Đức Phật đản sinh- nguồn Chân Hạnh Phúc vô biên cho toàn nhân loại

27/05/20213:38 CH(Xem: 3602)
Đức Phật đản sinh- nguồn Chân Hạnh Phúc vô biên cho toàn nhân loại
ĐỨC PHẬT ĐẢN SINH
NGUỒN CHÂN HẠNH PHÚC VÔ BIÊN CHO TOÀN NHÂN LOẠI

Thích Tánh Tuệ
kinh mung dai le phat danHạnh phúc thay Đức Phật giáng sinh
Hạnh phúc thay giáo pháp cao minh
Hạnh phúc thay tăng già hòa hợp
Hạnh phúc thay tứ chúng đồng tu
(Kinh Pháp cú phẩm Phật Đà 194)

Trước khi Đức Phật ra đời, Ngài đã mang một hoài vọng lớn cho cuộc đời này rồi. Cho nên trong Trường Bộ Kinh có ghi: Ta ra đời vì lợi ích, an lạc cho số đông, vì lợi ích an lạc cho chư thiênloài người. Đây là hoài vọng của chư Phật nói chung hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói riêng.

Chúng ta thấy rằng đức Phật đã làm thay đổi lịch sử mang nặng tính giai cấp của Ấn Độ bằng quan điểm Phật tánh bình đẳng.
Bình đẳng thứ nhất là bình đẳng về các vai trò khác nhau trong xã hội, đừng để người này phải bóc lột người kia.
Bình đẳng thứ hai là bình đẳng trong Phật tánh, đó là bản thể của tất cả chúng sanh.

Như vậy Đức Phật đã làm một điều vĩ đại trong lịch sử:

1. Ni Đề là kẻ gánh phân, là kẻ thấp nhất trong xã hội Ấn Độ, vẫn được xuất gia và vẫn được đắc quả.
2. Am bà ba li là một kỷ nữ vang danh trong kinh thành Tỳ Xá Ly cũng được Ngài độ để trở thành bậc thánh ni
3. Vô Não là kẻ giết người không ghớm tay đức Phật cũng độ được để chứng đắc.

- Đức Phật đã nói rằng: Giáo pháp của ta cũng như nước. Nước có khả năng rửa tất cả các bụi nhơ, bu bám vào cho dù là vật cao quý hay là vật thấp kém đều có khả năng rửa sạch cả. Giáo pháp của Ta cũng như đất có thể dung chứa tất cả những loại cao quý cũng như thấp hèn. Giáo pháp của ta cũng như lửa có thể đốt tất cả những hương liệu thơm tho hoặc hôi dơ khác.

Do đó, hạnh phúc thay khi chúng ta là người con Phật, hấp thụ giáo pháp của Đức Phật. Trên cuộc đời không ai làm được hết lời Phật dạy nhưng cứ nghiên cứunghiền ngẫm đi, rồi cũng có lúc chúng ta sẽ thấy nhờ Phật pháp mà cứu đời chúng ta. Vì sự thật chúng ta phải tự giác ngộ lấy, không ai giác ngộ cho chúng ta được và cũng không ai gánh những sai lầmchúng ta gây ra.

Mong rằng trong dịp tạ ơn Đức Phật đản sinh, ngoài việc lễ lạy, cung kính chúng ta nên làm sao để giáo pháp của Ngài được lan truyền, giới thiệu đạo Phật đến với tất cả mọi người, để xã hội khi thấm nhuần Phật pháp thì sẽ bớt đau thương. Đó là việc làm thiết thực nhất, tạo nên những hoa trái ngọt ngào để chúng ta dâng lên ngày Đức Phật đản sinh.

Trong ta có một ngôi chùa
Chỉ cần ngó lại.. Bụt vừa Đản sinh.
Quên thì 6 nẻo nổi chìm
Nhớ, trong một niệm thấy hình dáng xưa..
Namo Buddhaya 

Phật Đản Rạng Niềm Vui

Chuông chùa nhè nhẹ ngân trong sớm
Loan báo tin mừng Phật đản sinh
Hương Từ dìu dịu.. niềm vui chớm
Nở đẹp trên môi khắp hữu tình..

- Thức dậy đi em Phật đản về!
Ánh hào quang rạng giữa đời mê
Cỏ cây, sông núi.. bừng khai hội
Một ngày an lạc khắp sơn khê.

Chắp tay sen búp trước Phật đài
Ngước nhìn theo bảy bước hoa khai
Phật về rạng rỡ vầng dương chiếu
Rọi nắng Từ bi ấm vạn loài..

Nơi nơi chốn chốn báo tin lành..
Nghe những ưu phiền tan biến nhanh
Lắng đọng tâm tư cùng hướng Phật
Đồng niệm Như Lai dạ chí thành...

- Phật về như rưới mưa mùa Hạ
Cõi đời nhiệt não hóa thanh lương.
Chúng con xin cúi đầu thâm tạ
Mừng kiếp nhân sinh hết lạc đường..

Tha thiết dâng lên tiếng nguyện cầu
Trong mùa Phật đản khắp năm châu
Thái bình, an lạc tràn muôn lối
Thế giới hòa vui Ánh Đạo Mầu.
Như Nhiên
Thích TánhTuệ








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
10/05/2018(Xem: 12279)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :