năng con người, tức vượt ra ngoài định luật chi phối của tam giới để thâm nhập được thế giới vĩnh hằng bất tử. Kinh điển đã khẳng định chính Báo thân kết hợp bằng phước đứctrí tuệ đã tạo nên Đức Phật, một con người siêu việt. Ý này được chính Đức Phật dạy rõ trong kinh Pháp Hoa rằng "Xưa kia, ta tu hành đạo Bồ tát, cảm thành thọ mạng đến nay vẫn chưa hết, mà còn lớn hơn nữa…”. Nghĩa là Đức Phật đã trải qua quá trình tu hành vô số kiếp, tích lũy thành con người thứ hai của Ngài, gọi là Báo thânBáo thân Phật đến nay chẳng những không hết mà còn lớn hơn. Thật vậy, sanh thân Phật đã chấm dứt trên cuộc đời từ hàng ngàn năm trước, nhưng thọ mạng của Phật không chấm dứt, mà còn lớn hơn. Nói cách khác, sanh thân Phật đã vắng bóng từ lâu, nhưng Báo thân Phật, hay thân phước đức trí tuệ của Ngài vẫn hiện hữu không ngừng và ngày càng lớn mạnh hơn nữa. Vì thế, ngày nay, tất cả hàng đệ tử Phật tu hành là tìm Báo thân Phật, để sống được với Báo thân Phật vĩnh hằng bất tử và nuôi lớn Báo thân của chính mình cho đến khi thành tựu Báo thân viên mãn như Đức Phật.

Tại sao Báo thân Phật vẫn hằng hữu và luôn phát triển vượt thời gian và không gian? Có thể khẳng định rằng Báo thân Phật không chấm dứt, vẫn hằng hữu mãi mãi, vì Báo thân Phật luôn luôn kết hợp mật thiết với tất cả các pháp, mà các pháp thì luôn hiện hữu, nên Báo thân không bao giờ chấm dứt. Đồng thời, Báo thân Phật kết hợp với các pháp, chuyển hóa các pháp thành thân Phật, gọi là Pháp thân vĩnh hằng bất tử.

Ý này được kinh Hoa Nghiêm diễn tả rằng không có gì không phải là Phật mới là Phật, tức Phật không ở ngoài các pháp. Các pháp là Phật, hay Pháp thân khi pháp được Báo thân thâm nhập vào.

Trở lại kinh Pháp HoaPháp thân được coi là thế gian tướng thường trụ. Thí dụ người có niềm tin sâu xa với Đức Phậthình dung ra Phật để vẽ thành bức tranh Phật hoặc tạc tượng Phật. Và bằng niềm tin, mọi người trông thấy tranh tượng Phật mà nghĩ đó là Phật, mới kính lễ được. Kinh Hoa Nghiêm gọi là vô tình thuyết pháp, vì tượng đá hoặc bức tranh không thể thuyết pháp, nhưng vì niềm tin tác động, mới liên tưởng đến Phật thật và phát tâm tu hành, đắc đạo; đó chính là Pháp thân Phật.

Theo tinh thần Đại thừa, Đức Phật hiện hữu mãi mãi trên thế gian này, nghĩa là Phật hằng hữu trong tâm trí, trong suy nghĩ, trong việc làm của mọi người và Ngài cũng hiện hữu trong tất cả các hiện tượng gọi là pháp. Chính vì vậy, chúng ta thấy rõ ngày nay Đức Phật đang hiện hữu khắp năm châu bốn biển, đâu đâu cũng có chùa tháp thờ Phật, có trường dạy Phật pháp, có người an trụ trong giáo pháp Phật, có người tự nguyện hướng dẫn người khác sống theo tinh thần Phật dạy, cùng nhau thắp sáng ngọn đèn Phật pháp trên thế gian để xây dựng cho nhân loại cuộc sống tràn đầy tình thương, hiểu biết, hòa hợp, an vui, giải thoát.

Kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, chúng ta ôn lại hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hiện hữu trên thế gian này cách nay hơn 25 thế kỷ. Cuộc đời của Đức Phật đã thể hiện trí tuệ của Bậc Toàn giác, đức hạnh của Bậc Thầy của Trời Người và những việc làm vô cùng thánh thiện của Bậc Đại Thánh. Và giáo pháp của Đức Thế Tôn chỉ dạy vẫn còn giá trị tuyệt đối, mang đến lợi lạc vô cùng cho nhân loại.

Vì vậy, Báo thân Phật, hay phước đức trí tuệ của Phật vẫn còn là kim chỉ nam soi đường dẫn bước cho mọi người, nghĩa là vẫn luôn tác động lợi ích vào mọi người, mọi việc, mọi pháp và đã chuyển hóa tất cả trở thành Phật pháp, tức Pháp thân Phật. Và vì tất cả các pháp tồn tại vĩnh viễn, nên Pháp thân Phật cũng sống miên viễn không ngừng trên dòng chảy thời gian vô cùng vô tận của loài người.

Tất cả tinh ba của Phật pháp dưới nhãn quan Phật giáo Đại thừa vừa được triển khai có thể tóm gọn trong một câu của Phật giáo Nguyên thủy rằng, Phật pháp còn trên cuộc đờiĐức Phật còn hiện hữu vậy.

 






Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/05/2018(Xem: 12270)
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.